Trang chủ HIV  |  Web Link  |  Giới thiệu |  Liên hệ  |  English 
hiv logo

Thông báo

Icon
Error

Đăng nhập


Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to last unread
Offline toivaban  
#1 Đã gửi : 11/09/2015 lúc 07:05:13(UTC)
toivaban

Danh hiệu: Administration

Medals:Công trạng: Vinh danh vì bạn đã tích cực tham gia và có nhiều cống hiến với cộng đồng
Nhóm: Administrators, Tham vấn viên Diễn đàn
Gia nhập: 17-10-2009(UTC)
Bài viết: 3.380
Man

Đến từ: Bà Rịa Vũng Tàu

Thanks: 395 times
Được cảm ơn: 2050 lần trong 1396 bài viết
Kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV là rào cản với việc tiếp cận dự phòng, chăm sóc và điều trị HIV trên thế giới cũng như ở Việt Nam.



Không nên kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV - Ảnh minh họa

Ông Đỗ Đặng Đông, Chủ tịch Hội đồng Mạng lưới quốc gia những người sống với HIV Việt Nam cho biết: Ở Việt Nam, tiếp theo vòng 1 diễn ra năm 2011, vòng 2 việc nghiên cứu về chỉ số đánh giá mức độ kỳ thị với người sống với HIV được mạng lưới quốc gia những người sống với HIV Việt Nam tiến hành vào năm 2014. Qua đó, góp phần tìm hiểu sự kỳ thị và phân biệt đối xử mà người sống với HIV gặp phải cũng như những thay đổi so với năm 2011. Đã có 1.625 người tham gia nghiên cứu vòng 2, trong đó có 1.072 người được chọn từ các phòng khám ngoại trú tại 5 tỉnh, thành phố gồm Hà Nội, TPHCM, Cần Thơ, Điện Biên và Hải Phòng.

Tuy đã có sự thay đổi song các số liệu thu thập được chỉ ra rằng: tỷ lệ các trường hợp bị kỳ thị và phân biệt đối xử vẫn ở mức cao, đặc biệt trong nhóm phụ nữ mại dâm, người tiêm chích ma túy và nam quan hệ tình dục đồng giới. Cụ thể, bị xì xào bàn tán là một trong các dạng kỳ thị và phân biệt đối xử phổ biến nhất với gần 1/4 người được phỏng vấn từng trải qua tình trạng này; tỷ lệ bị xúc phạm và bị cô lập khỏi các hoạt động xã hội là 5,8%; phụ nữ mại dâm và phụ nữ sống với HIV là các nhóm dễ bị hành hung và nhục mạ. Đặc biệt, khoảng 4,2% người được phỏng vấn cho biết họ đã bị mất việc, thu nhập và 6,7% người bị từ chối việc làm hoặc cơ hội việc làm trong 12 tháng qua; 1,3% người đã phải thay đổi nhà hoặc không được thuê nhà và 1,8% người đã bị từ chối dịch vụ y tế...

Bên cạnh đó, hơn 60% người được phỏng vấn cho biết họ không được thảo luận về kế hoạch điều trị với nhân viên y tế; dịch vụ y tế đối lúc không thân thiện cũng như chưa đảm bảo các quy chuẩn đạo đức; việc tiết lộ thông tin mà chưa được sự đồng ý của người nhiễm HIV vẫn là vấn đề đáng quan tâm...

Ông Đỗ Đặng Đông cho hay, nghiên cứu cho thấy còn nhiều rào cản trong việc hoàn thành mực tiêu mới về tỷ lệ xét nghiệm, điều trị HIV của Việt Nam và mục tiêu toàn cầu về chấm dứt dịch AIDS vào năm 2030. Mức độ kỳ thị và phân biệt đối xử cao cũng như thiếu lòng tin về tính bảo mật của kết quả xét nghiệm đã dẫn đến việc nhiều người sống với HIV chỉ đi làm xét nghiệm ở giai đoạn muộn, khi sức khỏe đã suy yếu và có dấu hiệu mắc nhiễm trùng cơ hội. Như vậy, những người nhiễm HIV sẽ khởi đầu điều trị muộn ảnh hưởng đến sức khỏe bản thân và làm giảm tác dụng dự phòng của điều trị kháng vi rút...

Chung tay xóa rào cản kỳ thị và phân biệt đối xử

Tiến sỹ Hoàng Đình Cảnh, Phó Cục trưởng Cục Phòng, chống HIV/AIDS cho biết, vấn đề kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV không mới nhưng cần quan tâm trong công tác phòng chống HIV/AIDS tại Việt Nam. Nếu tình trạng kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV còn tiếp diễn thì Việt Nam sẽ khó thực hiện được mục tiêu 90 - 90 - 90 (90% người nhiễm HIV biết được tình trạng nhiễm HIV của mình, 90% người nhiễm HIV được điều trị bằng thuốc ARV và 90% người đang điều trị ARV có tải lượng ổn định dưới ngưỡng lây nhiễm).

Tiến sỹ Hoàng Đình Cảnh khẳng định, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV là hành vi xa lánh, từ chối, tách biệt, ngược đãi, phỉ báng, có thành kiến hoặc hạn chế quyền của người khác vì biết hoặc nghi ngờ người đó nhiễm HIV, người đó có quan hệ gần gũi với người nhiễm HIV hoặc nghi ngờ nhiễm HIV. Kỳ thị người nhiễm HIV là thái độ khinh thường hay thiếu tôn trọng người khác vì biết hoặc nghi ngờ người có nhiễm HIV, vì người đó có quan hệ gần gũi với người nhiễm HIV, bị nghi ngờ nhiễm HIV.

Phó Cục trưởng Hoàng Đình Cảnh khuyến nghị, ngành y tế cần tăng cường các hoạt động tiếp cận ở cộng đồng để hỗ trợ người sống với HIV bị kỳ thị và phân biệt đối xử; hỗ trợ việc thành lập và duy trì hoạt động của các nhóm tự lực để giúp họ kết nối và hợp tác với các dịch vụ giảm hại và hòa nhập cộng đồng; thiết lập các đường dây nóng, trung tâm hỗ trợ toàn diện, nhà tạm lánh và hỗ trợ của đồng đẳng với những nạn nhân của bạo lực.

Đồng thời, cộng đồng tiến hành các hoạt động giám sát chất lượng dịch vụ và lập bản đồ dịch vụ HIV thân thiện với nam quan hệ tình dục đồng giới. Ngoài ra, ngành y tế cần tổ chức tập huấn về chống kỳ thị với người sống với HIV cho nhân viên y tế và phối hợp với nhóm tự lực nhằm cải thiện chất lượng dịch vụ chăm sóc y tế...

Ông Đỗ Đặng Đông, Chủ tịch Hội đồng Mạng lưới quốc gia những người sống với HIV Việt Nam cũng nêu rõ: Để chống kỳ thị và phân biệt đối xử với người sống với HIV có hiệu quả, ngành y tế cần có các biện pháp cụ thể nhằm nâng cao tính bảo mật của kết quả xét nghiệm HIV; tăng cường truyền thông thay đổi hành vi; tăng cường chất lượng dịch vụ chăm sóc y tế đối với người sống với HIV...

Bên cạnh đó, lãnh đạo địa phương cần có những biện pháp đảm bảo việc tuân thủ các qui định pháp lý hiện hành nhằm bảo vệ người sống với HIV, nhất là các quyền được làm việc và học tập, thông qua các biện pháp giáo dục cho cộng đồng và tại các cơ sở làm việc cũng như thông qua việc áp dụng các biện pháp xử lý vi phạm.

Theo Cục Trợ giúp pháp lý, Bộ Tư pháp, để tăng cường công tác tư vấn pháp lý cho người nhiễm HIV/AIDS, cần sửa đổi, bổ sung Luật Trợ giúp pháp lý theo hướng quy định rõ người nhiễm HIV/AIDS là một nhóm đối tượng được trợ giúp pháp lý độc lập.

Đồng thời, tăng cường hoạt động truyền thông và trợ giúp pháp lý lưu động cho người nhiễm HIV/AIDS, đặc biệt tại những nơi tập trung đông đối tượng này như các trung tâm; xây dựng đội ngũ người thực hiện trợ giúp pháp lý cho người nhiễm HIV/AIDS.

Thanh Tâm

Tổng hợp

Phone Zalo
Phone Zalo 0933 432 579

Bạn vừa có hành vi quan hệ tình dục không an toàn

Bạn lo lắng mình có nguy cơ lây nhiễm HIV!!!!

Hãy gọi 0933 432 579

72 GIỜ LO LẮNG của bạn thành 72 GIỜ VÀNG quý giá!

Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn càng sớm càng tốt.

Hãy Liên Hệ Số Điện Thoại :0933 432 579
thanks 3 người cảm ơn toivaban cho bài viết.
bacsystd trên 11-09-2015(UTC) ngày, Hạnh phúc trên 11-09-2015(UTC) ngày, PHUC MINH trên 11-09-2015(UTC) ngày
Quảng cáo
Rss Feed  Atom Feed
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.