Bệnh lậu
Bệnh lây qua đường tình dục nếu không được điều trị kịp thời có thể ảnh hưởng đến cơ thể, các cơ quan nội tạng, gây ra những bệnh nguy hiểm... kể cả vô sinh.
Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể kiểm soát được nó bằng cách nắm vững các lời khuyên sau đây của chuyên gia Women’s Health. Xem ngay danh sách các bệnh dễ lây qua đường tình dục để bảo vệ sức khỏe an toàn nhất bạn nhé
Theo Ủy ban phòng chống Bệnh sinh dục, trung tâm Kiểm soát và ngừa bệnh, Hoa Kỳ, bệnh lậu là một bệnh sinh dục rất phổ biến lây lan qua tiếp xúc dương vật, âm đạo, miệng hay hậu môn. Bệnh này gây ra bởi vi khuẩn Neisseria gonorrhoeae, một loại vi khuẩn phát triển mạnh trong môi trường ấm và ẩm ướt của đường sinh dục, miệng, cổ họng, mắt và hậu môn.
Dấu hiệu và triệu chứng
Các dấu hiệu và triệu chứng thường xuất hiện 2-10 ngày sau khi quan hệ tình dục với người bị nhiễm bệnh, nhưng các dấu hiệu thường không rõ ràng ở phụ nữ. Bệnh lậu thường dễ bị nhầm lẫn với viêm bàng quang hoặc nhiễm trùng âm đạo.
Theo hội đồng chăm sóc Y tế Singapore, các triệu chứng ban đầu bao gồm cảm giác đau rát khi đi tiểu, tăng tiết dịch âm đạo, dịch âm đạo có máu, hoặc chảy máu âm đạo trong kỳ kinh nguyệt. Triệu chứng nhiễm trùng hậu môn bao gồm ngứa hậu môn, đau nhức, chảy máu, hoặc đau đớn khi đi ngoài.
Các biến chứng
Các triệu chứng của bệnh lậu có thể tự khỏi mà không cần điều trị, nhưng vi khuẩn gây bệnh vẫn tồn tại trong cơ thể, đó là lý do vì sao cần điều trị dứt điểm.
Bệnh này cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến viêm vùng chậu (PID) ở phụ nữ, có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như đau vùng chậu mãn tính, ảnh hưởng đến cơ quan sinh sản và thậm chí gây vô sinh. Phụ nữ mắc bệnh này khi mang thai có thể gây mù lòa, nhiễm trùng khớp và nhiễm trùng máu cho em bé.
Bệnh lậu nếu không điều trị, vi khuẩn sẽ lan qua đường máu đến các bộ phận khác như khớp, não và tim dẫn đến nguy hiểm tính mạng. Nó cũng gây tăng nguy cơ nhiễm HIV và các loại bệnh lây nhiễm qua đường tình dục khác.
Điều trị
Bệnh lậu thường được điều trị bằng các liều thuốc kháng sinh ở nhiều nơi trên thế giới. Việc điều trị bệnh này ngày càng trở nên khó khăn hơn vì các chủng vi khuẩn kháng thuốc.
Vì vậy, sử dụng bao cao su đúng cách và sinh hoạt tình dục an toàn vẫn là cách tốt để giúp bạn giảm nguy cơ lây nhiễm bệnh này.
Bệnh mụn giộp dễ lây qua đường tình dục
Mụn rộp ở vùng sinh dục (còn gọi là Herpes sinh dục) do virus herpes simplex HSV gây nên. Bệnh này chủ yếu lây lan qua đường tình dục.

Dấu hiệu bệnh và triệu chứng
Các dấu hiệu và triệu chứng của herpes sinh dục xuất hiện khoảng 2-10 ngày sau khi quan hệ tình dục với người bị nhiễm bệnh. Triệu chứng có thể không rõ và khó nhận biết.
Người nhiễm bệnh có thể bị ngứa hoặc cảm giác bỏng rát ở vùng sinh dục, tiết dịch âm đạo, có mụn loét nhỏ hoặc phồng giộp ở trong hoặc xung quanh âm đạo.
Các biến chứng
Bệnh mụn giộp sinh dục không thể chữa khỏi. Các vết loét có thể khỏi sau vài ngày, nhưng có khả năng tái phát sau đó với mức độ nghiêm trọng giảm dần. Phụ nữ nhiễm herpes sinh dục có thể lây nhiễm cho em bé lúc sinh nở, gây mù lòa và chậm phát triển trí não.
Cách điều trị
Điều trị bằng thuốc kháng sinh làm nhanh lành các vết loét, làm giảm sưng đau và cảm giác khó chịu cho người bệnh. Tuy nhiên, thuốc này không thể ngăn chặn bệnh tái phát mà chỉ giúp làm giảm tần suất và mức độ nghiêm trọng của các đợt tái phát đó.
Dấu hiệu bệnh giang mai và cách điều trị tốt nhất
Giang mai là bệnh nhiễm trùng bị lây lan khi tiếp xúc trực tiếp với vết loét giang mai trên cơ thể người bệnh mang vi khuẩn Treponema pallidum.
Các vết loét không đau, thường phát triển trên bộ phận sinh dục ngoài, âm đạo, hậu môn, môi và lưỡi, và có thể xuất hiện từ 10 đến 90 ngày sau khi tiếp xúc với người bệnh.
Tùy vào mỗi giai đoạn phát triển khác nhau thì triệu chứng của bệnh cũng khác nhau
Dấu hiệu và triệu chứng
Theo hội đồng chăm sóc y tế Singapore, các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh giang mai khác nhau tùy thuộc vào giai đoạn phát triển của bệnh:
Giai đoạn 1
Ở vị trí tiếp xúc với vi khuẩn, bệnh xuất hiện những vết loét cứng, nhỏ, không đau. Các vết loét này tồn tại kéo dài từ 3-6 tuần trong giai đoạn 1, sau đó sẽ tự lành mà không cần điều trị.
Giai đoạn 2
Xuất hiện nốt phát ban ráp, màu nâu đỏ trên khắp cơ thể bao gồm cả lòng bàn tay, lòng bàn chân. Các triệu chứng khác có thể bao gồm sốt, nổi hạch, đau họng, rụng tóc từng mảng, đau đầu, sụt cân, đau cơ và mệt mỏi.
Giai đoạn ủ bệnh
Nếu bệnh giang mai không được điều trị trong giai đoạn 2, mặc dù các vết loét tự khỏi nhưng vi khuẩn đã đi vào máu và vẫn tồn tại trong cơ thể, có thể tiềm ẩn trong nhiều năm.
Giai đoạn 3 
giai đoạn cuối):
Trong giai đoạn cuối của bệnh giang mai, bệnh có thể phá hủy các cơ quan quan trọng của cơ thể như tim, mạch máu, não, thần kinh, mắt, gan, xương và khớp. Người bệnh có thể bị các biến chứng như viêm màng não, đột quỵ, mất trí nhớ và đau tim với những hậu quả nghiêm trọng, thậm chí tử vong.
Các biến chứng
Người bị bệnh giang mai có nguy cơ lây nhiễm HIV cao qua các vết loét hở. Phụ nữ mang thai dễ bị sẩy thai, thai chết lưu và sinh non. Ngoài ra, mẹ nhiễm bệnh có thể truyền bệnh cho em bé trong khi mang thai, gây dị tật bẩm sinh như chậm phát triển trí não hoặc động kinh.
Điều trị
Bệnh giang mai được điều trị bằng thuốc kháng sinh và có thể trị khỏi hoàn toàn nếu được chữa trị kịp thời trong những giai đoạn đầu.
Các thông tin trên mang tính chất tham khảo chung, bạn vẫn cần chú ý đến lời khuyên của bác sĩ cho trường hợp riêng của bạn nhé.
Bệnh lây nhiễm qua đường tình dục: Chlamydia
Chlamydia là một bệnh truyền nhiễm lây truyền qua quan hệ tình dục bằng đường âm đạo, hậu môn và đường miệng với người mang vi khuẩn chlamydia trachomatis
Bệnh này cũng có thể lây truyền từ mẹ sang con trong quá trình sinh sản qua âm đạo.
Các nguy cơ
Nguy cơ nhiễm bệnh tăng lên cùng với các hành vi quan hệ tình dục nguy hiểm. Theo hội đồng chăm sóc sức khỏe Singapore, bé gái vị thành niên và phụ nữ trẻ quan hệ tình dục sẽ có nguy cơ nhiễm bệnh cao hơn do độ mở cổ tử cung chưa phát triển hoàn thiện. Điều này cũng làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tình dục (STI) khác như lậu và giang mai.

Dấu hiệu và triệu chứng bệnh
Dấu hiệu và triệu chứng của bệnh chlamydia thường không rõ ràng và gần như không có triệu chứng gì, ở một số người, triệu chứng có thể chỉ xuất hiện sau 1~3 tuần nhưng cũng có nhiều người chẳng bao giờ phát ra bất cứ triệu chứng nào. Chlamydia có thể gây ra khí hư và dịch màu vàng ở âm đạo, cảm giác nóng rát khi đi tiểu, đau khi giao hợp, đau bụng hoặc bị chảy máu sau khi quan hệ tình dục hay giữa chu kỳ kinh nguyệt.
Các biến chứng
Chlamydia có thể gây ra bệnh viêm vùng chậu (PID), có đến 40% phụ nữ mắc bệnh mà không có bất kỳ triệu chứng gì, điều này có thể gây ra đau vùng chậu mãn tính, vô sinh và thai ngoài tử cung. Phụ nữ nhiễm bệnh khi mang thai có thể dẫn đến sinh non, thai chết lưu. Người mẹ bị nhiễm cũng có thể truyền bệnh sang con trong khi sinh nở, dẫn đến em bé bị viêm phổi hoặc viêm kết mạc.
Theo hội đồng chăm sóc sức khỏe Singapore, những người mắc bệnh Chlamydia có nguy cơ nhiễm HIV cao hơn 5 lần so với người không mắc bệnh. Chalamydia có thể lan qua trực tràng, dẫn đến viêm, chảy dịch và đau đớn.
Cách điều trị
Chlamydia có thể điều trị hiệu quả bằng kháng sinh, người bị viêm nhiễm có thể được trị khỏi trong vòng 1-2 tuần nếu điều trị kịp thời.
Virus HPV - nguyên nhân gây ra 90% các bệnh lây
qua đường tình dục
Bệnh mồng gà, còn được gọi bệnh mụn cóc sinh dục, là một trong những bệnh sinh dục phổ biến nhất ở Singapore và trên toàn thế giới.
Bệnh mồng gà, còn được gọi bệnh mụn cóc sinh dục, là một trong những bệnh sinh dục phổ biến nhất ở Singapore và trên toàn thế giới. Khoảng 90% các mụn cóc sinh dục được gây ra bởi virus u nhú ở người (HPV), virus này cũng là nguyên nhân gây ra 70% các bệnh ung thư cổ tử cung.
Bệnh lây truyền qua tiếp xúc da với da trong âm đạo, miệng và hậu môn trong khi quan hệ tình dục với người bị nhiễm bệnh.

Dấu hiệu và triệu chứng
Hầu hết người nhiễm virus HPV có thể không có bất kỳ dấu hiệu và triệu chứng nào nên rất khó phát hiện. Mụn cóc sinh dục xuất hiện trong vòng ba tháng sau khi quan hệ tình dục với người bị bệnh. Các mụn cóc xuất hiện như những chồi thịt mềm, màu hồng hoặc đỏ sậm có cuống, khi lan rộng giống bông cải hay mào của con gà trên âm đạo hoặc xung quanh hậu môn có thể gây ngứa, đau và cảm giác nóng rát.
Các biến chứng
Nhiễm bệnh mồng gà có thể làm tăng nguy cơ ung thư cổ tử cung. Những người bị nhiễm bệnh nên đi xét nghiệm thường xuyên. Thai phụ mắc bệnh có thể gặp nhiều nguy hiểm trong quá trình mang thai như bí tiểu do các mụn cóc lan rộng, và khó sinh do mụn cóc trên thành âm đạo (ống sinh sản).
Điều trị
Virus HPV không thể tiêu diệt, chỉ có thể giảm bớt và điều trị bệnh do HPV gây ra.
Các thông tin trên mang tính chất tham khảo chung, bạn vẫn cần chú ý đến lời khuyên của bác sĩ cho trường hợp riêng của bạn nhé.