<p class="pHead"> <table align="right" border="0" cellpadding="0" cellspacing="0" class="tLegend" style="BORDER-COLLAPSE: separate" width="40"> <tbody> <tr> <td><img border="1" class="lImage" height="150" hspace="0" onclick="return showImage(this.src)" src="http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=41674" width="200" hyperlink="" /></td></tr> <tr> <td>Các nạn nhân chất độc da cam tại buổi gặp gỡ - Ảnh: Tuấn Phùng</td></tr></tbody></table>TT - Sáng hôm qua 10-9, tại Hà Nội có buổi gặp gỡ đặc biệt. Buổi gặp gỡ của 237 nạn nhân chất độc da cam đến từ 34 tỉnh thành. </p> <p class="pBody">Để có buổi gặp gỡ này, ngoài sự tích cực của các cán bộ Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin và Trung tâm Giáo dục truyền thống lịch sử, còn rất nhiều sự “góp tay” của các cá nhân và tập thể. Ai có gì góp nấy, mỗi nơi một chút lòng thành.</p> <p class="pBody">Buổi chiều, tại trường quay S9 của Đài truyền hình VN, một buổi giao lưu với các nạn nhân đã diễn ra...</p> <p class="pInterTitle">Về Hà Nội</p> <p class="pBody">Cùng gần 20 bạn nhỏ làng Hữu Nghị, Vân Canh, Hà Tây tham dự cuộc gặp mặt nạn nhân chất độc da cam có hoàn cảnh đặc biệt, vượt khó, Lê Thị Thủy Tiến lần đầu tiên được về Hà Nội, được ở khách sạn, thăm lăng Bác Hồ và đến Nhà hát Lớn. </p> <p class="pBody">Bữa sáng 10-9 chỉ có cháo và bánh ngọt, nhưng Tiến và các bạn nhỏ luôn miệng trầm trồ: “Nhiều thứ quá ăn không hết, vừa sướng vừa ngon”.</p> <p class="pBody">Cùng đoàn với Thủy Tiến có bạn Nguyễn Văn Tiến, 11 tuổi nhưng trông Tiến như một chú bé 6 tuổi và năm nay cậu mới bước vào lớp 1. </p> <p class="pBody">Đi lại khó, người cứ vươn ra phía trước, nói năng cũng khó khăn, nhưng trí nhớ của Tiến đặc biệt rành mạch khi nói về gia đình và câu chuyện học hành sau... gần một tuần chính thức được đến lớp: “Bố em đi bộ đội bị nhiễm chất độc da cam, nhưng trong ba anh em chỉ có một mình em bị nhiễm bệnh. Bây giờ em chỉ thích được đi học”.</p> <p class="pBody">Ngay bên cạnh Tiến là cậu bé 14 tuổi Nguyễn Văn Lương, cũng có bố đi bộ đội và nhiễm chất độc da cam, nhưng gia đình Lương còn khó khăn gấp bội vì cả ba chị em đều bị ảnh hưởng từ căn bệnh của bố: chị gái Lương mắc chứng béo phì, Lương bị não úng thủy còn em gái lại bé hơn hẳn so với các bạn cùng lứa tuổi. </p> <p class="pBody">Suốt buổi giao lưu ở Nhà hát Lớn Hà Nội, Lương cứ ngúc ngắc mãi cái đầu to quá khổ, ngắm nhìn không chán mắt dàn đèn sáng trưng, cái ghế bọc nhung, tấm thảm trải sàn... lần đầu tiên trong đời em được trông thấy. </p> <p class="pBody">Khác hẳn vẻ hiếu động của Lương, hai bạn gái Hạnh, Long cũng ở làng Vân Canh lại cúi mặt suốt buổi vì xấu hổ: Hạnh không có tóc, còn Long mắc chứng... mắt to, miệng to quá khổ. </p> <p class="pBody">Chị Trần Thị Hồng, mẹ của 23 con nhà T5 dẫn đoàn đi lần này, cứ tiếc: “Cháu Long chỉ ảnh hưởng ở mặt, còn chân tay, dáng người cháu đẹp lắm, tóc cứ mềm mượt, váy rất nhiều, nhưng phải động viên mãi cháu mới lên tặng hoa đấy”.</p> <p class="pBody">Ở một thế hệ khác, nữ thương binh hạng 2/4, đồng thời là nạn nhân chất độc da cam Nguyễn Thị Hồng cũng xúc động không kém khi lần đầu tiên trong đời được đến thăm Hà Nội. </p> <p class="pBody">Chị kể: “Là con gái Long An, khi vừa 16 tuổi tôi trốn nhà đi tham gia cách mạng. Năm 1964, trong một lần đi công tác ở tỉnh Đồng Nai, tôi thấy những đám trắng như sương mù giăng giăng trước mặt khi có máy bay địch bay ngang. Để tránh máy bay, cả nhóm nhảy xuống suối mà không ngờ nước suối bị nhiễm độc nặng nhất”. </p> <p class="pBody">Chiến tranh kết thúc, chị Hồng ở lại tỉnh Đồng Nai lập nghiệp mà không biết rằng di chứng chất độc da cam vẫn ngấm ngầm đi theo và hành hạ chị. </p> <p class="pBody">“Từ năm 1989, tôi bắt đầu phát đủ bệnh: xơ gan, lách to, không đông máu, viêm tụy cấp... Tôi bị sảy thai ngay lần mang thai đầu tiên, con thứ ba của tôi cũng bị ung thư, con thứ tư bị suy tim bẩm sinh”- chị tâm sự.</p> <p class="pInterTitle"> <table align="right" border="0" cellpadding="0" cellspacing="0" class="tLegend" style="BORDER-COLLAPSE: separate" width="40"> <tbody> <tr> <td><img border="1" class="lImage" height="150" hspace="0" onclick="return showImage(this.src)" src="http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=41678" width="200" hyperlink="" /></td></tr> <tr> <td>Nghệ sĩ nhân dân Tường Vi và người học trò bị nhiễm chất độc da cam - Ảnh: Tuấn Phùng</td></tr></tbody></table>Bài ca về những tấm lòng</p> <p class="pBody">Cùng các bạn nhỏ làng Hữu Nghị về Hà Nội, có một phụ nữ tuổi hơn 50, nét mặt hiền dịu đi đâu cũng dắt theo một vài cháu nhỏ dị tật. </p> <p class="pBody">Bà là Trần Thị Hồng, một cô giáo tiểu học về hưu, rồi tình nguyện vào làng đã bảy năm nay. Trong ngôi nhà T5, mẹ Hồng và một mẹ nữa chăm sóc tổng cộng 23 con, trong đó có ba con liệt toàn thân, một con bị mù, còn đi ngoặt ngoẹo, rồ điên không tính. </p> <p class="pBody">Một ngày mới của các chị bắt đầu từ lúc 5g sáng bằng việc cho các con ngồi bô, rồi đánh răng, rửa mặt cho các con bị liệt, bị tâm thần, cho các con ăn sáng... 24/24g trong ngày, lúc nào cũng phải có một trong hai mẹ canh chừng, nếu không thì không an toàn. </p> <p class="pBody">Về đêm, các chị chỉ được tạm thảnh thơi nếu không có con nào lên cơn, không có con nào ốm, mà cả 23 trẻ trong nhà sức khỏe đều rất yếu, nhiều đêm mỗi chị phải dậy 3-4 lượt và chỉ được chợp mắt khi trời gần sáng.</p> <p class="pBody">Tình cảnh khủng khiếp như vậy nhưng khi nói chuyện với chúng tôi lúc nào chị Hồng cũng cười, chị chỉ khóc khi nói về các con, khóc bởi xúc động và yêu thương chúng. </p> <p class="pBody">“Tôi có sáu đứa con đẻ, tất cả đều đã trưởng thành, năm con gái lấy chồng Hà Nội, con trai út là bộ đội, kinh tế không khó khăn. Nhưng tôi tình nguyện vào làng vì muốn dành chút tâm sức còn lại bù đắp cho các cháu. Lúc mới đến, tôi làm không quen, buồn mất mấy tháng. Nhưng rồi phải vươn lên, 23 con đang chờ, bởi khó khăn của tôi có đáng gì so với bố mẹ, gia đình các cháu, sinh ra những đứa con tật nguyền, suốt đời không được hưởng hạnh phúc con cái ngoan ngoãn, thành đạt”- chị tâm sự.</p> <p class="pBody">Cũng trong buổi gặp gỡ, nhiều người chú ý đến cô gái trẻ mặc bộ đồ trắng, ngồi hàng ghế cuối cùng của nhà hát, cạnh hàng chục trẻ em chất độc da cam làng Hòa Bình, Thanh Xuân, Hà Nội. </p> <p class="pBody">Hỏi tên, cô nhất định không nói, nhưng các em thì tranh nhau giới thiệu đó là cô giáo dạy văn hóa mà em rất mến. </p> <p class="pBody">Vào làng Hòa Bình mới một năm, cô giáo trẻ đã quen với hoàn cảnh từng em trong làng. “16-17 tuổi nhưng trí tuệ nhiều em non nớt như trẻ lên ba. Nhiều lúc tôi cũng buồn nhưng coi các em như con là quên hết mọi chuyện”.</p> <p class="pInterTitle">Hoa hồng cho ngày gặp mặt</p> <p class="pBody">Hôm qua 10-9, ngoài ca sĩ Quỳnh Hoa khá quen mặt trên truyền hình thì các tiết mục văn nghệ góp vui chủ yếu là “cây nhà lá vườn”, nhưng dường như chưa bao giờ Nhà hát Lớn Hà Nội nhiều hoa đến thế. Toàn hoa hồng đỏ trên tay các em nhỏ, trên tay các cựu chiến binh, những người đã bỏ lại tuổi trẻ ở chiến trường để giành độc lập cho Tổ quốc, nhưng di chứng của chiến tranh vẫn ám ảnh họ đến hôm nay.</p> <p class="pBody">Được mời lên sân khấu phát biểu, cựu chiến binh Nông Kim Thuyết, sinh năm 1938, ở Cao Bằng, nói mãi không thành tiếng. Đây là lần đầu tiên ông được phát biểu giữa đông người như vậy, nhưng nói mãi không được vì ông vui: “Từ hai bàn tay trắng, nay tôi đã đủ ăn đủ mặc”. </p> <p class="pBody">Còn em Chu Thị Thanh Bình (làng Hữu Nghị, Vân Canh) lại đem khoe vài đồ thêu rất đẹp do chính tay em thêu. Nhiều áo gối, túi xách, hình chân dung... do Bình thêu đã được người nước ngoài mua về nước làm tặng phẩm. Em rất vui vì sẽ trở thành người có ích, dù sức khỏe rất yếu và hai chân bị tật nguyền.</p> <p class="pBody">Trong khi đó, trên ngực áo người nữ thương binh Nguyễn Thị Hồng lấp lánh hai tấm huy chương. Được thăm lăng Bác, khu di tích Đá Chông, bà Hồng còn mừng nữa khi được gặp đại tướng Võ Nguyên Giáp. Ông giơ tay chào mọi người kiểu nhà binh và tâm sự như với người trong gia đình. </p> <p class="pBody">Còn Phó chủ tịch nước Trương Mỹ Hoa, người lên diễn đàn đầu tiên, khẳng định: “Việc khiếu kiện sẽ đòi hỏi nhiều thời gian, nhưng chúng ta tin công lý sẽ chiến thắng bởi những di chứng đau thương là không thể phủ nhận, bởi chúng ta có sự ủng hộ của hơn 80 triệu người VN và bạn bè quốc tế. Nhà nước và Chính phủ hoàn toàn ủng hộ nạn nhân trong vụ kiện này. Tôi cũng mong người dân cả nước tiếp tục tương thân tương ái, giúp đỡ nạn nhân để họ có cuộc sống tốt đẹp hơn và có điều kiện để vươn lên”.</p> <p class="pBody">Hôm nay, nắng Hà Nội dường như đẹp hơn bởi những tấm lòng.</p> <p class="pAuthor">LAN ANH</p> <p class="pBody"> <table align="center" border="2" bordercolor="#ecf2fe" bordercolordark="#456ae1" bordercolorlight="#4792d9" cellpadding="4" cellspacing="5" style="BORDER-COLLAPSE: separate" width="100%"> <tbody> <tr> <td bgcolor="#cfe6f9" valign="center"> <p class="pBody"><font color="#686868"><font color="#fafafa"><font color="#030303"> <table align="right" border="0" cellpadding="0" cellspacing="0" class="tLegend" style="BORDER-COLLAPSE: separate" width="40"> <tbody> <tr> <td><img border="1" class="lImage" height="150" hspace="0" onclick="return showImage(this.src)" src="http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=41677" width="200" hyperlink="" /></td></tr> <tr> <td>Em Nguyễn Công Cương (Quỳnh Lưu, Nghệ An), thiếu hai tay và không nói được, viết chữ rất đẹp - Ảnh: V.Dũng</td></tr></tbody></table>Chưa đến giờ bắt đầu chương trình giao lưu nhưng trường quay S9 của Đài truyền hình VN đã kín chỗ. </font></font></font></p> <p class="pBody"><font color="#686868"><font color="#fafafa"><font color="#030303">Lần lượt trong suốt buổi chiều, các nạn nhân chất độc da cam, cha mẹ, bạn bè đã cùng nhau chia sẻ những nỗi đau dư âm từ chiến tranh. </font></font></font></p> <p class="pBody"><font color="#686868"><font color="#fafafa"><font color="#030303">Nhỏ tuổi nhất tham gia chương trình giao lưu là em Trần Dương (Tiền Giang), học lớp 3. Em không có cả hai tay, thậm chí không còn một phần để có thể lắp thêm tay giả. </font></font></font></p> <p class="pBody"><font color="#686868"><font color="#fafafa"><font color="#030303">Em Nguyễn Công Cương, sinh năm 1987, bắt đầu đi học từ năm 12 tuổi và cũng không có tay. </font></font></font></p> <p class="pBody"><font color="#686868"><font color="#fafafa"><font color="#030303">Tuy nhiên, theo bác sĩ Lê Đức Tố - ủy viên Quĩ Cứu trợ trẻ em tàn tật VN - em Cương vẫn có khả năng lắp thêm tay giả. Thiếu tay và không nói được, nhưng Cương đã viết ngay một bài thơ nắn nót chữ đẹp tặng những người có mặt trong buổi giao lưu.</font></font></font></p> <p class="pBody"><font color="#686868"><font color="#fafafa"><font color="#030303">Lại có những ông bố, bà mẹ từng một thời tham gia chiến đấu chống giặc, nay vẫn phải gánh chịu những nỗi đau vô hạn khi chứng kiến hết đứa con này đến đứa con khác bị dị tật. </font></font></font></p> <p class="pBody"><font color="#686868"><font color="#fafafa"><font color="#030303">Anh Nguyễn Văn Thanh, hiện sinh sống tại Tiền Giang, có cả bốn đứa con đều bị nhiễm chất độc da cam, trong đó người con đầu khi sinh ra thì đẹp đẽ, lành lặn, nhưng đến khi 2 tuổi bỗng sợ ánh sáng. Mỗi khi rời khỏi bóng tối đều lắc lư người và gặp vật cản gì như tường, cây thì ra sức đập đầu. </font></font></font></p> <p class="pBody"><font color="#686868"><font color="#fafafa"><font color="#030303">Bác sĩ Tố cũng cho biết: “Có những trường hợp không thể phẫu thuật được như hai anh em Lại Văn Độ và Lại Văn Tạo ở huyện Vũ Thư, Thái Bình vì cả hai đều bị dị tật tim bẩm sinh và dị tật đường tiết niệu, không thể gây mê để phẫu thuật.".</font></font></font></p> <p class="pBody"><font color="#686868"><font color="#fafafa"><font color="#030303">Gần 300 gia đình - một con số không đáng kể so với 4,8 triệu người bị ảnh hưởng bởi chất độc da cam hiện nay ở VN - đã cùng chia sẻ, động viên nhau để có thể gạt nước mắt, tiếp tục khắc phục cuộc sống khó khăn. </font></font></font></p> <p class="pBody"><font color="#686868"><font color="#fafafa"><font color="#030303">Ông Phan Văn Thành ở Hương Khê, Hà Tĩnh có ba đứa con cùng bị ảnh hưởng của chất độc da cam, đã làm mọi việc để có thể thoát khỏi túp lều tranh giữa vườn và xây dựng được một căn nhà nhỏ tốt hơn. Ông đã sống đúng như phương châm của mình: “Khóc là nhục, rên là hèn, van là yếu đuối”.</font></font></font></p> <p class="pBody"><font color="#686868"><font color="#fafafa"><font color="#030303">Với tấm lòng ủng hộ các nạn nhân chất độc da cam, nhóm cựu học sinh du học Úc đã tổ chức bán đấu giá tác phẩm của các nạn nhân chất độc da cam và trao toàn bộ số tiền thu được là 50 triệu đồng cho các nạn nhân chất độc da cam ở TP.HCM - anh Lý Quý Trung, chủ tịch nhóm, cho biết. </font></font></font></p> <p class="pAuthor"><font color="#686868"><font color="#fafafa"><font color="#030303">H.GIANG</font></font></font></p></td></tr></tbody></table></p> <p class="pBody"> </p>