  Danh hiệu: Thành viên mớiNhóm: Thành viên mới
Gia nhập: 21-08-2018(UTC) Bài viết: 1
|
Em chào các anh chị ạ. Hôm qua trên xe trung chuyển ra sân bay. Cánh tay em có chạm vào tay một bạn. Em có nhìn lại thì thấy tay bạn ấy có chi chít đường rạch từ trên xuống. Giống như lưỡi lam rạch vào tay.em không dám nhìn kỹ nên không chắc là vết máu đã khô chưa. Em nhìn xuống tay em thì không thấy có vết xước.Cho em hỏi là nếu tay em có vết xước nhỏ mà mắt không nhìn thấy rõ được thì em có nguy cơ nhiễm Hiv không ạ. Nếu bạn đó nhiễm hiv. Em cảm ơn ạ.
|
|
|
|
|
|
  Danh hiệu: Thành viên danh dựNhóm: Administrators, BQT, Tham vấn viên Diễn đàn
Gia nhập: 04-12-2013(UTC) Bài viết: 6.599  Đến từ: Hồ Chí Minh Thanks: 1736 times Được cảm ơn: 3126 lần trong 2370 bài viết
|
Nếu lo như em thì cả chuyến bay đó người ta đi uống thuốc hết... Thực tế thì chẳng ai uống cả đâu vì không có nguy cơ lây nhiễm HIV. |
NHANH CHÓNG-TRÁCH NHIỆM AN TOÀN 99+NGUY CƠ 1=CÓ NGUY CƠ
Zalo:03.999.69.440-Vui lòng không nhắn tin, điện thoại về khuya Cám ơn! Chú ý khi có hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV: -Hãy tới các TT y tế dự phòng, TT phòng chống HIV/AIDS, Hoặc những bệnh viện để Bác sỹ chuyên khoa về HIV tư vấn, xét nghiệm máu và hướng dẫn dùng thuốc phòng chống phơi nhiễm. -Sử dụng PEP càng sớm hiệu quả phòng chống càng cao, Sau nguy cơ quá 72 giờ dùng PEP không còn hiệu quả |
|
|
|
  Danh hiệu: Thành viên mớiNhóm: Thành viên mới
Gia nhập: 24-09-2018(UTC) Bài viết: 2  Đến từ: Hà Nội Được cảm ơn: 2 lần trong 1 bài viết
|
Tình huống của anh có thể được xem là phơi nhiễm có ý nghĩa, vì trong đó, máu có HIV dây vào vết thương hở trên da.
Những trường hợp phơi nhiễm do dây máu vào vết thương nói riêng, hay bất cứ tiếp xúc với máu khác, thì khả năng lây nhiễm HIV còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Cụ thể trường hợp này là độ nông sâu và rộng của vết thương, thời gian tiếp xúc với máu có HIV, nồng độ virus trong máu người nhiễm... Các yếu tố kể trên khiến cho nguy cơ nhiễm HIV dao động 0,3-0,5% cho một lần phơi nhiễm như vậy.
Việc gột rửa vết thương bằng vòi nước sạch thật sớm ngay khi tiếp xúc với máu sẽ làm giảm đáng kể thời gian tiếp xúc. Như phân tích, khả năng lây nhiễm là có nhưng "không hoàn toàn" và đủ chỉ định để điều trị dự phòng sau phơi nhiễm HIV. Vấn đề lúc này là chọn lựa của anh có tham gia vào điều trị dự phòng hay không? Điều này phụ thuộc vào mức độ chấp nhận rủi ro, điều kiện kinh tế, tình trạng tâm lý...
Nếu muốn tham gia điều trị, anh có thể đến các cơ sở y tế có chuyên khoa Nhiễm, ví dụ bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh, thành, hay Bệnh viện Nhiệt đới nếu anh đang ở TP HCM.
Lưu ý, điều trị dự phòng sau phơi nhiễm cho kết quả tốt hơn nếu được sử dụng càng sớm càng tốt, tốt nhất là trong vài giờ đầu, và không quá 72 giờ tính từ lúc phơi nhiễm.
|
|
|
|
Di chuyển
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.