  Rank:: Thành viên gắn bóNhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 06-05-2004(UTC) Bài viết: 1.458
Được cảm ơn: 6 lần trong 3 bài viết
|
<p align="center"><b><font face="Arial" color="#ff3300" size="4">Những vị thuốc quý từ dừa</font></b></p> <p align="justify"><font face="Arial" color="#808080" size="2"><strong><img height="149" hspace="10" src="http://www.netcenter-vn.net/data_html/membership/uyenvy/quadua1a.jpg" width="200" align="left" vspace="5" border="1" />Dừa là loại cây ăn quả được trồng rất nhiều từ Nam Trung bộ trở vào miền cực Nam nước ta. Quả dừa có nhiều tác dụng trong cuộc sống. Nó còn là loại quả dùng làm thuốc chữa bệnh rất có giá trị...</strong></font></p> <div align="justify"><font face="Arial"><strong><font size="2">Nhiều công dụng</font></div></strong> <p align="justify"><font size="2">Theo phân tích của các nhà khoa học, cùi dừa và nước dừa có các thành phần dinh dưỡng như glucose, fructose, saccharose, chất béo, chất protein, vitamin nhóm B, vitamin C và các chất potassium (K), magnesium (Mg)... Hàm lượng potassium và magnesium trong nước dừa rất phong phú, hợp thành của nó tương tự như dịch trong tế bào, có thể sử dụng làm nước uống bổ dưỡng rất ngon miệng, chữa được chứng mất nước và làm cân bằng chất điện giải (electrolysis). Trong kháng chiến, có lúc các bác sĩ của ta đã dùng nước dừa thay cho dịch truyền để cứu thương binh. <br /><br />Các sách đông y có ghi: Dừa “chủ yếu là tiêu khát, chữa thổ huyết, phù thũng, trừ phong nhiệt” (phong nhiệt là phong tà kết hợp với nhiệt tà gây nên bệnh, thường xuất hiện các triệu chứng như phát sốt, nhức đầu, gai rét, sợ gió, ra mồ hôi, tắc mũi, ho, họng rát đau, khát nước, lưỡi đỏ, rêu lưỡi trắng, mỏng, hơi vàng, mạch phù sác). Còn sách Trung Quốc dược thực đồ giám có ghi: “Dừa có tác dụng “tư bổ, thanh thử, giải khát” và tiêu cam (bệnh trẻ con bụng ỏng da vàng), tẩy giun sán, kết hợp với mật để chữa chứng gầy yếu xanh xao ở trẻ nhỏ”. Theo nghiên cứu của đông y, dừa vị ngọt, tính bình, sinh tân, lợi niệu, sát trùng. Trái dừa có thể dùng chữa trị các chứng bệnh viêm nhiệt, háo khát, tân dịch, bị tổn thương, miệng nôn trôn tháo, phù nề, tiểu tiện ít, bệnh về ký sinh trùng đường ruột, bị lở loét, viêm da... Ăn cùi dừa, uống nước dừa có thể làm cho mặt mày rạng rỡ, da dẻ mịn màng, người đẹp thêm ra. Có thể nói, quả dừa từ ruột đến vỏ đều là những vị thuốc Đông y quý giá. </font></font></p> <p align="justify"><font face="Arial" size="2"><strong>Cách sử dụng</strong></font></p> <p align="justify"><font face="Arial"><font size="2">1. Nước dừa uống mỗi ngày 3 lần; thích dụng với người bị chứng viêm nhiệt, háo khát, tổn thương tân dịch (các chất dịch dinh dưỡng trong cơ thể), mồ hôi ra nhiều, bị phù thũng, nước tiểu ít và đỏ.<br /><br />2. Nước dừa 1 ly, cho thêm ít đường, mấy hạt muối ăn, khuấy đều rồi uống, có tác dụng ích khí sinh tân; thích dụng với những người vừa bị xuất huyết nhiều hoặc miệng nôn trôn tháo, suy yếu, ẻo lả, mệt mỏi rã rời.<br /><br />3. Dừa 1 quả, vừa uống nước, vừa ăn cùi. Mỗi ngày ăn, uống vào lúc sáng sớm khi bụng còn đói, sau ba giờ lại ăn tiếp, sẽ có tác dụng sát trùng đường ruột; thích dụng với những người bị bệnh sán lát gừng, sán dây.<br /><br />4. Cùi dừa nửa đến 1 quả, hàng ngày ăn vào buổi sáng và tối, có tác dụng nhuận tràng; thích dụng với những người bị bệnh táo bón, bí đại tiện.<br /><br />5. Cùi dừa nửa quả nạo thành miếng nhỏ, cho vào nấu cháo với ít gạo nếp, ngày ăn 2 lần, có tác dụng kiện tỳ khai vị; thích dụng với những người bị ốm lâu ngày mới khỏi, cơ thể còn suy nhược, ăn uống kém.<br /><br />6. Dầu dừa (là loại dầu được ép từ cùi dừa): dùng bôi ngoài da, có thể chữa trị được các bệnh ghẻ lở, bệnh nấm, bệnh nẻ...<br /><br />7. 30g vỏ quả dừa, sắc lấy nước uống, ngày 2 lần, có tác dụng hoạt huyết hết đau; thích dụng với những người bị trúng phong, bị đau tim, đau khớp.<br /><br />8. Vỏ quả dừa đem đập dập vỏ, sắc lấy nước dùng để rửa ngoài vết thương, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, trừ thấp sát trùng; thích dụng với người bị bệnh mẩn ngứa, nấm ngoài da. </font></p> <p align="right"><strong><font size="2">Nguyễn Tấn Tuấn </font></strong><font size="2">  Theo “Hoa quả chữa bệnh” - TQ)</font></p></font>
|
|
|
|
|
|
  Rank:: Thành viên gắn bóNhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 06-05-2004(UTC) Bài viết: 1.458
Được cảm ơn: 6 lần trong 3 bài viết
|
Cây thạch lựu chữa sán Để chữa sán, lấy vỏ rễ lựu khô 60 g ngâm nước trong 6 giờ rồi sắc với 750 ml nước, lấy 500 ml. Uống thuốc này 2-3 lần vào buổi sáng, cách nhau 30 phút. Sau khi uống lần cuối cùng thì uống thêm một liều thuốc nhuận tràng, sau đó nằm nghỉ. Vỏ quả lựu chứa 28% tanin và chất màu, có tác dụng làm săn và sát khuẩn mạnh. Vì vậy, nó được dùng làm thuốc chữa lỵ, đi ngoài, ngày 15-20 g dưới dạng thuốc sắc, thời gian điều trị 7-10 ngày. Có thể thêm đường và tinh dầu thơm (tinh dầu chanh, cam) cho dễ uống. Vỏ quả lựu có thể chế thành thuốc dùng dần, cách làm như sau: Vỏ quả lựu 2 kg rửa sạch, cắt nhỏ, cho vào nồi đất, nồi sành hay nhôm (không được cho vào nồi sắt, tôn hay gang vì chất sắt sẽ kết hợp với tanin trong vỏ quả, làm giảm tác dụng). Cho 10 lít nước, đun sôi và giữ trong nửa giờ, gạn lấy nước này để riêng. Cho 5 lít nước vào đun lần thứ hai, sôi trong 30 phút, gạn lấy nước. Sau đó, trộn lẫn 2 loại nước đem cô đặc lấy 4 lít, có thể thêm đường, tinh dầu thơm rồi cho vào chai, lọ và đậy kín. Người lớn mỗi ngày uống 4 lần, mỗi lần 2-3 thìa cà phê, uống 7-10 ngày.
Để chữa sán, có thể dùng vỏ rễ lựu 40 g, đại hoàng 4 g, hạt cau 4 g, nước 750 ml, sắc tới khi còn 300 ml. Tối hôm trước nhịn đói, sáng sớm hôm sau uống thuốc này, chia làm 2-3 lần. Sau khi uống thuốc cần nằm nghỉ, khi nào thật buồn đại tiện thì mới đi. Khi đại tiện cần nhúng mông vào chậu nước ấm để sán ra hết. Các đơn thuốc chữa sán bằng thạch lựu không được dùng cho phụ nữ có thai và trẻ em. Ngoài công dụng chữa sán, vỏ rễ và vỏ thân lựu còn được dùng làm thuốc ngậm chữa đau răng. Hương Tú ( Sức Khỏe & Đời Sống )
|
|
|
|
  Rank:: Thành viên gắn bóNhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 06-05-2004(UTC) Bài viết: 1.458
Được cảm ơn: 6 lần trong 3 bài viết
|
Điều trị hen phế quản bằng thảo dược
Y học hiện đại đã chứng minh co thắt đường hô hấp do hen, ngoài cơn hen cũng như lúc lên cơn hen nặng, đều do bị viêm. Đường hô hấp ở bệnh nhân hen thâm nhiễm nhiều tế bào viêm, bao gồm bạch cầu ưa eosin, đại thực bào và tế bào lym-phô. Điều này đúng với cả hen dị ứng và hen không dị ứng. Sau sự tiếp xúc với dị nguyên, số lượng tế bào viêm gia tăng ở người hen dị ứng.
Trong điều trị hen phế quản, bên cạnh các phương pháp điều trị có hiệu quả nhanh của y học hiện đại , còn có thể kết hợp với những phương thuốc thảo dược cổ truyền để tăng thêm tác dụng, giúp giảm bớt liều để giảm độc tính của thuốc hóa dược.
Các thảo dược trị hen phế quản
1. Bán hạ: có tác dụng dược lý chống co thắt cơ trơn và chống ho. Trong y học cổ truyền, bán hạ được dùng trị hen phế quản, viêm phế quản, ho gà. Ngày dùng 3-5g, phối hợp với các vị khác sắc uống.
2. Bán hạ nam (củ chóc): được dùng chữa hen suyễn, ho có đờm, ho lâu ngày. Ngày dùng 3-10g, phối hợp các vị khác sắc uống.
3. Cải củ: Củ, lá, hoa và hạt cây cải củ có hoạt tính kháng khuẩn đối với những vi khuẩn gram dương. Hạt cải củ được dùng chữa hen suyễn, ho nhiều đờm, sốt. Ngày dùng 6-12g sắc uống.
4. Gừng: Trên thực nghiệm, gừng có tác dụng kháng histamin và kháng acetylcholin, thể hiện trên tác dụng chống co thắt cơ trơn gây bởi hai chất trên. Gừng có tác dụng làm giảm cơn dị ứng của chuột lang đã được gây mẫn cảm bằng cách tiêm kháng nguyên, và sau đó 3 tuần được đưa kháng nguyên vào đường hô hấp trong buồng khí dung để gây phản ứng phản vệ.
Cineol trong gừng có tác dụng kháng khuẩn trên nhiều chủng vi khuẩn. Gừng còn có tác dụng giảm ho, chống viêm và giảm đau. Gừng khô, gừng sao chữa ho suyễn, ho có đờm. Ngày dùng 3-6g dạng thuốc sắc hay bột.
Trong y học Trung Quốc và một số nước khác, gừng được dùng trị hen phế quản, viêm phế quản, viêm họng, chống cảm lạnh và chống nhiễm khuẩn trong các chứng ho và sổ mũi.
5. Ngải cứu: có tác dụng ức chế co thắt phế quản chuột lang đặt trong bình khí dung histamin và ức chế co thắt cơ trơn gây bởi histamin và acetylcholin. Tinh dầu ngải cứu có tác dụng kháng khuẩn đối với phế cầu, trực khuẩn lao và một số chủng vi khuẩn khác. Trong y học cổ truyền của ta và một số nước khác, người ta dùng thân và lá ngải cứu khô đốt rồi hít khói để chữa hen phế quản. Ở Thái Lan, nhân dân dùng hoa ngải cứu trị hen và ho có đờm.
6. Táo ta: Theo kinh nghiệm dân gian, lá táo được dùng trị hen. Một thử nghiệm lâm sàng đã chứng minh lá táo có tác dụng chữa hen phế quản, khó thở. Trong một thử nghiệm lâm sàng khác, viên ngậm bào chế từ lá táo đã có tác dụng cắt cơn hen phế quản rõ rệt; Với liều lượng mỗi lần dùng1 viên, ngày dùng 5 viên, có tác dụng dự phòng sự xuất hiện cơn hen trong một số trường hợp, đồng thời có tác dụng long đờm, giảm ho.
7. Tế tân: Trong thí nghiệm trên chuột lang gây co thắt khí phế quản bằng histamin hoặc acetylcholin, tinh dầu tế tân có tác dụng gây giãn cơ trơn khí phế quản. Tế tân dược dùng chữa hen. Ngày dùng 4-6g sắc uống.
8. Tía tô: Tinh dầu tía tô có tác dụng ức chế phế cầu khuẩn, trực khuẩn lao và một số chủng vi khuẩn khác. Luteolin có trong tía tô có tác dụng chống dị ứng. Hạt tía tô được dùng trị hen suyễn và ho có đờm. Ngày dùng 3-10g hạt tía tô sắc uống.
9. Tiền hồ: Trong thực nghiệm trên động vật, tiền hồ có tác dụng long đờm kéo dài 6-7 giờ sau khi cho uống. Tiền hồ được dùng chữa hen suyễn, ngực tức, khó thở, viêm phế quản, ho gà, ho đờm. Ngày dùng 10g sắc uống.
Các bài thuốc trị hen phế quản
1. Chữa hen suyễn:
Nước gừng sống, nước chanh, mỗi vị 30ml, đường phèn vừa đủ. Hâm ấm và uống cho đến khi khỏi.
2. Viên ngậm trị hen và ho:
Cao lá táo 5/1 20mg, cao cà độc dược 1mg, cao gừng 0,5mg, cao trần bì 2mg, tá dược vừa đủ làm 1 viên 0,4g. Mỗi lần ngậm 1 viên, ngày ngậm 5 viên.
3. Chữa ho suyễn, khí đoản, ngực đầy tức
a. Hạt tía tô, bán hạ, mỗi vị 10g, đương quy 8g; Cam thảo, nhục quế, mỗi vị 2g; Tiền hồ, hậu phác, lá tía tô mỗi vị 4g; Gừng tươi 2 lát, đại táo 1 quả. Sắc uống ngày một thang.
b. Hạt tía tô 10g, bạch giới tử 8g, hạt củ cải 8g, đường phèn vừa đủ. Sắc rồi cho đường vào nước sắc, uống nóng, ngày một thang.
c. Hạt tía tô, hoàng kỳ, bạch truật, mỗi vị 12g; Phòng phong 8g. Sắc uống ngày một thang.
4. Chữa hen phế quản
a. Thể hàn: Tiền hồ 10g, hạt tía tô, ngải cứu, đại táo, mỗi vị 12g, đương quy 10g, trần bì, bán hạ chế, hậu phác, quế chi, mỗi vị 8g, gừng 4g. Sắc uống ngày một thang.
b. Thể nhiệt: Tiền hồ, thiên môn, mạch môn, tang bạch bì, ô mai, bách bộ, thạch cao, mỗi vị 12g; Bán hạ chế 8g, trần bì 6g. Sắc uống Đoàn Thị Nhu (Tạp Chí Sức Khỏe Đời Sống )
|
|
|
|
  Rank:: Thành viên gắn bóNhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 06-05-2004(UTC) Bài viết: 1.458
Được cảm ơn: 6 lần trong 3 bài viết
|
Các bài thuốc dân gian chữa kiết lỵ 
| Rau má cũng được dùng để chữa kiết lỵ. | Rau sam 25 g, lá phượng vĩ 20 g, bông mã đề 15 g, rễ mơ lông 15 g. Các thứ trên cho vào nồi, đổ hai bát nước, sắc còn một bát, chia uống hai lần. Kiết lỵ là một loại bệnh đường ruột truyền nhiễm, lây lan rất nhanh, thường phát vào mùa hè và cuối mùa thu. Bệnh nhân thường có các hiện tượng đau bụng, buồn đi ngoài, có lần đi được, có lần không, đi ra chất nhầy có lẫn máu, mùi tanh hôi. Nguyên nhân gây bệnh là ăn uống không hợp vệ sinh hoặc sống trong vùng có dịch. Có thể chọn dùng các bài thuốc sau đây: - Rau má, cây nhọ nồi, hoạt thanh mỗi thứ 12 g, hoàng đằng 6 g. Đổ 500 ml nước vào các thứ trên, sắc còn 200 ml, chia hai lần uống trong ngày. - Vỏ bàng 12 g, nước 600 ml. Sắc còn 200 ml, chia 2-3 lần uống trong ngày, chữa trị đi ngoài ra máu. - Cây cúc tần 100 g thái nhỏ, sao vàng, hạ thổ, đổ 3 bát nước sắc, còn lưng bát, chia uống hai lần. - Rễ và lá phượng vĩ 30 g, rau sam 20 g, cỏ sữa 20 g. Các thứ trên cho vào nồi, đổ 300 ml nước, sắc còn 100 ml, chia hai lần uống trong ngày. - Rau sam, rau má, cỏ mực, cỏ sữa, rễ mua mỗi thứ 8 g, trà ngon 6 g, cam thảo 4 g, vỏ quýt 4 g, gừng 3 lát. Các thứ trên cho vào nồi, đổ 400 ml nước, sắc còn 200 ml, uống trong ngày. - Mơ tam thể (sao), anh túc xác, vỏ lựu bạch (sao vàng), cỏ sữa (sao vàng) mỗi thứ 12 g, hoàng đằng 20 g. Các thứ trên tán thành bột, cho uống với nước trà. (VnExpress)
|
|
|
|
  Danh hiệu: Thành viên gắn bóNhóm: Tham vấn viên Diễn đàn
Gia nhập: 26-05-2004(UTC) Bài viết: 1.234
Cảm ơn: 3 lần Được cảm ơn: 16 lần trong 11 bài viết
|
Nửa trái chanh và 3 muỗng mật ong, nước chín để nguội, 1 ít đường nếu cần thiết. Bạn đã có một loại nước uống giải khát. Còn hơn thế nữa, nếu uống đều đặn cách ngày một lần trong khoảng 2 tháng, bạn sẽ không còn thèm thuốc lá nữa.
Phương thuốc diệu kỳ và rẻ tiền. | Những bông hoa Trường sinh đã nở trong một ngày như thế. Và chú ong biết chắc rằng sẽ chẳng có ngày nào đẹp hơn thế trong suốt cuộc đời của chú... |
|
|
|
  Danh hiệu: Thành viên gắn bóNhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 07-09-2004(UTC) Bài viết: 1.200
Cảm ơn: 2 lần Được cảm ơn: 197 lần trong 122 bài viết
|
Các bài thuốc từ bưởi Nếu bị đầy bụng, ăn uống không tiêu, đau bụng, có thể lấy vỏ bưởi khô sao vàng thơm 12 g, vỏ quýt sao thơm 12 g, gừng tươi 3 lát, sắc với 300 ml nước lấy 100ml, chia làm hai lần uống trong ngày, dùng nóng. Lá bưởi tươi, vỏ quả khô và nước ép múi bưởi tươi đều có thể dùng để chữa bệnh. Lá tươi thu hái được quanh năm. Quả thu hái vào mùa thu rồi gọt lấy vỏ. Vỏ gọt càng mỏng càng tốt và đem phơi trong nắng râm cho thật khô. Lá bưởi tươi có khả năng sát khuẩn, dùng chữa cảm cúm. Vỏ quả khô chữa ăn uống không tiêu, đầy bụng, đau bụng, ho. Múi bưởi tươi ăn nhuận tràng, nước ép chữa tiêu khát (đái tháo đường), thiếu sinh tố C. Hạt bưởi chữa đau dạ dày. Một số bài thuốc: - Nếu bị cảm cúm, nhức đầu, sốt ho, sổ mũi, ngạt mũi, không ra mồ hôi, dùng các vị sau: lá bưởi 50 g, lá sả, lá hương nhu, lá tre mỗi thứ 20 g. Tất cả cho vào nồi, lấy lá chuối bịt kín miệng nồi, đun sôi 5 phút rồi đem xông. Khi xông cần chú ý rạch lá chuối từ từ cho hơi nóng bốc vừa phải. Trùm chăn kín cho người bệnh, xông trong vòng 10 phút, đến khi mồ hôi ra nhiều thì thôi và mở chăn ra từ từ. Sau đó dùng khăn mặt khô lau hết mồ hôi, tránh hướng gió lùa và đề phòng bỏng. Nhớ không được xông khi người bệnh yếu quá và khi mồ hôi ra nhiều. - Chữa viêm loét dạ dày hành tá tràng: Hạt bưởi để cả vỏ cứng 100 g rửa sạch, cho vào một cốc thủy tinh to, rót vào 200 ml nước sôi, đậy kín, ủ nóng trong 2-3 giờ. Hạt bưởi sẽ tiết ra một chất nhầy làm cho cốc nước đặc, sánh như nước cháo, gạn bỏ hạt lấy nước uống sau bữa ăn khoảng hai giờ. Mỗi ngày uống một lần. Hằng ngày làm và uống liên tục đến khi nào thấy hết đau thì thôi. Thường uống như vậy từ 5-7 ngày người bệnh sẽ thấy dễ chịu và hết đau. (Theo Sức Khỏe & Đời Sống)
|
|
|
|
  Danh hiệu: MemberNhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 05-06-2004(UTC) Bài viết: 241
|
Chúa ôi ! Sao hồi đó giờ không poste lên. LONG phải học rồi đó. Hay lắm !
| KHÔNG AI TẮM HAI LẦN TRÊN CÙNG MỘT DÒNG SÔNG |
|
|
|
  Rank:: Thành viên gắn bóNhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 06-05-2004(UTC) Bài viết: 1.458
Được cảm ơn: 6 lần trong 3 bài viết
|
Long ơi được thấy bài viết ủa Long heo rất vui đó, heo sẽ cố gắng tìm nhiều bài thuốv từ thảo dược nữa cho mọi người đây.
|
|
|
|
  Rank:: Thành viên gắn bóNhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 06-05-2004(UTC) Bài viết: 1.458
Được cảm ơn: 6 lần trong 3 bài viết
|
Hạt sen là vị thuốc bổ dưỡng có tác dụng kích thích ăn ngon, hấp thụ tốt các chất dinh dưỡng, cầm tiêu chảy, dưỡng thần, tăng khí huyết cả 12 kinh mạch, làm đen râu tóc, đẹp da, sáng mắt. Tâm sen làm dịu thần kinh giúp ngủ ngon, có tác dụng sinh tân chỉ khát, trừ nhiệt. Gương sen giúp máu dễ lưu thông, chữa băng huyết, rau thai ra chậm, trĩ ra máu. Hoa sen có tác dụng lưu thông huyết mạch, giúp da tươi nhuận, trẻ lâu, thường dùng chữa các bệnh ngoài da. Nhị sen khi phơi hoặc sấy khô gọi là liên tu, uống có tác dụng thanh tâm, ích huyết, đen râu tóc. Ngó sen giúp khử nhiệt, chỉ khát, trừ huyết xấu ở phụ nữ mới đẻ. Ăn đều ngó sen sẽ tăng sức khỏe. Lá sen làm huyết lưu thông, sinh tân chỉ khát đối với phụ nữ sau khi sinh, sức khỏe chóng hồi phục. Rễ sen chữa ứ huyết ngoài da và trong cơ thể do chấn thươngnhư hãm trà, tán bột hoặc là một vị trong các thang thuốc. (Theo Báo SK & ĐS)
|
|
|
|
  Rank:: Thành viên gắn bóNhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 06-05-2004(UTC) Bài viết: 1.458
Được cảm ơn: 6 lần trong 3 bài viết
|
Hoa phù dung cũng là vị thuốc Loại hoa đẹp sớm nở tối tàn này có ích lợi không nhỏ vì nó có tác dụng chữa một số bệnh. Theo Đông y, hoa phù dung vị cay, tính bình, có công dụng thanh nhiệt, giải độc, làm mát và cầm máu, tiêu thũng, giảm đau, thông kinh, hoạt huyết, làm hết mủ... Hoa phù dung được dùng để chữa các chứng bệnh sau: - Cảm mạo: Lấy 30 g hoa phù dung và 3 g hậu phác, sắc kỹ 2 lần, lấy 2 nước hòa đều, chia uống 3 lần trong ngày. - Viêm khớp: Dùng hoa phù dung và xích đậu mỗi thứ 15 g, nghiền nhỏ, trộn với mật ong rồi đắp lên khớp đau. - Tổn thương do chấn thương: Dùng hoa phù dung tươi giã nát đắp vào nơi tổn thương, hoặc dùng bột hoa phù dung khô trộn với giấm, rượu và nước trà thành dạng cao rồi đắp lên chỗ đau. - Viêm kết mạc: Lấy 9-30 g hoa phù dung sắc uống. - Chắp và lẹo mắt: Dùng hoa phù dung tươi và bạc hà tươi, mỗi thứ 3 g, rửa sạch, giã nát rồi đắp lên chỗ chắp hoặc lẹo, mỗi ngày 2-3 lần. - Mắt sưng đau do chấn thương: Dùng một nắm hoa phù dung và 6 g sinh địa nghiền nát, trộn với sữa người rồi đắp lên mắt bị bệnh. - Zona, vết thương do ong đốt, rắn độc và côn trùng cắn: Dùng hoa phù dung phơi khô trong bóng râm, tán bột, trộn với dầu vừng rồi bôi vào vết thương. - Mụn nhọt, đinh độc, hậu bối, chín mé: Dùng hoa phù dung sấy khô tán bột, trộn với vaseline thành cao mềm tỷ lệ 1/4, rồi đắp lên tổn thương, thay thuốc hằng ngày hoặc cách ngày. BS Đức Hoàng (Tạp chí Sức Khỏe & Đời Sống)
|
|
|
|
  Rank:: Thành viên gắn bóNhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 06-05-2004(UTC) Bài viết: 1.458
Được cảm ơn: 6 lần trong 3 bài viết
|
Phòng và chữa bệnh nước ăn chân Lấy 10 lá trầu không đun sôi với nửa lít nước, để nguội, cho một cục phèn chua to bằng đầu ngón tay cái, đánh tan. Dùng nước này rửa kỹ các kẽ ngón chân bị loét ngứa. Sau đó, có thể kết hợp bôi thêm các loại thuốc mỡ sát khuẩn. Về mùa mưa lũ, nhiều địa phương bị ngập nước kéo dài, có nơi ra khỏi nhà là phải lội nước, lại là nước bẩn... nên có thể gặp nhiều bệnh tật, trong đó có "nước ăn chân". Bệnh thường xuất hiện mấy ngày sau khi bị ngập và rất phổ biến. Muốn đề phòng "nước ăn chân", cần chú ý giữ chân sạch, nhất là các kẽ ngón chân là nơi thường ẩm và bẩn, rất thuận lợi cho bệnh phát triển. Sau khi lội nước bẩn, phải rửa chân kỹ bằng nước sạch, rồi lau khô bằng khăn sạch, đặc biệt chú ý các kẽ ngón chân. Khi thấy các kẽ ngón chớm bị ngứa đỏ, không nên gãi nhiều, móng tay sắc và bẩn có thể làm sây sát chỗ ngứa, gây nhiễm khuẩn khó chữa thêm. Có thể nấu ngay một số lá ngâm rửa chân để đỡ ngứa và ngăn chặn bệnh phát triển, như: - Nấu nước lá lốt xông chân, rồi ngâm rửa chân. - Nấu nước kim ngân đặc rửa chân. - Lấy búp ổi (hoặc lá mướp già) giã với muối, xát nhẹ vào chỗ ngứa, ngày 2-3 lần. Một số bài thuốc dân gian khác: - Lấy lá trầu không, vò nát, xát vào các kẽ ngón chân, hoặc lấy nước vắt ở lá trầu bôi vào các kẽ ngón chân, các nốt loét ngứa sẽ khỏi nhanh. Nhiều tài liệu nghiên cứu cũng đã xác nhận trong lá trầu có chất kháng sinh có tác dụng diệt nhiều loại vi khuẩn và nấm, nên đã dùng nước lá trầu làm thuốc sát khuẩn rửa vết thương, chữa bỏng và lở loét đạt kết quả tốt. - Lấy 20 g phèn chua, 100 g hoàng đằng. Để phèn chua lên một mảnh sắt, đun cho phèn chảy ra rồi trắng khô, đem ra tán thành bột. Hoàng đằng cũng thái nhỏ, tán thành bột. Trộn lẫn 2 thứ, để vào lọ sạch, nút kín. Khi bị "nước ăn chân", lấy bột này rắc vào các kẽ ngón bị ngứa loét. BS Hương Liên (Sức Khỏe & Đời Sống)
|
|
|
|
  Rank:: Thành viên gắn bóNhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 06-05-2004(UTC) Bài viết: 1.458
Được cảm ơn: 6 lần trong 3 bài viết
|
Cây ké hoa đào làm thuốc Để chữa viêm tuyến vú, lấy ké hoa đào, lá sài đất, lá bồ công anh các thứ lượng bằng nhau; giã nát, băng đắp tại chỗ sưng đau. Ké hoa đào còn có tên là ké hoa đỏ, thổ đỗ trọng, hồng hài nhi, dã mai hoa, dã miên hoa, dã đào hoa... Đây là loại cây nhỏ, có thể cao đến 1 m, cành phân nhiều nhánh, toàn thân có lông mềm. Lá mọc so le, phía dưới gần như hình tròn hoặc hình tim, phía trên hình bầu dục, chia thùy nông, có răng cưa. Hoa mọc ở kẽ lá, có màu hồng. Quả hình cầu dẹt, có gai. Cây thuốc này thường mọc hoang dã ở nhiều nơi, được dùng rễ và toàn cây làm thuốc. Một số bài thuốc Nam thường dùng: - Chữa viêm họng: Ké hoa đào 40 g, củ rẻ quạt 10 g, kim ngân hoa 20 g, bồ công anh 12 g, cam thảo dây 10 g. Sắc uống ngày 1 thang. - Chữa lỵ: Ké hoa đào 30 g, lá mơ lông 20 g, rau sam 20 g, cam thảo dây 10 g. Sắc uống ngày 1 thang. - Chữa bạch đới: Rễ ké hoa đào 20 g, rễ củ gai 20 g, lá bấn (xích đồng nam hoặc bạch đồng nữ) 20 g, cam thảo dây 10 g. Sắc uống ngày 1 thang. - Chữa bướu cổ đơn thuần: Ké hoa đào 30 g, ké đầu ngựa 20 g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 2-3 lần. - Chữa thương đụng dập: Ké hoa đào lượng vừa đủ, giã nát, băng đắp tại chỗ sưng đau. - Chữa rắn cắn: Lá ké hoa đào lượng vừa đủ, nhai nát, băng đắp tại chỗ sưng đau. BS. Quang Minh, (Sức Khỏe & Đời Sống)
|
|
|
|
  Rank:: Thành viên gắn bóNhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 06-05-2004(UTC) Bài viết: 1.458
Được cảm ơn: 6 lần trong 3 bài viết
|
Đỗ trọng - một loại thuốc quý  Cây đỗ trọng tại vườn thuốc Nam Trung tâm y tế huyện Tuy Phước - Bình Định
| Đỗ trọng có tên khoa học là Eucommiaulmoides Oliv., thuộc họ Eucommiaceae, là loại cây gỗ, có thể cao 10-20m. Lá cây đỗ trọng luôn luôn xanh tươi; Lá mọc so le, hình trứng, rộng, đầu lá nhọn, mép có khía răng cưa.
Đỗ trọng có đặc điểm là khi bẻ một mảnh vỏ hoặc mẩu lá sẽ thấy những sợi trắng như tơ. Hoa đỗ trọng màu đỏ tươi, nhìn xa trông giống hoa đồng tiền, xoay tròn rất đẹp.
Đỗ trọng là vị thuốc Nam rất quý, đa số các thang thuốc đều có đỗ trọng. Cây đỗ trọng chịu khí hậu ôn hòa, đất xốp có nhiều mùn, tuy nhiên cây vẫn phát triển tốt ở vùng núi các tỉnh phía Bắc, Tây Nguyên và vùng đất pha cát ven biển miền Trung nước ta.
Bộ phận dùng làm thuốc: là vỏ phơi hay sấy khô của cây. Đỗ trọng trồng sau 10 năm thì thu được vỏ. Người ta trồng đỗ trọng bằng hạt hoặc chiết cành tươi, đoạn có rễ. Khi thu hoạch vỏ, chỉ nên lấy 1/3 vòng thân cây và chừa lại ít vỏ để thân cây tiếp tục phát triển, cứ như thế thu hoạch vỏ theo kiểu cuốn chiếu. Vỏ lấy xong luộc đun sôi, ép cho hết nhựa rồi ủ và sấy khô.
Lớp vỏ đỗ trọng có chứa nhựa gutta percha, là một chất dẻo rất bền (được dùng trong công nghiệp điện ngầm dưới biển nhờ có tính cách điện trong nước); ngoài ra còn có tanin, ít tinh dầu, chất béo vô cơ, các glucozid iridoide; aucubin, cucomiol và cucomiozit. Do chứa iridoidi nên sau khi phơi hoặc sấy khô vỏ đỗ trọng có màu đen tím.
Đỗ trọng vị ngọt, cay, ấm vào can thận; có tác dụng bổ gan, thận, mạnh gân cốt, dưỡng huyết, ấm tử cung, an thai. Dùng chữa đau lưng, nhức mỏi xương khớp, chấn thương khớp và cao huyết áp.
Liều lượng: ngày dùng 5-12g dưới dạng thuốc sắc, cao lỏng, cũng có thể ngâm rượu uống.
Bài thuốc chữa thận yếu, đau lưng, mỏi gối, liệt dương gồm: đỗ trọng, ngưu tất, tục đoạn, đương quy, thục địa, ba kích, cẩu tích, cốt toái bổ, mạch môn, hoài sơn, mỗi vị 12g sắc uống hoặc sao khô tán bột mịn, trộn với mật ong vò thành viên uống 15-20g/ngày. Đỗ trọng cũng là vị thuốc không thể thiếu trong đơn thuốc Đông y điều trị cao huyết áp, ngâm rượu hoặc sắc uống. Đỗ trọng còn có tác dụng làm mạnh sự co bóp cơ tim và các cơ bắp. BS. Trang Xuân Chi (Tạp chí Sức Khỏe & Đời Sống)
|
|
|
|
  Rank:: Thành viên gắn bóNhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 06-05-2004(UTC) Bài viết: 1.458
Được cảm ơn: 6 lần trong 3 bài viết
|
Đông y điều trị bệnh khớp ở người cao tuổi  | Độc hoạt | Rất nhiều người cao tuổi thường than phiền bị đau khớp. Các khớp ít khi sưng nóng đỏ như hồi trẻ mà thường đau âm ỉ, nằng nặng, mỏi mệt, ngồi xuống khó đứng dậy. Các vùng khớp hay đau là thắt lưng, khớp gối, khớp vai, cổ gáy. Tình trạng đau nhức khiến chất lượng sống của người cao tuổi giảm sút đáng kể, hạn chế việc tham gia các hoạt động cộng đồng, kéo theo những rối loạn khác về thể chất và tâm lý.
Nguyên nhân của các chứng đau khớp
Theo y học hiện đại, có thể do các bệnh sau gây nên:
- Viêm khớp dạng thấp: Thường không biểu hiện đầy đủ các triệu chứng điển hình như người trẻ, chỉ hay gặp cứng khớp vào buổi sáng, đau di chuyển các khớp, nữ bị nhiều hơn nam.
- Goute: Bệnh ngày càng gặp nhiều ở người cao tuổi. Biểu hiện là sưng - nóng - đỏ khớp, nhất là ở mắt cá chân và ngón chân cái. Bệnh sinh ra do sự ứ đọng acid uric trong cơ thể, lắng đọng vào khớp gây nên. Bình thường, chất đạm động vật sau khi ăn vào sẽ được chuyển hóa thành nhiều sản phẩm khác, trong đó có acid uric, rồi thải ra ngoài qua thận. Khi thận bị suy yếu hoặc lượng đạm ăn vào quá nhiều làm thận không đào thải kịp, acid uric ứ lại trong cơ thể và gây ra bệnh.
- Thoái hóa khớp: Thường do các vi chấn thương tích lũy suốt thời gian dài, cho đến tuổi già mới biểu hiện ra. Nguyên nhân gây các vi chấn thương này có thể do lao động, thói quen sinh hoạt, thể thao. Các khớp thường bị thoái hóa là khớp gối, cột sống thắt lưng. Biểu hiện thường đau khi vận động, lúc nghỉ thì đau giảm đi.
- Loãng xương: Thường gây đau âm ỉ, đau mỏi nhiều ở vùng thắt lưng. Loãng xương nặng có thể gây lún xẹp đốt sống, gãy xương...
- Một số triệu chứng khác như cảm giác nặng nề, mệt mỏi, đau mơ hồ, thường do các nguyên nhân khác ngoài khớp gây ra như: suy van tĩnh mạch sâu, trầm cảm, suy dinh dưỡng ở người cao tuổiø...
Theo y học cổ truyền, đau khớp thường do các nguyên nhân sau:  | Đỗ trọng | - Do can thận hư: Can chủ cân, thận chủ cốt; Người cao tuổi can thận hư tổn nên gân cốt cũng suy yếu làm đau lưng mỏi gối. Đây là nguyên nhân cơ bản nhất để phân biệt đau khớp ở người trẻ với người cao tuổi.
- Khí huyết hư: Người cao tuổi tỳ suy yếu, ăn uống kém nên khí huyết suy hư. Khí huyết hư nên người hay mệt mỏi, chậm chạp.
- Do phong hàn thấp: Cơ thể suy nhược nên các khí phong hàn thấp dễ xâm nhập vào kinh mạch gây bệnh.
Điều trị
Vấn đề điều trị các chứng đau khớp ở người cao tuổi bằng y học hiện đại hiện vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn, do ở người cao tuổi khả năng chuyển hóa thuốc kém, dễ sinh các tai biến như: loét dạ dày, chảy máu tiêu hóa, suy thận, suy gan, dị ứng thuốc. Do vậy, với người cao tuổi, xu hướng điều trị đau khớp hiện nay là nên dùng các biện pháp điều trị không dùng thuốc mà dùng các thuốc thảo mộc.
Các biện pháp không dùng thuốc
- Ăn uống điều độ, giảm cân, giữ cân nặng ở mức hợp lý để giữ cho các khớp không phải chịu một sức nặng quá mức, sẽ có tác dụng làm giảm đau nhiều. Ăn nhiều các sản phẩm từ đậu nành cũng giúp phòng chống loãng xương và tốt cho hệ tim mạch. Ăn ít chất đạm, nhiều chất xơ và rau tươi sẽ làm thuyên giảm bệnh Goute.
- Tập thể dục nhẹ nhàng, vừa sức giúp cho khí huyết lưu thông sẽ làm thuyên giảm các chứng đau khớp; Nhưng tránh tập quá sức vì có thể gây tổn thương gân cốt.
- Nếu đau nhiều, nên kết hợp châm cứu, châm laser, xoa bóp... tại các cơ sở y học cổ truyền.
Biện pháp dùng thuốc
Trong y học cổ truyền, có một bài thuốc rất nổi tiếng để trị các chứng đau nhức khớp ở người cao tuổi, vừa có tác dụng trị đau nhức, làm thông kinh lạc, vừa có tác dụng bổ can thận, bổ khí huyết; Đó là bài thuốc “Độc hoạt tang ký sinh”. Hầu hết các thuốc chữa đau khớp cho người cao tuổi hiện có bán trên thị trường đều có nguồn gốc từ bài thuốc này.
- Thành phần: Độc hoạt 12g, Tang ký sinh 24g, Phòng phong 12g, Bạch thược 16g, Đỗ trọng 12g, Phục linh 12g, Tế tân 6g, Xuyên khung 10g, Ngưu tất 12g, Cam thảo 4g, Tần giao 8g, Đương quy 12g, Địa hoàng 16g, Đảng sâm 16g, Quế tâm 4g.
- Tác dụng: Trừ phong thấp, giảm đau, dưỡng can thận, bổ khí huyết.
- Cách dùng: Sắc uống ngày 1 thang, chia làm 2 lần uống. Q.T.Dân (Tạp chí Sức Khỏe & Đời Sống)
|
|
|
|
  Rank:: Thành viên gắn bóNhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 06-05-2004(UTC) Bài viết: 1.458
Được cảm ơn: 6 lần trong 3 bài viết
|
Hành, vị thuốc ngày thường Là gia vị dùng nhiều trong nấu nướng, hành cũng là vị thuốc đơn giản chữa một số bệnh. Xin giới thiệu hai bài thuốc chữa cảm và mụn từ cây hành. Hành còn có tên là: hành hoa, hành tăm, thông bạch; hóm bùa (Thái). Cách trồng: bằng dò (củ) nơi đất mùn nhiều màu, ẩm ướt và trồng quanh năm. Bộ phận dùng: lá và củ. Thu hái, chế biến: quanh năm, dùng tươi hay khô đều được. Công dụng: dùng làm thuốc ra mồ hôi, lợi tiểu, chữa các chứng cảm sốt nhức đầu. Liều dùng: 30-60g.
Bài thuốc ứng dụng:
Bài 1: Chữa cảm mạo nhức đầu, ngạt mũi, ho... Hành tươi: 20g; Gừng tươi: 5g; Lá tía tô: 10g. Hành và tía tô thái nhỏ, gừng giã nát cho vào cháo nóng, ăn xong đắp chăn cho ra mồ hôi. Ngày ăn hai lần.
Bài 2: Chữa mụn nhọt Hành tươi giã nát (không kể liều lượng) trộn với muối đắp lên mụn nhọt, hễ ngòi vỡ ra thì dùng rượu hoặc nước muối rửa sạch, rút ngòi ra. Theo tài liệu của Vụ y học Cổ truyền (Bộ Y tế)
|
|
|
|
  Rank:: Thành viên gắn bóNhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 06-05-2004(UTC) Bài viết: 1.458
Được cảm ơn: 6 lần trong 3 bài viết
|
Chữa nếp nhăn bằng cây mướp Phụ nữ trung niên có thể xóa dần các nếp nhăn trên da mặt bằng cách kiên trì dùng nhựa cây mướp bôi liên tục trong nhiều ngày. Đây là sáng tạo của một phụ nữ Nhật Bản. Bà đã áp dụng nó trong mấy chục năm liền và có làn da căng ngay cả ở tuổi 80. Cách lấy nhựa mướp: Cắt đứt một dây trên thân cây mướp, cách mặt đất 60 cm, uốn cong đầu cắt đó cho chúc xuống dưới rồi nhét vào một lọ thủy tinh dung tích khoảng 1,8 lít. Đậy kín miệng lọ để nước mưa hoặc sâu bọ không lọt vào trong. Chôn nửa thân lọ xuống đất. Có thể cắt các dây trên thân cây mướp để lấy nhựa khi mướp đã tàn, hết quả. Trước đó, cần chú ý tưới nhiều nước vào gốc cây để nhựa có thể chảy đầy lọ chỉ sau 1 đêm. Khi sử dụng, nên thêm vào nhựa mướp một chút rượu cồn, glycerin và axit boric. Điều này giúp tăng cường nhuận hoạt da, sát khuẩn và tiêu độc. 2 phương pháp phòng chữa nếp nhăn khác: Thường xuyên ăn da lợn hoặc các loại da động vật khác: Các nếp nhăn trên da mặt xuất hiện khi mô ở đây thiếu collagen, làm giảm khả năng tích trữ nước của tế bào. Da động vật (vốn chứa nhiều collagen) nếu được dùng thường xuyên sẽ giúp cải thiện khả năng tích trữ nước của các tổ chức và tế bào, làm giảm bớt nếp nhăn trên da mặt. Ngoài ra, việc ăn da động vật còn có tác dụng bổ tinh, tích huyết, nhuận mượt đầu tóc, làm chậm quá trình suy lão. Thường xuyên ăn món hầm chân giò lợn: Phương pháp này giúp da tăng tính đàn hồi và trở nên mịn màng hơn. BS. Nông Thúy Ngọc (Theo Nông Nghiệp Việt Nam)
|
|
|
|
  Rank:: Thành viên gắn bóNhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 06-05-2004(UTC) Bài viết: 1.458
Được cảm ơn: 6 lần trong 3 bài viết
|
Chữa viêm khớp dạng thấp bằng thuốc Nam Bồ kết 1 phần, muối ăn 2 phần, giã nát, sao nóng, dùng vải xanh gói lại chườm chỗ đau, khi lạnh lại thay, sẽ hết đau ngay. Một số bài thuốc đơn giản trong dân gian: - Dây đau xương sao vàng, hạ thổ, sắc uống mỗi ngày 15-20 g. Cây thuốc này có thể thu hái hoặc mua tại các hàng thuốc Nam. - Đẳng sâm, sắc uống mỗi ngày 15-20 g. Vị này có thể mua tại các hàng thuốc Bắc. Danh y Tuệ Tĩnh trong tác phẩm Nam dược thần hiệu cũng giới thiệu một số bài thuốc sau: - Ý dĩ nhân, nấu cháo ăn lâu dài. - Giấm tốt lâu năm một bát, hành củ 3 lạng giã nát, nấu lẫn cho sôi rồi gói vào vải, chườm nóng chỗ đau. - Hạt cải tán bột, hòa với lòng trắng trứng gà mà bôi, ngoài lấy lụa bọc lại, ngày thay một lần. - Lá ngải cứu, hành cả rễ, gừng bỏ vỏ. Cả 3 thứ lượng đều nhau, giã nát, tẩm rượu xào nóng đắp chỗ đau, lấy lá thầu dầu đắp ngoài mà buộc lại, ngày thay 5-6 lần đến lành thì thôi. - Quả ké đầu ngựa 2 lạng, giã nát, mỗi lần dùng 2-3 đồng cân (8-12 g) sắc uống khi hơi đói. Kỵ ăn thịt lợn. - Kim ngân hoa cả lá, trộn với rượu, xào nóng, đắp vào chỗ đau (VnExpress)
|
|
|
|
  Rank:: Thành viên gắn bóNhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 06-05-2004(UTC) Bài viết: 1.458
Được cảm ơn: 6 lần trong 3 bài viết
|
Dinh dưỡng từ củ dền Hãy mang củ dền vào thực đơn gia đình bạn, rất hữu ích trong chế độ giảm cân. - Ít calori: Với 37 kcal/100g và 86% nước, năng lượng được cung cấp thật khiêm tốn. Khi trộn salad củ dền hãy thay thế dầu bằng nước chanh. - Dễ tiêu: Thường được dùng chín, củ dền nhiều chất xơ êm dịu cho ruột, trợ giúp chuyển hóa ở ruột. Hơn nữa, nó cung cấp một lượng potassium lớn (330 mg/100g) nên có tác dụng lợi niệu đáng kể. - Chống stress: Uống hằng ngày một ly nước ép củ dền sẽ bù đắp được nhu cầu về vitamin B9 và magneeium, có hiệu năng kích hoạt. Củ dền là liệu pháp của những người mệt mỏi và bị stress. Vitamin B9 hay acid folic cũng tác động đến sự tái tạo của các tế bào, nên được khuyên dùng cho các phụ nữ mang thai. (Thanh Niên)
|
|
|
|
  Danh hiệu: MemberNhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 10-05-2004(UTC) Bài viết: 296
|
Cảm ơn các bài viết về thuốc khá gần gũi của heo, heo kiếm thêm các bài viết àny cho mọi người nhé. Cảm ơn heo nhiều.
|
|
|
|
  Rank:: Thành viên gắn bóNhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 06-05-2004(UTC) Bài viết: 1.458
Được cảm ơn: 6 lần trong 3 bài viết
|
Cây hoa hiên chữa bệnh  | Cây hoa hiên. | Loại cây thảo sống lâu năm này còn có tên là hoàng hoa thái, kim châm thái, nghi nam hoa.... Dân gian hay dùng lá và hoa hiên nấu canh ăn, dùng lá, rễ và nụ làm thuốc. Hoa hiên vị ngọt, tính mát, giúp thanh nhiệt, tiêu đờm, cầm máu, thông sữa, an thai, lợi tiểu, sáng mắt. Một số bài thuốc Nam thường dùng: - Vàng da: Rễ củ hoa hiên 15 g giã nhỏ, vắt lấy nước cốt uống. - Vàng da do viêm gan virus: Rễ hoa hiên 15 g, cam thảo nam 10 g, răng cưa 20 g, dành dành 12 g, rau má 20 g. Sắc uống ngày một thang. - Chữa động thai: Ăn canh hoa hiên và uống nước sắc rễ củ gai 30 g.
- Kinh nguyệt không đều: Hoa hiên 15 g, ích mẫu thảo 12 g, ngải cứu 12 g, rễ củ gai 20 g. Sắc uống ngày một thang. - Đái buốt, đái rắt: Rễ hoa hiên 15 g, mã đề 12 g, râu ngô 12 g. Sắc uống ngày một thang. - Tắc tia sữa: Hoa hiên 12 g, bồ công anh 40 g. Sắc uống ngày một thang.
- Bốc hỏa ở phụ nữ mãn kinh: Hoa hiên 10 g, lá dâu 20 g. Nấu canh ăn hằng ngày.
- Mất ngủ: Hoa hiên 12 g, lá dâu tằm 20 g, lá vông nem 10 g. Nấu canh ăn hằng ngày. Hoặc: đem hoa hiên phơi khô trong râm, sao qua lửa, hằng ngày hãm uống thay chè.
Chú ý: Không dùng hoa hiên để ăn sống vì sẽ bị ngộ độc. Quách Tuấn Vinh (Sức Khỏe & Đời Sống)
|
|
|
|
Di chuyển
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.
|