Trang chủ HIV  |  Web Link  |  Giới thiệu |  Liên hệ  |  English 
hiv logo

Thông báo

Icon
Error

Đăng nhập


Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to last unread
Offline haycolentoioi01  
#1 Đã gửi : 03/11/2007 lúc 03:31:09(UTC)
haycolentoioi01

Danh hiệu: Thành viên gắn bó

Nhóm: Hội viên Câu lạc bộ ARV
Gia nhập: 28-05-2007(UTC)
Bài viết: 2.775
Đến từ: Nơi cao

Cảm ơn: 161 lần
Được cảm ơn: 415 lần trong 245 bài viết
<table id="CContainer" cellspacing="0" cellpadding="0" width="100%" border="0"> <tbody> <tr> <td class="Time"> <table cellspacing="0" cellpadding="0" width="100%" border="0"> <tbody> <tr> <td class="Time">Thứ sáu, 2/11/2007, 10:05 GMT+7</td> <td width="1"><a onclick="return PrintSubject(1000324770)" href=""><img height="18" alt="Bản để in" src="http://www.vnexpress.net/Images/ic-print.gif" width="32" border="0" /></a></td> <td width="1"><a onclick="return EmailSubject(1000324770)" href=""><img height="18" alt="Gửi cho bạn bè" src="http://www.vnexpress.net/Images/ic-email.gif" width="32" border="0" /></a></td></tr></tbody></table></td></tr> <tr> <td> <p class="Title">Dịch tiêu chảy bùng phát nguy hiểm chưa từng có&nbsp;</p> <p class="Lead">"Trước kia Việt Nam mới chỉ có các dịch tiêu chảy lẻ tẻ và là những loại bệnh khác. Cho đến nay chưa có dịch tiêu chảy cấp nguy hiểm lớn thế này xảy ra", ông Nguyễn Quang Thuận, Giám đốc Trung tâm Truyền thông, Bộ Y tế, cho VnExpress biết tối qua.<br />&gt; <a class="Lead" href="http://www.vnexpress.net/Vietnam/Doi-song/2007/11/3B9FBEC0/">Bộ Y tế ban hành phác đồ điều trị bệnh tả</a> /<a class="Lead" href="http://www.vnexpress.net/Vietnam/Doi-song/2007/11/3B9FBE4A/">Bệnh nhân tiêu chảy cấp tăng từng giờ</a>&nbsp;/<a class="Lead" href="http://www.vnexpress.net/Vietnam/Doi-song/2007/10/3B9FBD64/">Phát dịch tiêu chảy cấp ở Hà Nội</a>&nbsp;/<a class="Lead" href="http://www.vnexpress.net/Vietnam/Doi-song/2007/11/3B9FBE2D/">Một số dạng tiêu chảy cấp và cách xử trí</a></p> <p class="Normal">Đến hết ngày 1/11, đã có khoảng 200 bệnh nhân tiêu chảy cấp vào các bệnh viện. Bộ Y tế ghi nhận 36 ca "tiêu chảy cấp nguy hiểm". </p><strong><font color="#4f4f4f"></font></strong> <table cellspacing="0" cellpadding="3" width="1" align="center" border="0"> <tbody> <tr> <td><strong><font color="#4f4f4f"><img height="258" src="http://www.vnexpress.net/Vietnam/Doi-song/2007/11/3B9FBEA2/benhnhan3.jpg" width="200" border="1" /></font></strong></td></tr> <tr> <td class="Image">Bệnh nhân nằm kín các giường tại Viện Các bệnh truyền nhiễm và Nhiệt đới quốc gia (Hà Nội). Ảnh: <em>Thanh Nhàn</em></td></tr></tbody></table> <p class="Normal">Tại Hà Nội, bệnh xuất hiện ở 12 trên 14 quận huyện (trừ Sóc Sơn và Đông Anh), tăng nhiều nhất là ở Hoàng Mai và Thanh Trì. Cục trưởng Cục Y tế dự phòng Nguyễn Huy Nga cho rằng, ngoại thành Hà Nội là nơi dễ phát tán dịch hơn do nước máy chưa bảo đảm an toàn. Cục đã yêu cầu các nhà máy nước tăng cường clo để bảo đảm tiệt trùng.</p> <table cellspacing="0" cellpadding="3" width="178" align="left" bgcolor="#efefef" border="0"> <tbody> <tr> <td> <p class="Normal"><strong>Nhận diện bệnh với các triệu chứng:</strong></p> <p class="Normal">- <font color="#000000">N</font><font color="#4f4f4f"><font color="#000000">gay từ lần đầu tiên đi ngoài đã là dạng "tháo cống", toàn nước trắng đục.<br /></font></font><font color="#4f4f4f"><strong>-</strong>&nbsp;</font>&nbsp;Ít khi đau bụng.<br />- Thường không sốt, thậm chí có thể lạnh. <br />- Hầu hết các ca bệnh đều có nôn.</p></td></tr></tbody></table> <p class="Normal">Tại Hải Phòng, bệnh đã có mặt ở 4 quận huyện là Lê Chân, Hồng Bàng, Ngô Quyền và Kiến Thụy; riêng hôm qua đã phát hiện thêm 4 ca tiêu chảy cấp nguy hiểm.</p> <p class="Normal">Ông Nguyễn Quang Thuận cho biết hiện Bộ Y tế chưa công bố dịch trên toàn quốc. Dịch mới chỉ tập trung ở 5 tỉnh phía Bắc là Hà Nội, Hà Tây, Vĩnh Phúc, Hải Phòng và Hưng Yên, tuy nhiên Bộ cũng có biện pháp phòng ngừa ở một số tỉnh lân cận các tỉnh này. </p><font color="#4f4f4f"><strong> <p class="Normal">Cũng trong chiều qua (1/11), Bộ Y tế đã ban hành hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh tả.</strong></font> Theo đó, bệnh do vi khuẩn hình phẩy Vibrio cholerae gây ra. Biểu hiện là tiêu chảy liên tục với khối lượng lớn, phân toàn nước trắng đục như nước vo gạo, thường không sốt, ít đau bụng. Nguyên tắc điều trị là bồi phụ nước, điện giải và dùng kháng sinh.</p> <p class="Normal">Cũng theo các chuyên gia, hiện nay theo xét nghiệm, chưa phát hiện trường hợp nào lây từ nguồn nước, mà chỉ là từ thực phẩm. Từ các ca bệnh hiện nay, các chuyên gia đã phân lập được khoảng 40 chủng vi khuẩn hình phẩy, trong đó có nhiều loại đã biến đổi. Chúng đã kháng với hầu hết kháng sinh cũ nhưng vẫn bị tiêu diệt nếu dùng các kháng sinh mới.</p> <p class="Normal"><strong><font color="#4f4f4f">Chiều 1/11, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã làm việc với Bộ Y tế, Bộ Thông tin truyền thông, UBND thành phố Hà Nội về phòng chống dịch tiêu chảy cấp.</font></strong> Thủ tướng nhấn mạnh đây là căn bệnh hết sức nguy hiểm và yêu cầu không để lan rộng, đồng thời đồng ý viện phí cho các bệnh nhân "tiêu chảy cấp nguy hiểm".</p> <p class="Normal">Hiện nay, Sở Y tế Hà Nội đã chuẩn bị 11 tấn hóa chất khử trùng Cloramin B, huy động 1.700 sinh viên, tình nguyện viên tham gia kiểm tra, tuyên truyền về dịch tiêu chảy cấp. UBND thành phố cũng lập ban đặc nhiệm phòng chống bệnh này. </p> <table cellspacing="0" cellpadding="3" width="413" align="center" bgcolor="#ddeeff" border="0"> <tbody> <tr> <td class="Normal"><strong><font color="#4f4f4f">'Dịch tiêu chảy cấp có nguy cơ lan rộng',</font></strong> Thứ trưởng Bộ Y tế Trịnh Quân Huấn khẳng định với <em>VnExpress</em> sáng nay. Ông cho biết nếu bùng phát thành dịch lớn thì Việt Nam có đủ phương tiện vật chất để đối phó, cái đáng lo nhất là tập quán ăn uống mất vệ sinh. Bộ Y tế đã cử 30 đoàn công tác đi kiểm tra việc phòng chống dịch tiêu chảy cấp và vệ sinh an toàn thực phẩm ở tất cả các tỉnh miền Bắc, nhất là với các tỉnh lũ lụt, đồng thời liên tục tập huấn về phòng chữa tiêu chảy cấp cho cán bộ y tế. Bộ cũng đã hoàn thiện phác đồ điều trị, chuẩn bị thuốc men, hóa chất và các phương tiện khác.</td></tr></tbody></table> <p class="Normal" align="right"><strong>Hải Hà - Minh Thuỳ</strong></p></td></tr></tbody></table>
Dù rằng đời lắm thăng trầm đường dài phía trước,và lối đi về ghập ghềnh ai biết.Cùng hát vang lên cho xua đi bao nỗi buồn và cùng thắp lên niềm vui!
CD4: T09/2009 = 581.
CD4: T 3/2010 = 563. OX = 363
CD4: T 9/2010 - 811. OX = 473
CD4: T 5/2011:= 737
CD4: T 3/2012 = 850 .OX = 631
CD4: T8/2014 = 730. OX (T/2/2014) = 580
UserPostedImage
Quảng cáo
Offline haycolentoioi01  
#2 Đã gửi : 03/11/2007 lúc 03:36:23(UTC)
haycolentoioi01

Danh hiệu: Thành viên gắn bó

Nhóm: Hội viên Câu lạc bộ ARV
Gia nhập: 28-05-2007(UTC)
Bài viết: 2.775
Đến từ: Nơi cao

Cảm ơn: 161 lần
Được cảm ơn: 415 lần trong 245 bài viết
Thứ sáu, 2/11/2007, 10:33 GMT+7 Bản để in Gửi cho bạn bè

Bộ Y tế ban hành phác đồ điều trị bệnh tả

Vi khuẩn gây bệnh tả. Ảnh: Buddycom.

Hai ngày sau khi công bố dịch tiêu chảy cấp, chiều qua Bộ Y tế đã ban hành phác đồ điều trị bệnh tả, với những triệu chứng như tiêu chảy liên tục có khi hàng chục lít một ngày; phân toàn nước, trắng đục như nước vo gạo...

Bệnh tả do vi khuẩn hình dấu phẩy Vibrio cholerae gây ra, gây mất nước và điện giải trầm trọng, dẫn đến sốc nặng và tử vong nếu không được điều trị kịp thời. Tả từng gây các đại dịch làm chết hàng triệu người, đến nay vẫn còn xảy ra dịch ở châu Phi và một số nước châu Á. Ở Việt Nam vẫn có các trường hợp tản phát, thường vào mùa hè ở các tỉnh ven biển.

Phẩy khuẩn tả có thể tồn tại nhiều năm trong các động vật thân mềm vùng ven biển, dễ bị tiêu diệt bởi nhiệt độ và các chất diệt khuẩn thông thường. Thời gian ủ bệnh từ vài giờ đến 5 ngày.

Triệu chứng

Biểu hiện ban đầu là sôi bụng, đầy bụng, tiêu chảy vài lần. Sau đó, bệnh nhân tiêu chảy liên tục rất nhiều lần với khối lượng lớn, có khi hàng chục lít một ngày. Phân tả toàn nước, màu trắng lờ đục như nước vo gạo, không có nhầy máu.

Bệnh nhân nôn rất dễ dàng (lúc đầu ra thức ăn, sau toàn nước), thường không sốt, ít khi đau bụng. Do mất nước và điện giải, người bệnh mệt lả, bị chuột rút.

Bệnh tả có 4 thể:

- Thể không có triệu chứng;
- Thể nhẹ giống tiêu chảy thường;
- Điển hình nhất là thể cấp tính như miêu tả ở trên;
- Thể tối cấp (diễn biến nhanh chóng, bí tiểu, suy kiệt nhanh chóng sau vài giờ và tử vong).

Ở trẻ em, thường bệnh ở thể nhẹ giống như tiêu chảy thường, có nôn, thường sốt nhẹ.

Điều trị

Nguyên tắc là cách ly bệnh nhân, bồi phụ nước và điện giải, dùng kháng sinh để diệt vi khuẩn. Không được dùng các thuốc làm giảm đi cầu.

Các ca bệnh nặng, không đo được mạch và huyết áp thì phải cấp cứu tại chỗ, nếu chuyển tuyến quá xa thì tiên lượng càng nặng thêm.

Bệnh nhân được ra viện khi hết tiêu chảy, tình trạng lâm sàng ổn định, kết quả xét nghiệm cấy phân 3 lần đều không có khuẩn tả (thường sau khi ổn định về lâm sàng khoảng 1 tuần).

Phòng bệnh

Cách ly bệnh nhân ở buồng riêng. Xử lý phân và chất thải bằng cloramin B 10% theo tỷ lệ 1/1 hoặc vôi bột.

Khử khuẩn quần áo, chăn màn, dụng cụ, phương tiện chuyên chở bệnh nhân bằng dung dịch cloramin B 1-2%, nước Javen 1-2% hoặc nước sôi.

Điều trị dự phòng cho những người tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân bằng kháng sinh.

Các biện pháp dự phòng chung: Vệ sinh môi trường, đảm bảo cung cấp nước sạch. Ăn chín, uống sôi, kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm, nước đá, nước giải khát. Không nên ăn các hải sản tươi sống, mắm tôm sống vì nguồn bệnh có thể ở trong đó và lây bệnh.

Sử dụng vắcxin tả uống cho những vùng có nguy cơ dịch theo chỉ đạo của cơ quan y tế dự phòng.

(Theo Bộ Y tế)

Dù rằng đời lắm thăng trầm đường dài phía trước,và lối đi về ghập ghềnh ai biết.Cùng hát vang lên cho xua đi bao nỗi buồn và cùng thắp lên niềm vui!
CD4: T09/2009 = 581.
CD4: T 3/2010 = 563. OX = 363
CD4: T 9/2010 - 811. OX = 473
CD4: T 5/2011:= 737
CD4: T 3/2012 = 850 .OX = 631
CD4: T8/2014 = 730. OX (T/2/2014) = 580
UserPostedImage
Offline peter  
#3 Đã gửi : 03/11/2007 lúc 03:40:58(UTC)
peter

Danh hiệu: Thành viên danh dự

Medals:Công trạng: Vinh danh vì bạn đã tích cực tham gia và có nhiều cống hiến với cộng đồngCông trạng: Vinh danh vì những đóng góp hữu ích của bạn với cộng đồng NCH
Nhóm: Administrators, Thành viên chính thức, BQT, Tham vấn viên Diễn đàn
Gia nhập: 06-03-2006(UTC)
Bài viết: 1.459
Đến từ: TPHCM

Cảm ơn: 74 lần
Được cảm ơn: 511 lần trong 232 bài viết

Bé Y tÕ

Céng hoµ x· héi chñ nghÜa ViÖt Nam

§éc lËp- Tù do- H¹nh phóc

 

H­íng dÉn

ChÈn ®o¸n, ®iÒu trÞ bÖnh t¶

(Ban hµnh kÌm theo QuyÕt ®Þnh sè: 4178/Q§-BYT

ngµy 31 th¸ng 10 n¨m 2007 cña Bé tr­ëng Bé Y tÕ)

 


Bệnh tả (cholerae) là một bệnh truyền nhiễm cấp tính, gây dịch đường tiêu hoá do phẩy khuẩn tả Vibrio cholerae gây ra. Biểu hiện chủ yếu bằng nôn và tiêu chảy với số lượng lớn dẫn đến mất nước và điện giải trầm trọng, gây sốc nặng. Nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến tử vong.

Trước đây bệnh tả đã gây những đại dịch lớn, gây tử vong hàng triệu người. Hiện nay, bệnh tả đã được khống chế ở nhiều nơi nhưng vẫn còn xảy ra dịch ở các nước châu Phi và một số nước châu Á. Ở Việt Nam bệnh tả vẫn còn xảy ra những trường hợp tản phát, thường vào mùa hè ở các tỉnh ven biển.

 

I. CĂN NGUYÊN

- Vibrio cholerae là vi khuẩn cong hình dấu phẩy, Gram âm, di động nhanh nhờ có một lông, có khả năng tồn tại trong nước và thức ăn khoảng một tuần. Vi khuẩn có thể tồn tại nhiều năm trong các động vật thân mềm ở vùng ven biển. Vi khuẩn tả dễ bị tiêu diệt bởi nhiệt độ và các chất diệt khuẩn thông thường. Vi khuẩn tả rất dễ mọc trong môi trường pepton kiềm mặn.

- Nhóm huyết thanh O1 của V. cholerae hay gây bệnh nhất, bao gồm hai sinh týp (biovar) là V. cholerae biovar cholerae và V. cholerae biovar El Tor; V. cholerae sinh ra ngoại độc tố ruột LT (thermolabile toxin); độc tố ruột gắn vào niêm mạc ruột non, hoạt hoá enzyme adenylcyclase dẫn đến tăng AMP vòng, làm giảm hấp thu Na+, tăng tiết Cl- và nước gây tiêu chảy cấp tính. Ngoài ra, V. cholerae O139 được phát hiện vào năm 1993 ở Ấn Độ và đã gây ra nhiều vụ dịch tả ở Bangladet, Campuchia... trong những năm gần đây.

 

II. CHẨN ĐOÁN

1. Chẩn đoán xác định

a) Lâm sàng

- Thời kỳ ủ bệnh: Từ vài giờ đến 5 ngày.

- Thời kỳ khởi phát: Biểu hiện bằng sôi bụng, đầy bụng, tiêu chảy vài lần.

- Thời kỳ toàn phát

+ Tiêu chảy liên tục rất nhiều lần với khối lượng lớn, có khi hàng chục lít một ngày. Phân tả điển hình toàn nước, màu trắng lờ đục như nước vo gạo, không có nhầy máu.

+ Nôn, bệnh nhân nôn rất dễ dàng, lúc đầu ra thức ăn, sau toàn nước.

+ Bệnh nhân thường không sốt, ít khi đau bụng.

+ Tình trạng mất nước và điện giải gây mệt lả, chuột rút...

Bảng 1. Các mức độ mất nước

Các dấu hiệu

Mất nước độ 1

Mất nước độ 2

Mất nước độ 3

Khát nước

Ít

Vừa

Nhiều

Tình trạng da

Bình thường

Khô

Nhăn nheo, mất đàn hồi da, mắt trũng

Mạch

< 100 lần/phút

Nhanh nhỏ (100-120 lần/phút)

Rất nhanh, khó bắt (> 120 lần/phút)

Huyết áp

Bình thường

< 90 mmHg

Rất thấp, có khi không đo được

Nước tiểu

Ít

Thiểu niệu

Vô niệu

Tay chân lạnh

Bình thường

Tay chân lạnh

Lạnh toàn thân

Lượng nước mất

5-6% trọng lượng cơ thể

7-9% trọng lượng cơ thể

Từ 10% trọng lượng cơ thể trở lên

- Thời kỳ hồi phục: Bệnh diễn biến từ 1-3 ngày nếu được bù đủ nước và điều trị kháng sinh.

b) Cận lâm sàng

- Soi phân: Giúp chẩn đoán nhanh. Có thể soi phân dưới kính hiển vi nền đen sẽ thấy phẩy khuẩn tả di động mạnh. Nhuộm Gram thấy hình ảnh phẩy khuẩn không bắt màu Gram.

- Cấy phân:

+ Phải lấy phân sớm khi xuất hiện tiêu chảy lần đầu tiên và trước khi điều trị.

+ Nên dùng ống thông lấy phân qua hậu môn tốt hơn. Trường hợp phải gửi bệnh phẩm đi xa để làm xét nghiệm cần phải cho phân vào môi trường Cary-Blair để chuyên chở.

+ Cấy phân vào môi trường chuyên biệt. Phẩy khuẩn tả mọc rất nhanh và có thể xác định sau 24 giờ.

- Kỹ thuật PCR tìm gen CTX: giúp chẩn đoán nhanh (nếu có điều kiện).

- Tình trạng cô đặc máu: Hematocrit tăng.

- Tình trạng rối loạn điện giải: Giảm kali, giảm bicarbonat, thậm chí pH thấp.

- Suy thận: urê và creatinin máu tăng trong những trường hợp nặng.

c) Dịch tễ học

- Cư trú tại vùng dịch tễ lưu hành hoặc đang có dịch tả.

- Tiếp xúc với người bị tả hoặc tiêu chảy mà chưa xác định được nguyên nhân.

- Ăn uống thực phẩm chưa nấu chín bị ô nhiễm như hải sản sống, mắm tôm sống...

CHÚ Ý: Trong vụ dịch, chẩn đoán trường hợp bệnh dựa chủ yếu vào các biểu hiện lâm sàng.

2. Chẩn đoán phân biệt

a) Nhiễm trùng, nhiễm độc thức ăn do Salmonella

- Sau ăn thức ăn nhiễm khuẩn 12-14 giờ, sốt cao, đau bụng tiêu chảy và nôn có thể gây mất nước, phân có thể nước hoặc nước máu.

b) Lỵ trực khuẩn

- Sốt, đau quặn bụng, mót rặn và phân có máu mũi.

c) Escherichia coli gây bệnh

- Các chủng nhóm huyết thanh O124, O136, O144 gây tiêu chảy và nôn do độc tố ruột.

d) Do độc tố của tụ cầu

- Ủ bệnh ngắn trong vài giờ sau khi ăn. Bệnh cấp tính như đau bụng dữ dội kiểu viêm dạ dày ruột cấp, nôn và tiêu chảy phân lỏng. Bệnh nhân không sốt và có khuynh hướng truỵ mạch.

e) Do ăn phải nấm độc

- Không sốt, đau bụng nhiều, nôn và tiêu chảy sau khi ăn phải nấm độc. Trường hợp nặng có thể gây nôn ra máu, đi ngoài ra máu, vàng da và mê sảng. Cần hỏi kỹ tiền sử ăn uống.

g) Tiªu chảy do ngộ độc hoá chất

- Do ăn thức ăn có nhiễm hoá chất như hoá chất bảo vệ thực vật.

3. Thể lâm sàng

a) Thể không triệu chứng

b) Thể nhẹ

- Giống như tiêu chảy thường.

c) Thể điển hình

- Diễn biến cấp tính như đã mô tả ở trên.

d) Thể tối cấp

- Bệnh diễn biến nhanh chóng, mỗi lần tiêu chảy mất rất nhiều nước, vô niệu, toàn thân suy kiệt nhanh chóng sau vài giờ và tử vong do truỵ mạch.

e) Bệnh tả ở trẻ em

- Gặp phổ biến thể nhẹ giống như tiêu chảy thường. Ở trẻ lớn tiêu chảy và nôn giống như người lớn, thường có sốt nhẹ.

g) Tả ở người già

- Hay gặp biến chứng suy thận mặc dù đã được bù dịch đầy đủ.

 

III. ĐIỀU TRỊ

1. Nguyên tắc

- Cách ly bệnh nhân.

- Bồi phụ nước và điện giải nhanh chóng và đầy đủ.

- Dùng kháng sinh để diệt vi khuẩn.

2. Điều trị cụ thể

a) Bồi phụ nước và điện giải

- Bù nước bằng đường uống: Áp dụng cho những trường hợp nhẹ, giai đoạn đầu chưa mất nước nhiều và giai đoạn hồi phục. Có thể áp dụng tại nhà hoặc ở các cơ sở y tế.

+ Các loại dịch dùng đường uống: Oresol (ORS) (gồm NaCl 3,5g, NaHCO3 2,5g, KCl 1,5g và glucose 20g) pha với một lít nước đun sôi để nguội.

Có thể pha dịch thay thế: 8 thìa nhỏ (thìa cà-phê) đường, 1 thìa nhỏ muối pha trong 1 lít nước; hoặc nước cháo 50g gạo và một nhúm (3,5g) muối hoặc nước dừa non có pha một nhúm muối.

+ Nên cho uống theo nhu cầu. Nếu nôn nhiều nên uống từng ngụm nhỏ.

- Bồi phụ khối lượng tuần hoàn bằng truyền tĩnh mạch:

+ Tổng lượng dịch truyền trong ngày:

Tổng lượng dịch truyền trong ngày = A + B + M

Trong đó     A: Lượng dịch mất trước khi đến viện (theo mức độ mất nước).

B: Lượng phân và chất nôn mất tiếp khi nằm viện.

M: Lượng nước duy trì trong ngày.

+ Các loại dịch truyền:

Natri clorid 0,9% hoặc Ringer lactat (4 phần)

Natri bicarbonat 1,4% (1 phần)

Glucose 5% (1 phần)

+ Bổ sung thêm kali clorid (KCl): mỗi 1 lít dịch truyền pha thêm 1g KCl. Khi bệnh nhân uống được thay bằng đường uống.

- Cách thức truyền dịch:

+ Giai đoạn 1: Từ 4-6 giờ đầu bù nước và điện giải đã mất trước khi đến bệnh viện, dựa vào mức độ mất nước.

+ Giai đoạn 2: Bù nước và điện giải đã mất trong khi nằm viện và lượng dịch duy trì.

+ Cần phải truyền nhanh bằng nhiều tĩnh mạch lớn hoặc truyền vào tĩnh mạch trung tâm.

+ Cần theo dõi các dấu hiệu sinh tồn, hematocrit, áp lực tĩnh mạch trung tâm (nếu có điều kiện) để điều chỉnh tốc độ truyền dịch cho thích hợp. Những trường hợp nặng cần theo dõi điện giải đồ để điều chỉnh cho phù hợp.

+ Khi hết nôn và uống được thì dùng dung dịch uống.

b) Điều trị kháng sinh

- Thuốc được dùng ưu tiên:

+ Nhóm fluoroquinolon (Ciprofloxacin 1g/ngày, Norfloxacin 800mg/ngày, Ofloxacin 400mg/ngày) uống chia hai lần/ngày, trong 3 ngày (Không dùng cho trẻ em dưới 12 tuổi, phụ nữ có thai và cho con bú. Thận trọng khi dùng cho trẻ từ 12 đến 18 tuổi).

+ Azithromycin 10 mg/kg/ngày uống trong 3 ngày.

+ Cloramphenicol 30 mg/kg/ngày uống chia 3 lần, dùng trong 3 ngày.

- Đối với trẻ em < 12 tuổi, phụ nữ có thai và cho con bú: Dùng azithromycin.

- Nếu không có sẵn các thuốc trên có thể dùng:

+ Erythromycin 1g/ngày uống chia 4 lần/ngày (trẻ em 40 mg/kg/ngày), dùng trong 3 ngày; hoặc

+ Doxycyclin 300 mg uống 1 liều (dùng trong trường hợp vi khuẩn còn nhạy cảm).

CHÚ Ý: Không được dùng các thuốc làm giảm nhu động ruột như morphin, opizoic, atropin, loperamide...  

c) Dinh dưỡng

- Nên cho bệnh nhân ăn sớm, ăn thức ăn lỏng, dễ tiêu. TrÎ cßn bó t¨ng c­êng bú mẹ.

3. Phân loại bệnh nhân để điều trị

- Căn cứ vào lâm sàng có thể xếp thành 4 loại để xử trí.

Bảng 2. Bảng phân loại bệnh nhân để điều trị

Loại

Các triệu chứng chính

Nơi điều trị

Phương pháp điều trị

I

- Tiêu chảy vài lần, phân ít, nhão

- Không nôn

- Mạch, huyết áp bình thường, chưa có dấu hiệu mất nước

Tại tuyến cơ sở (xã, phường hoặc tại nhà)

- Uống kháng sinh

- Uống dung dịch Oresol

II

- Tiêu chảy nhiều nhưng tự chủ được

- Không nôn tự nhiên

- Mất nước nhẹ

- Mạch, huyết áp bình thường

Tại trạm y tế xã, phường hoặc trung tâm y tế quận/huyện

- Uống kháng sinh

- Uống dung dịch Oresol

- Truyền dịch

III

- Tiêu chảy nhiều

- Nôn dễ dàng

- Có triệu chứng mất nước trung bình

- Huyết áp hơi hạ

- Mạch nhanh, yếu

- Mệt lả

Tại trung tâm y tế quận/huyện hoặc tuyến tỉnh. Nếu tại trạm y tế xã cần có sự hỗ trợ của bác sỹ và điều dưỡng tuyến trên

- Truyền dịch là chính. Nếu mạch và huyết áp trở về bình thường, bài niệu tốt, còn tiêu chảy nhẹ cần duy trì bằng dung dịch uống (ORS)

- Uống kháng sinh

IV

- Tiêu chảy và nôn nhiều gây nên mất nước nặng, thiểu niệu hoặc vô niệu

- Truỵ mạch: Huyết áp không đo được, mạch nhỏ khó bắt

Bệnh viện tuyến tỉnh hoặc trung ương. Có thể điều trị tại tuyến huyện nhưng cần có bác sỹ tuyến tỉnh hỗ trợ

- Truyền dịch với tốc độ nhanh

- Theo dõi mạch, huyết áp, lượng nước tiểu, áp lực tĩnh mạch trung tâm

- Uống kháng sinh

- Khi có dịch tả xảy ra, số lượng bệnh nhân đông, việc phân loại bệnh nhân để có thái độ xử trí đúng đắn sẽ làm giảm được tổn phí và hạ được tỷ lệ tử vong.

- Trường hợp bệnh tả nặng, mạch huyết áp không đo được phải cấp cứu tại chỗ (tuyến xã, tuyến huyện). Nếu trong tình trạng này mà vận chuyển lên bệnh viện tuyến trên quá xa thì tiên lượng càng nặng thêm. Do đó khi có dịch tả xảy ra tại cơ sở nên tổ chức cấp cứu tại chỗ, cần tăng cường bác sỹ và điều dưỡng tuyến trên hỗ trợ, chuẩn bị đầy đủ thuốc men, dịch truyền, dây truyền...

4. Tiêu chuẩn ra viện:

- Hết tiêu chảy.

- Tình trạng lâm sàng ổn định.

- Kết quả xét nghiệm cấy phân âm tính 3 lần liên tiếp. Ở những cơ sở không có điều kiện cấy phân thì cho bệnh nhân ra viện sau khi ổn định về mặt lâm sàng được 1 tuần.

 

IV. PHÒNG BỆNH

1. Các biện pháp khi có dịch

- Khi có bệnh nhân tả phải thông báo dịch cho y tế cấp trên và hệ y học dự phòng.

- Thực hiện nghiêm ngặt các biện pháp cách ly bệnh nhân ở buồng riêng theo đường tiếp xúc.

- Xử lý phân và chất thải bằng cloramin B 10% tỷ lệ 1:1 hoặc vôi bột.

- Khử khuẩn quần áo, chăn màn, dụng cụ của bệnh nhân, phương tiện chuyên chở bệnh nhân bằng dung dịch cloramin B 1-2%, nước Javen 1-2% hoặc nước sôi.

- Ngâm tay bằng dung dịch cloramin B, hoặc rửa tay bằng các dung dịch khử khuẩn sau khi thăm khám, chăm sóc bệnh nhân.

- Vệ sinh buồng bệnh ít nhất 2 lần/ngày bằng các dung dịch cloramin B, nước Javen 1-2% hoặc các chế phẩm khử khuẩn khác.

- Các chất thải phát sinh trong buồng cách ly phải được thu gom, xử lý như chất thải y tế lây nhiễm.

- Tử thi phải được liệm trong quan tài có vôi bột, bọc thi thể bằng vải không thấm nước và phải được chôn sâu 2m, hoặc hoả thiêu. Phương tiện chuyên chở tử thi phải được khử khuẩn.

- Điều trị dự phòng cho những người tiếp xúc trực tiếp không áp dụng các biện pháp phòng hộ với bệnh nhân bằng các kháng sinh được chỉ định để điều trị với liều duy nhất (riêng azithromycin 20mg/kg).

- Cơ quan y tế dự phòng tiến hành điều tra, xử lý ổ dịch.

- Hạn chế đi lại, giao lưu hàng hoá.

2. Các biện pháp dự phòng chung

- Vệ sinh môi trường, đảm bảo cung cấp nước sạch.

- Vệ sinh thực phẩm: Ăn chín, uống sôi, kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm, nước đá, nước giải khát. Không nên ăn các hải sản tươi sống, mắm tôm sống vì nguồn bệnh có thể ở trong đó và lây bệnh.

- Sử dụng vắc-xin tả uống cho những vùng có nguy cơ dịch theo chỉ đạo của cơ quan y tế dự phòng./.

 

                                                  KT. Bé tr­ëng

                                                               Thø tr­ëng

 

 

 

 

 

 

                                                            NguyÔn ThÞ Xuyªn

Offline haycolentoioi01  
#4 Đã gửi : 03/11/2007 lúc 07:12:12(UTC)
haycolentoioi01

Danh hiệu: Thành viên gắn bó

Nhóm: Hội viên Câu lạc bộ ARV
Gia nhập: 28-05-2007(UTC)
Bài viết: 2.775
Đến từ: Nơi cao

Cảm ơn: 161 lần
Được cảm ơn: 415 lần trong 245 bài viết
Thứ bảy, 3/11/2007, 01:05 GMT+7 Bản để in Gửi cho bạn bè

Chính quyền lo lắng, người dân chưa ý thức về dịch tiêu chảy

Ngày 2/11, trạm y tế nhiều phường ở Hà Nội đã đọc thông báo liên tục trên loa phát thanh diễn biến "dịch tiêu chảy cấp nguy hiểm" và biện pháp phòng tránh. Phòng y tế một số quận cũng kiểm tra đột xuất vệ sinh học đường, hiệu trưởng các trường được triệu tập họp khẩn...
> Dịch tiêu chảy bùng phát nguy hiểm chưa từng có / Ba phần tư số người nhiễm tả không có triệu chứng

Hiệu trưởng Tiểu học Kim Liên (quận Đống Đa) Phan Nam Phương cho biết, tuần trước, khi nhận tin báo của một phụ huynh công tác trong ngành y tế về dịch tiêu chảy tại phường Trung Tự, trường đã cảnh báo học sinh không ăn quà ngoài cổng, rửa tay trước khi ăn... Giáo viên chủ nhiệm phải theo dõi học sinh, nếu em nào có biểu hiện bệnh tiêu chảy thì phải báo cáo ban giám hiệu. "Riêng khu nhà ăn phục vụ bán trú phải được vệ sinh sạch sẽ", cô Phương nhấn mạnh.

Còn Hiệu trưởng Tiểu học Phương Liệt Nguyễn Thị Tuyết Mai cho biết, hiện mỗi học sinh đều được phát tờ rơi nói về bệnh dịch và cách phòng ngừa. "Đến giờ ăn các em đều được giáo viên nhắc nhở rửa tay và ngày nào Đội tuyên truyền Măng non của trường cũng đọc trên loa những cảnh báo về dịch bệnh", cô Mai cho biết thêm.

Học sinh mua quà trước cổng Tiểu học Phương Liệt. Ảnh: T.D.
Học sinh mua quà trước cổng Tiểu học Phương Liệt. Ảnh: T.D. (Chụp trưa ngày 2/11)

Sáng nay, nhiều Phòng giáo dục ở Hà Nội đã triệu tập hiệu trưởng các trường họp bàn về việc đối phó với dịch bệnh. Phó giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội Nguyễn Thị Ngọc Bích nhấn mạnh, các trường phải tham mưu với chính quyền địa phương dẹp bỏ các hàng quán ngoài cổng trường không đảm bảo vệ sinh. "Thường xuyên nhắc nhở cha mẹ học sinh phối hợp đảm bảo sức khoẻ, không để xảy ra dịch bệnh trong nhà trường", bà Bích nói.

Trước đó, chiều 1/11, UBND thành phố Hà Nội đã họp khẩn về việc phòng chống bệnh tiêu chảy cấp nguy hiểm. Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Lê Anh Tuấn cho biết, tất cả bệnh nhân sẽ được điều trị miễn phí, những người tiếp xúc với bệnh nhân cũng sẽ được cấp phát thuốc dự phòng lây nhiễm để uống. Mục tiêu của thành phố là bao vây dập dịch, không để xảy ra trường hợp tử vong.

Từ chiều 30/10, trạm y tế các phường trên địa bàn HN đã tiến hành đọc thông báo liên tục trên loa phát thanh địa phương. Tổ kiểm tra liên ngành cũng đi kiểm tra các quán ăn, chợ. Ngày 1/11, trạm y tế phường Khương Thượng đã phát 3.000 tờ rơi hướng dẫn người dân cách ăn, uống vệ sinh để phòng dịch.

Để đối phó với dịch bệnh, sáng 3/11, UBND phường Hàng Đào (quận Hoàn Kiếm) sẽ huy động lực lượng tổng vệ sinh toàn phường. Theo một cán bộ phường, những khu vực ô nhiễm, mất vệ sinh sẽ được rắc vôi bột khử trùng.  

11h30 ngày 2/11, trước cổng Tiểu học Phương Liệt (Thanh Xuân), các em học sinh vây quanh bà lão chừng 60 tuổi để mua những túi xoài xanh giá 1.000 đồng. Thậm chí, có phụ huynh còn dừng xe cho con xuống mua quà trước khi về nhà. Chưa đầy 10 phút sau, cả chục túi xoài cùng những gói ô mai, sấu xào... được bán hết veo. Ngay sau đó, bà lão khẩn trương thu dọn hàng và đi vào con ngõ.

Ngay sau khi nhận được phản ánh của VnExpress, Hiệu trưởng Tiểu học Phương Liệt Nguyễn Thị Tuyết Mai đã gọi điện cho một cảnh sát khu vực thuộc Công an phường Phương Liệt. Theo cô Mai, những học sinh ăn quà trước cổng trường đều không ăn bán trú nên khi đợi bố mẹ đón đã tranh thủ mua quà. Do không cấm được người bán hàng nên trường phải nhờ công an phường can thiệp.

Tuy nhiên, khi được hỏi, nhiều học sinh không biết chút thông tin gì. "Cháu chỉ biết là đến bữa ăn phải rửa sạch tay và không được ăn quà ngoài cổng", một học sinh vừa đùa với bạn vừa nói.

Đứng chờ con trong sân Tiểu học Kim Liên, chị Loan ở phố Tôn Thất Tùng lo lắng: "Bệnh tiêu chảy cấp lây lan nhanh cũng lo lắm. Ở nhà thì có thể giữ vệ sinh được chứ ở trường thì chẳng biết việc ăn uống của các con có vệ sinh hay không. Tối qua, vợ chồng tôi tranh cãi nhau mãi việc có nên cho cháu nghỉ ở nhà vài ngày cho qua đợt dịch".

Các quán hàng vẫn thản nhiên bày bán trước cổng THCS Đống Đa. Ảnh: T.D (Chụp trưa 2/11)
Các quán hàng vẫn thản nhiên bày bán trước cổng THCS Đống Đa. Ảnh: T.D.

12h, cổng trường THCS Đống Đa trên phố Lương Định Của đông nghẹt học sinh. Vừa tan học, nhiều em đã sà ngay vào các quán bán xoài xanh, cóc xanh... Ngay cạnh đó là những quán bán nem chua rán với những túi nem sống đặt ngay trên mặt ghế. Khi được hỏi, người bán hàng tỉnh bơ: "Chẳng thấy ai thông báo dịch. Mà cấm bán thế nào được?" Còn những cô cậu học sinh vẫn thản nhiên ngồi ăn.

Tại chợ Hôm, một dãy dài gần chục quán phục vụ ăn trưa cho các "cư dân" trong chợ đông nghẹt người. Mặc cho phương tiện truyền thanh thông báo ra rả không nên ăn các loại: mắm tôm, mắm tép, rau sống... nhiều người vẫn say sưa bên những đĩa rau sống.

So với các hàng ăn đông khách trong chợ, hàng bún ốc của chị Hường là lép vế. Khách cứ lướt qua cửa hàng chị rồi bỏ sang hàng khác. "Từ hôm có thông tin ăn mắm tôm mắc dịch, quán vắng hẳn. Thường ngày, chỉ trong buổi trưa quán bán cả chục cân bún. Hôm nay, suốt từ sáng đến giờ chỉ được vài tô", chị Hường than thở.

Chị Nguyễn Thị Tuyết, kinh doanh mặt hàng vải tại chợ, cho biết: "Có nghe đài báo nói nhiều người phải nhập viện do ăn mắm tôm, mắm tép không vệ sinh nhưng đây là quán quen tôi vẫn ăn thường xuyên. Bây giờ dịch bệnh vậy thì mình phải ăn những thứ vệ sinh hơn".

Tại quán bún chả sinh viên trên đường Nguyễn Quý Đức (quận Thanh Xuân), giờ cao điểm cả quán không một chỗ trống. Hiếu, sinh viên ĐH Khoa học Xã hội nhân văn, vẫn hồn nhiên bên đĩa rau sống. "Em cũng xem TV thấy nói đến dịch tiêu chảy nhưng em "tốt bụng" lắm. Bún chả không có rau sống mất ngon", Hiếu nói rồi chỉ đĩa rau đã vơi đi quá nửa.

Nhóm phóng viên

Dù rằng đời lắm thăng trầm đường dài phía trước,và lối đi về ghập ghềnh ai biết.Cùng hát vang lên cho xua đi bao nỗi buồn và cùng thắp lên niềm vui!
CD4: T09/2009 = 581.
CD4: T 3/2010 = 563. OX = 363
CD4: T 9/2010 - 811. OX = 473
CD4: T 5/2011:= 737
CD4: T 3/2012 = 850 .OX = 631
CD4: T8/2014 = 730. OX (T/2/2014) = 580
UserPostedImage
Offline haycolentoioi01  
#5 Đã gửi : 04/11/2007 lúc 04:41:04(UTC)
haycolentoioi01

Danh hiệu: Thành viên gắn bó

Nhóm: Hội viên Câu lạc bộ ARV
Gia nhập: 28-05-2007(UTC)
Bài viết: 2.775
Đến từ: Nơi cao

Cảm ơn: 161 lần
Được cảm ơn: 415 lần trong 245 bài viết
Thứ bảy, 3/11/2007, 20:07 GMT+7 Bản để in Gửi cho bạn bè

 400 người nhập viện vì tiêu chảy cấp 

Tính đến 18h chiều 3/11, số bệnh nhân có kết quả xét nghiệm dương tính với vi khuẩn gây “tiêu chảy cấp nguy hiểm” là 73, tăng 23 người so với hôm qua. "Nếu không điều trị kịp thời, tỷ lệ tử vong có thể lên đến 40-50%" Thứ trưởng Bộ y Tế ông Huấn khuyến cáo.
> Chính quyền lo lắng, người dân chưa ý thức về dịch tiêu chảy/Dịch bùng phát nguy hiểm chưa từng có/Bộ Y tế ban hành phác đồ điều trị bệnh tả

Bệnh nhân nằm kín các giường tại Viện Các bệnh truyền nhiễm và Nhiệt đới quốc gia (Hà Nội). Ảnh: Thanh Nhàn.

Hôm nay, số bệnh nhân nhập viện do tiêu chảy cấp vẫn không ngừng tăng lên. Hiện, có gần 400 người, trong đó riêng Hà Nội 344 người đã nhập viện. Trong số 73 bệnh nhân đã được Viện Vệ sinh dịch tễ khẳng định bằng các xét nghiệm sâu là nhiễm vi khuẩn “tiêu chảy cấp nguy hiểm”, có 48 người sống ở Hà Nội.

Tuy nhiên, theo kết quả xét nghiệm soi phân tươi, con số nhiễm vi khuẩn trên cao hơn rất nhiều; chỉ riêng số bệnh nhân điều trị ở Viện Các bệnh nhiệt đới và truyền nhiễm Quốc gia tính đến chiều 2/11 đã là 108 người.

Theo Bộ Y tế, trong số những người nhiễm căn bệnh dễ gây chết người kể trên, gần 80% do ăn mắm tôm; 15% ăn những thực phẩm liên quan đến cá; 2% do ăn rau sống và 3% do ăn tiết canh. Do đó, Thứ trưởng Bộ Y tế Trịnh Quân Huấn nhận định, để ngăn dịch, sẽ không thể chỉ quan tâm đến mắm tôm mà phải đảm bảo vệ sinh thực phẩm nói chung.

Ông Huấn cũng cảnh báo, hiện nay nhiều bệnh nhân thấy ngừng đi ngoài, thể trạng hơi ổn định đã tự ý bỏ về vì sợ không đủ tiền thanh toán viện phí. Điều này rất nguy hiểm bởi vi khuẩn có thể vẫn tồn tại trong cơ thể, có nguy cơ phát tán ra cộng đồng. Để giúp những người nhiễm bệnh yên tâm điều trị triệt để, Thủ tướng đã đồng ý điều trị miễn phí cho những bệnh nhân tiêu chảy cấp.

Kể từ ngày bệnh nhân đầu tiên được phát hiện ở Hà Nội (23/10), đến nay dịch “tiêu chảy cấp nguy hiểm” vẫn chưa được khống chế và đã có 8 tỉnh bị tấn công. Căn bệnh này, dù được nhận định là dễ phòng và không khó chữa, nhưng nếu người dân chủ quan trong ăn uống và vệ sinh thì có thể bùng thành dịch lớn.

 "Nếu không được điều trị kịp thời, tỷ lệ tử vong có thể lên đến 40-50%" ông Huấn khuyến cáo.

 

Hải Hà

 
Dù rằng đời lắm thăng trầm đường dài phía trước,và lối đi về ghập ghềnh ai biết.Cùng hát vang lên cho xua đi bao nỗi buồn và cùng thắp lên niềm vui!
CD4: T09/2009 = 581.
CD4: T 3/2010 = 563. OX = 363
CD4: T 9/2010 - 811. OX = 473
CD4: T 5/2011:= 737
CD4: T 3/2012 = 850 .OX = 631
CD4: T8/2014 = 730. OX (T/2/2014) = 580
UserPostedImage
Rss Feed  Atom Feed
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.