Trang chủ HIV  |  Web Link  |  Giới thiệu |  Liên hệ  |  English 
hiv logo

Thông báo

Icon
Error

Đăng nhập


Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to last unread
Offline Falling in love  
#1 Đã gửi : 09/12/2004 lúc 10:50:36(UTC)
Falling in love

Danh hiệu: Thành viên gắn bó

Nhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 07-09-2004(UTC)
Bài viết: 1.200

Cảm ơn: 2 lần
Được cảm ơn: 197 lần trong 122 bài viết
<strong><font color="#808080">Trong khi mổ, phòng xét nghiệm thông báo xuống bệnh nhân có khả năng bị nhiễm HIV, test nhanh cho kết quả dương tính. Tôi nhìn bệnh nhân mà ái ngại, anh bạn bác sĩ trẻ đang phụ mổ cho tôi cũng đang đăm chiêu tư lự. Trong vòng 2 năm nay, chỉ riêng tại Bệnh viện Nhân Dân Gia Định đã có 5 trường hợp nhân viên y tế bị phơi nhiễm HIV.</font></strong><br /> <p> <p>Mặc dù đã nằm trên bàn mổ, bệnh nhân Vũ Văn Đ. vẫn luôn miệng cầu xin chúng tôi cố gắng cứu sống mình. Anh nói với chúng tôi anh rất cần phải sống vì còn 2 đứa con nhỏ, một đứa mới học lớp năm, đứa khác học lớp ba. <br /> <p><strong> <table style="BORDER-COLLAPSE: collapse" cellpadding="0" width="167" border="0"> <tbody> <tr> <td><img src="http://www.nld.com.vn/img/3169/8-9-hiv.jpg" width="167" border="0" /></td></tr> <tr> <td> <p class="comment"><em><font color="#808080">Xã hội rất cần những người có khả năng tư vấn và tấm lòng nhân hậu để kéo những bệnh nhân AIDS về với cuộc sống cộng đồng. Trong ảnh: Chị Đ.P (phải) thành viên CLB Ban giúp bạn, 43 Lam Sơn - Bình Thạnh đang tham vấn cho người nhiễm HIV. Ảnh: N.Hữu</font></em></p></td></tr></tbody></table><br />Toàn bộ mạch máu ngoại vi đều tổn thương</strong> <p>Bằng một giọng đều đều, trong lúc chờ đợi gây mê, anh kể rằng: Năm nay 37 tuổi và anh đã nghiện 6 năm, mỗi ngày chích khoảng 6 cữ với đủ loại thuốc trên đời, từ xái thuốc phiện đến Pipolphen của Ấn Độ. Họa hoằn có bữa trúng mánh 3 - 4 người chia nhau một ống Dolargan. <p> <table style="WIDTH: 135px; HEIGHT: 437px" bordercolor="#4682b4" cellspacing="0" cellpadding="0" width="135" align="left" bgcolor="#4682b4" border="1"> <tbody> <tr> <td> <p align="center"><font color="#ffffff"><strong>Số người nhiễm HIV ngày càng trẻ hơn </strong></font></p> <p align="left"><font color="#ffffff"></font> <p align="left"><font color="#ffffff">Tính từ trường hợp nhiễm HIV đầu tiên được phát hiện vào tháng 12-1990 đến tháng 9-2004, tại TPHCM đã có 20.131 người nhiễm HIV được phát hiện. Theo kết quả tính toán bước đầu của các chuyên gia Việt Nam và quốc tế, ước tính hiện nay TPHCM có khoảng 40.000-50.000 người nhiễm HIV, trong đó có ít nhất 2.000 bệnh nhân AIDS cần được chăm sóc và chữa trị. Phân tích các trường hợp nhiễm HIV được phát hiện qua các năm cho thấy người nhiễm HIV ngày càng trẻ hơn. Năm 2003, trong số 4.715 người nhiễm HIV được phát hiện thì hơn 1/2 ở độ tuổi từ 20-29 và hơn </font> <p align="left"><font color="#ffffff"></font> <p align="left"><font color="#ffffff">3/4 ở độ tuổi 20-39. Tỉ lệ nữ trên số người nhiễm HIV phát hiện được trong năm 2003 chiếm 19,6% (837 người). </font> <p align="left"><font color="#ffffff"></font> <p align="right"><font color="#ffffff">T.D </font></p></td></tr></tbody></table> <p>Lúc đầu còn chích được vào các tĩnh mạch, càng về sau các tĩnh mạch bị xơ chai và anh chích trực tiếp vào động mạch cánh tay, dễ nhất là động mạch đùi ở ngay nếp bẹn. Ngày qua ngày, đến cả động mạch đùi cũng trở nên khó chích, được bạn bè cùng hội cùng thuyền chỉ bảo, anh đã làm tổn thương động mạch đùi để tạo thành túi phình giả. Với túi phình này, việc tiêm ma túy trở nên dễ dàng hơn, chỉ việc đâm kim vào túi phình là máu xịt ra và bơm thuốc, thế là "lên mây"á. Tuy nhiên vài lần túi phình muốn vỡ ra và máu chảy ra xối xả, anh lại vào bệnh viện van vỉ các bác sĩ cứu mạng. <p>Lần này, máu chảy quá nhiều, băng ép không hiệu quả và anh gặp chúng tôi. Cuộc phẫu thuật được tiến hành. Trong khi mổ, chúng tôi để ý thấy hầu như toàn bộ các mạch máu ngoại vi của anh đều bị tổn thương nếu không muốn nói bị hư hỏng nặng, các tĩnh mạch nông bị tắc nghẽn, máu không thể lưu thông được, thành động mạch bị dày lên và tắc nghẽn. <p><strong>Ngày nào cô cũng chơi xả láng </strong> <p>Một cô gái trẻ, tóc vàng hoe, đôi mắt dại khờ vì say thuốc nhập viện lúc 0 giờ 30 trong tình trạng chấn thương nặng vì đua xe. Ngày hôm sau, khi cơn say thuốc đã qua, chúng tôi đề nghị làm xét nghiệm để chẩn đoán bệnh, cô cương quyết không đồng ý, sau một hồi thuyết phục cô mới nói nhỏ với tôi: “Bác sĩ ạ, em bị nhiễm HIV hơn một năm nay rồi, em buồn lắm”. Và hầu như ngày nào cô cũng chơi xả láng, kể cả sử dụng kim tiêm thuốc chung đến tự do yêu đương theo kiểu tình cho không biếu không! Chúng tôi thật sự lo lắng, nếu cứ như thế này không biết sẽ có thêm bao nhiêu nạn nhân của cô nữa, nhưng để kéo họ lại không phải là dễ, rất cần những con người có khả năng tư vấn, nhạy cảm về tâm lý và tấm lòng nhân hậu mới có thể làm được việc này, hình như chúng ta đang thiếu họ. <p><strong>"Xin ông cẩn thận khi mổ cho tôi" </strong> <p>Tuy chưa có thống kê đầy đủ, nhưng chúng tôi được biết hầu hết các con nghiện khi sử dụng chung ống tiêm thuốc đều có xét nghiệm HIV dương tính. Sự bùng phát về dịch tễ AIDS là nỗi lo âu rất lớn của toàn xã hội nói chung và những người làm công tác y tế nói riêng. Ngày trước ở khoa chúng tôi có một bác sĩ vì nhiệt tình truyền dịch cho một bệnh nhân bị nhiễm HIV và kim truyền dịch đã đâm vào tay của anh dù anh rất cẩn thận. Ba tháng liền sống trong khắc khoải lo âu, nhất là khi bệnh nhân này phát bệnh AIDS và đã chết sau đó 2 tháng. Sau thời gian theo dõi test HIV vẫn âm tính, bác sĩ H., tên của anh, mừng như trúng số, và chỉ từ đấy cuộc sống bình thường mới trở về với gia đình của anh. <p>Một lần, khi đỡ một bệnh nhân nữ khoảng 50 tuổi từ băng ca qua bàn mổ, người bệnh đã nói với tôi: “Tôi bị nhiễm HIV, xin ông cẩn thận khi mổ cho tôi, tránh bị lây nhiễm cho ông". Thật là cảm động, chính người bệnh lại là người ý thức được bệnh của mình hay lây lan và tránh sự lây nhiễm cho cộng đồng. Chỉ tiếc rằng, những người có trách nhiệm như bệnh nhân nữ trên còn quá ít. Phần lớn các bệnh nhân bị nhiễm HIV đã giấu bệnh của mình, giấu cả bác sĩ điều trị và cứ mặc nhiên dùng chung ống tiêm ma túy với người khác, cứ mặc nhiên để người khác bị lây nhiễm, kể cả những người cứu mình là các nhân viên y tế. <p> <table style="WIDTH: 288px; HEIGHT: 279px" bordercolor="#4682b4" cellspacing="0" cellpadding="0" width="288" align="center" bgcolor="#4682b4" border="1"> <tbody> <tr> <td> <p align="center"><font color="#ffffff"><strong>Cần lắm những trung tâm chăm sóc bệnh nhân giai đoạn cuối</strong> </font> <p align="left"><font color="#ffffff">Có lần, chúng tôi được xem một đoạn phim nói về một trung tâm điều trị và săn sóc cho những bệnh nhân bị ung thư ở giai đoạn cuối. Cảnh trong phim rất cảm động khi thấy những cô y tá đưa bệnh nhân trên những chiếc xe lăn đi dạo chơi ngoài phố. Những em bé bị ung thư máu ở giai đoạn cuối vẫn bấm máy trò chơi điện tử trên giường bệnh. Có nghĩa là cho đến phút cuối cùng ấy, mọi người vẫn thấy cuộc đời là màu hồng, là đáng yêu. Thực tế ở Việt Nam thì không chỉ các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như bệnh AIDS, mà còn các bệnh nan y khác như ung thư giai đoạn cuối vẫn không có chỗ để nương náu những ngày cuối cùng của mình. Chính vì vậy, việc ra đời của những trung tâm săn sóc cho người bệnh rất là quan trọng. Trong những trung tâm này, ngoài điều trị về mặt y khoa, bệnh nhân còn được những chuyên gia tư vấn về tâm lý, ý thức cộng đồng, quan niệm về cuộc sống có ích..., việc phòng ngừa lây lan cũng dễ dàng hơn, vấn đề tái hòa nhập xã hội cũng được tư vấn và quan trọng nhất là có sự cảm thông. </font> <p align="right"><font color="#ffffff">N.H.N</font></p></td></tr></tbody></table></p> <p></p> <p class="author">PGS-TS-BS Nguyễn Hoài Nam (Đại học Y Dược TPHCM)</p>
Quảng cáo
Rss Feed  Atom Feed
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.