Trang chủ HIV  |  Web Link  |  Giới thiệu |  Liên hệ  |  English 
hiv logo

Thông báo

Icon
Error

Đăng nhập


Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to last unread
Offline A2066  
#1 Đã gửi : 01/03/2008 lúc 06:31:35(UTC)
A2066

Danh hiệu: Thành viên gắn bó

Nhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 09-10-2007(UTC)
Bài viết: 5.759
Đến từ: Heaven in hell

Được cảm ơn: 44 lần trong 36 bài viết
Quyền lao động của người nhiễm HIV/AIDS và quyền của người sử dụng lao động là vấn đề có mâu thuẫn. Ở Việt Nam, còn nhiều người nhiễm HIV chưa thực hiện được quyền lao động của mình.

1. Vấn đề quyền lao động của người nhiễm HIV/AIDS và quyền của người sử dụng lao động

Quyền lao động của người nhiễm HIV/AIDS và quyền của người sử dụng lao động là vấn đề có mâu thuẫn. Ở Việt Nam, còn nhiều người nhiễm HIV chưa thực hiện được quyền lao động của  mình.

Nguyên nhân có nhiều song chủ yếu do một số quy định trong luật pháp còn chưa thống nhất, tâm lý kỳ thị còn nặng, nhiều người nhiễm HIV/AIDS không đủ sức khỏe đáp ứng yêu cầu lao động. Hơn nữa, trong xã hội Việt Nam số thất nghiệp còn đông.

Do vậy, để giải quyết cần xem xét, chỉnh sửa, hoàn chỉnh các điều luật trong luật lao động, luật dân sự, pháp lệnh phòng chống AIDS và các văn bản pháp quy khác. Đồng thời tích cực vận động chủ sử dụng lao động và cộng đồng quan tâm, giúp đỡ, tạo điều kiện cho người bị nhiễm tự tin, chủ động, thực hiện quyền lao động của mình, giúp họ có công việc thích hợp, chống tâm lý tự ti, tự kỳ thị, góp phần ngăn ngừa dịch HIV/AIDS lan trong cộng đồng.

Trong luật pháp quốc tế cũng như luật pháp Việt Nam, quyền con người nhất là quyền lao động luôn được ghi nhận và tôn trọng. Tại phiên họp đặc biệt của đại hội đồng Liên hợp quốc ngày 27/1/2001, nguyên thủ các nước đã long trọng cam kết: “ Thừa nhận quyền và tự do cho tất cả mọi người mang tính thiết yếu trong việc giảm sự dễ bị tổn thương cuả người bị HIV/AIDS. Tôn trọng quyền của những người đang sống cùng HIV/AIDS. Đây sẽ là một sự phòng chống có hiệu quả”.

Trong pháp luật Việt Nam, Hiến pháp, Luật Dân sự, Luật lao động, Pháp lệnh phòng chống AIDS và nhiều văn bản dưới luật khác đã đề cập trực tiếp và gián tiếp đến quyền lao động, trong đó có quyền lao động của người bị nhiễm HIV/AIDS.

Tuy nhiên, do nhiều yếu tố về tâm lý, xã hội, quyền của người bị nhiễm HIV, nhất là quyền lao động của họ chưa được thực hiện triệt để. ở hầu hết các cơ sở sản xuất công nghiệp, dịch vụ của nhà nước lẫn tư nhân, người nhiễm HIV vì nhiều lý do chưa được thực hiện đầy đủ quyền lao động của mình. Một số xí nghiệp, cơ quan có sử  dụng lao động, chủ sử dụng lao động dựa trên quyền tuyển dụng lao động của mình đã vô tình hoặc hữu ý không tuyển dụng hoặc thải loại nhiều lao động bị nhiễm HIV hoặc có nguy cơ nhiễm HIV ra khỏi cơ sở của mình. Người nhiễm HIV/AIDS, vì vậy, khó có thể thực hiện quyền lao động của mình. Đây là vấn đề rất cần nghiên cứu, tìm hiểu để làm rõ các nguyên nhân, đưa ra được những giải pháp phù hợp.

2. Một số mâu thuẫn trong luật pháp về quyền lao động của người bị nhiễm HIV/AIDS và quyền của người sử dụng lao động

Trong cả luật pháp quốc tế và luật của Việt Nam, có không ít điều khoản bắt buộc và không bắt buộc quy định về các quyền trong đó có quyền được lao động của người bị nhiễm HIV. Cụ thể người bị nhiễm HIV/AIDS có quyền:

- Không bị phân biệt đối xử;

- Không bị buộc phải xét nghiệm HIV trong tuyển dụng lao động;

- Được làm việc phù hợp với khả năng và sức khỏe của mình;

- Không buộc phải xét nghiệm HIV khi đền bù lao động, trả lương hoặc bảo hiểm y tế.

Nghĩa là người bị nhiễm HIV không bị phân biệt đối xử trong tuyển dụng lao động, lao động và hưởng các thành quả từ lao động. Người nhiễm HIV được hưởng các chế độ ưu đãi như những người bị các bệnh xã hội khác. Những quy định này được xác định trong cả luật lao động, luật dân sự, pháp lệnh phòng chống AIDS, và nhiều văn bản có tính pháp quy khác của nhà nước Việt Nam.

Tuy nhiên, cũng trong những văn bản pháp quy này, người sử dụng lao động có quyền:

- Tuyển dụng lao động phù hợp với mục tiêu sản xuất;

- Tiêu chuẩn cho việc tuyển dụng lao động là đủ sức khỏe, có đủ chuyên môn, tay nghề, trung thực và có những tiêu chuẩn khác đáp ứng từng vị trí làm việc cụ thể;

- Người sử dụng lao động đảm bảo những điều kiện lao động an toàn, chăm sóc sức khỏe, phòng chống  tai nạn lao động và đóng bảo hiểm xã hội…

Với những quy định này, người sử dụng lao động có quyền không nhận những người nghiện chích ma túy hoặc tình dục không an toàn. Đây là những người thường có sức khỏe yếu, làm việc không đủ ngày, đủ giờ lại hay vi phạm kỷ luật lao động và nhiều khi có những biểu hiện không trung thực trong cuộc sống. Trong số những người nghiện ma túy hoặc mại dâm này không ít người bị nhiễm HIV/AIDS.

 Điều tra tại thành phố Hồ Chí Minh thời gian gần đây của một nhóm nghiên cứu xã hội học thuộc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh đã không tìm được người nhiễm HIV/AIDS đang còn trong biên chế của cơ quan, xí nghiệp, doanh nghiệp cả nhà nước lẫn tư nhân. Nhiều địa phương khác cũng có tình trạng tương tự. Trong khi đó, cũng thời gian này, thành phố đã kiểm chứng tới hơn 13.000 người nhiễm HIV. Số người nhiễm thực ước tính tới 40.000 người. Như vậy, người nhiễm HIV/AIDS chủ yếu nằm ngoài lực lượng lao động chính thức trong những cơ sở sản xuất, kinh doanh .

Ở Hà Nội, con số thống kê chính thức của UBND thành phố những năm gần đây cho thấy, ở những xí nghiệp, công ty có khám sức khỏe cho cán bộ, công nhân, tỷ lệ người phát hiện có sử dụng ma túy và có bệnh lây truyền qua đường tình dục tăng. Số lao động có nhiễm HIV mới chỉ có vài ba chục trường hợp. Ai nghiện ma túy được khuyến khích đi cai nghiện tập trung. Ai vì những lý do khác chưa đi được thì cũng không mất việc làm. Điều này được sự quan tâm chỉ đạo khá chặt chẽ của UBND thành phố.

Nhưng dù sao, số người phát hiện có nhiễm HIV trong số người lao động của thủ đô còn quá ít. Vài ba chục người không đáng là bao so với hàng trăm người nhiễm HIV đang làm việc trong nhiều cơ quan, xí nghiệp ở cộng đồng. Đây là vấn đề cần phải nghiên cứu để làm rõ nguyên nhân, xac định đúng hướng giải quyết.

3. Nguyên nhân khiến cho người nhiễm HIV/AIDS ít có trong biên chế của các cơ quan đơn vị sản xuất, kinh doanh và dịch vụ

Thứ nhất: Khi tuyển dụng lao động, người tuyển dụng lao động luôn căn cứ vào tiêu chuẩn sức khỏe, chuyên môn và phẩm hạnh của người lao động. ở Việt Nam, người nhiễm HIV chủ yếu là người nghiện ma túy. Đây là những người ít nhiều có những vi phạm quy chuẩn tuyển dụng trên các mặt như sức khỏe,khả năng sáng tạo và những quy chuẩn hành vi… Do vậy, nhiều người nhiễm HIV đã không được tuyển dụng. Đây là một trong những nguyên nhân ngẫu nhiên, quan trọng khiến nhiều người nhiễm HIV bị loại.

Thứ hai: Luật quốc tế và luật Việt Nam đều quy định là không xét nghiệm HIV khi xét tuyển lao động. Nếu có xét nghiệm thì xét nghiệm giấu tên. Do vậy, chủ sử dụng lao động không biết để ưu tiên khi tuyển dụng. Đây là lý do thứ hai khiến người bị nhiễm HIV ít có cơ may được tuyển dụng, ngay cả khi chủ xí nghiệp có chính sách, chế độ ưu tiên dành cho người nhiễm HIV/AIDS.

Thứ ba: Đa số người nhiễm HIV/AIDS là người nghiện ma túy. Đây là những người không chỉ yếu về sức khỏe mà thường hay nghỉ việc, không tha thiết với lao động. Khả năng sáng tạo kém. Chủ sử dụng lao động thường căn cứ những biểu hiện này mà sa thải lao động.

Thứ tư: Cộng đồng còn tâm lý kỳ thị nặng với những người nhiễm HIV. Do vậy, khi tập thể lao động biết có người nhiễm HIV trong nội bộ của mình, họ thường có sự xa lánh, kỳ thị. Nhiều người vì những áp lực này mà tự ý bỏ việc, không tiếp tục làm việc.

Thứ năm: Hiện tại ở nước ta, lực lượng lao động dư thừa nhiều (5% - 6% thất nghiệp). Hàng năm lại có hơn 1 triệu lao động đến tuổi lao động yêu cầu có việc làm. Sức ép lao động rất lớn. Do vậy, chủ sử dụng lao động có nhiều tự do hơn trong việc tuyển dụng và thay đổi lao động.

4. Kết luận và khuyến nghị

Kết luận

- Còn những mâu thuẫn trong những quy định có tính pháp lý về quyền lao động của người nhiễm HIV/AIDS và quyền của người sử dụng lao động. Mâu thuẫn này bắt nguồn từ tính khách quan quy định các điều luật dành cho hai loại chủ thể mà giữa họ có một số mâu thuẫn nhiều khi khó điều hòa về mặt lợi ích.

- Trong những năm trước mắt, khi kinh tế thị trường phát triển cả bề rộng lẫn bề sâu; lực lượng lao động thất nghiệp còn cao; số người chết vì AIDS chưa tác động trực tiếp đến từng chủ sử dụng lao động thì tình trạng quan tâm đến việc giải quyết dịch HIV/AIDS ở cơ sở sản xuất sẽ còn chưa được chú ý đúng mức.

- Quan tâm thực hiện quyền cho người lao động bị nhiễm HIV sẽ còn bị những quy định về quyền của người sử dụng lao động cản trở. Tình trạng này sẽ còn tiếp tục. Điều này cần sự quan tâm chỉ đạo giải quyết của các cấp Đảng và chính quyền và của toàn cộng đồng.

Khuyến nghị

Đối với những người nhiễm chưa vào cơ sở lao động

- Hỗ trợ vốn, tư liệu sản xuất, đào tạo nghề để cùng gia đình, người thân những người nhiễm HIV giúp họ tự tin, tự tìm việc làm thích hợp, tự chủ vươn lên, sống và hòa nhập cộng đồng.

- Ở những địa phương có điều kiện, cần tập trung người nghiện ma túy, mại dâm vào các cơ sở dạy nghề, giáo dục, giúp đỡ họ cai nghiện, hoàn lương, học nghề, tự lao động, tự sản xuất kiếm sống. Điều này cần làm có kế hoạch với việc đầu tư tài chính thích hợp, hiệu quả.

- Tuyên truyền vận động các cơ quan, đơn vị sản xuất kinh doanh của nhà nước, tư nhân nhận những người bị nhiễm HIV, giải quyết việc làm thích hợp cho họ theo đúng luật lao động đã quy định. Tuyên dương và tạo những điều kiện thuận lợi cho những đơn vị làm tốt công tác này.

- Vận động các cơ sở từ thiện như nhà thờ, nhà chùa, hội ái hữu tiếp nhận người nhiễm HIV/AIDS để chăm sóc, chữa trị và tạo việc làm thích hợp cho những người này.

- Phối hợp các chương trình xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế gia đình, hỗ trợ người nhiễm và gia đình phát triển sản xuất, tạo việc làm thích hợp tại gia đình.

Đối với người nhiễm đã và đang ở cơ sở sản xuất nhà nước và tư nhân

- Cần tuyên truyền và vận động để người nhiễm tự khai báo trên cơ sở này mà yêu cầu chủ sử dụng lao động hỗ trợ, giúp đỡ, phân công công việc thích hợp cho người nhiễm HIV.

- Chống thái độ xa lánh, kỳ thị với người nhiễm; vận động cộng đồng hỗ trợ, giúp đỡ họ sống, làm việc, hòa nhập cộng đồng.

- Thực hiện chế dộ bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội cho người nhiễm HIV/AIDS, giúp họ tiếp cận với thuốc kháng vi rút và chữa trị tích cực những nhiễm trùng cơ hội. Điều này cần phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chức năng, chính quyền và các doanh nghiệp trong việc chăm sóc, chữa trị, đảm bảo quyền cho người nhiễm.

- Xem xét, chỉnh sửa hoàn thiện những điều luật trong luật lao động, luật dân sự, luật phòng chống AIDS, và những văn bản dưới luật khác. Khắc phục những điểm mâu thuẫn trong các văn bản pháp luật này, tạo tiền đề cho các đơn vị, địa phương, cơ sở dễ dàng đảm bảo quyền cho cả người nhiễm và người sử dụng lao động.

- Đẩy mạnh công tác thông tin, truyền thông cho cả người lao động và người sử dụng lao động, thúc đẩy người sử dụng lao động và người lao động nêu cao tinh thần tương thân, tương ái, giải quyết việc làm, thúc đẩy sự nghiệp phòng chống AIDS.
 
Theo PGS.TS. Nguyễn Chí Dũng
Dân số & Phát triển

Sửa bởi quản trị viên 17/01/2012 lúc 10:33:56(UTC)  | Lý do: Chưa rõ

Bạn đang lo lắng về HIV,thời gian phơi nhiễm sắp hết. Bạn cứ ĐT Tuan mecsedec: 098.2727.ba.9.3. Vui lòng không nhắn tin,chỉ chia sẻ điện thoại trực tiếp.
Quảng cáo
Offline anhhuythichcoca  
#2 Đã gửi : 02/03/2008 lúc 09:40:20(UTC)
anhhuythichcoca

Danh hiệu: Member

Nhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 28-02-2008(UTC)
Bài viết: 366

Ở Việt Nam chuyện này phải là một quá trình đấu tranh lâu dài!
[H]ồng [T]rần [H]ư [Ả]o
Rss Feed  Atom Feed
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.