<table id="table1" border="0" cellpadding="3" cellspacing="0" width="100%"><tbody><tr><td class="title"><b><font color="#cc0000" size="3"><span id="NewsContentDetail1_MsgSubject">Những đứa trẻ đành chết vì không có... tiền</span></font></b></td> </tr> <tr> <td class="datePublish" height="25" valign="top"> Thứ năm, 6/3/2008, 10:57 GMT+7 </td> </tr> <tr> <td style="font-size: 10pt; font-family: Arial;" valign="top"> <div id="VietAd"> <p hasbox="2" align="justify"><font face="Arial" size="2"><b>Số phận con người không ai có thể đoán trước được điều gì. Hơn trăm tuổi cũng là một phận người, vài tuần tuổi cũng là một kiếp nhân sinh. </b></font></p> <p hasbox="2" align="justify"><font face="Arial" size="2">Nhưng, có một người đàn bà đã khóc trước mặt tôi, ngay ở hành lang Bệnh viện Nhi TƯ: “Giá như đừng cho nó sinh ra, đừng để cho nó bi bô câu gọi mẹ thì lòng tôi còn đỡ chua xót. Ông trời đã cho con tôi sinh ra đứa con đó, lại bắt nó mang trong mình căn bệnh hiểm ác. Biết chắc rằng con mình sắp xa lìa cõi đời mà không thể nào cứu được. Nếu mà là tỉ phú thì tôi sẽ cho nó sang nước ngoài để chữa chạy. May ra còn có hy vọng. Nhưng nhà nghèo đành cam tâm để cho con lìa trần, anh ạ...”. </font></p> <p hasbox="2" align="justify"><font face="Arial" size="2">Câu nói đầy chua chát của chị cũng là rất nhiều tâm trạng của những bà mẹ khác cùng cảnh ngộ có con bị bệnh hiểm nghèo hiện nay. Họ còn chung nhau một cảnh ngộ là nhà nghèo nên đành nhìn con mình từ từ rời biệt cõi đời...<br /> <br /><b>Ông trời bắt tội những bé thơ vô tội <br /></b><br />Vào bệnh viện nhi TW một ngày đầu xuân mới, dù đã chuẩn bị tinh thần trước nhưng tôi vẫn bị “sốc” bởi những gì mắt thấy tai nghe ở đây. Cổng bệnh viện lúc 10h30 sáng đông như một phiên chợ cuối năm, tất cả đều đang chờ đợi để vào thăm con em mình. </font></p> <div align="center"> <table id="table1" border="0" cellpadding="2" cellspacing="0" height="3" width="225"> <tbody> <tr> <td style="font-weight: normal; font-size: 8pt; color: rgb(0, 0, 0); font-style: normal; font-family: verdana,geneva,lucida,'lucida grande',arial,helvetica,sans-serif; font-variant: normal;" align="center"><font face="Arial" size="2"><em><img style="" onclick="return openNewImage(this.src)" alt="cotien1.jpg" src="http://www.tintuconline.vietnamnet.vn/Library/myImages/13/2008/03/06/cotien1.jpg" border="1" height="258" hspace="3" vspace="3" width="350" /></em></font></td></tr></tbody></table></div> <p hasbox="2" align="justify"><font face="Arial" size="2">Tôi gửi xe, hỏi anh nhân viên trông giữ: “Ở đây những em bị bệnh hiểm nghèo nằm ở khu nào hả anh”. “Ở tất cả các khoa đều có cả. Đông lắm”. Câu nói lạnh lùng của người trông xe làm tôi lặng người. Tôi đến với hàng ghế đá trước cổng bệnh viện ngồi chờ cho đến 11h là người nhà được phép vào thăm. Tôi không thăm người thân nào ở đây, tôi thăm tất cả những đứa trẻ đang bị trời hành, nhiều đứa phải chết vì cha mẹ không có tiền chạy chữa.</font></p> <p align="justify"><font face="Arial" size="2">Tiết trời đầu xuân nhưng khá buốt, chén nước chè bốc khói đã phần nào làm giảm cái lạnh. Nhưng những câu chuyện mà tôi nghe từ những người xung quanh đã làm cho hơi ấm của chén nước chè mang lại tan biến. Cảm giác buốt lạnh, đau nhói, thấy như mình cũng có lỗi trong nỗi đau ấy. Bà lão bán nước chè nghe những câu chuyện trẻ con bị trời bắt chết khi chưa có ký ức để biết cuộc sống là gì, ngán ngẩm nói: “Âu cũng là do ông trời bắt tội”.</font></p> <p align="justify"><font face="Arial" size="2">Anh nhân viên bảo vệ của bệnh viện nhìn khuôn mặt khá trẻ miệng phì phèo điếu thuốc kể những câu chuyện mà ít người có thể cầm được nước mắt. Chuyện của anh được bắt đầu bằng một em bé đến từ tỉnh Yên Bái. </font></p> <p align="justify"><font face="Arial" size="2">Quê em ở huyện vùng cao Mù Căng Chải, được gần 1 tuổi thì bố mẹ phát hiện ra em bị suy tim nặng. Chữa chạy bằng đủ các phương pháp cả dương lẫn âm, khi đưa xuống Hà Nội thì tình trạng của em đã quá nặng. Nếu muốn cứu sống em phải tiến hành phẫu thuật để tiến hành thay tim mới. Nhưng do kinh tế gia đình không thể đủ để làm công việc này nên gia đình em chấp nhận để em... đi. Đau đớn thay em bé là con trai duy nhất trong một gia đình có đến 7 người con gái. Cha mẹ em phải đi cầu khắp nơi đến lần thứ 8 mới sinh được em. Nhưng niềm hạnh phúc chưa được bao lâu thì sự cố gắng của bố mẹ em đã sụp đổ.</font></p> <p align="justify"><font face="Arial" size="2">Câu chuyện của của người bảo vệ trẻ tuổi khiến cho tất cả mọi người ngồi quanh không ai nói lên lời. Nhưng đó chỉ là một ví dụ rất nhỏ, bởi trong bệnh viện còn rất nhiều những trường hợp còn đau đớn hơn rất nhiều.</font></p> <p align="justify"><font face="Arial" size="2">11h! Dòng người thăm bệnh nhân được vào. Hòa vào dòng người đó tôi đi cùng họ lên dãy nhà 8 tầng của bệnh viện. Đi dọc hành lang của 8 tầng, thấy phòng nào cũng đông kín những bệnh nhân nhí và những cặp cha mẹ đi cùng. </font></p> <p align="justify"><font face="Arial" size="2">Có những đôi vợ chồng kẽ chân vẫn còn bùn đất sau vụ cấy đang cùng nhau giữ con để bác sĩ tiêm thuốc, có những đứa trẻ từ lúc sinh ra thời gian nằm viện nhiều hơn thời gian ở nhà. Loạt câu chuyện về những hoàn cảnh cay nghiệt là một điều rất bình thường ở đây. Một nghịch cảnh tôi thường xuyên bắt gặp từ lúc bước chân vào đây là trẻ em luôn cười còn người lớn thì luôn khóc. </font></p> <p align="justify"><font face="Arial" size="2">Người mẹ gầy còm nhìn thấy con mình chơi đùa mà hai dòng lệ cứ chảy trên hai bên má, đứa trẻ thì vẫn cười nói hồn nhiên mà không biết rằng trong đầu em mang một khối u không thể phẫu thuật cắt bỏ. Có những em hồn nhiên bậm bẹ nói với mẹ: “Sau này con sẽ làm bác sĩ” mà cháu không hề biết cuộc sống của cháu chỉ còn tính bằng giờ...<br /><br /><b>Bán ruộng, cắm đất để chữa cho con</b></font></p> <p hasbox="2" align="justify"><font face="Arial" size="2">Cũng giống như bao cảnh ngộ khác, đôi vợ chồng trẻ Lê Văn Hoàn và Nguyễn Thị Hồng ở Như Thụy - Lập Thạch - Vĩnh Phúc, lấy nhau từ năm 2001. Tưởng trừng ông trời đã ưu ái chút ấm êm cho đôi vợ chồng trẻ khi cho anh chị 2 đứa con trai rất khôi ngô và bụ bẫm. </font></p> <div align="center"> <table id="table2" border="0" cellpadding="2" cellspacing="0" height="3" width="225"> <tbody> <tr> <td style="font-weight: normal; font-size: 8pt; color: rgb(0, 0, 0); font-style: normal; font-family: verdana,geneva,lucida,'lucida grande',arial,helvetica,sans-serif; font-variant: normal;" align="center"><img style="" onclick="return openNewImage(this.src)" alt="cotien2.jpg" src="http://www.tintuconline.vietnamnet.vn/Library/myImages/13/2008/03/06/cotien2.jpg" border="1" height="262" hspace="3" vspace="3" width="350" /></td></tr></tbody></table></div> <p hasbox="2" align="justify"><font face="Arial" size="2">Nhưng từ khi sinh cháu đầu và nay là cháu thứ hai, thời gian anh chị ở trong bệnh viện gần bằng ở nhà bởi hai đứa con của chị đều mặc những căn bệnh rất “quái ác”. Đứa thứ nhất của anh chị bị mặc bệnh thiếu Hồng cầu. Căn bệnh hiểm này khiến cho kinh tế eo hẹp của đôi vợ chồng trẻ càng thêm thiếu thốn. Chạy chữa rất nhiều nơi nhưng vẫn không có kết quả chỉ đến khi có mẫu máu tương thích của người bác ruột thì hy vọng sống của mới trở lại. </font></p> <p hasbox="2" align="justify"><font face="Arial" size="2">Cháu được cứu sống bởi dòng máu của bác mình. Chạy chữa cho đứa lớn xong anh chị sinh tiếp đứa thứ hai. Cháu Lê Văn Hanh bụ bẫm và khôi ngô hơn anh mình. Cháu lớn lên trong hoàn cảnh rất khó khăn của gia đình. Hai anh chị tự động viên mình rằng ông trời lại phần nào đã công bằng khi cháu rất thông minh và lém lỉnh. Nhưng những dư âm của việc chữa bệnh cho đứa con lớn chưa hết thì cháu Hanh ngã bệnh. </font></p> <p align="justify"><font face="Arial" size="2">Tháng 7/2007 anh chị cho cháu lên bệnh viện huyện, rồi bệnh viện tỉnh, chữa thầy lang Đông thầy lang Tây bệnh của cháu không những không giảm mà còn có phần nặng hơn. Cuối năm 2007, hai vợ chồng Hoàn - Hồng cho cháu lên viện nhi TW thì các bác sĩ kết luận cháu Hanh bị xuất huyết giảm tiểu cầu. Chị Hồng nói với tâm trạng đau khổ tột cùng: “Thằng anh bị hồng cầu đến thằng em lại bị tiểu cầu. Không biết kiếp trước mình có làm gì nên tội không mà bây giờ ông trời bắt tội con mình như vậy...”. </font></p> <p align="justify"><font face="Arial" size="2">Từ ngày cháu Hanh vào viện cả hai chồng anh chị phải bỏ hết công việc đồng áng để theo cháu. Những lần truyền dịch, truyền thuốc hết vài chục triệu một đợt, dù đã được bệnh viện hỗ trợ nhưng với gia cảnh chỉ có tròn trõn hơn 3 sào ruộng ở cái thì buổi gạo châu củi quế này, thì nó là những khoản tiền khổng lồ. Anh Hoàn nói: “Nhà mình vốn chả còn thứ gì để bán, còn mấy sào ruộng đành bán đi lấy tiền mua thuốc cho con. Chỉ mong nó khỏi còn việc làm ăn thì tính sau, trời sinh voi, hy vọng trời sẽ... sinh cỏ!”. </font></p> <p align="justify"><font face="Arial" size="2">Câu chuyện giữa tôi và vợ chồng Hồng - Hoàn thường bị cắt ngang bởi sự “can thiệp” của cháu Hanh. Trên tay cháu cầm chiếc điện thoại đồ chơi, bá vào vai mẹ và nói bibô: “Mẹ ơi! Mẹ gọi về cho anh đi, cho con nói chuyện với anh...”. Câu nói méo mó của đứa bé chưa đầy 3 tuổi càng làm thắt thêm vào nỗi đau của người mẹ trẻ. Tâm sự với đôi mắt đỏ ngầu, nước trong kẽ mắt ứ lên che lấp phần nào đôi mắt mệt mỏi bởi nhiều đêm thức trắng trông con của chị Hồng: “Cả tết nay hai chồng em đều túc trực ở đây để trông cháu, hôm qua vừa truyền dịch cho cháu hết gần 40 triệu. Bệnh viện hỗ trợ nhiều nhưng mình vẫn phải bỏ ra thêm. Tiền bán ruộng thì trang trải đã gần hết mà bệnh của cháu, bác sĩ nói phải điều trị trường kỳ chưa biết lúc nào sẽ khỏi. Kiểu này chắc có mảnh đất phải bán nốt mới có tiền mà theo con đi viện...”.</font></p> <div align="center"> <table id="table3" border="0" cellpadding="2" cellspacing="0" height="3" width="225"> <tbody> <tr> <td style="font-weight: normal; font-size: 8pt; color: rgb(0, 0, 0); font-style: normal; font-family: verdana,geneva,lucida,'lucida grande',arial,helvetica,sans-serif; font-variant: normal;" align="center"><img style="" onclick="return openNewImage(this.src)" alt="cotien3.jpg" src="http://www.tintuconline.vietnamnet.vn/Library/myImages/13/2008/03/06/cotien3.jpg" border="1" height="350" hspace="3" vspace="3" width="231" /></td></tr></tbody></table></div> <p align="justify"><font face="Arial" size="2">Nhìn cháu Hanh vẫn hồn nhiên cầm chiếc điện thoại đồ chơi nói những câu không rõ tiếng: “A- lo!” “Bố ơi! Cho con về nhà chơi với anh Hà”.... câu nói khiến cho cả phòng ai đấy đều lặng người. Không phải là ruột thịt mà lòng tôi vẫn quặn lại, một nỗi chua xót dâng đầy lên. Đứa trẻ hồn nhiên không biết nó đang phải chống chọi với tử thần. Nó không biết rằng cái chết sẽ đến với mình bất kỳ lúc nào mà dường như bố mẹ nó đã hết phương chống đỡ, họ đã kiệt sức, khánh kiệt. </font></p> <p align="justify"><font face="Arial" size="2">Gian phòng nằm cũng với cháu Hanh còn có 3 cháu khác cũng cùng có bệnh Xuất huyết giảm tiểu cầu. Nằm ngay sát cháu Hanh là cháu Nam quê ở Phú Thọ, khuôn mặt của cháu đã biến dạng gần như hoàn toàn do cháu bị ngã và rách ở gần mí mắt. Hai mắt của cháu xưng tấy; trong kẽ mắt của cháu vẫn rỉ ra những giọt máu đỏ tươi do máu của của cháu không thể đông. Người mẹ trẻ tuổi cầm miếng bông thấm cho con mà nước mắt chảy trên đôi gò má hốc hác. </font></p> <p align="justify"><font face="Arial" size="2">Những cháu bé như Hanh, Nam... vẫn đang ngày ngày chống trọi với căn bệnh quái ác, những tai nạn thương tâm, còn cha mẹ chúng thì chỉ biết trông cậy vào số trời. Họ chỉ biết cầu nguyện cho con mình chóng lành bệnh. Họ cầu nguyện mình sẽ có tiền để chữa chạy cho con đến khi khỏi bệnh. Không biết sau khi bán nốt mảnh đất cắm dùi vợ chồng anh Hoàn chị Hồng sẽ lấy tiền ở đâu để chạy chữa tiếp cho con của mình. Có thể, như không ít người tôi đã từng gặp kia, họ cũng lại trắng tay, ngửa cổ than trời, đành để cho cháu... ra đi?!</font></p> <p hasbox="2" align="right"><font face="Arial" size="2"><i>Theo</i> <b>Ngọc Cương<br /></b></font><font hasbox="2" face="Arial" size="2"><img style="" onclick="return openNewImage(this.src)" alt="Vietimes.gif" src="http://tintuconline.vietnamnet.vn/Library/myImages/@logo/Vietimes.gif" hasbox="2" border="0" height="17" width="49" /></font></p></div></td></tr></tbody></table>