  Danh hiệu: Thành viên gắn bóNhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 09-10-2007(UTC) Bài viết: 5.759 Đến từ: Heaven in hell
Được cảm ơn: 44 lần trong 36 bài viết
|
<p class="pTitle">Tôi có bốn đứa con</p> <p class="pHead">TTO - Chú ấy hơi nhỏ người và ít nói. Một buổi chiều cơ quan cúp điện, chú ngồi cạnh tôi uống trà. Tôi nhìn người đồng nghiệp trung niên, tự hỏi người này đã trải qua những sóng gió gì trong cuộc đời, và trong một buổi chiều ảm đạm như thế này, người ấy nghĩ gì? </p> <p class="pBody">Tôi quyết định hỏi chuyện chú, bắt đầu bằng những câu xã giao thông thường: Nhà chú ở đâu? Vợ chú làm gì? Tôi mới vào cơ quan, những người trong cơ quan vẫn còn là những ẩn số.</p> <p class="pBody">Chú lần lượt trả lời các câu hỏi của tôi, theo kiểu muốn giết thời gian hơn là những lời tâm sự. Nhưng khi tôi hỏi chú có bao nhiêu đứa con, chú nhìn vào mắt tôi một thoáng, như thể đánh giá điều gì đó, rồi chậm rãi trả lời: “Tôi có bốn đứa con”.</p> <p class="pBody">Tôi không thấy có gì bất thường. Ở tuổi chú bốn đứa con không phải quá nhiều. Với vẻ thận trọng, tôi hỏi thăm về đứa lớn nhất.</p> <p class="pBody">“Nó chỉ sống được hơn một năm. Bệnh tim bẩm sinh, nếu không bây giờ đã mười bảy tuổi”.</p> <p class="pBody">Thì ra đó là lý do của sự ngập ngừng. Lòng áy náy, tôi hỏi về những đứa tiếp theo, hi vọng sẽ tốt đẹp hơn. “Hai đứa sau, một trai, một gái. Một đứa mười một tuổi, một đứa chín tuổi. Sức khỏe cũng bình thường".</p> <p class="pBody">Chú đã kể thiếu một đứa. Chắc đó phải là một đứa bé đặc biệt, học rất giỏi hoặc thể lực rất tốt. Một đứa bé được nhắc riêng. “Vậy còn đứa thứ tư? Trai hay gái hả chú? Nó học lớp mấy rồi?”.</p> <p class="pBody">Im lặng. Tôi có cảm giác mình đã phá vỡ một điều gì. Chú khẽ hỏi tôi có biết vụ cháy xưởng X cách đây hơn chục năm không? Tôi trả lời có mà giọng khản đặc: “Con chú đã ở trong xưởng lúc xảy ra vụ cháy? Nhưng nó làm gì trong xưởng vào lúc ấy? Nó không thể đi làm vào thời điểm đó được".</p> <p class="pBody">“Vợ tôi làm trong xưởng. Cô ấy đang mang thai đứa thứ hai. Xưởng cháy, cô ấy thoát ra ngoài được, nhưng mất đứa bé. Nếu còn sống, năm nay nó được mười ba tuổi”, rồi chú quay sang nhìn tôi, cười rất nhẹ: “Nó đi vội quá, tôi không biết nó là con trai hay con gái nữa".</p> <p class="pBody">Trong tình huống bối rối ấy, tôi cảm nhận có cái gì đó nghiệt ngã nhưng thật ấm áp. Thỉnh thoảng cơ quan tôi vẫn cúp điện, chú vẫn ngồi cạnh tôi uống trà, nhưng tôi không lần nào hỏi thăm thêm về gia đình chú. </p> <p class="pBody">Một người sống qua mấy mươi năm chắc chắn đã từng trải nhiều sóng gió, nhiều hi vọng và mất mát. Tôi còn trẻ, đôi lần nản lòng trước cuộc sống bon chen đầy rẫy tổn thương và sự quên lãng. Nhưng câu chuyện của người đồng nghiệp đã cho tôi cảm xúc mạnh mẽ, cho tôi niềm tin vào những giá trị có thật trong cuộc đời. </p> <p class="pBody">Còn bạn, bạn nghĩ gì về câu chuyện một người cha đã liên tiếp mất hai đứa con nhưng vẫn tính đếm và dõi theo bước trưởng thành của từng đứa con một, không bỏ sót ai, kể cả những đứa đã chết hay thậm chí còn chưa kịp đủ hình hài?</p> <p class="pAuthor">BÙI THỊ MỸ NGÂN</p> | Bạn đang lo lắng về HIV,thời gian phơi nhiễm sắp hết. Bạn cứ ĐT Tuan mecsedec: 098.2727.ba.9.3. Vui lòng không nhắn tin,chỉ chia sẻ điện thoại trực tiếp. |
|
|
|
|
|
  Danh hiệu: Thành viên gắn bóNhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 09-10-2007(UTC) Bài viết: 5.759 Đến từ: Heaven in hell
Được cảm ơn: 44 lần trong 36 bài viết
|
Những đồng xu TTO - Sạp báo nằm nơi vỉa hè đường Nguyễn Bỉnh Khiêm vốn vắng vẻ, lại càng thêm hiu hắt khi bị chìm khuất trong một dãy ôtô đỗ dài đến 200 m. Tuy lèo tèo hơn chục đầu báo và tạp chí, nhưng sạp có tới ba thành viên của một hộ gia đình thay phiên nhau đứng sạp. Người bố chừng 40 tuổi hàng ngày dậy từ 4g sáng để đi lấy báo, về treo ngay ngắn lên giá và xếp gọn gàng lên sạp. 6g, cậu con trai đang học lớp 6 đến tiếp quản để bố đi chạy xe ôm. Đến 9g30, cậu bé kết thúc công việc buổi sáng của mình để về nhà học bài chuẩn bị cho buổi học chiều khi bà nội ra tiếp quản sạp báo. Gã thích đi trên những con đường vắng vẻ, rợp bóng cây nên sáng sáng, thay vì chạy thẳng ra hòa vào dòng người đầy ắp trên đường Đinh Tiên Hoàng, gã rẽ vào đường Nguyễn Bỉnh Khiêm để có được những phút chạy xe thảnh thơi trên con đường xa nhà cửa và vắng bóng người qua lại. Và trong một lần dừng lại bên lề đường để nghe điện thoại, gã phát hiện ra sạp báo nằm khuất nẻo giữa khoảng cách của hai chiếc ôtô đang im ắng đỗ. Ấn tượng bởi cái vẻ ngoài phục phịch và kiểu giao tiếp ngộ nghĩnh, hài hước của cậu chủ, gã quyết định trở thành khách ruột của sạp báo đơn sơ ấy. Quan sát và cóp nhặt thông tin bên lề những buổi sáng mua báo, chừng nửa tháng sau thì gã hiểu được gia cảnh của chủ nhân sạp báo. Phần vì ngại để những đồng xu leng keng và chen chúc làm phồng chiếc ví, phần vì muốn đóng góp được phần nào hay phần ấy vào khoản thu từ sạp báo vốn đã quá ít ỏi của gia đình ấy nên mỗi lần mua báo, gã đều có nhã ý tặng lại những đồng bạc lẻ cho chủ sạp. Nhưng lạ thay, lần nào gã bảo: “Thôi cứ để đấy em (anh, bà) ạ!” cũng bị từ chối thẳng thừng. Cho đến một hôm, hết tiền lẻ nên dù chỉ mất có 4.500 đồng mua báo nhưng gã đành phải đưa tờ 100.000 đồng cho cậu bé chủ sạp. “Con không có tiền thối, chú để hôm sau trả đi!”. Nghe câu ấy, đột nhiên gã nghĩ ra một kế… Sáng hôm sau, gã đi mua báo thật muộn để tránh ca của cậu bé. Lúc trả tiền báo cho bà cụ, gã nhỏ nhẹ và bình thản: “Hôm trước con còn thiếu em 4.500 đồng. Bà cầm luôn giúp con”. Chuyện bình thường ấy diễn ra không một vết gợn. Hôm sau, gã lại đi mua báo sáng và vẫn trả 4.500 đồng cho cậu bé như không hề có chuyện gì xảy ra. Mỗi ngày bán cho cả chục khách, làm sao bà cụ nhớ được một người gửi tiền trả nợ cho cháu. Kể từ hôm ấy, mỗi ngày gã có cớ để gửi lại cái khay của sạp báo những đồng xu. Chỉ bằng một câu "thần chú": “Hôm trước anh (em, cháu) mua thiếu của em (anh, bà)”. Sau đó, ly cà phê mà gã nhâm nhi trong quán vắng nơi hẻm cây xoài dường như thơm và đậm đà hơn bởi được phụ họa bởi những niềm vui nho nhỏ mà những đồng xu mang lại… THẢO LƯ | Bạn đang lo lắng về HIV,thời gian phơi nhiễm sắp hết. Bạn cứ ĐT Tuan mecsedec: 098.2727.ba.9.3. Vui lòng không nhắn tin,chỉ chia sẻ điện thoại trực tiếp. |
|
|
|
  Danh hiệu: Thành viên gắn bóNhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 09-10-2007(UTC) Bài viết: 5.759 Đến từ: Heaven in hell
Được cảm ơn: 44 lần trong 36 bài viết
|
Vị thần may mắn TT - Vài năm trước tôi là một chàng trai tuổi đôi mươi vừa mới tập tễnh vào đời. Lúc đó, tôi nghĩ rằng con người ta tài năng chỉ một phần, phần nhiều còn lại là nhờ sự may mắn mà số mệnh dành cho. Một lần, tôi và một người bạn ngồi quán trao đổi đủ chuyện về cuộc sống, văn chương thì có một ông già bán vé số bước vào. Ông ta đứng đợi thật lâu đến khi chúng tôi uống trà đá tráng miệng mới bước đến mời: - Hai chú mua vé số đi, mỗi tờ vé số là một niềm may mắn! Thú thật tôi ít mua vé số nhưng nghe ông ta nói đến chữ may mắn, tôi mua cho tôi một tờ và tặng bạn một tờ. Khi ông ta lấy tiền tôi mới nhận ra ông ta chỉ có một cánh tay. Một sự bốc đồng ngông nghênh của tuổi trẻ bùng lên trong tôi bật thành câu hỏi: - Đi bán may mắn cho thiên hạ, vậy bác có chừa lại sự may mắn cho mình không? Ông ta nhìn tôi chăm chú một lúc rồi chìa bàn tay còn lại: - Còn bàn tay này là còn may mắn cháu ạ! Cả tuần tôi chỉ nghĩ về câu nói của ông. Tôi vẫn vui mỗi khi gặp điều may mắn trong cuộc sống, nhưng tôi không chỉ biết ngồi trông chờ vị thần ấy nữa. Tôi nhớ về người đàn ông cụt tay tự tạo nên may mắn từ cánh tay còn lại của mình... NGUYỄN VĂN TUẤN | Bạn đang lo lắng về HIV,thời gian phơi nhiễm sắp hết. Bạn cứ ĐT Tuan mecsedec: 098.2727.ba.9.3. Vui lòng không nhắn tin,chỉ chia sẻ điện thoại trực tiếp. |
|
|
|
  Danh hiệu: Thành viên gắn bóNhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 09-10-2007(UTC) Bài viết: 5.759 Đến từ: Heaven in hell
Được cảm ơn: 44 lần trong 36 bài viết
|
Bài học đầu đời TTO - Nếu như ai đó quen biết tôi đọc được bài này chắc hẳn sẽ rất bất ngờ. Vì họ không bao giờ nghĩ một cô bé ngoan hiền, ít nói nhất xóm như tôi lại từng rất giỏi nói dối và "ăn thiếu". Tôi vẫn nhớ thời gian đầu năm học lớp bảy, trước cổng trường ít có hàng quán nào bán. Nhưng sang học kỳ hai thì hàng rong mọc lên rất nhiều. Nào là phèo kho, trái cây ướp lạnh, trứng cút chiên, bún canh đỏ ngay cả nghêu, ốc cũng có. Nhiều, nhiều lắm và rất ngon nữa nên dĩ nhiên là không chỉ tôi mà cả đám học sinh thời đó đều rất thích. Lúc còn chưa quen, mỗi khi tan trường tôi chỉ dám đi theo nhìn bạn bè ăn hàng. Nhưng nhìn riết thèm chịu không nổi tôi cũng tập ăn thử. Mới đầu ăn ít ít vừa đủ tiền mẹ cho. Sau càng ăn càng ghiền, lại sợ ăn hết trước nhìn miệng nên tôi mạnh dạn mua nhiều. Có một lần, ăn xong mới phát hiện mình bị mất tiền. Tôi sợ sệt nói với bà Ba bán ốc cho thiếu ngày mai trả. Ai ngờ bà Ba vui vẻ bảo lúc nào trả cũng được. Đã vậy bà ta còn nói tôi thích ăn gì cứ ăn, từ từ trả vì học sinh ở đây đứa nào chẳng vậy. Thích quá, tôi kêu thêm một con cua hấp cho cả hai nhỏ bạn ăn chung. Những ngày đầu tôi trả tiền rất đều đặn, thậm chí tôi còn lên kế hoặch nhịn ăn cả tuần để khỏi thiếu nợ. Nhưng mỗi lần gặp lại bà Ba đều đon đả: ”Ăn đi, dì có đòi đâu mà sợ!”. Trong đầu tôi lúc đó nghĩ là bà Ba thích mình nên mới tốt như thế. Vì vậy tôi cứ vô tư tiếp tục ăn… thiếu. Rồi cũng đến một ngày bà Ba không cho tôi ăn nữa mà bắt tôi trả nợ. Không thể tin, tổng số tiền thiếu nhiều đến nỗi tôi có nhịn ăn đến hai tháng cũng không trả được. Không thể mượn tiền bạn cũng không dám nói thật với mẹ, hết cách, tôi quyết định "xù nợ". Từ đó, mỗi khi tan học tôi không dám đi cổng chính mà lẻn sang cổng sau ra về. Khoảng thời gian đó, ngày nào tôi cũng về trễ hơn nửa tiếng. Để bố mẹ khỏi nghi ngờ, tôi luôn có nhiều lý do chính đáng: trực lớp, phụ cô làm sổ sách, đưa bạn về nhà… Một tháng sau thấy mọi chuyện êm xuôi, không có gì xảy ra tôi nghĩ rằng bà bán ốc đã quên nên thử đi về bằng cổng chính. Ngay lúc vừa thấy tôi bà Ba đã tóm lấy tay và la làng bắt tôi phải đưa về nhà gặp cha mẹ. Tôi hoảng hồn năn nỉ bà Ba tha cho nhưng bà ta không chịu. Cứ thế bà Ba lôi tôi đi, vừa đi vừa xỉ vả không tiếc lời. Mọi người quanh đó nhìn tôi xì xầm bàn tán. Trên đường về, quá xấu hổ và lo sợ tôi chỉ muốn chết đi cho xong. Vào đến nhà tôi khúm núm không dám nhìn bố mẹ. Cứ nghĩ rằng tôi sẽ bị một trận roi mây thừa sống thiếu chết, vậy mà mẹ chỉ chạy đến kéo tôi vào nhà sau rồi chạy ra xin lỗi và đưa tiền cho bà bán ốc. Còn bố thì nhẹ nhàng nắm tay dẫn tôi ra sàn nước rửa mặt. Đợi tôi bình tĩnh hơn bố mới nghiêm nghị nói nhỏ: ”Đây là lần đầu và cũng là lần cuối, bố không muốn thấy con hư như vậy lần nữa. Hiểu không?”. Tôi mếu máo gật đầu. Nghĩ lại, tôi thật sự rất biết ơn bố mẹ đã không đánh thêm vào tâm hồn đang tổn thương của tôi dù lúc đó tôi đáng bị như thế. Câu nói của bố không quát nạt, không chì chiết nhưng tôi vẫn biết được mình đã sai như thế nào. Đến tận bây giờ mọi người vẫn không nhắc lại chuyện cũ, tôi biết bố mẹ đã cố gắng giúp tôi vô tư lớn lên như bao bạn bè khác. Hiện tại có lẽ cả nhà đã quên nhưng tôi thì không bao giờ quên vì kỷ niệm đó đã dạy cho tôi một bài học. Một bài học làm người. BÚT NAM | Bạn đang lo lắng về HIV,thời gian phơi nhiễm sắp hết. Bạn cứ ĐT Tuan mecsedec: 098.2727.ba.9.3. Vui lòng không nhắn tin,chỉ chia sẻ điện thoại trực tiếp. |
|
|
|
  Danh hiệu: Thành viên gắn bóNhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 09-10-2007(UTC) Bài viết: 5.759 Đến từ: Heaven in hell
Được cảm ơn: 44 lần trong 36 bài viết
|
Chuyện quả chanh TTO - Năm tôi lên sáu tuổi, cũng là lúc bắt đầu vào lớp một thì ba tôi được trúng tuyển đi nghiên cứu sinh tại Tiệp Khắc với thời gian bốn năm. Tôi rất buồn vì nghĩ đến khoảng thời gian khá dài không được gặp ba. Là con gái đầu lòng nên ba rất thương tôi, khi có thêm 1 em bé gái nữa, Mẹ tôi rất bận rộn để chăm sóc em, vì thế mỗi tối tôi đều được ba ru ngủ với những câu hát ru do ba tự sáng tác “Ngủ ngoan con nhé. Ngủ ngoan nhé ngủ ngoan hỡi con”. Đến ngày ba lên đường, tôi chẳng biết diễn tả cảm xúc của mình lúc ra sân bay tiễn ba như thế nào. Chỉ nhớ rằng đó là một ngày hè oi ả, và thế là khi ba bế hôn tôi tạm biệt trước khi lên máy bay, tôi đã đưa ba 1 quả chanh còn tươi nguyên và nói với ba rằng: “Khi nào ba phải làm việc mệt thì ba vắt quả chanh này pha nước uống cho đỡ mệt nhé!”. Biền biệt suốt bốn năm liền, ba tôi luôn viết thư về cho ba mẹ con tôi, cứ mỗi tối, sau khi đã cơm nước xong xuôi, Mẹ lại ngồi đọc thư của ba cho chị em tôi nghe. Trong các bức thư ba không hề nhắc đến quả chanh tôi đã đưa cho ba trước lúc lên đường. Bốn năm sau khi trở về, ba mang theo quả chanh đã khô cứng, ngả màu nâu vàng nhưng vẫn còn nguyên vẹn và kể với tôi rằng: ba đã không vắt quả chanh này để uống mà để nó ở một nơi trang trọng nhất trong căn phòng ba ở bên Tiệp. Mỗi lúc phải học hay làm việc vất vả, trở về phòng chỉ cần nhìn quả chanh là ba lại thấy hết mệt mỏi. Có một lần, người dọn phòng vô tình nhìn thấy quả chanh đã khô héo nên mang đi vứt vào thùng rác. May mắn thay khi trở về phòng, ba không thấy quả chanh đâu nên đã hỏi ngay người dọn phòng và lập tức đi nhặt quả chanh từ thùng rác và để lại vào đúng vị trí. Tôi thực sự cũng đã quên là mình đã đưa cho ba của chanh khi tiễn ba lên đường. Tôi càng cảm động hơn khi biết ba đã giữ bên mình suốt bốn năm liền quả chanh tôi tặng ba và đó là nguồn động lực lớn đối với ba khi phải xa gia đình học và làm việc trong một thời gian dài. Đến bây giờ khi đã có gia đình và có con, tôi càng cảm nhận được tình thương của ba dành cho tôi, và đó cũng là bài học về tình phụ tử sâu sắc để tôi có thể làm hành trang tiến thân trong cuộc đời còn nhiều thử thách và chông gai. LINH LAN (Tp. HCM) | Bạn đang lo lắng về HIV,thời gian phơi nhiễm sắp hết. Bạn cứ ĐT Tuan mecsedec: 098.2727.ba.9.3. Vui lòng không nhắn tin,chỉ chia sẻ điện thoại trực tiếp. |
|
|
|
  Danh hiệu: Thành viên gắn bóNhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 09-10-2007(UTC) Bài viết: 5.759 Đến từ: Heaven in hell
Được cảm ơn: 44 lần trong 36 bài viết
|
Chiếc xe đạp nghĩa tình TTO - Mới vào điều chỉnh cái hóa đơn một chút, trở ra thì chiếc xe đạp đã biến mất. Tôi xanh mặt. Bầu trời như sụp đổ! Chiếc xe đạp là phương tiện duy nhất để đi công tác và chở các con đi học, giờ làm sao đây? Những ngày đầu giải phóng, lương tôi chỉ có 30.000đ/tháng, nuôi ba đứa con thì làm sao mua lại chiếc khác? Tôi ôm mặt khóc. Chợt một bàn tay đặt lên vai tôi. Chị Chín Ngân nhìn tôi thông cảm: - Thôi, chị đừng buồn nữa, để rồi sẽ tính. À, được rồi. Tôi sẽ mượn tiền của ban thiếu nhi mua lại cho chị chiếc khác. Bắt đầu từ tháng sau, sẽ trừ lương của tôi vào tiền mua xe cho chị. Tôi xúc động muốn bật khóc. Trời, lương của một trưởng ban thiếu nhi Thành đoàn đâu có nhiều? Chị còn phải nuôi đứa con đầu và chuẩn bị cho đứa thứ hai sắp chào đời. Tôi thấy chị phải làm việc nhiều mà ăn uống đạm bạc quá, nỡ nào tôi còn xén bớt tiền lương của chị? Tôi lắc đầu, nước mắt ràn rụa: - Tôi không thể nhận chị Chín ạ. - Chị đừng ngại gì cả, có xe mới công tác tốt được. Chị Chín ôm vai tôi thân tình. Tính quyết đoán của đồng chí trưởng ban không cho tôi nói thêm gì nữa. Ngay chiều hôm đó, chiếc xe đạp mới toanh đã đến với tôi. Tôi lại ôm chiếc xe mà khóc! Sau này, khi chị làm tổng giám đốc siêu thị Coop-Mart, biết tôi còn nhiều khó khăn vì phải nuôi hai đứa con bị bệnh tâm thần, nhiều lần gặp tôi chị lại dúi cho tôi tờ 500.000đ. Tôi biết ơn chị nhưng cũng ái ngại biết chừng nào! Trường Nguyễn Sơn Hà, P.3, Q.3 vận động học bổng cho học sinh nghèo hiếu học. Xúc động trước sự hi sinh của đồng chí Nguyễn Sơn Hà - một cán bộ Thành đoàn mà trường được vinh dự mang tên - chị sẵn sàng đề xuất đơn vị ủng hộ 5 triệu đồng, riêng cá nhân chị ủng hộ 1 triệu đồng cho học bổng Nguyễn Sơn Hà. Được biết chị Nguyễn Thị Nghĩa (bí danh Chín Ngân) được phong danh hiệu Anh hùng lao động, tôi mừng quá, ôm chị chúc mừng. Thành tích, tài năng, sự sáng tạo của chị... được mọi người tôn vinh. Riêng tôi, tôi xin bổ sung thêm về lòng nhân ái cao cả của chị. Tấm lòng của chị đẹp biết chừng nào - như một bông hoa tỏa ngát hương thơm. THẢO LAM | Bạn đang lo lắng về HIV,thời gian phơi nhiễm sắp hết. Bạn cứ ĐT Tuan mecsedec: 098.2727.ba.9.3. Vui lòng không nhắn tin,chỉ chia sẻ điện thoại trực tiếp. |
|
|
|
  Danh hiệu: Thành viên gắn bóNhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 09-10-2007(UTC) Bài viết: 5.759 Đến từ: Heaven in hell
Được cảm ơn: 44 lần trong 36 bài viết
|
Cho những người phụ nữ TTO - Bố tôi lạnh lùng, gia trưởng và khó gần. Cho đến tận bây giờ, khi đã có gia đình riêng, tôi nhớ mình chưa từng tâm sự với bố điều gì. Còn mẹ tôi, người đàn bà nhẫn nại và giàu đức hy sinh. Chị em tôi lớn lên trong sự tần tảo, vất vả và tình yêu thương của mẹ. Hơn 40 tuổi, bố tôi về hưu. Có lẽ, cái tính cách nóng nảy, bộc trực, thẳng thắn của ông không còn phù hợp với cuộc sống hiện đại nhiều toan tính và những mối quan hệ phức tạp. Người ta nói ông về hưu sau một trận cãi vã với cấp trên. Mẹ chưa bao giờ nói với tôi về chuyện đó. Vừa đi dạy học, vừa nuôi lợn, trồng rau, tằn tiện mẹ cũng nuôi được 2 chị em tôi vào đại học. Chú tôi tìm nhiều việc để bố tôi có thể làm thêm nhưng ông đều từ chối. Chú tôi gắt lên: “Anh không thích làm giàu”,còn mẹ tôi chỉ nói: “Cả đời anh ấy đi chiến đấu, vất vả nhiều rồi, bây giờ chú cứ để anh ấy nghỉ ngơi, được sống như cách anh ấy muốn”. Bao năm qua đi, những gia đình cùng khu tập thể giờ đã 3,4 tầng. Riêng nhà tôi, vẫn căn hộ cấp 4 cũ kỹ. Thỉnh thoảng mẹ lại lấy xô, chậu tát nước vì sau mỗi trận mưa, nhà tôi giống như một cái ao. Cái nền nhà bây giờ đã quá thấp so với mặt đường. Điều kỳ lạ là mẹ tôi không bao giờ than vãn hay kêu ca gì về cuộc sống gia đình. Bố tôi ít nói, trầm lặng nhưng độc đoán. Mẹ tôi lặng lẽ nghe theo mọi sự sắp đặt cũng như ý kiến của chồng. Sự gia trưởng đôi khi vô lối của ông khiến tôi thấy khó chịu dù cũng giống mẹ, tôi thường làm theo những ý muốn của ông nhưng lòng tôi đầy bực bội. Mẹ tôi: “Người phụ nữ phải biết giữ cho gia đình mình êm ấm”. Tôi không hiểu mẹ khi bà luôn nhẫn nhịn và chẳng bao giờ đôi co hay tranh cãi với chồng. Còn tôi, tôi không thích sự tẻ nhạt, buồn chán và thiếu sức sống trong căn nhà mình. Căn nhà ấy chỉ thực sự đảo lộn vào một ngày mẹ gọi chị em tôi về. Mẹ tôi khóc nấc lên, khuôn mặt co dúm vì đau khổ. Bố tôi nằm trên giường, đôi chân ông đã không còn đi lại được nữa, giọng nói thều thào, tiếng được tiếng mất. Mẹ bảo: “Do sức ép của bom nên thần kinh của bố không bình thường. Mẹ đã luôn giữ không để bố làm việc vất vả và xúc động mạnh, nhưng do huyết áp cao, bố bị tai biến mạch máu não”. Tôi sững người, lặng đi rồi khóc oà lên. Bao năm qua, mẹ không cho chị em tôi biết bệnh của bố. Ông chịu đựng mọi nỗi đau về thể xác còn mẹ tôi, cũng vì chồng, từ lâu, bà đã không còn sống cuộc sống cho mình… Tôi vô cảm và ích kỷ. Cho đến khi lập gia đình riêng, tôi mới thấm thía: Sự tận tuỵ, nhẫn nại và hy sinh ở mẹ đã là bài học lớn nhất đối với một người phụ nữ như tôi. GIANG HƯƠNG | Bạn đang lo lắng về HIV,thời gian phơi nhiễm sắp hết. Bạn cứ ĐT Tuan mecsedec: 098.2727.ba.9.3. Vui lòng không nhắn tin,chỉ chia sẻ điện thoại trực tiếp. |
|
|
|
  Danh hiệu: Thành viên gắn bóNhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 09-10-2007(UTC) Bài viết: 5.759 Đến từ: Heaven in hell
Được cảm ơn: 44 lần trong 36 bài viết
|
Chiếc nón bảo hiểm TTO - Buổi tối ăn xong, tôi vào Internet liếc qua, thấy có bài báo viết về chuyện bi hài của các anh xe ôm, thời nón bảo hiểm. Nội dung của bài đại ý là: trước đây, khách đi xe thường chọn xe đẹp, tài xế chỉn chu, nay thêm khoản chọn nón đẹp... Có khách ngã giá xong xuôi, leo lên xe lại giãy nảy chê nón dơ, nón không vừa đầu, leo xuống qua xe khác... Có trường hợp gặp dân bất hảo, xe vừa ngừng là bỏ chạy luôn, đường đông, tài xế đành ngậm ngùi nhìn theo, vừa không lấy được tiền, vừa mất nón... Tôi chép miệng, biết mà... Sáng sớm, như thường lệ, tôi xách giỏ ra chợ. Anh xe ôm "mối quen" trao chiếc nón bảo hiểm láng coóng cho tôi, hồ hởi: - Cái nón này con cứ tưởng mất rồi cô ạ. Hôm qua con chở một ông khách ra ga Hòa Hưng, do vội nên nhận tiền xong là con phóng đi luôn, về gần tới bến đậu mới nhớ ra. Con nghĩ, thôi bó tay rồi, ngay cả mặt ông khách con cũng không nhớ nữa là... Con cứ theo quán tính chạy ngược lại ga, vô phòng đợi chỉ lo nhìn nón người ta đội, biết đâu... Hoa cả mắt không thấy, con đành thất thểu quay ra... Tới lúc con đi ngang phòng bảo vệ, chợt nhìn lên, thấy... cái nón của mình treo ngay ngắn trước cửa, thế là nhào vô hỏi thăm. Anh bảo vệ còn trẻ măng giải thích, một ông khách mới gửi lại cái nón này, nói có anh xe ôm người lùn lùn tới tìm, thì đưa lại giùm, tội nghiệp, chạy một cuốc xe có mấy đồng bạc mà... Rồi ông ấy vội đi ngay, nói là mua vé về Tháp Chàm... Hay thế đấy cô ạ! Anh xe ôm phấn chấn quay xe, hòa vào dòng người, dường như anh vui không chỉ vì tìm lại được chiếc nón... Tôi chợt nhớ lại bài báo hôm qua, bất giác mỉm cười, cảm thấy hôm nay bầu trời phía trước như xanh hơn... KIM ANH (Theo lời kể của anh tài xế xe ôm góc ngã tư Cách mạng tháng 8 - Nguyễn Thị Minh Khai) | Bạn đang lo lắng về HIV,thời gian phơi nhiễm sắp hết. Bạn cứ ĐT Tuan mecsedec: 098.2727.ba.9.3. Vui lòng không nhắn tin,chỉ chia sẻ điện thoại trực tiếp. |
|
|
|
  Danh hiệu: Thành viên gắn bóNhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 09-10-2007(UTC) Bài viết: 5.759 Đến từ: Heaven in hell
Được cảm ơn: 44 lần trong 36 bài viết
|
Cảm ơn giùm bạn con TT - Cách đây bốn năm, khi đi làm về đến vòng xoay Nguyễn Cư Trinh - Cống Quỳnh (Q.1, TP.HCM), chị thấy một đám nhóc khoảng 10 tuổi băng qua đường bị một chiếc xe tông trúng một đứa. Cậu bé ngã sóng soài, xấp giấy kết quả xổ số bay lả tả và máu trên đầu chảy ra. Đám nhóc bu quanh kêu gào. Chị dừng xe, kêu người đàn ông gây tai nạn ôm cậu bé lên xe để chị chở đến BV Sài Gòn cấp cứu. Bỗng 5-6 đứa nhóc tràn vào phòng cấp cứu: “Lùn (tên cậu bé) ơi, anh có sao không? anh đau không?”. Chị trấn an đám nhóc; rồi qua đó liên lạc được với gia đình Lùn. Khi mẹ Lùn đến cũng là lúc người gây tai nạn quay lại (ông nói phải về nhà lấy tiền). Khi biết tình trạng cậu bé không nghiêm trọng, chị gửi ít tiền để gia đình mua sữa - dù chị cũng không dư dả - rồi về. Chẳng ai dạy, đám nhóc đồng thanh: “Cảm ơn cô”. Chị thoáng bất ngờ, vì không nghĩ những đứa trẻ mà nhiều người vẫn gọi là bụi đời lại biết bày tỏ lòng biết ơn một cách lễ phép. Chỉ một lời đó thôi làm chị quên mất sự mệt mỏi gần bốn tiếng đồng hồ ở trong bệnh viện. Một năm sau, khi đi bộ ở khu Tây balô, một cậu bé bán kết quả xổ số chạy theo chị: “Con chào cô”. Chị ngớ người nghĩ thì thằng bé tiếp: “Cô không nhớ con hả, hồi đó cô cứu bạn con đó”, và nó gọi với theo: “Cô ơi! Con cảm ơn cô và cảm ơn giùm bạn con nữa”. Suốt đêm chị không ngủ được vì vui. Cuộc sống đâu phải đã mất đi những điều tốt đẹp, ngay cả với những đứa trẻ bụi đời. DƯƠNG THÙY  Q.3, TP.HCM) | Bạn đang lo lắng về HIV,thời gian phơi nhiễm sắp hết. Bạn cứ ĐT Tuan mecsedec: 098.2727.ba.9.3. Vui lòng không nhắn tin,chỉ chia sẻ điện thoại trực tiếp. |
|
|
|
  Danh hiệu: Thành viên gắn bóNhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 09-10-2007(UTC) Bài viết: 5.759 Đến từ: Heaven in hell
Được cảm ơn: 44 lần trong 36 bài viết
|
Để dành TT - Mẹ sinh tôi khi anh Hai tôi mới được 25 tháng tuổi. Bởi thế, anh chẳng muốn rời xa mẹ. Nghe mẹ kể anh luôn chờ những lúc tôi ngủ để sà vào lòng mẹ và ôm mẹ thật chặt. Nhưng khi tôi thức dậy, anh lập tức "nhường mẹ” lại cho tôi. Nhà tôi dạo ấy nghèo. Mỗi ngày đi học mẹ chỉ cho mỗi anh em 200 đồng, đủ để mua một cây kem hay bịch sinh tố. Thế mà thỉnh thoảng giờ tan học, anh lại chờ tôi trước cổng trường để đưa tôi khi thì bịch sinh tố, cây kem, có khi lại có cả một cuốn truyện tranh. Tôi hỏi anh "tiền đâu anh Hai mua vậy?", bao giờ tôi cũng nhận được câu trả lời "anh để dành". Tôi luôn nhận những gì anh cho một cách vui vẻ hồn nhiên, mà chẳng biết anh đã phải nhịn bớt phần quà ít ỏi của mình để cho tôi những niềm vui ấy. Ngay khi đoạt giải nhì môn toán lớp 5 trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia, anh được mời dự liên hoan tài năng trẻ toàn quốc lần thứ hai tại Hà Nội. Lần đầu tiên đi máy bay, anh cũng đã để dành cho tôi phần thức ăn của anh trên máy bay. Khi tôi chuẩn bị thi học sinh giỏi quốc gia môn toán lớp 5, ai cũng biết tôi không giỏi như anh nên nói với tôi "ráng lấy được giải khuyến khích"; chỉ mình anh bảo "anh để dành giải nhất cho em đấy!". Bây giờ anh đang du học ở nước ngoài, hè vừa qua anh bảo không về nghỉ hè vì muốn mẹ để dành tiền mua xe mới cho tôi. Và bây giờ với anh, tôi càng hiểu hơn chẳng đợi đến khi mình đầy đủ, dư thừa, mà nếu biết để dành thì có lẽ trong bất cứ hoàn cảnh nào ta cũng có thể chia sẻ với người thân, người xung quanh được. YẾN NGỌC   TP.HCM) | Bạn đang lo lắng về HIV,thời gian phơi nhiễm sắp hết. Bạn cứ ĐT Tuan mecsedec: 098.2727.ba.9.3. Vui lòng không nhắn tin,chỉ chia sẻ điện thoại trực tiếp. |
|
|
|
  Danh hiệu: Thành viên gắn bóNhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 09-10-2007(UTC) Bài viết: 5.759 Đến từ: Heaven in hell
Được cảm ơn: 44 lần trong 36 bài viết
|
Tình mẹ TTO - Tôi là một cô gái không lành lặn. Về hình thể bên ngoài, tôi trông khỏe mạnh bình thường nhưng khi trái gió trở trời tôi lại lên cơn co giật khủng khiếp. Mọi người kể lại là do ngày bé tôi nghịch ngợm và vướng vào dây điện. Sau một trận ốm nặng, tôi mắc căn bệnh co giật này. Tôi mang mặc cảm bệnh tật từ thời thơ bé cho đến khi trưởng thành. Mặc cảm giày vò đó cứ dai dẳng và tôi không ngừng trách mẹ vì đã khiến tôi ra nông nỗi này. Thâm tâm tôi nghĩ rằng: chính mẹ trông tôi không cẩn thận nên khiến tôi mới bị vướng vào dây điện như vậy. Tôi bị bệnh như vậy là do mẹ. Chính vì suy nghĩ đó, tôi không gần gũi mẹ, không trò chuyện với mẹ bao giờ. Mẹ rất buồn nhưng không nói gì cả. Mẹ cứ lặng lẽ chăm sóc cho tôi và tìm cách chữa trị cho tôi từng ngày. Thời gian cứ dần trôi, tôi tốt nghiệp cấp 3 và vào đại học. Tôi vẫn không tha thứ cho mẹ. Xa nhà, hành trang của tôi ngoài kiến thức và nghị lực chiến đấu với bệnh tật, tôi còn mang theo một bịch thuốc với lời dặn của bác sĩ: "Khi nào lên cơn co giật thì phải uống thuốc trấn an, nếu không sẽ nguy kịch và không lấy lại cân bằng được, sẽ không trở lại được trạng thái bình thường". Mọi chuyện cứ thế trôi qua cho đến một lần tôi về thăm nhà, tôi giận dữ với mẹ vì mẹ muốn tôi ở nhà nghỉ ngơi thêm một ngày nữa. Tôi thấy khó chịu và làm ngược lại hoàn toàn. Tôi đã bỏ đi thật vội và quên thuốc uống ở nhà. Tối hôm đó khi đang ngồi ở nhà trọ, tôi bắt đầu có biểu hiện co giật, bạn cùng phòng của tôi hốt hoảng gọi cho mẹ tôi. Lúc đó là 11 giờ đêm. Mẹ tôi lặn lội đi 40km trong đêm để kịp mang thuốc đến cho tôi. Uống xong khoảng 1 giờ thì tôi tỉnh lại, thấy người mẹ ra đầm đìa mồ hôi và cả nước mắt. Mẹ khóc khi thấy tôi vật vã, và mẹ cũng khóc vì sợ tôi không trở lại trạng thái bình thường, mẹ còn khóc vì vật lộn với cơn bệnh của tôi để tôi có thể uống được thuốc vào trong bụng. Khi nhẹ dần trong người thì tôi mới cảm thấy thương mẹ - một mình đi trong đêm tối, không sợ cướp giật để đến với tôi. Tình cảm của mẹ làm cho bạn bè ở cùng tôi rất xúc động. Chúng nó cứ trách tôi đã không bao giờ nghĩ tốt cho mẹ. Nghe chúng nó kể lại, mẹ tôi chỉ lặng lẽ khóc mãi không thôi. Lúc này đây, khi mẹ đã yên tâm ra về, tôi ngồi một mình và đọc lại mẩu giấy mẹ viết để lại: “Con nhớ uống thuốc nhé, mẹ rất lo cho con!”. Tôi cảm thấy mình thật là ích kỷ vì chỉ nghĩ đến cảm xúc của chính mình. Mẹ đã hi sinh vì tôi, thế mà tôi chỉ trách mẹ. Thương mẹ vô cùng, tôi bật khóc và muốn nói với mẹ: "Mẹ, con xin lỗi mẹ. Mẹ hãy tha thứ cho con!". HÀ MAI (Hà Đông, Hà Tây)
| Bạn đang lo lắng về HIV,thời gian phơi nhiễm sắp hết. Bạn cứ ĐT Tuan mecsedec: 098.2727.ba.9.3. Vui lòng không nhắn tin,chỉ chia sẻ điện thoại trực tiếp. |
|
|
|
  Danh hiệu: Thành viên gắn bóNhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 09-10-2007(UTC) Bài viết: 5.759 Đến từ: Heaven in hell
Được cảm ơn: 44 lần trong 36 bài viết
|
Sự tiết kiệm của ba TT - Với vẻ trầm tư, hầu như ba tôi thường hay lắng nghe hơn là nói. Ba luôn lắng nghe những tâm sự của tôi hoặc khi tôi cần lời giải đáp cho một thắc mắc. Tôi yêu ba vô cùng nhưng có một điều tôi đã không bao giờ dám hỏi ba, mà chỉ biết khóc khi nghĩ tới: hình như tôi không phải là con đẻ của ba. Lý do: ngày còn nhỏ tôi chưa bao giờ được nhận từ ba một lời khen mà thường chỉ được nghe những lời động viên mỗi khi tôi gặp thất bại. Thay vào đó, ba tôi hay khen những đứa trẻ quanh xóm. Năm học lớp 3 tôi rất hãnh diện vì đã đoạt giải nhì học sinh giỏi của tỉnh. Tôi dự định người đầu tiên sẽ khoe là ba với mong muốn được nhận từ ba một lời khen. Nhưng cuối cùng tôi chỉ được nhận từ ba một nụ cười hiền hậu. Tôi hỏi má: "Chẳng lẽ ba lại không thương con?". Những lúc như thế má chỉ cốc nhẹ vào đầu tôi rồi cười: "Nghĩ tầm bậy nào. Ba không thương con thì thương ai?". Ba vẫn tiết kiệm lời khen cho đến khi tôi lớn lên. Tôi bước đầu thành đạt nhưng không còn dám mong được nhận từ ba một lời khen như trước, bởi tôi vẫn còn phải phấn đấu nhiều... Một hôm từ quê má bảo ba bệnh nặng. Tôi vội vàng thu xếp công việc trở về nhà. Nắm tay tôi, ba thều thào với giọng yếu ớt: "Ba rất tự hào về con. Con của ba giỏi lắm...". Tôi bật khóc vì sau đó ba đã ra đi mãi mãi. Cảm ơn ba. Tất cả những việc ba làm là tiết kiệm cho con. Sự tiết kiệm của ba đã để dành cho con sự khiêm tốn cùng với lòng quyết tâm phấn đấu không ngừng và con đã được như ngày hôm nay... PHÙNG HÀ (Trường đại học Văn hóa, Hà Nội) | Bạn đang lo lắng về HIV,thời gian phơi nhiễm sắp hết. Bạn cứ ĐT Tuan mecsedec: 098.2727.ba.9.3. Vui lòng không nhắn tin,chỉ chia sẻ điện thoại trực tiếp. |
|
|
|
  Danh hiệu: Thành viên gắn bóNhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 09-10-2007(UTC) Bài viết: 5.759 Đến từ: Heaven in hell
Được cảm ơn: 44 lần trong 36 bài viết
|
Ngay - thẳng - vuông - tròn Những lời của người thầy kính yêu dạy Văn năm xưa về cách viết chữ, về bài học làm người luôn sống mãi trong tâm trí tôi… TTO - Đó là năm tôi học lớp chín. Lần trả bài tập làm văn đầu tiên, thầy phê vào bài tôi, rất cẩn thận, dòng chữ chân phương màu mực đỏ: “Em cần rèn chữ viết cho ngay thẳng và vuông tròn”. Tôi cầm bài chạy lên: - Thưa thầy, xin thầy giảng rõ cho con hiểu ạ! Thầy cầm tay tôi, vừa giúp tôi nắn nót từng chữ cái trên giấy, vừa giải thích: - Trước hết con phải viết chữ cho ngay ngắn thẳng hàng, nghĩa là dòng chữ được ngay thẳng. Muốn vậy, con cần chú ý: những nét thẳng thì phải thẳng! Ví dụ nét sổ của chữ “b, t, d…”. Và dòng chữ phải nằm ngay hàng thẳng lối trên đường kẻ ô ly đậm… Khi con rèn chữ được ngay thẳng rồi, tiếp theo con hãy luyện nét vuông tròn. Nghĩa là, những nét vuông thì phải vuông, những nét tròn thì phải tròn! Ví dụ nét vuông của chữ “u, y…, nét tròn của chữ o, a...”. Con hiểu chưa? Chừng nào quen tay, thành thạo rồi, con có thể tha hồ múa bút… Nhưng dù lả lướt, bay bướm cỡ nào, những nguyên tắc đó vẫn bảo đảm thì chữ mới đẹp! Rồi từng con chữ thầy chăm chút gò cho tôi theo đúng nguyên tắc ngay thẳng vuông tròn, trông rõ ràng và đẹp lạ lùng. Khác hẳn với chữ của tôi, nghiêng ngả, méo mó, khó xem… xấu xí tệ hại! Những bài kiểm tra của tôi sau đó đều được thầy khen chữ viết có nhiều tiến bộ. Không riêng gì tôi, các bạn trong lớp cũng đều được thầy tận tụy rèn nét chữ như vậy. Ngoài chuyện chăm rèn chữ, chúng tôi còn rất chăm học Văn, môn học mà trước đó học trò khá lười nhác. Có lẽ lí do trước tiên là chúng tôi rất thương thầy, tiếp đó mới là việc thầy dạy hay. Cuối năm, chúng tôi phải xa thầy để lên cấp ba. Buổi chia tay, thầy ân cần cầm từng bàn tay mỗi chúng tôi, khen chúng tôi đã cố gắng rất nhiều trong việc rèn chữ đẹp. Rồi thầy âu yếm dặn dò: Các con hãy ráng nhớ lời thầy: Luôn tu tâm dưỡng tính cho ngay thẳng vuông tròn, các con sẽ có được tâm hồn đẹp, nhân cách đẹp, đẹp như nét chữ ngay thẳng vuông tròn vậy! Hãy cố gắng sống ngay thẳng, không quanh co gian dối, không làm điều mờ ám, nếu không giúp được người thì đừng hại người… Cố gắng sống tử tế, có trước có sau, ân nghĩa thủy chung…! Các con ghi nhớ và làm theo lời dạy bảo của thầy là các con đã thương thầy, đã tặng món quà lớn lao và ý nghĩa nhất cho cuộc đời của thầy… T.T.K.C. (Đồng Nai) | Bạn đang lo lắng về HIV,thời gian phơi nhiễm sắp hết. Bạn cứ ĐT Tuan mecsedec: 098.2727.ba.9.3. Vui lòng không nhắn tin,chỉ chia sẻ điện thoại trực tiếp. |
|
|
|
Di chuyển
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.
|