Trang chủ HIV  |  Web Link  |  Giới thiệu |  Liên hệ  |  English 
hiv logo

Thông báo

Icon
Error

Đăng nhập


Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to last unread
Offline If_I_Was_Born_Again  
#1 Đã gửi : 10/06/2004 lúc 01:10:24(UTC)
If_I_Was_Born_Again

Danh hiệu: Member

Nhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 09-06-2004(UTC)
Bài viết: 494

Được cảm ơn: 5 lần trong 4 bài viết
Trong những ký túc xá, khu nhà trọ sinh viên (SV), có những khuôn mặt quen thuộc đến cũ rích, cứ vật vờ mỏi mệt năm này qua tháng khác nhưng ít thấy họ đến giảng đường. Họ vẫn thường phải dựng nhiều "kịch bản" tươi sáng về đời sống SV, trong những lá thư gửi về gia đình…

Suốt 12 năm phổ thông, cái đích cuối cùng mà họ mơ ước, mà họ nhắm đến là được đặt chân vào giảng đường đại học. Thành, Nghĩa, Vy, Toàn… có người được tuyển thẳng, có người mất vài năm luyện thi mới vượt được vũ môn. Mỗi người một hoàn cảnh nhưng có cái chung là họ đều đã từng là SV của những trường đại học và đang sống cuộc sống phập phồng, bế tắc của một thế giới "ảo"...

Những nẻo đường SV "ảo"

Hoàng Nghĩa - cậu học sinh khá của một trường huyện miền núi - khăn gói lên thành phố luyện thi, quyết tâm trở thành SV kiến trúc. Thời gian đầu, Nghĩa còn chăm chỉ đến lớp ôn luyện nhưng càng về sau càng lơ là. Năm đầu tiên: rớt! Dù la mắng con, nhưng bố mẹ Nghĩa vẫn cắn răng lo tiền cho Nghĩa luyện thi thêm một năm nữa. Thi lần hai: lại rớt ! Nghĩa không dám báo cho gia đình biết sự thật, đành nói dối là đã đậu, đang đi học. Cuộc đời SV "ảo" của Nghĩa bắt đầu…

Không ít bạn biến thành SV ảo do bị cuốn đi theo hấp lực của tình yêu, đồng tiền nên đành dở dang con đường học tập. Ngọc Liên, cô SV Đại học Kinh tế cặp bồ với một anh chàng đang học trường sân khâu điện ảnh. Thuộc hàng khá giả, ba mẹ Liên sắm riêng cho con gái rượu một căn nhà ba tầng ở thành phố để đi học. Khi tình yêu dâng cao cũng là lúc sức học của cô ngày càng giảm. Lý do Liên mãi theo chàng rong ruổi theo những cảnh quay thực tập, lang thang các quán cà phê tán chuyện trên trời dưới bể; thường cặp kè nhau trong những chuyến đi xuyên Việt. Họ còn đi đến thỏa thuận: chàng dọn về ở hẳn cùng nhà để đỡ tốn chi phí. Khi bố mẹ Liên lên thăm thì anh ta tạm lánh đâu đó ít bữa. Gia đình Liên cũng không biết gì, họ tưởng con gái mình vẫn còn "phong độ" trong việc học và không tiếc tiền gửi thêm cho Liên, nào "học vi tính, nào Anh văn hội Việt Mỹ".

Đình Toàn, trở thành SV ảo vì mê kiếm tiền. Năm nhất, Toàn làm nhân viên phục vụ tại một quán bar - cà phê vào ban đêm với mức lương 1,2 triệu đồng/ tháng. Chẳng bao lâu, cậu được tin tưởng giao cho chức quản lý quán. Thu nhập hàng tháng đã lên tới gần 4 triệu. Đến kỳ thi, anh chàng SV thường cúp tiết này lại phải đi mượn tập vở của bạn bè, photo, đóng thành từng chồng, gạo bài đối phó. Nhưng rồi không "trụ" được vì nợ học phần chồng chất đến hết khả năng trả nợ.

Tìm đâu phương hướng?
Liên sau 3 năm loanh quanh đã quyết định sang Hà Lan du học. Ngày tiễn con gái ra sân bay rồi gia đình Liên vẫn không biết con mình bị đuổi học. Nhưng có điều kiện để "thoát ly" và làm lại từ đầu như Liên không phải ai cũng có thể làm được.

Thành không ỷ lại vào sự giúp đỡ của gia đình mà đi làm thêm, kiếm tiền nuôi thân trong những ngày tháng còn vất vưởng chờ kỳ thi. Hết làm quán cà phê, giữ xe đến mở tiệm hớt tóc "bình dân" với tài sản là tấm bạt che tạm, chiếc nghế ngồi, gương soi và bộ dao kéo chừng hơn vài trăm ngàn đồng. Ngày đi kiếm cơm, tối lơ mơ cầm sách vở, ôn lại những bài cần học. "Tôi càng ngày càng chán nản, kiến thức rơi rụng gần hết, ôn lại bài nhưng chẳng biết bắt đầu từ đâu, như thế nào nên cũng bữa đực bữa cái". Nghĩ tới bố mẹ vất vả mà thương…"- Thành nói.

Sao không về quê? - Không! Nghĩa - một SV ảo cho rằng, đó là "hạ sách". Vì nếu về quê thì chẳng biết làm nghề gì, chẳng lẽ lại cầm cuốc sau mấy năm trời dán "mác" SV ở thành phố. Tính sĩ diện không cho phép Nghĩa làm điều đó. Bạn bè khuyên Nghĩa nên tìm một nghề gì đó để học nhưng Nghĩa lắc đầu vì đã quen với cuộc sống nhàn rỗi. "Nếu không có tiền nữa, tôi có thể đi chép tranh để kiếm sống", Nghĩa trả lời đơn giản như vậy và vẫn để mặc tương lai trôi nổi với vốn kiến thức ngày càng mai một.

Toàn, ngày càng chứng tỏ năng lực kiếm tiền của mình, dự định sẽ mở một quán cà phê cho riêng mình trong một vài năm tới. Toàn như muốn chứng minh rằng, không cần phải học đại học mới kiếm được tiền. Nhưng anh vẫn giấu gia đình việc bỏ học của mình.

Cách đây khoảng 3 năm, khoa tin học của một trường ĐH đã từng ầm ĩ vì vụ tự tử của một SV, theo lẽ thường thì đã ra trường từ 2 năm trước đó. Sự việc vỡ lở, gia đình anh mới biết, con mình không hề "học thêm bằng hai", cũng chẳng "sắp được giữ lại làm giảng viên, vào cao học" như bấy lâu nay nó báo cáo. Không một lá thư tuyệt mệnh, chàng SV ảo tự kết thúc đời mình trong bế tắc vì mất hẳn ý chí.


Vào đại học đã khó, học được đại học dường như càng khó hơn. Và xin nói ngay rằng, tự biến mình thành SV ảo rất dễ dàng. Nhưng tự đứng dậy và tìm cho mình những hướng thoát thì cần đến ý chí và bản lĩnh, để không bị trượt dài trên đại lộ ảo và… biến mất lúc nào không hay!

Sửa bởi quản trị viên 10/01/2012 lúc 09:41:10(UTC)  | Lý do: Chưa rõ

Công dụng vĩ đại của cuộc đời là dùng nó vào những việc sống lâu hơn nó
Quảng cáo
Rss Feed  Atom Feed
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.