Trang chủ HIV  |  Web Link  |  Giới thiệu |  Liên hệ  |  English 
hiv logo

Thông báo

Icon
Error

Đăng nhập


4 Trang<1234>
Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to last unread
Offline muonmang36  
#41 Đã gửi : 09/04/2008 lúc 07:04:05(UTC)
muonmang36

Danh hiệu: Thành viên gắn bó

Nhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 25-10-2007(UTC)
Bài viết: 2.837

Được cảm ơn: 39 lần trong 36 bài viết
Bầy Chuột Bàn Chuyện "Tránh Mèo"

Nó có uy đến nỗi không cần vồ, chỉ cần trừng mắt một cái thì chú chuột xấu số kia phải chết cứng. Mèo ta có tính kiên nhẫn là phục kích chuột, và có tài đánh hơi, khiến cho bầy chuột ngày đêm lo sợ.

Một hôm, tình thế khẩn cấp, Chuột chú ra lệnh tập họp một dòng họ nhà chuột lại để bàn việc Thần dân nhà Chuột có mặt đầy đủ. Chuột chúa nói:

- Con mèo độc ác kia quả là một Sát tinh đối với chúng tạ Nó sát hại con cháu ta không biết bao nhiêu mạng. Các ngươi có kế hoạch gì để bảo tồn nòi giống ta không.

Bầy chuột đưa mắt nhìn nhau run sợ. Bỗng có chú chuột nhắt đưa ý kiến:

- Không gì bằng chúng ta bỏ nơi này đi đến nơi khác lập nghiệp!

Chuột chúa lắc đầu:

- Không dễ đâu! Dẫu gì cũng là quê hương của tạ Vả lại nơi khác chưa chắc đã không có mèo. Hơn nữa, nơi kia thức ăn có dồi dào không? Thổ ngơi có thích hợp không?

Nghe Chuột Chúa nói thế, ai nấy đều lặng thinh. Bỗng mụ chuột già nói:

- Cổ nhân có câu: "Một cọp khó cự bầy chồn". Mấy bác Chuột Cống, Chuột Chù bự con cần phải liân kết với nhau phục kích, bất ngờ tấn công mèo, đánh cho nó một trận chắc chắn loài độc ác đó không dám bén mảng đến nữa.

Chuột chúa nói:

- Mèo đánh hơi tài lắm, không phục kích nó được đâu! Vả lại một cái nhảy cao của nó cao tới trời, dẫu chúng ta có ngàn chuột cũng không làm gì được mèo!

Bấy giờ có một chú chuột tham mưa dõng dạc nói:

- Không cần phục kích, cũng không cần đi xa, tôi có một diệu kế.

Hãy lấy chuông đeo vào cổ mèo. Khi ta nghe tiếng chuông là biết sát tinh đến, ta chui vào hang là xong!

Bầy chuột nghe nói cả mừng, nắm tay nhau nhảy nhót. Hồi lâu chuột chúa gật đầu nói:

- Kế hay! Nhưng ai dám đeo chuông vào cổ mèo?

Bầy chuột nhìn nhau run sợ, không ai lên tiếng. Chuột chúa thở dài nói:

- Nói thì dễ, thực hành thì mới là khó!

Lời Bàn:

Xưa nay nhiều người chủ trương "Biết và làm" có nhiều ý kiến khác nhau. Có người cho rằng: "Khó biết àm dễ", có người nói ngược lại: "Biết dễ làm khó", lại có người nói: "Biết và làm phải đi đôi". Dù gì, tất cả đều ở trên lý thuyết.

Bài ngụ ngôn ở đây đưa ra một trường hợp nan xử, trăm mưu ngàn kế, không kế nào thành, bỗng có một sáng kiến "đeo chuông vào cổ... tử thần" Mới nghe tưởng dễ, ai nấy đều vui mừng. Một phần họ cho đó là sáng kiến hay, nhưng phần lớn ai nấy đều nghĩ rằng: "Ai đó làm thế cho mình, chứ mình không nhúng tay vào việc nguy hiểm". Kết quả không ai dám làm công việc đeo chuông đó.

Việc đời là vậy. "Trâu đứng không ai xả, trâu ngã nhiều kẻ cầm dao". Nói được mà làm không được đã đành, còn có ý "ngồi mát ăn bát vàng".
- Khoảng một nửa số người mới lây nhiễm HIV nằm trong độ tuổi từ 15 đến 24. Ở những nước bị tác động nghiêm trọng nhất, xấp xỉ 75% thiếu niên 15 tuổi sẽ bị chết vì AIDS... Đó là những con số đáng lo ngại liên quan đến giới trẻ.
Offline muonmang36  
#42 Đã gửi : 09/04/2008 lúc 07:04:17(UTC)
muonmang36

Danh hiệu: Thành viên gắn bó

Nhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 25-10-2007(UTC)
Bài viết: 2.837

Được cảm ơn: 39 lần trong 36 bài viết
Không Công Mà Được Thưởng, Việc Đáng Ngờ

Năm 400 trước Công Nguyên, Trí Bá nước Tấn, một trong 4 hào thần nanh ác nhất của Tấn bấy giờ, muốn đánh nước Vệ, lão tặng chop nước Vệ 400 con ngựa tốt và một đôi ngọc bích. Vua tôi nước Vệ vui mừng nhảy nhót, mở đại tiệc ăn mừng. Quan đại phu Văn tử nói:

- Không có công mà được thưởng, tự nhiên mà được lễ vật, điều đó không thể không xét. Những món này là của nước nhỏ dâng nước lớn, thế mà Trí Bá đem tặng nước Vệ ta, ắt có âm mưu gì.

Nhà vua giật mình, lệnh cho các quan biên giới ngày đêm canh phòng nghiêm ngặt.

Bên Tấn, Trí Bá toan kéo quân hướng về Vệ toan đánh úp, chợt thấy binh sĩ nước Vệ canh phòng một cách cẩn thận. Trí Bá than:

- Nước Vệ ắt có người hiền.

Nói rồi kéo quân về.

Lời Bàn:

Tuy đây là việc nước, nhưng suy ra việc nhà cũng không khác gì. trong việc giao tiếp thường nhật, hai bên chưa có ân nghĩa gì, chợt có người đem vật đến biếu, ai lại không xét đến trường hợp bất thường ấy? Thường người ta muốn lợi dụng ai, trước nhất là "làm ơn". Một trong những cách làm ơn thông thường là biếu xén. Biếu xén để tạo ơn nghĩa, quen biết thân thiết... rồi sau đó mới ló cái vòi... Chiếm đoạt. Những kẻ có tính "thấy tiền tối mắt", thường hay mắc cái mẹo sơ đẳng này. Ngày nay chuyện đó là chuyện dài hằng ngày.
- Khoảng một nửa số người mới lây nhiễm HIV nằm trong độ tuổi từ 15 đến 24. Ở những nước bị tác động nghiêm trọng nhất, xấp xỉ 75% thiếu niên 15 tuổi sẽ bị chết vì AIDS... Đó là những con số đáng lo ngại liên quan đến giới trẻ.
Offline muonmang36  
#43 Đã gửi : 09/04/2008 lúc 07:04:30(UTC)
muonmang36

Danh hiệu: Thành viên gắn bó

Nhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 25-10-2007(UTC)
Bài viết: 2.837

Được cảm ơn: 39 lần trong 36 bài viết
Tráo Thiếp Cho Vua

Lã Bất Vi vốn là một thương nhân người nước Triệu, có gan và có tài trong việc kinh doanh. Ông biết Dị nhân (hiệu là Tử Sở) là công tử nước Tần hiện đang làm con tin ở Triệu. Họ Lã thấy Dị Nhân là người có cốt cách khác thường bèn tính việc buôn vuạ Một mặt Bất Vi làm quen với Dị Nhân, giúp Dị Nhân nhiều tiền bạc, một mặt Bất Vi sang Tần bỏ tiền ra vận động cho Dị Nhân về làm Thái tử. Tất cả đều trót lọt. Lã Bất Vi có người thiếp tên là Triệu Cơ nhan sắc tuyệt vời lại đang mang thai hai tháng. Lã nghĩ đến việc sau này Dị Nhân lên ngôi, thì con Dị Nhân cũng sẽ nối ngôi, Lã bèn gạ "dâng" thiếp để nâng khăn sửa túi. Dị Nhân ở Triệu đang cô đơn nên nhận lời. Gần mười tháng sau, Triệu Cơ hạ sinh được một trai, đặt tên là Chính. Lã Bất Vi lập kế đưa gia đình Dị Nhân về Tần.

Dị Nhân về Tần, sau đó không lâu được làm vua, Lã Bất Vi làm Thừa tướng, Doanh Chính làm thái tử. Bấy giờ tài sản của nhà họ Lã còn nhiều hơn quốc khố của nước Tần. Nghề buôn vua quả là giàu gấp vạn. Về sau Doanh Chính lên ngôi (mãi đến năm 221 trước Công Nguyên, Chính mới xưng là Tần Thủy Hoàng), Lã Bất Vi một tay thao túng nước Tần. Trên danh nghĩa Tần Doanh Chính là con Tần Trang Vương Dị Nhân, nhưng trên thực tế ai cũng biết, Tần Vương Chính là con của Lã Bất Vị Và Lã Bất Vi đã thành công trong việc tráo thiếp.

Nước Sở...

Xuân Thân Quân Hoàng Yết đang làm Thượng tướng (một chức vụ tương đương với Tể tướng) của Sở, có người thiếp yêu là Lý Yên vốn là dân du thủ du thực của Triệu. Hoàng Yết lấy Lý Yên có thai được hai tháng. Anh của Lý Yên là Lý Viên bàn với nàng:

- Vua Sở không có con nối dõi. Muội đang có mang với lão Hoàng Yết. Xét ra lão ấy bất tài. Muội làm vợ vua sướng hơn vợ lão. Hay là như vầy... như vầy... Mới là đắc sách.

Anh em Lý Viên vốn là hạng vô lại. Lý Yên cả mừng, đêm đến thủ thỉ với Yết:

- Tướng công đã biết thiếp có mang hai tháng, mà nay vua Sở lại không có con. Chi bằng tướng công gả thiếp cho vuạ Sau này con mình được làm vua, vì trong đó có dòng máu của Tướng công cũng giống như họ Lã ở Tần vậy.

Hoàng Yết nghe theo. Sở Vương lấy Lý Yên. Sau đó Lý Yên song sinh, con trưởng là Hãn, con thứ là Dọ Hãn là Thái tử. Hoàng Yết còn mừng hơn vuạ Ba ngàn thực khách của Yết đều có gắn ngọc ở mũi giày! Vua Sở tạ thế, triều đình tôn Hãn lên ngôi. Anh em Lý Yên, Lý Viên (Hoàng hậu) nhiếp chính. Lý Viên lập kế giết Hoàng Yết. Không bao lâu Tướng quân Hạng Yên giết toàn họ Lý Yên, Lý Viên, Hãn, Do... Thế là dòng họ Hoàng Yết cũng tuyệt tự.

Hoàng Yết và Lã Bất Vi cùng chết một năm.

Lời Bàn:

Lã Bất Vi là con buôn vốn là người nước Triệu. Bấy giờ Tần đang đánh Triệu, tổ quốc của Vi đang bị đe dọa. Thành Hàm Đan đang bị bao vây. Quân và dân chết đầy thành. Người ta đổi con nhau để nấu ăn cho đỡ đói, lấy xương làm củi chụm. Lã Bất Vi giúp Tần để đánh lại nước mình, nói theo ngôn ngữ ngày nay, Vi là tên "Triệu gian".

Trước đây, nước Trịnh có người tên là Huyền Cao, làm nghề buôn trâu, buôn bán khắp các nước, thấy quân Tần sắp tấn công nước mình, mổ mấy chục con trâu đãi binh sĩ nước Tần. Con buôn như Huyền Cao khiến hậu thế khâm phục.

Lã Bất Vi còn chơi trò thâm độc, nhân người thiếp yêu có mang, bèn gài Thái tử Tần để gả bán, để dòng máu họ Lã thâm nhập vào cung vua họ Doanh. Con lão là Doanh chính (thật ra là Lã Chính) làm vua, sau là Tần Thủy Hoàng.

Tần Thủy Hoàng mất, truyền cho con là Hồ Hợi, làm được ba năm, họ Doanh, họ Lã đều tuyệt chủng!

Mưu càng cao, họa càng sâu! Doanh Chính lên ngôi lúc mười ba tuổi, Vi lại thông dâm với mẹ Chính, tức là nàng Triệu Cơ, vốn là thiếp cũ của Vi, được mấy năm Doanh Chính khôn lớn, Vi sợ nguy hiểm nên không dám tiếp tục việc làm bỉ ổi đó, nhưng mụ Triệu Cơ càng già càng đòi hỏi nhiều, Vi bèn tìm người thay thế, có tên là Lao Ái, Vi cho Ái giả làm thái giám, vào cung "thù tiếp Triệu Cơ". Ngày qua tháng lại, Triệu Cơ sinh liên tiếp hai đứa con. Nhân lúc Triệu Cơ hứng thú, Ái nói: "Nếu Tần Vương qua đời nàng hãy để con " chúng mình" lên ngôi chứ? ". Dĩ nhiên mụ đồng ý.

Công việc bại lộ, vua Tần giết Lao Ái, giết luôn cả hai đứa con của hắn với Triệu Cợ Đày Lã Bất Vi vào Thục. Lã Bất Vi hổ thẹn đành tự sát!

Xuân Thân Quân Hoàng yết đường đường là thượng tướng của Sở, học đòi Lã Bất Vi, cũng bắt chước tráo thiếp có mang cho vua, sau đó không lâu Hoàng Yết cũng bị mưu sát, con của Hoàng Yết với Lý Yên cũng đi đời.

Hai ông này có công "tráo thiếp", làm việc đó tuy thành công, nhưng trong nhất thời. Hai ông đó cùng chết trong một năm, rồi tuyệt diệt cả họ.

Việc làm thất đức, thất thường, dù mưu cao kế diệu cách nào cũng không tránh khỏi luật trời.
- Khoảng một nửa số người mới lây nhiễm HIV nằm trong độ tuổi từ 15 đến 24. Ở những nước bị tác động nghiêm trọng nhất, xấp xỉ 75% thiếu niên 15 tuổi sẽ bị chết vì AIDS... Đó là những con số đáng lo ngại liên quan đến giới trẻ.
Offline muonmang36  
#44 Đã gửi : 09/04/2008 lúc 07:04:44(UTC)
muonmang36

Danh hiệu: Thành viên gắn bó

Nhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 25-10-2007(UTC)
Bài viết: 2.837

Được cảm ơn: 39 lần trong 36 bài viết
Hậu Sinh Khả Úy

Bấy giờ Lã Bất Vi đang làm Thừa tướng ở Tần, đang hợp với Yên để đánh Triệu. Yên sai Thái tử Yên vào Tần làm con tin, và xin Tần một tướng giỏi qua Yên để cầm quân. Lã Bất Vi liền cử Đại tướng Trương Đường qua Yên. Con đường qua Yên buộc phải qua Triệu, Trương Đường sợ Triệu giết mình nên từ chối. Lã Bất Vi đích thân đến dinh Trương Đường thuyết phục, Trương Đường vẫn không đi. Lã Bất Vi buồn bực ra về.

Cam La là môn hạ của Lã Bất Vi lúc đó mới 12 tuổi, mặt như dồi phấn, môi đỏ như son, đón Lã Bất Vi, hỏi:

- Thừa tướng có việc gì mà buồn vậy?

Lã Bất Vi đang bực mình, trợn mắt hét:

- Trẻ con biết gì mà hỏi?

Cam La bình tĩnh nói:

- Đã là môn hạ của ngài, tôi phải chia sẻ buồn vui với ngài chứ!

Lã Bất Vi nghe vậy liền nói:

- Tần và Yên mới giao hiếu với nhau. Yên đã gửi Thái tử vào Tần. Tần đã cử Trương Đường sang Yên làm tướng. Đường sợ Triệu nên không đi.

Cam La cười:

- Đó là chuyện nhỏ! Sao không nói sớm để tôi nói cho!

Lã Bất Vi nổi giận hét:

- Cút! Cút gấp! Ta đã đích thân mời hắn mà hắn còn chưa đi, huống gì là ngươi? Con nít gì mà lớn lối? Cút!

Cam La cười cười:

- Thừa tướng chớ khinh người. Chừng nào tôi nói không xong thì hãy làm tội.

Nói rồi Cam La qua yết kiến Trương Đường.

- Công của ngài so với Vũ An quân Bạch Khởi (Bạch Khởi là danh tướng của Tần, đã từng chôn sống 45 vận quân Triệu trong một đêm) như thế nào?

- Ta không bằng.

Cam la nói tiếp:

- Ứng hầu Phạm Thư so với Thừa tướng, ai quyền hơn?

- Thừa tướng.

Cam La nói:

- Ấy mà, Ứng hầu sai Vũ An Quân Bạch Khởi đi đánh Triệu, Bạch Khởi không chịu đi, cuối cùng phải chịu chết, huống gì hôm nay đến ngài?

Trương Đường cả sợ nói:

- Xin tiểu tiên sinh cứu tôi với!...

Cam La về nói với Lã Bất Vi:

- Trương tướng chạy đi rồi! Bây giờ ngài tâu với vua, cho tôi qua thuyết Triệu cắt đất cho Tần.

Lã Bất Vi mới biết Cam La có tài, liền tâu với vua Tần phong chức Thượng Khanh và sai Cam La đi thuyết vua Triệu. Vua Triệu thấy sứ giả là một đứa bé lên mười, lòng lấy làm ngạc nhiên. Cam La hỏi:

- Đại Vương có nghe Thái tử Yên Đan qua Tần làm con tin không?

Triệu Vương đáp:

- Nghe!

- Và có nghe Trương Đường qua Yên làm tướng không?

- Nghe!

Cam La nói:

- Thái tử Yên vào Tần là Yên không gạt Tần. Trương Đường làm tướng Yên là tần không gạt Yên. Tần và Yên không gạt nhau đi đánh Triệu tất nguỵ Nay đại vương cắt cho Tần 5 thành thì Tần không giao thiệp với Yên nữa, mà giao hiếu với Triệu, nhân đó mà đánh Yên, Triệu sẽ được một số đất.

Vua Triệu nghe lời.

Lời Bàn:

Ngày xưa làm vua không có quy chế về tuổi tác. Lã Vọng ra giúp Chu Văn Vương lúc 80 tuổi. Nhà thơ Vương Bột đời Đường làm chức "Thái tử Thiếu Phó" (thầy dạy Thái tử) lúc 11 tuổi lúc đến 14 tuổi bị cách chức vì Bột làm bài phú "Đá gà". Lí Bí đời đường Minh hoàng vào cung dạy Thái tử Hanh khi chưa tới 11 tuổi. Đêm đêm thầy trò ôm nhau ngủ như hai đứa trẻ.

Điều đáng nói ở đây, uy quyền và mưu trí như Lã Bất Vi sai Trương Đường làm tướng nước Yên mà Đường không đi, ta thấy Cam La là người có tài. Càng phục cậu bé Cam La hơn nữa khi Cam La qua thuyết vua Triệu nạp thành. Chỉ tiếc là, năm sau (13 tuổi) Cam La đã qua đời. Dù sao Cam La cũng nổi danh là một thần đồng.
- Khoảng một nửa số người mới lây nhiễm HIV nằm trong độ tuổi từ 15 đến 24. Ở những nước bị tác động nghiêm trọng nhất, xấp xỉ 75% thiếu niên 15 tuổi sẽ bị chết vì AIDS... Đó là những con số đáng lo ngại liên quan đến giới trẻ.
Offline muonmang36  
#45 Đã gửi : 09/04/2008 lúc 07:05:15(UTC)
muonmang36

Danh hiệu: Thành viên gắn bó

Nhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 25-10-2007(UTC)
Bài viết: 2.837

Được cảm ơn: 39 lần trong 36 bài viết
Mao Tiêu Khuyên Vua Tần Giữ Đạo Hiếu

Mẹ vua Tần là Triệu Cơ thông dâm với Lao Ái được hai con. Việc đổ bể, vua giết Lao Ái và giam mẹ Ở lãnh cung. Bá quan thấy vậy xúm lại can ngăn. Đã có hai mươi bảy người bị giết, xương chất thành đống.

Có người nước Tề tên là Mao Tiêu vào Hàm Dương chơi, biết việc vua Tần đày mẹ, và nhà vua đã giết 27 người về việc can vuạ Mao Tiêu vì đạo lớn, nên cũng hăm hở vào can vua:

- Thiên hạ sở dĩ tôn Tần không phải do Tần mạnh đâu, mà họ thấy đại vương có điểm gì đó hợp với thiên hạ. Chứ bạo ngược như Kiệt Trụ tổ làm mất nước mà thôi! Nay đại vương muốn thu phục 6 nước mà đem cái đại ác ra chinh phục, thì thiên hạ thà chịu chết hơn phò đại vương. Tôi nói rồi đó, nấu đi!

Nói rồi cởi áo, chờn vờn muốn nhảy vào chảo dầu. Vua Tần giữ lại nói:

- Quả nhân xin tuân theo lệnh tiên sinh.

Vua Tần tha cho mẹ, phong Mao Tiêu làm Thượng khanh.

Lời Bàn:

Mao Tiêu cũng là tên gian bịp, đem ba tấc lưỡi kiếm ăn như bọn Trương Nghi trước đây. Tần là ông vua bạo ngược đã giết em mình, đem quân đánh phá 6 nước.

Nước Tề nào có yên ổn gì? Tề Vương Điền Kiến là một hôn quân, Tể tướng Hậu Thắng là tên bán nước, sao Mao Tiêu không vào đó can vua mình?

Lời họ Mao can vua Tần chỉ là lời xu mỵ: "Thiên hạ tôn Tần là thấy đại vương có điểm gì đó hợp với thiên hạ... đại vương muốn thu phục 6 nước... ". Hắn chỉ nói việc xâm lấn nước khác, có nói gì đến mẹ vua Tần? Thiên hạ ai tôn Tần? Chỉ có vua hắn là Điền Kiến tôn Tần mà thôi.

Điền Kiến đi nịnh Tần. Tần đánh nước nào, thắng trận, kiến cho sứ giả vào Hàm dương chúc mừng! Đến khi đánh Tề, bắt Kiến giam vào Cộng Địa, Kiến không có cơm ăn, nhai hết lá cây tùng bách, cạp tới vỏ cây rồi chết đói! Vua hắn như thế sao hắn không biết tủi nhục?

Mao Tiêu, Lý Tư, Trương Nghi, Uất Liêu (người nước Ngụy) đều là những tên bán nước cầu vinh, để thiên hạ ngàn đời nguyền rủa.
- Khoảng một nửa số người mới lây nhiễm HIV nằm trong độ tuổi từ 15 đến 24. Ở những nước bị tác động nghiêm trọng nhất, xấp xỉ 75% thiếu niên 15 tuổi sẽ bị chết vì AIDS... Đó là những con số đáng lo ngại liên quan đến giới trẻ.
Offline muonmang36  
#46 Đã gửi : 09/04/2008 lúc 07:05:50(UTC)
muonmang36

Danh hiệu: Thành viên gắn bó

Nhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 25-10-2007(UTC)
Bài viết: 2.837

Được cảm ơn: 39 lần trong 36 bài viết
Khi Yêu Trái Ấu Cũng Tròn


Di Tử Hà là bề tôi yêu của Vệ Hầu. Pháp luật nước Vệ, ai tự tiện lấy xe của vua đi thì bị chặt hai chân. Một đêm khi nghe tin mẫu thân bị mắc bệnh nặng, Di Tử Hà vội vàng lấy tạm xe vua về thăm mẹ. Vệ Hầu biết được nói:

- Thật là con có hiếu! Vì mẹ mà đành phạm tội chặt chân.

Nhưng rồi vua vẫn thạ Vua và Tử Hà đi dạo vườn. Tử Hà hái quả đào thấy ngon, không ăn hết, dâng phần còn lại cho vuạ Vua khen:

- Tử Hà thật yêu ta! Quên cái miệng của mình mà nhớ ta!

Rồi một thời gian sau, không biết sao, vua lần lần chán Tử Hà. Có thể nói Tử Hà bấy giờ thất sủng. Lúc đó vua nói:

- Nó có lần dám tự tiện dùng ngự xạ Lại có lần nó cho ta ăn thức ăn thừa của nó. Nấu dầu hắn cũng chưa đáng tội.

Lời Bàn:

Ca dao ta có câu:

Yêu nhau cau sáu bửa ba,

Ghét nhau cau sáu bửa ra làm mười.

Thương ai thương cả lối đi,

Ghét ai ghét cả tông chi họ hàng.

Thói đời là vậy. Việc thương ghét không thể luôn luôn giữ mãi một chừng. Do đó mà nói: Khi chưa nắm chắc về tâm lý của con người thì không nên khen hay chê người, không nên yêu hay ghét người để rồi có thể đi đến chỗ bất cập. Hãy giữ tấm lòng thật bình lặng mới có sự phán xét công bình. Đời không có mấy ai được như anh em nhà Lưu Bị, Quan Vũ, Trương Phi.

Khi người ta yêu ai, , họ nhìn người đó điểm gì xấu nhất cũng thành tốt. Đến khi qua thời kỳ bồng bột đó rồi, họ bắt đầu hình dung lại, cuộn phim quá khứ bắt đầu lần lượt hiện ra trong tâm trí não họ, bấy giờ họ thấy lại toàn những điều trái ngược. Sau này chúng ta sẽ gặp chuyện Trương Nhĩ, Trần Dư".
- Khoảng một nửa số người mới lây nhiễm HIV nằm trong độ tuổi từ 15 đến 24. Ở những nước bị tác động nghiêm trọng nhất, xấp xỉ 75% thiếu niên 15 tuổi sẽ bị chết vì AIDS... Đó là những con số đáng lo ngại liên quan đến giới trẻ.
Offline muonmang36  
#47 Đã gửi : 09/04/2008 lúc 07:06:20(UTC)
muonmang36

Danh hiệu: Thành viên gắn bó

Nhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 25-10-2007(UTC)
Bài viết: 2.837

Được cảm ơn: 39 lần trong 36 bài viết
Hai Người Nhà Quê Kết Bạn


Phạm Bá là một nhà ngư phủ sống ở Đông Hải. Bá rất thạo nghề chài lưới. Những mùa biển lặng Bá làm rất nhiều tôm cá phơi khô hoặc mắm để dành. Khi biển động Bá chở mắm lên nhà quê bán hoặc đổi mễ cốc.

Một hôm Phạm Bá bán mắm, vào một nhà nông dân, gương mặt ông ta xấu xí, dị dạng, nhưng tính tình tỏ ra thật thà. Bá hỏi mới biết ông này là Điền Thảo. Nhà Điền Thảo khang trang rộng rãi, Bá nói:

- Đệ từ biển chở mắm lên đây bán, đường xa năm bảy chục dặm, đổi được số mễ cốc. Đệ đi bằng xe nhà, chở mễ cốc không hết. Nếu thuê xe ngoài thì không có lời. Nhân huynh có thể cho đệ gởi số mễ cốc dư, chuyến sau sẽ lên chở hết?

Điền Thảo vui vẻ nói:

- Được, được! Làm ăm mà biết tính toán như thế mới khá được.

Phạm Bá về lại quê nhà. Bấy giờ suốt mùa đông mưa gió tràn đồng, đường xá không lưu thông được, thậm chí có nhà bị nước cuốn trôi. Phạm Bá lo rầu số thóc của mình trên kia không biết ra sao?

Ít lâu sau nước rặt, Phạm Bá lại đánh xe chở cá mắm lên nhà quê bán, rồi ghé lại nhà Thảo Điền. Họ chào hỏi nhau xong, Bá hỏi:

- Trận lụt vừa rồi gia đình không hư hại gì chứ? Cho tôi nhận lại số gạo lúa đó.

Thảo sai gia đinh mang lúa gạo của Bá ra. Bá nhìn lúa gạo của mình đủ số, lại khô ran ngầm biết chủ nhà là người tử tế. Đã không ăn bớt lại còn phơi khô cho mình trong trời mưa lụt.

Nhiều năm tháng trôi qua, Phạm Bá và Thảo Điền tuy chưa mở miệng kết làm bạn bè, nhưng họ thân thiết hơn những cặp bạn bè nào khác. Rồi chiến tranh xảy ra, hai bên không gặp nhau, cũng không tin tức gì cho nhau trong vòng mấy năm. Chiếtn tranh vãn hồi, hai bên tìm lại nhau tay bắt mặt mừng. Từ đó họ đi lại với nhau thường xuyên.

Điền Thảo qua đời, Phạm Bá tiếc thương khôn nguôi. Không bao lâu sao Bá cũng qua đời. Con của hai người lại kết bạn với nhau như cha mình lúc trước. Đến đời cháu cũng vậy.

Đây là mối tình bạn của hai người nhà quê, tuy không có cuộc thăng trầm to lớn nhưng rất bền bỉ.

Lời Bàn:

Chuyện này mới đọc qua tưởng chừng như không có việc gì đáng lưu ý, nhưng kỳ thực nó là một bài học thiết thựccho mọi người trong đời sống thường nhật. Cổ nhân có câu: "Quân tử giao tình như đạm thủy" (sự giao tình của bậc quân tử thường nhạt như nước lã), điều ấy rất đáng lưu ý. Thường những cái vồn vã ban đầu, chỉ là dấu hiệu của sự rã đám. "Thương nhau lắm, cắn nhau đau".

Hai người nhà quê này học hành rất ít, không giàu có, không mồm mép, nhưng họ sống có chất người rất trọn vẹn. Con cháu họ đã ảnh hưởng cái nết của cha, đem tấm lòng mà đối đãi người. Người đời có mấy ai được như vậy chăng?.
- Khoảng một nửa số người mới lây nhiễm HIV nằm trong độ tuổi từ 15 đến 24. Ở những nước bị tác động nghiêm trọng nhất, xấp xỉ 75% thiếu niên 15 tuổi sẽ bị chết vì AIDS... Đó là những con số đáng lo ngại liên quan đến giới trẻ.
Offline muonmang36  
#48 Đã gửi : 09/04/2008 lúc 07:06:37(UTC)
muonmang36

Danh hiệu: Thành viên gắn bó

Nhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 25-10-2007(UTC)
Bài viết: 2.837

Được cảm ơn: 39 lần trong 36 bài viết
Lời Tự Biện Của Trần Chẩn


Trần Chẩn là kẻ du thuyết, cùng với Trương Nghi thờ Tần Huệ Vương. Cả hai đều được vua quý trọng và tranh nhau để được vua yêu. Trương Nghi nói xấu Trần Chẩn với nhà vua:

- Chẩn trọng của, Tần và Sở hai nước đang giao chiến với nhau. Nay Sở đã không thân thêm với Tần, lại thân thêm với Chẩn. Thế là Chẩn lo cho mình nhiều mà không lo cho đại vương. Vả lại Chẩn muốn bỏ Tần sang Sở, sao đại vương không cho đi?

Nhà vua hỏi Chẩn:

- Ta nghe nói nhà ngươi muốn bỏ Tần sang Sở, việc ấy có không?

Chẩn đáp:

- Có!

Vua nói:

- Lời của Trương Nghi quả là đúng thực!

Chẩn nói:

- Không những Nghi biết mà những kẻ muốn thi thố học thuyết của mình đều biết việc đó. Ngũ Tử Tư trung với vua mà thiên hạ tranh nhau mời ông ta về làm quan nước mình. Tăng Sâm hiền hiếu, thiên hạ muốn nuôi làm con. Bán một con hầu mà không phải đưa đi làng khác, là con hầu tốt. Bị chồng bỏ mà vẫn lấy được chồng khác trong làng, là đàn bà đảm đang. Nay nếu Chẩn bất trung với đại vương thì sao Sở cho là trung được? Trung mà vẫn bị nghi kỵ, bị bỏ rơi, Chẩn không sang Sở thì đi đâu?

Từ đó Tần Huệ Vương đối đãi với Chẩn rất tử tế.

Lời Bàn:

Ai cũng biết Nghi là tên lừa đảo lật lọng. Hắn phỉnh Sở Hoài Vương: "Nếu đại vương tuyệt giao với Tề thì Tần sẽ tặng cho Sở 600 dặm đất ở Thương Ô". Sở Hoài Vương hôn ám, không nghe lời Khuất Nguyên và Trần Chẩn (Bấy giờ Chẩn ở Sở), nên bị Trương Nghi gạt. 600 dặm đất hắn chỉ nói là 6 dặm! NNghi chạy qua làm Tể tướng nước Ngụy, xem xét tình hình rồi xúi vua Tần đánh Ngụy. Trần Chẩn cũng là tay du thuyết lỗi lạc, nhưng Chẩn có nhiều đức tính khả ái.

Là hiệu bạch của Trần Chẩn trên đây, cho ta biết ông là người có tài thuyết phục. Cả 4 câu ví dụ, 4 câu ấy đều quy nạp về mình. 4 câu ấy chỉ là "đồng dạng một cách mơ hồ". Người ta mời ai ra giúp nước, nhiều khi người ta xét đến cái tài, còn cái trung khó mà nhận xét. Tăng Sâm là học trò lớn của Khổng Tử nổi tiếng là hiền hiếu, mẹ vẫn còn đó, thì đời nào Tăng Sâm lại nhận ai làm cha mẹ nuôi nữa? Chẳng qua là người ta ước: "Ước sao con mình được như Tăng Sâm thì hay biết bao nhiêu"! Hai trường hợp sau cũng vậy.

Quả tình Chẩn không thích đám quan lại của Tần như tư cách của Trương Nghi, Chẩn không thể đồng sự được dù họ có muốn trung với vuạ Tần Huệ Vương là một trong những ông vua sáng suốt thời ấy.
- Khoảng một nửa số người mới lây nhiễm HIV nằm trong độ tuổi từ 15 đến 24. Ở những nước bị tác động nghiêm trọng nhất, xấp xỉ 75% thiếu niên 15 tuổi sẽ bị chết vì AIDS... Đó là những con số đáng lo ngại liên quan đến giới trẻ.
Offline muonmang36  
#49 Đã gửi : 09/04/2008 lúc 07:06:56(UTC)
muonmang36

Danh hiệu: Thành viên gắn bó

Nhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 25-10-2007(UTC)
Bài viết: 2.837

Được cảm ơn: 39 lần trong 36 bài viết
Bình Nguyên Quân Với Người Què

Một nữ nhân của Bình Nguyên Quân (Triệu Thắng) từ trên lầu nhìn xuống thấy một nhà dân thấy một người què khập khễnh ra múc nước. Mỹ nhân cười rộ có ý chê bao giễu cợt. Hôm sau người què đến nhà Bình Nguyên Quân nói:

- Tôi nghe ngài biết quý trọng kẻ sĩ, vì thế kẻ sĩ trong thiên hạ không quản ngàn dặm đến đây! Tôi chẳng may bị tật nguyền, thế mà mỹ nhân của ngài ở trên lầu chê bai giễu cợt tôi. Tôi đến đây xin ngài cái đầu của người con gái chê cười tôi hôm qua đó!

Bình Nguyên Quân cười đáp:

- Vâng

Người què ra về, Bình Nguyên Quân cười mà rằng:

- Thằng què kia lấy cái cớ để giết mỹ nhân ta sao ngu thế?

Rồi cho qua.

Hơn một năm, Bình Nguyên Quân coi lại đám quan khách của mình bỏ đi quá nửa. Ông ngạc nhiên nói:

- Thắng này đối xử với các vị đâu khiếm lễ, sao có nhiều người bỏ đi?

Có người nói:

- Ngài không giết mỹ nhân xấc láo kia, tức ngài yêu sắc hơn yêu kẻ sĩ, nên họ bỏ đi.

Bình Nguyên Quân giật mình, chém đầu mỹ nhân đó, đoạn thân đến nhà người què tạ lỗi. Kẻ sĩ dần dần kéo về.

Lời Bàn:

Nếu xét thật kỹ thì việc này không ai đúng cả.

1. Với nàng "mỹ nhân": Người đẹp này có lẽ từng sống trên nhung lụa, từng tiếp xúc với người lành lặn đẹp trai, ít từng biết đến việc đời. Thấy người tàn tật không biết xót thương mà lại còn cười hợm mình và chế giễu. Nàng hồn nhiên đến khờ dại. Mỹ nhân có lẽ không độc ác gì.

2. Người què: Phải biết phận mình và phải biết người. Người tàn tật tất nhiên là có mặc cảm. Nhưng nếu là người có tâm hồn trong sáng thì người ta dù có cười mình, cũng thản nhiên mới là đáng quý. Còn nếu tủi phận thì tốt hơn nên im lặng mà chịu đựng. Người ta chế giễu mình chẳng qua là thái độ thiếu ý thức, chứ đâu làm mình què quặt thêm mà đòi cái đầu của họ? Người què ấy biết Bình Nguyên Quân là người biết trọng kẻ sĩ, muốn lợi dụng tấm lòng đó mà trả thù riêng cho mình. Hắn là tên thất phu không hơn không kém.

3. Bình Nguyên Quân: Bình Nguyên Quân không có gì đặc sắc. Ông là người Hoàng tộc. Lợi dụng tước vị và thân thế mình mở hội tân khách để cầu danh. Một ngày tốn biết bao nhiêu tiền để nuôi ba ngàn thực khác! Số tiền đó là xương máu của dân. Đám thực khách ấy chỉ ăn rồi tán ngẫu cả ngày. Có hồi Bình Nguyên Quân chọn 20 người sang Sở cùng ông để bàn việc "hợp tung" với Sở để đánh Tần. Trong 3000 người ông chỉ chọn được 19 người, thì đám môn khách kia giúp được gì?

Bình Nguyên Quân không chút tài cán gì trong việc chính trị. Hắn làm Tể tướng nước Triệu không có công trạng gì, thế mà dám ép vua cắt đất phong thêm cho hắn. Một hiền sĩ áo vải là Lỗ Trọng Liên thấy Bình Nguyên Quân là tên vô sĩ, liền tới gặp mặt chửi: "Nhà vua cho ngài làm tướng quốc nước Triệu không phải vì đất nước này không có người tài năng hơn ngài. Nhà vua cắt đất Đông Vũ Thành phong cho ngài không phải vì ngài có công hay đất nước này không có ai có công hơn ngài, mà chỉ vì ngài là hoàng thân đấy thôi. Sở dĩ ngài nhận ấn TƯớng quốc mà không từ chối vì biết mình bất tài, được phong đất mà không từ chối là biết mình vô công"! Bình Nguyên Quân hổ thẹn không nói được lời nào.

Kinh đô Hàm Đan bị Tần vây chặt, Bình Nguyên Quân không có mưu kế gì để cứu đất nước, chỉ lăm le hàng Tần, trong khi nhà hắn thê thiếp hàng mấy trăm, tôi tớ càng đông, thế mà ngày nào hắn cũng trỗi nhạc, ca xang. Thành Hàm Đan người ăn thịt người, xương người thay củi chụm. Có một thanh niên tên là Lý Đồng con của lão phu trạm tới yết kiến Bình Nguyên Quân, hỏi:

- Ngài không lo mất Triệu sao?

- Có chứ! Vì Triệu mất, Thắng này sẽ bị bỏ tù.

Lý Đồng chửi:

- Dân Hàm Đan xương chết làm củi, đổi con cho nhau để ăn thịt, thế mà hậu cung của ngài có hàng trăm, tỳ thiếp thì lụa là, gạo thịt dư thừa. Ngoài kia có người lấy gậy làm vũ khí đánh giặc, đồ chuông khánh nhà ngài vẫn rộn ràng như xưa. Sao không lấy những thứ kim khí ấy mà rèn đao kiếm? Nếu Tần phá được Triệu thì làm sao ngài còn được những thứ đó? Nay, ngài hãy khiếu từ phu nhân trở xuống biên tên vào hàng sĩ tốt, chia việc mà làm, đem hết của cải trong nhà ra nuôi binh sĩ trong lúc khốn cùng này!

Tư cách của một Tể tướng (tương đương với Thủ Tướng) như thế, dân chúng biết trong mong gì được.

Trở lại vấn đề trên, khi người què đến mắng vốn Bình Nguyên Quân, nếu là người sáng suốt biết điều thì nên thay mặt mỹ nhân mà xin lỗi y; nếu không nữa, nên gọi mỹ nhân xuống đích thân nàng xin lỗi y, và bổn phận Bình Nguyên Quân phải dạy dỗ đám thê thiếp của mình biết nết na một chút. Đằng này Bình Nguyên Quân lại gật đầu hứa giết mỹ nhân để tạ tội. Khi tên què ra khỏi nhà, Bình Nguyên Quân mắng trộm ỵ Thái độ không phải của bậc quân tử. Đám thực khách lặng xem Thắng xử việc đó như thế nào. Thắng không giết mỹ nhân, thực khách bỏ đi.

4. Đám môn khách: Đám môn khách ấy tự cho mình là kẽ sĩ; thật ra là những tên ăn bám. Trong sách "Ngũ đố" của Hàn phi, dành một chương chửi lũ ăn bám. Bọn chúng ăn không ngồi rồi, tính việc không tưởng, vạch trời chỉ đất giảng giải lung tung, kết quả không đem lợi cho thiên hạ một cọng tranh. Thấy Bình Nguyên Quân sai trái sao không khuyên can lúc đó? Âm thầm bỏ đi, rồi lại có kẻ xúi Bình Nguyên Quân giết mỹ nhân đó! Mỹ nhân có tội gì phải giết? Thế mà mãi năm sau Bình Nguyên Quân lại giết mỹ nhân đó. Bọn thực khách lại trở về. Đám thực khách đó đã vô hạnh lại còn độc ác. Có lẽ chúng thù ghét người đàn bà kia có tính tự cao, không chịu "hòa đồng" với chúng.
- Khoảng một nửa số người mới lây nhiễm HIV nằm trong độ tuổi từ 15 đến 24. Ở những nước bị tác động nghiêm trọng nhất, xấp xỉ 75% thiếu niên 15 tuổi sẽ bị chết vì AIDS... Đó là những con số đáng lo ngại liên quan đến giới trẻ.
Offline muonmang36  
#50 Đã gửi : 09/04/2008 lúc 07:07:20(UTC)
muonmang36

Danh hiệu: Thành viên gắn bó

Nhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 25-10-2007(UTC)
Bài viết: 2.837

Được cảm ơn: 39 lần trong 36 bài viết
Hiền Sĩ Như Cái Dùi Trong Túi


Tần vây Hàm Đan rất ngặt. Vua Triệu sai Bình Nguyên Quân sang Sở bàn việc hợp tung đánh Tần. Bình Nguyên Quân tuyển chọn trong 3000 thực khác của mình chỉ được 19 người khả dĩ có thể ăn nói được, và như vậy không đủ túc số làm để thành một sứ bộ.

Bình Nguyên Quân buồn vô cùng, trong đám thực khác kia có tên là Mao Toại bước ra nói:

- Đi hợp tung lần này tối thiểu phải 20 người, mà chỉ chọn được 19 người. Vậy ngài hãy nhận Toại này cho đủ số.

Bình Nguyên Quân thấy Mao Toại nhỏ con, chân đi lạch bạch liền nói:

- Tiên sinh làm môn hạ cho Thắng được bao lâu?

- Ba năm!

- Phàm hiền sĩ trên đời như cái dùi bỏ túi, lâu ngày mũi dùi phải lòi ra! Tiên sinh đến ở đây ba năm mà Thắng này chưa hề nghe ông có danh tiếng gì, nên ở lại đi!

Mao Toại cười:

- Mãi đến hôm nay tôi mới được làm cái dùi trong túi. Nếu Toại tôi vào túi sớm thì nay cái dùi đã lộ ra rồi, chứ đâu phải cái mũi mà thôi đâu!

Bình Nguyên Quân bèn cho Mao Toại đi cùng. Đến Sở, Bình Nguyên Quân cùng với vua Sở bàn việc hợp tung, hai chục môn khách kia đứng dưới thềm. Cuộc bàn bạc ấy từ lúc mặt trời mọc đến lúc đứng bóng vẫn chưa vào đâu.

Mao Toại bước lên thềm bảo Bình Nguyên Quân:

- Việc hợp tung lợi hay hại chỉ vài tiếng là xong, nay ngài đến nữa ngày vẫn chưa xong là sao?

Vua Sở hỏi Bình Nguyên Quân:

- Khách kia là ai thế?

Bình Nguyên Quân đáp:

- Đó là xá nhân của tôi.

Vua Sở quát:

- Cút đi ngay! Ta nói chuyện với chủ ngươi, ngươi làm trò gì thế?

Mao Toại rút kiếm tiến lại nói:

- Vua dám quát Toại này, ý vua cho rằng Sở đông người chắc? Nay trong vòng mười bước, nhà vuakhông thể cậy vào chỗ đông người đó. Tính mạng nhà vua nằm trong tay Toại này đây! Chủ tôi ngồi đó sao ngài dám nhiếc tôi! Chắc vua cũng biết vua Thang chỉ có 70 dặm đất mà làm vua thiên hạ. Vua Chu Văn chỉ có 100 dặm đất mà chư hầu quy phục. Họ được vậy đâu phải vì binh sĩ đông? Mà cái uy, cái đức của họ đó. Nay Sở đất vuông 5 dặm, kẻ cầm kích cả trăm vạn, đó là chỗ dựa để dựng nên cơ nghiệp. Nước Sở mạnh như vậy thiên hạ có ai địch nổi? Bạch Khởi chẳng qua là thằng oắt con mà thôi, thế mà hắn đem mấy vạn binh để gây chiến với Sở, đánh một trận lấy được Yển Sính, đánh trs65n thứ nhì lấy được Di Lăng, đánh trận thứ ba làm nhục tổ tiên nhà vua! Đó là cái oán hận cả trăn đời. Nước Triệu xem thế là xấu hổ. Thế mà nhà vua không biết xấu hổ! Kế hợp tung là vì lợi ích cho Sở chứ không phải cho Triệu!

Vua Sở luống cuống nói:

- Vâng! Vâng! Quả như lời tiên sinh dạy! Tôi xin hợp tung!

Mao Toại bưng chậu huyết, sau đó là Mao Toại, rồi đến 19 người kia. Mao Toại nói với họ:

- Các anh xoàng lắm! Chỉ dựa vào người mà nên việc thôi!

Khi định tung ước xong, Bình Nguyên Quân về Triệu kêu Mao Toại nói:

- Thắng này từ nay không dám xét đoán kẻ sĩ nữa! Thắng chưa hề bỏ xót ai mà nay bỏ xót tiên sinh! Tiên sinh đi lần này làm cho nước Triệu thanh thế lẫy lừng. Ba tấc lưỡi của tiên sinh mạnh hơn trăm vạn quân.

Mao Toại từ đó được làm thượng khách.

Lời Bàn:

Câu: "Hiền sĩ trên đời cũng như cây kim trong túi lâu ngày phải lòi ra" là câu ví dụ haỵ Nhưng Bình Nguyên Quân Triệu Thắng là người tầm thường còn hơn Mạnh Thường Quân. Triệu Thắng chỉ được một Mao Toại mà giữ không được (Mao Toại sau về với Mạnh Thường Quân).

Những lời Mao Toại nói với Sở Vương là những lời đanh thép và chính xác, và cử chỉ của Mao toại cũng dõng dạc. Cử chỉ ấy phần nào cho ngôn ngữ.

Nhưng... sự hợp tung lần này của Sở cũng vô dụng. Sở sai Hoàng Yết làm tướng thống lãnh 10 vạn quân, nhưng Yết cứ chần chừ, đến khi Tín Lăng Quân Ngụy Vô Kỵ đánh tan quân Tần ở Hàm Đan rồi, Yết mới ló mặt ra! Mao Toại có tài nhưng phò người không được toại nguyện.
- Khoảng một nửa số người mới lây nhiễm HIV nằm trong độ tuổi từ 15 đến 24. Ở những nước bị tác động nghiêm trọng nhất, xấp xỉ 75% thiếu niên 15 tuổi sẽ bị chết vì AIDS... Đó là những con số đáng lo ngại liên quan đến giới trẻ.
Offline muonmang36  
#51 Đã gửi : 09/04/2008 lúc 07:07:34(UTC)
muonmang36

Danh hiệu: Thành viên gắn bó

Nhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 25-10-2007(UTC)
Bài viết: 2.837

Được cảm ơn: 39 lần trong 36 bài viết
Lý Tư Và Con Chuột



Lý Tư là người đất Thượng Thái nước Sở. Hồi còn trẻ, Tư là một viên lại nhỏ ở quận, thấy một con chuột trong nhà xí, nơi mình đang làm, ăn đồ bẩn thỉu, luôn luôn lo sợ người hoặc chó mèo. Đến khi Tư vào trong kho, nhìn thấy chuột ở đấy, ăn lúa no nê dưới ngôi nhà lớn không hề lo sợ gì cả. Lý Tư than:

- Người ta hiền tài hay kém cỏi chẳng qua cũng như con chuột kia mà thôi, đền là nhờ vào hoàn cảnh, không lạ gì?

Lời Bàn:

Lý Tư giỏi nhưng không có đức hạnh. Lý Tư có nhiều tương đồng với Thương Ưởng. Cả hai đều xuất thân từ môn phái hình pháp, đều thất đức và khát máu. Cuối cùng cả hai đều bị triều đại đó xử tử. Lý Tư tự ví người như con chuột: Con chuột ở trong nhà xí chật hẹp, ăn bẩn thì nhút nhát lo sợ, sợ người, sợ chó mèo. Con người lúc nghèo, ăn cực khổ lòng cũng nơm nớp lo sợ chuyện không đâu: Sợ người khác hại mình, sợ người thấy việc của mình... Chuột ở kho lẫm ăn no, có nhiều ngõ ngách không thèm đề phòng người hay chó mèo. Dường như cái đống lương thực kia là chỗ sở cậy mãn đời của nó. Cũng như con người, khi ở vào địa vị sang trọng, đã được phe cánh bầy đảng thì tha hồ đi dọc về ngang mà không cần dè dặt lo sợ!...

Suy nghĩ của Lý Tư dẫu đúng nhưng rất nông nổi. Bởi vì loài chuột không phải là loài người! Loài người có luật pháp, có văn hiến. Lý Tư đi từ bi quan đến chỗ lạc quan cực đoan làm mất hết nhân tính, bất chấp đạo lý, nên mẹ Lý Tư đã giắt roi trên mái nhà để răn đe Lý Tư từ thiếu thời cho đến khi làm Thừa tướng.

Lý Tư người nước Sở chạy vào Hàm Dương thờ Lã Bất Vị Lã Bất Vi dù có tài đi chăng nữa chỉ là đứa vô hạnh. Sau ra làm quan cho Tần Thủy Hoàng, xúi nhà vua đốt sách và chôn sống nho sinh, liên kết với bọn hoạn quan Triệu Cao bức từ Thái tử Phù Tô là bậc hiền hiếu.

Lý Tư làm nhiều việc tàn ác nên mẹ Ông phải bỏ nhà lên núi mà ở, vì bà biết rằng Lý Tư trước sau gì cũng tự hủy diệt dòng họ mình. Điều đó đã khẳng định.
- Khoảng một nửa số người mới lây nhiễm HIV nằm trong độ tuổi từ 15 đến 24. Ở những nước bị tác động nghiêm trọng nhất, xấp xỉ 75% thiếu niên 15 tuổi sẽ bị chết vì AIDS... Đó là những con số đáng lo ngại liên quan đến giới trẻ.
Offline muonmang36  
#52 Đã gửi : 09/04/2008 lúc 07:07:59(UTC)
muonmang36

Danh hiệu: Thành viên gắn bó

Nhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 25-10-2007(UTC)
Bài viết: 2.837

Được cảm ơn: 39 lần trong 36 bài viết
Phương Thuốc Chữa Bệnh Nước Ăn Da



Nước Tống có người chế được một phương thuốc trị chứng bệnh nước làm da tay bị nứt nẻ. Nhưng nhà y làm nghề dệt vải, nên phương thuốc kia không giúp y được gì. Có người khách biết việc ấy tới gạ mua phương thuốc ấy với giá trăm lượng vàng. Y liền bán phương thuốc thần diệu ấy cho khách.

Người khách được phương thuốc đó sang thuyết phục vua Ngô nhằm vào lúc nước Việt đang đánh nước Ngô vào mùa Đông. Vua Ngô phong cho hắn làm quân y sĩ. Hắn đem thuốc đó ra xoa bóp vào tay chân lính Ngô, nhờ thế mà quân sĩ Ngô cầm vũ khí dễ dàng. Qua một trận thủy chiến, quân Việt đại bại. Vua Ngô cắt đất phong cho viên y sĩ ấy và thưởng cho hắn rất hậu.

Lời Bàn:

Qua câu chuyện này, Trang Tử phê: "Cùng một phương thuốc trị bệnh da tay nứt nẻ, mà một người nhờ đó được đất phong, trở thành địch phú, còn một người không thoát khỏi nghề dệt vải, đó là cách dùng không giống nhau? "

Ta có thể nói thêm, rất nhiều người có tài trong một nghề nhất định, nhưng trên nhiều lĩng vực khác họ bị hạn chế. Chẳng hạn qua việc này, người nước Tống không đủ phương tiện đi qua Ngô, giả sử qua Ngô được chưa chắc có ai tiến cử hắn cho vua Ngô; hoặc có tiến cử, vị tất vua Ngô đã cho là quan trọng. Đâu phải Tống là nước không chiến tranh, và quân sĩ nước Tống không hẳn không bị nước ăn tay? Ý của bài này chê người nước Tống không có chí lớn, chỉ thấy cái lợi trước mắt mà không lường được những chuyện khác về sau. Ví dụ, nếu nước Ngô dùng phương thuốc ấy đánh với Tống, thì hóa ra mình hại nước mình không?

Câu chuyện trên đây cũng giống như chhuyện Ngụy Huệ Vương cho Huệ Tử một quả bầu. Quả bầu ấy đem khoét ruột để đựng nước người không vác nổi. Huệ Tử không biết dùng nó để làm gì, bèn cưa quả bầu ra toan làm cái bát đựng cơm hay cháo gì đó, nhưng vì lớn quá cũng thành vô dụng. Huệ Tử bèn đập nó đi. Trang Tử hay được việc này kêu Huệ Tử trách: "Ông có cái hồ lô đựng đến 5 thạch (50 gáo), sao không nghĩ đến việc dùng nó làm phao mà vượt sông hồ? Thì ra cái lòng của ông quá nhỏ nhoi vậy"
- Khoảng một nửa số người mới lây nhiễm HIV nằm trong độ tuổi từ 15 đến 24. Ở những nước bị tác động nghiêm trọng nhất, xấp xỉ 75% thiếu niên 15 tuổi sẽ bị chết vì AIDS... Đó là những con số đáng lo ngại liên quan đến giới trẻ.
Offline muonmang36  
#53 Đã gửi : 09/04/2008 lúc 07:08:16(UTC)
muonmang36

Danh hiệu: Thành viên gắn bó

Nhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 25-10-2007(UTC)
Bài viết: 2.837

Được cảm ơn: 39 lần trong 36 bài viết
Sự Phi Thường Của Đức Tin



Phạm Tử Hoa là người thích kết nạp dũng sĩ. Ông có một thế lực rất lớn ở Tấn. Tử Hoa không có quan chức gì nhưng uy tín ông vượt hơn cả Tam Khanh (3 quan đầu triều). Cái uy tín đó khiến ông làm được những việc: Từ giàu hóa nghèo, hoặc từ nghèo hóa giàu; người vô tội Tử Hoa có thể làm người chết, người bị tội chết ông có thể cứu sống.

Có một lão tên Thương Khâu Khai nhà rất nghèo, tưởng chừng trong xã hội không ai nghèo hơn, nghe được quyền lực của Phạm Tử Hoa, họ Thương bèn xốc áo lên đường tìm Tử Hoa. Bọn môn khách nhà họ phạm thấy ông già lụm cụm, da nhăn nheo rám nắng, áo quần xốc xếch bẩn thỉu biểu môi khinh miệt lão, ông không hề phản ứng. Bọng chúng đưa Thương Khâu đến một cái đài cao, một tên xấc xược nói:

- Lão nhảy được từ trên đài xuống đất sẽ được thưởng 100 lạng vàng.

Thương Khâu Khai nhảy liền! Ai cũng tưởng lão tan xương nát thịt, không ngờ lão nhảy xuống nhẹ nhàng như chiếc lá rơi. Dĩ nhiên lão bình yên.

Bọn chúng lại đưa lão đến vực sâu, nước xoáy cuồn cuộn, nói:

- Dưới này có châu ngọc nhiều lắm, lão nhảy xuống đó lấy.

Thương Khâu Khai tin thật bèn nhảy xuống, hồi lâu lão bình thản trồi lên mặt nước, trong tay lão bình thản trồi lên mặt nước, trong tay lão có một viên ngọc. Bây giờ bọn chúng kể cả Phạm tử Hoa rất ngạc nhiên. Phạm Tử Hoa cho lão vào hàng thượng khách.

Dè đâu kho tài sản nhà Tử Hoa phát hỏa, lửa khói mù mịt. Phạm tử Hoa sốt ruột bảo Thương Khâu Khai:

- Nếu ông có thể xông vào lửa khuân ra mấy hòm gấm vóc châu báu, tôi sẽ thưởng công cho ông!

Lão Thương nét mặt tự nhiên xông vào biển lửa cứu được tài sản của họ Phạm, bụi than không hề dính vào người lão. Bấy giờ bọn chúng mới biết sợ cúi đầu lạy lão và hỏi:

- Tiên sinh có đạo thuật gì không?

Lão chân thành đáp:

- Tôi không có thuật gì cả. Chính tôi cũng lấy làm ngạc nhiên cho tôi lắm. Nhưng tôi biết chắc một điều, lời người ta đồn đây ông Phạm đây, giàu có thể đổi thành nghèo, nghèo có thể hóa giàu, có quyền khiến ai chết, cho ai sống. Vì tôi quá tin điều đó, nên tôi làm việc gì cũng không trở ngại. Tôi tin tôi sẽ giàu, tôi tin rằng ông Phạm không cho tôi chết. Chỉ có vậy!

Tể Ngã nghe được điều đó về thuật lại cho Khổng Tử nghe. Khổng Tử nói:

- Người có chí thành có thể cảm hóa được vạn vật, khiến quỷ thần, Trời Đất cảm động, nên có thể tung hoành mà không có gì trở ngại. Các con hãy nhớ kỹ điều đó.

Lời Bàn:

Chuyện này có tính chất đạo học, nó có vẻ gì huyền bí và siêu nhiên. Tuy vậy trên thực tế không phải là không xảy ra. Người Tây Phương có câu "Muốn là được!". Người ta đặt hết niềm tin và hi vọng vào "muốn". "Muốn" như một tâm linh không thể tách rời với cơ thể. Kinh Thánh nói: "Chỉ cần một đức tin lớn bằng hạt cải, có thể xoay chuyển được một quả núi". Thuật thôi miên cũng ở đức tin mà ra. Thôi miên không thuộc về thần học, mà nó thuộc khoa học.

Sử Ký Tư Mã Thiên có chép một đoạn về Lý Quảng: "Quảng ở Hữu Bắc Bình đi săn, thấy tảng đá trong bụi rậm tưởng rằng đó là hổ, bèn giương cung bắn, mũi tên cắm lút vào. Nhìn lại là tảng đá. Quảng bắn lại lần nữa nhưng không sao găm được!" Bộ sách này rất có giá trị về sử liệu, khó nói ngoa. Lý Quảng là một cung thủ nổi tiếng. Ban đầu đấi tượng kia ông cho là hổ, nếu là hổ ắt mũi tên phải gắm lút vào. Ấy thức ấy đã biến niềm tin mãnh liệt thành sức mạnh. Sau, Lý Quảng biết là đá, thì sự hoài nghi nảy sinh. "Mũi tên bằng cây làm sao có thể xuyên qua đá?". Sự hoài nghi ấy đã làm niềm tin không còn mãnh liệt nữa. Và tất nhiên mũi tên không thể xuyên qua đá được!

Ở đây, Thương kHâu Khai có một niềm tin tuyệt đối, vì vậy ông xuống nước, vào lửa đều không trở ngại, bởi vì những thứ kia ông vẫn xem nó là không khí, nó là món lợi nhuận, lại có một Phạm Tử Hoa cứu tử, thì ông không hề nghĩ đến cái chết!

Nhưng đại khối nhân sinh mấy ai có được niềm tin tuyệt đối và mãnh liệt để chứng nghiệm điều ấy đúng hay không đúng.
- Khoảng một nửa số người mới lây nhiễm HIV nằm trong độ tuổi từ 15 đến 24. Ở những nước bị tác động nghiêm trọng nhất, xấp xỉ 75% thiếu niên 15 tuổi sẽ bị chết vì AIDS... Đó là những con số đáng lo ngại liên quan đến giới trẻ.
Offline muonmang36  
#54 Đã gửi : 09/04/2008 lúc 07:09:03(UTC)
muonmang36

Danh hiệu: Thành viên gắn bó

Nhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 25-10-2007(UTC)
Bài viết: 2.837

Được cảm ơn: 39 lần trong 36 bài viết
Câu Chuyện "Triêu Tam Mộ Tứ"
(Sáng Ba Chiều Bốn)



Nước Tống có một người giỏi nghề nuôi khỉ vượn. Lão biết tâm lý loài khỉ và loài khỉ cũng biết lão. Số lương thực của bầy khỉ bắt đầu vơi, lão bèn hạn chế thức ăn của chúng. Lão nói:

- Từ nay các ngươi ăn buổi sáng ba hạt dẻ, chiều ăn bốn hạt nhé?

Bầy khỉ khọt khẹt tỏ vẻ tức giận. Lão lật đật nói:

- Thôi, thôi! Vậy thì các ngươi buổi sáng ăn bốn hạt, buổi chiều ăn ba hạt!

Bấy giờ bầy khỉ vui vẻ!

Lời Bàn:

Qua chuyện này Trang Tử bàn: "Danh và Thực chẳng thay đổi gì thế mà lũ khỉ ấy giận và vui khác hẳn. đó là vì tác dụng chủ quan của chúng. Do vậy, Thánh nhân vì sự hòa mà phải nói đến thị phi, nhưng rốt cuộc rồi cũng quy vào cái lẽ tự nhiên".

Cũng việc này, Liệt Tử bàn: "Đối với loài động vật ta có thể dùng trí thông minh lung lạc chúng. Đạo lý ấy cũng giống như thánh nhân dùng trí tuệ lung lạc người ngụ Thực chất không có gì thay đổi, nhưng kết quả có thể làm chúng giận dữ hay vui mừng, hai cách khác nhau!"

Với chúng ta ngày nay câu chuyện đó vẫn còn dùng được. Trong cuộc bán quảng cáo hay tiếp thị, người ta ít khi mua một lần hai món như nhau, nhưng nghe nói "mua một cái sẽ được tặng một cái", thì người ta mua ào ào, mặc dù có thể phải trả tiền hai cái.
- Khoảng một nửa số người mới lây nhiễm HIV nằm trong độ tuổi từ 15 đến 24. Ở những nước bị tác động nghiêm trọng nhất, xấp xỉ 75% thiếu niên 15 tuổi sẽ bị chết vì AIDS... Đó là những con số đáng lo ngại liên quan đến giới trẻ.
Offline muonmang36  
#55 Đã gửi : 09/04/2008 lúc 07:09:15(UTC)
muonmang36

Danh hiệu: Thành viên gắn bó

Nhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 25-10-2007(UTC)
Bài viết: 2.837

Được cảm ơn: 39 lần trong 36 bài viết
Thuật Bách Chiến Bách Thắng


Bàng Quyên dẫn quân đi đánh Hàn có Thái Tử Ngụy Thân đi theo. Ra khỏi biên giới, có một người áo vải tên là Tư Sinh vào yết kiến Thái tử nói:

- Thái tử đem quân đi đánh Hàn, tôi có thuật bách chiến bách thắng, Thái tử có muốn dùng không?

Thái tử nói:

- Nên nghe lắm!

Tử Sinh nói:

- Thái tử đánh Hàn có thắng thì Thái tử vẫn là Thái tử, ngôi không thể cao hơn được nữa, giàu cũng ngang với ngôi vương là cùng. Nếu bại thì cái sở hữu của Thái tử không còn gì cả. Do vậy mà tôi gọi là cái thuật bách chiến bách thắng!

Thái Tử nói:

- Tôi sẽ nghe lời tiên sinh mà quay quân về!

Tử Sinh nói:

- Không chắc Thái tử sẽ quay về được. Bởi vì những người chung quanh Thái tử sẽ dựa vào Thái tử mà ăn theo!

Tư Sinh lui ra. Thái tử hạ lệnh ban sư! Bàng Quyên chạy đến nói:

- Đại Vương đem quân đội giao cho Thái tử, chưa đánh sao đã vội lui? Lui về cũng bị chúa công bắt tội ngang với bại trận, sao bằng đánh?

Thái tử đành cho quân đi tới.

Lời Bàn:

Ngụy đánh Hàn lần này là do ý kiến của Bàng Quyên đề bạt. Trong chuyến đi này có Thái Tử Thân. Không rõ tự ý Thái tử xin đi hay cũng do sự sắp đặt của Bàng Quyên? Dù sao Thái Tử xuất quân vẫn có sự đồng ý của Ngụy Vương. Lời Tử Sinh thuyết phục Thái tử là nghiêm túc. Chẳng những nó đúng về mặt nhân bản, nó còn đúng theo cương vị Thái tử nữa. Câu then chốt là: "Không chắc Thái tử đã quay về được. Bởi vì những người chung quanh Thái tử đều dựa vào Thái tử mà ăn theo".

Kết quả đúng như lời Tử Sinh nói, Thái tử muốn quay về bị Bàng Quyên ngăn lại. Trong chiến tranh có vô số người lợi dụng mồ hôi và xương máu của chiến sĩ để tư lợi. Ngôi cao như Thái tử vẫn không thoát khỏi guồng máy khổng lồ của chiến tranh do bọn trục lợi điều khiển, làm mất hết ý nghĩa thuần túy của quốc gia.

Trận này Bàng Quyên bị giết, Thái tử Thân bị cầm tù, rồi sau cũng tự sát.
- Khoảng một nửa số người mới lây nhiễm HIV nằm trong độ tuổi từ 15 đến 24. Ở những nước bị tác động nghiêm trọng nhất, xấp xỉ 75% thiếu niên 15 tuổi sẽ bị chết vì AIDS... Đó là những con số đáng lo ngại liên quan đến giới trẻ.
Offline muonmang36  
#56 Đã gửi : 09/04/2008 lúc 07:09:38(UTC)
muonmang36

Danh hiệu: Thành viên gắn bó

Nhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 25-10-2007(UTC)
Bài viết: 2.837

Được cảm ơn: 39 lần trong 36 bài viết
Khi Ông Vua Muốn Làm Thánh Hiền



Vua nước Yên là Khoái đắm say tửu sắc, dùng Tử Chi làm Tướng quốc. Tử Chi to con, tướng mạo uy nghi, thấy Khoái bỏ bê triều chính nên có ý muốn tiếm ngôi. Tử Chi kết bè phái với những kẻ có thế lực trong triều như anh em Tô Đại, Tô Lệ, Lộc Mao Thọ. Bọn chúng nịnh Tử Chi và gọi Tử Chi là "người hiền".

Một hôm Yên Khoái hỏi Tô Đại:

- Tề có bậc hiền tài là Mạnh thường Quân, liệu Tề có làm bá chủ được không?

Đại đáp:

- Không được, vì vua Tề dùng Mạnh Thường Quân không chuyên.

Khoái nói:

- Rất tiếc quả nhân không có Mạnh thường Quân, nếu có thì dùng khó gì?

Đại nói:

- Tướng quốc Tử Chi có kém gì Mạnh thường Quân?

Yên Vương Khoái nghe vậy liền cho Tử Chi rộng quyền trong việc triều chính. Sau đó Khoái kêu Lộc Mao Thọ hỏi:

- Các bậc hiền tài ngày trước rất nhiều, sao họ chỉ ca ngợi Nghiêu Thuấn mà thôi?

Thọ nói:

- Nghiêu, Thuấn biết nhường ngôi cho người hiền chứ không nhừng ngôi cho con. Vũ cũng nhường ngôi cho Ích là người hiền nhưng lại không phế Thái tử. Nên khi Vũ mất, Thái tử Khải cướp của Ích. Bởi đó đời sau cho Vũ kém đức hơn Nghiêu Thuấn!

Yên Khoái cao hứng nói:

- Quả nhân muốn truyền ngôi cho Tử Chi, có nên không?

Thọ đáp liền:

- Nếu đại vương làm được như vậy thì đức đâu khác gì Nghiêu Thuấn.

Yên Khoái họp quần thần lại, tuyên bố truất Thái tử Bình, truyền ngôi cho Tử Chi!. Tử Chi giả nhún nhường đôi phen cho hợp với nghi lễ, rồi nhận ngôi, làm lễ tế cáo thiên dịa, mặc áo cổn, đội mũ miện, cầm ngọc khuê, ngoảnh mặt về Nam xưng Cộ Quả không chút ngượng.

Còn Khoái thì đứng cùng bầy tôi quay mặt về hướng bắc mà bái triều rồi dọn ra ở Biệt cung. Ba tên, Đại, Lệ, Thọ, được phong Thượng Khanh. Tướng quân Thị Bị nổi giận kéo quân bản bộ đánh Tử Chi có dân chúng ào ạt tham gia. Hai bên cầm cự nhau đến mười ngày, số thương vong đến vài vạn. Cuồi cùng Thị Bị bị giết.

Lộc Mao Thọ nói với Tử Chi:

- Thị Bị nổi loạn là bởi Thái tử Bình.

Tử Chi cho bắt Thái tử. Quách Ngỗi đem Bình đi trốn.

Nhân cơ hội đó, Tề đem quân đánh Yên lấy cớ là dẹp loạn Tử Chi, nên dân Yên tham gia, Tử Chi và bọn Đại, Lệ, Thọ đều bị giết, Yên Khoái tự tử, Tề chiếm đóng luôn nước Yên không chịu trả.

Lời Bàn:

Đời vẫn có câu: "Nhập nô xuất chủ" (khi vào ở là đầy tớ, khi bước ra là chủ nhà) nó có ý nghĩa trên phương diện tu thân. Chẳng hạn, bạn vào học một nghề nào đó, lúc đó bạn trong vai trỏ là người học trò, hoặc con em, hoặc người làm công, giúp việc. Khi bạn học thành tài, thì cũng có quyền mở hãng, xưởng như ai. Đó là ý nghĩa của "nhập nô xuất chủ".

Yên Vương Khoái bị con tửu sắc hành hạ, muốn tỏ ra mình có một "phong cách dị thường", cho nên đã làm một việc đáng gọi là kim cổ kỳ quái! Khoái muốn làm bá chủ chư hầu thì không được, tác phong lẫn tài cán đều tầm thường, nên ông đành bỏ ngôi vương để đi làm... Thánh Hiền! Khoái có thể coi ngôi vị không ra gì, nhưng không thể coi lăng miếu, xã tắc, dân chúng coi không ra gì! Và phẩm chất thánh hiền không đơn giản như Khoái hoang tưởng. Thánh hiền là là bậc trí tuệ, còn Khoái là người hôn ám. Khoái không phân biệt được chánh tà để đám con buôn lường gạt, thì làm sao nói chuyện thánh hiề kia chứ?

Hai tên Tô Đại, Tô Lệ là em của Tô Tần, là những tên du thuyết, nói chuyện phải trái một cách đảo điên, tráo trở lật lọng. Trong sách Ngũ Đố (5 thứ sâu mọt: Bọn du thuyết, bọn thích khách, bọn ăn bám, bọn con buôn, bọn chuyên làm hàng giả mạo), Hàn Phi chửi bọn du thuyết: "Bọn sâu mọt là bọn sâu mọt đục khoét xã hội, những tên ngụy nho trá hình hiền giả". Lộc Mao Thọ cũng là tên vô sỉ, ăn cơm phật làm việc cho ma! Còn Tử Chi thì sao? Hắn là một thứ hồ ly rụng đuôi. Nhưng không trách hắn. Hắn thấy Yên Khoái hèn quá, nên hắn nuôi mộng soán ngôi. Việc soán ngôi trong thiên hạ không đếm hết. Chỉ trách hắn một điều, trước đây hắn tự xưng là người hiền để dụ thiên hạ mà cướp ngôi. Kẻ kia đã nhường ngôi một cách danh ngôn chính thuận, hắn lại không có chính sách an dân, để nước Yên không yên, tất nhiên hắn và gia tộc hắn phải đền tội.

Trên đây là một Bi Hài Kịch của lịch sử.
- Khoảng một nửa số người mới lây nhiễm HIV nằm trong độ tuổi từ 15 đến 24. Ở những nước bị tác động nghiêm trọng nhất, xấp xỉ 75% thiếu niên 15 tuổi sẽ bị chết vì AIDS... Đó là những con số đáng lo ngại liên quan đến giới trẻ.
Offline muonmang36  
#57 Đã gửi : 09/04/2008 lúc 07:09:49(UTC)
muonmang36

Danh hiệu: Thành viên gắn bó

Nhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 25-10-2007(UTC)
Bài viết: 2.837

Được cảm ơn: 39 lần trong 36 bài viết
Con Chim Hoang Dã



Sách Nam Hoa Kinh của Trang Tử viết: "Những con chim trĩ hoang dã sống bên đầm lầy, cứ mười bước mổ mồi một lần, dù cuộc sống khó nhọc mà không đủ no, thế nhưng chúng không hề mong muốn được nuôi trong lồng. Sống trong lồng tuy khỏe hơn nhưng chẳng vui vẻ gì".

Lời Bàn:

Không riêng gì loài chim, mọi vật trong thiên nhiên đều thích bay nhảy riêng cõi của mình. Câu ví: "Cá chậu chim lồng" là chiû sự mất tự dọ Đoạn văn này mang tính chất đạo tính. Cái gì trái với tự nhiên đều là sự ràng buộc. Trang Tử chủ trương: Tự nhiên chính là tự do.
- Khoảng một nửa số người mới lây nhiễm HIV nằm trong độ tuổi từ 15 đến 24. Ở những nước bị tác động nghiêm trọng nhất, xấp xỉ 75% thiếu niên 15 tuổi sẽ bị chết vì AIDS... Đó là những con số đáng lo ngại liên quan đến giới trẻ.
Offline muonmang36  
#58 Đã gửi : 09/04/2008 lúc 07:10:01(UTC)
muonmang36

Danh hiệu: Thành viên gắn bó

Nhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 25-10-2007(UTC)
Bài viết: 2.837

Được cảm ơn: 39 lần trong 36 bài viết
Cây Vô Dụng


Có một mộc sư tên Thạch đi qua vùng Khúc Viên của Tề thấy một cây lịch to lớn trước miếu thổ thần. Bóng râm của nó có thể che hết ngàn con bò, cây cao đến đỉnh núi, cành no có thể khoét thành thuyền độc mộc, thân lớn trăm ôm, người ta bu lại coi đông như chợ, thế mà Thạch vẫn cắm đầu đi thẳng.

Bọn đệ tử nhìn chán rồi mới đuổi theo Thạch. Một đứa nói:

- Từ khi con vác búa theo thầy đến nay chưa hề thấy cây nào lớn đẹp như vậy, thế mà thầy không thèm nhìn là sao?

Mộc sư nói:

- Thôi, thôi! Đó là cây vô dụng, ta còn lạ gì? Dùng nó làm thuyền thì đắm, làm quan tài thì mau mục, làm khí cụ thì mau hỏng, làm cửa thì nó hay tiết ra chất dầu rất nhớp, làm cột kèo rui mè thì lắm mối mọt. Vì vậy nó mới sống lâu và cao như thế!

Học trò hỏi:

- Nhưng sao nó lại mọc ở chỗ tế tự?

Mộc sư nói:

- Cây ấy bất quá chỉ gởi mình ở nơi cúng tế để những kẻ ngu dốt khỏi chửi nó vô dụng. Không mọc ở chỗ miếu thì dễ bị những kẻ phá đi, nhưng cách bảo toàn nó có khác gì con người? Lấy sự lý đời này ra để chứng minh có lẽ là khác xa lắm!...

Lời Bàn:

Đoạn văn này cổ nhân muốn nêu lên sự khác biệt giữa cái hữu dụng và vô dụng. Không phải vô dụng là... vô dụng, mà có cái đại dụng trong cái vô dụng đó. Trang Tử nói: "Những cây táo, lê, quýt, cam, bưởi... , khi quả chín đều bị bẻ hái đi cho đến khi tàn lụi. Đó chính là tài năng mà tự làm khổ cả đời, sống không hết tuổi, mà chết yểu. Ta chẳng có chỗ nào hữu dụng nên mới sống lâu". Xét lại câu: "Cây ấy bất quá chỉ gởi mình nơi cúng tế để những kẻ ngu dốt khỏi chửi nó vô dụng", tác giả ngầm nói những kẻ bất tài, có thân thế với quan cũng chen chân lấn bước vào chốn miếu đường, để qua mắt mọi người, giống như Lỗ Trọng Liên đã chửi Bình Nguyên Quân Triệu Thắng trước đây. Tác giả phân biệt ba loại cây vô dụng:

a) Cây vô dụng sống ngoài thiên nhiên thì sống lâu. Sự sống lâu đó là đáng quý vì nó hợp lẽ tự nhiên.

b) Cây vô dụng mà sống gần làng xóm thì dễ bị người ta quấy phá, đốn bỏ để phong cảnh quanh nhã. Theo ý tưởng này thì Dương Vương Minh (triết gia thời Minh) nói:

"Cây kia trổ lá xanh xanh,

Thân ta biết thế đừng sinh ra đời".

c) Cây vô dụng mọc nơi đền miếu, là có ý lợi dụng lòng mê tín của người ngu (không dám đốn vì sợ quỷ thần quở), kiếp của nó là sống gởi (chỉ cho những kẻ bất tài mà bu bám).

Rốt cuộc, ý cả bài quy lại, làm người không nên tranh danh đoạt lợi, muốn khỏe thân thì phải an tĩnh và sống vào vị trí thích hợp của mình, mới có thể thọ mà không bị tai tiếng.
- Khoảng một nửa số người mới lây nhiễm HIV nằm trong độ tuổi từ 15 đến 24. Ở những nước bị tác động nghiêm trọng nhất, xấp xỉ 75% thiếu niên 15 tuổi sẽ bị chết vì AIDS... Đó là những con số đáng lo ngại liên quan đến giới trẻ.
Offline muonmang36  
#59 Đã gửi : 09/04/2008 lúc 07:10:18(UTC)
muonmang36

Danh hiệu: Thành viên gắn bó

Nhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 25-10-2007(UTC)
Bài viết: 2.837

Được cảm ơn: 39 lần trong 36 bài viết
Cuộc Tranh Luận Giữa Người Hai chân Và Người Một Chân



Thân Đồ Gia bị cụt chân cùng với Trịnh Tử Sản là học trò của Bá Hôn Vô Nhân. Tử Sản nói với Thân Đồ Gia:

- Nếu phải ra ngoài, thì hoặc là ông ra, hoặc là tôi ra!

Hôm sau hai người đang ngồi học, Tử Sản hỏi:

- Bây giờ tôi sắp ra ngoài, ông ở lại được không? Hơn nữa, ông nhìn thấy quan đang chấp chính mà sao không tránh mặt, ông ngang hàng với quan chấp chính ư?

Thân Đồ Gia nói:

- Trong các môn đệ của thầy Bá Hôn lại có quan chấp chính sao? Ông cho rằng địa vị Ông cao (Tử Sản là Tể tướng của Trịnh), nhưng tôi nghe câu "gương chỉ sáng khi không có bụi bám, người sống lâu với bậc hiền giả thì không phạm lỗi lầm". Hiện tại điều ông đang mong cầu là học đạo đức ở thầy, mà thốt những lời như thế chẳng là lỗi lầm lắm ư?

Tử Sản nói:

- Ông đã ra nông nỗi này (chỉ việc cụt một chân) mà còn muốn tranh thiện với Nghiêu! Hãy xét lại đức hạnh của mình thử, có đủ cảnh tỉnh ta chăng?

Thân Đồ Gia đáp:

- Ngụy trang để che đậy tội lỗi của mình rồi tự cho rằng mình không đáng phạm tội chặt chân, hạng người như thế nhiều lắm! Người không ngụy trang che đậy tội lỗi của mình, thà bị chặt chân, ít lắm! Ý thức được tự nhiên đó chỉ có hạng đạo đức mới làm được. Bước vào ngay làn tên của Hậu Nghệ mà không trúng tên, đó chính là chỗ của mệnh. Người có đủ hai chân cười người không đủ chân, hạng người ấy hằng hà. Việc ông nói với ta như thế ta rất tức giận, nhưng nơi đây là chỗ ở của thầy, nên ta hết giận mà bỏ về. Không biẹ61t thầy đã dùng đạo gì mà dạy ta được thế (hết giận). Ta theo học thầy đã mười chín năm, thầy chưa bao giờ thấy ta cụt chân. Hiện nay ta thấy ông lấy tu dưỡng đạo đức giao du với nhau, ông lại chê khinh ta thân thể khuyết tật, chẳng phải là sai sao?

Tử Sản cả thẹn lấp liếm:

- Thôi thôi!... Ông không cần nói nữa!

Lời Bàn:

Nội dung bài này nói: Thân Đồ Gia là người cụt chân nhưng tâm phúc mãn, còn Tử Sản thân tuy lành lặn nhưng tâm bị khuyết tật.

Theo sử, ta biết Tử Sản tên là Công Tôn Kiều là người liêm khiết thông minh, làm Tể tướng của Trịnh vang danh bốn phương. Sử gia Tư Mã Thiên viết: "Tử Sản làm Tể tướng ở Trịnh dân không thể dối". Nhưng Tử Sản ảnh hưởng học thuyết Chu Công Cơ Đán nên các ông Trang Tử, Liệt Tử có ý bài xích. Tuy vậy cuộc đối thoại giữa Thân Đồ Gia với Tử Sản, tacứ xem là chuyện có thật để rút nơi đó một bài học kinh nghiệm về phép xử thế.

Tàn tật là một điều không may mắn, người lành lặn không nên chê bai, nếu không có dịp an ủi họ thì cũng đối xử với họ một cách bình thường. Tục ngữ ta có câu: "Bảy mươi chưa què, đừng khoe rằng lành".

Tử sản cùng học chung một thầy với Thân Đồ Gia, sợ hai người cùng đi ra, đi vào thì người ngoài hiểu rằng hai người cùng đẳng cấp với nhau. tử sản sợ mất thể diện. Đã vậy Tử Sản còn giới thiệu mình là quan chấp chính (Tể tướng), nếu quả vậy đó là một sự lố bịch. Thân Đồ Gia nói: "Ngụy trang để che đậy tội lỗi của mình rồi tự cho rằng mình không đáng phạm tội chặt chân, hạng người như thế nhiều lắm".

Nếu cứ vạch lá tìm sâu thì dẫu có thánh nhân cũng không tránh khỏi tội, biết vậy cớ sao cứ hạch sách người tả Thân Đồ Gia nói: "Ta theo học thầy 19 năm, thầy chưa bao giờ thấy tôi cụt chân". Đây là cây then chốt! Thầy Bá Hôn Vô Nhân là người đã đạt đến cái đức toàn mỹ: Kh6ng phân biệt người và ta, không phân biệt cái lớp bì bên ngoài, bởi vậy ông ta không thấy sự khuyết tật của cơ thể. Câu then chốt trên đây, để giải thích câu: "... ta rất tức nhưng đây là chỗ của thầy, nên ta hết giận mà bỏ về. Không biết thầy lấy đạo gì để dạy ta được thế". Ý của Gia muốn nói, không thèm nhìn cái lỗi của họ mà giận.

Bài này có thể bổ túc cho bài: "Bình Nguyên Quân với người què", nhưng có một ý nghĩa cao siêu hơn vì nó đi vào Đạo học.
- Khoảng một nửa số người mới lây nhiễm HIV nằm trong độ tuổi từ 15 đến 24. Ở những nước bị tác động nghiêm trọng nhất, xấp xỉ 75% thiếu niên 15 tuổi sẽ bị chết vì AIDS... Đó là những con số đáng lo ngại liên quan đến giới trẻ.
Offline muonmang36  
#60 Đã gửi : 09/04/2008 lúc 07:10:32(UTC)
muonmang36

Danh hiệu: Thành viên gắn bó

Nhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 25-10-2007(UTC)
Bài viết: 2.837

Được cảm ơn: 39 lần trong 36 bài viết
Bài Học Ngụ Ngôn: Trái Với Tự Nhiên


Vị vua ở biển nam là Thúc, vị vua ở biển bắc là Hốt. Hai vị đế vương này thường gặp nhau ở trên đất của vua Hỗn độn. Hỗn độn tiếp đãi họ hết sức tử tế, nên Thúc và Hốt bàn nhau tìm cách báo đáp lại lòng tốt của Hỗn Độn.

Mọi người nói:

- Con người có thất khiếu (7 lỗ) đó là: hai mắt để nhìn, hai tai để nghe, hai lỗ mũi để thở và một miệng để ăn. Duy chỉ hoàng đế Hỗn Độn không có khiếu nào. Chúng ta nên đục lỗ cho ổng đi!

Người kia nói:

- Phải đó!

Rồi mỗi ngày hai ông đè Hỗn Độn ra đục một lỗ để làm khiếu. Đục đến ngày thứ bảy thì Hỗn độn chết mất!

Lời Bàn:

Bài ngụ ngôn này rất u mặc. Hai ông vua biển Nam, biển Bắc đều có lòng tốt, nhưng lòng tốt không đúng chỗ hóa ra làm hại người. Một sinh vật nào sống trong môi trường nào thì thích hợp với môi trường đó. Trên phần đầu của loài người đang có hai thất khiếu, nếu ta lần lượt bịt kín đi, người ấy sẽ chết ngay lập tức. Trong trường hợp ngược lại của Hỗn Độn cũng vậy.

Cũng cần nói thêm: Theo đạo học, Hỗn Độn là một thời đại Hồng Hoang của thuở mới khai thiên lập địa, lúc ấy vạn vật chưa có, hai khí âm dương còn hỗn độn là một. Và Một ấy lại trở về với uyên nguyên Thái Cực. Nếu có ông vua Hỗn Độn nào đó, thì ông vua ấy dĩ nhiên vô khiếu. Khi bày ra chuyện vua Bắc, vua Nam (tượng trưng cho Âm Dương, tức là đất trời đã phân biệt), thì vua Hỗn độn không còn hợp thời nữa. Dẫu đục khiếu hay không đục khiếu, Hỗn Độn cũng vẫn giã biệt.
- Khoảng một nửa số người mới lây nhiễm HIV nằm trong độ tuổi từ 15 đến 24. Ở những nước bị tác động nghiêm trọng nhất, xấp xỉ 75% thiếu niên 15 tuổi sẽ bị chết vì AIDS... Đó là những con số đáng lo ngại liên quan đến giới trẻ.
Rss Feed  Atom Feed
Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
4 Trang<1234>
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.