<table cellspacing="3" cellpadding="0" width="100%" border="0"> <tbody> <tr> <td class="in_newstitle" valign="top" align="left"> <p align="center"><font color="#ff0000" size="5">Chất lượng đá cây hay đá tinh khiết: Cũng... bó tay!</font></p></td></tr> <tr> <td class="in_timepost" valign="top" align="left" bgcolor="#ffffff" height="16"><i>Thứ năm, 01/05/2008, 14:30 (GMT+7)</i></td></tr> <tr> <td class="tintop_text" valign="top" align="left"> <p align="justify"><font face="Arial">Hà Nội vừa có lệnh cấm sử dụng đá cây trong nước giải khát. Tuy nhiên, lệnh cấm này hiện vẫn chỉ nằm trên giấy vì thực tế hầu hết các quán cóc vẫn vô tư sử dụng đá cây đập nhỏ để phục vụ khách. Không chỉ vậy, mặt hàng đá viên tinh khiết đang được sử dụng tại nhiều nhà hàng, cửa hàng giải khát lớn cũng có vấn đề về chất lượng.<br /><b><br />Cấm nhưng vẫn bán<br /><br /></b>Cuối giờ trưa, dãy hàng chè (trà) chén ở khu ký túc xá Mễ Trì, thuộc Đại học Quốc gia, đông nghịt sinh viên. Một chủ hàng, với đôi bàn tay trần, thoăn thoắt bốc những viên đá được đập vụn chứa trong một hộp xốp cáu bẩn bỏ vào 5 cốc trà nhân trần đưa vội cho khách. </font></p> <p align="justify"><font face="Arial">Một sinh viên buộc miệng hỏi “Đá sạch hay đá cây đó?”. Ngay lập tức chủ hàng bốp trả: “Đá cây nhà làm đấy, yên tâm mà uống đi, có gì mà phải lo, bán ở đây suốt cả năm học rồi, có ai bị làm sao đâu”. </font><font face="Arial">Chủ cửa hàng này không hề hay biết cách đây không lâu, một sinh viên do uống trà đá đã bị nhiễm tả, phải vào điều trị ở Bệnh viện Xây dựng cách ký túc xá Mễ Trì chưa đầy 100m. <br /><br />Cách đó không xa, gần chục sinh viên quần đùi áo số, ùa vào một quán khác, ngay lập tức 3 âu trà đá to “vật vã” được bê ra. Khách hàng tu ừng ực. Tôi hỏi một bạn trẻ “Uống nước đá cây không sợ tiêu chảy à?”. Ngay lập tức cả nhóm ùa vào: “Ai mà chả sợ tả nhưng bọn em sinh viên nghèo đi đá bóng về có được vài âu trà đá uống thế này là tốt lắm rồi, chứ lấy đâu tiền để vào quán giải khát!”. </font></p> <p align="justify"><font face="Arial">Liền lúc đó, chủ hàng phân trần, dẫu biết là thành phố có lệnh cấm dùng đá cây trong nước giải khát nhưng bán ở đây toàn sinh viên thì dùng đá viên tinh khiết làm sao chịu cho nổi. “Có chăng bán đá cây nhưng bọn tôi cũng cố gắng chọn hàng và bảo quản sạch sẽ”, chủ hàng nói thêm. </font></p> <p align="justify"><font face="Arial">Thế nhưng, nếu xem cách bảo quản “sạch sẽ” ở đây, không ít người sẽ rùng mình vì một bao tải đen ngòm được dùng để ủ đá và một hai thùng xốp đựng đá cũng rất nhếch nhác.<br /><b><br />Tinh khiết cũng phát khiếp<br /><br /></b>Không chỉ có mặt hàng đá cây mất vệ sinh mà theo tìm hiểu của chúng tôi, nhiều loại đá viên tinh khiết đang được sử dụng trong các hàng giải khát, nhà hàng, khách sạn lớn, chất lượng cũng có vấn đề. </font></p> <p align="justify"><font face="Arial">Bởi lẽ, theo ông Nguyễn Việt Cường, Chánh thanh tra Sở Y tế Hà Nội cho biết, trên địa bàn Hà Nội, hiện có hơn một trăm cơ sở sản xuất đá cây và đá viên tinh khiết nhưng thực tế số cơ sở đăng ký chất lượng và được cấp giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm mới chỉ có trên dưới 20 cơ sở. Mặc dù vậy, nhiều cơ sở vẫn đóng túi những sản phẩm đá viên của mình và cung cấp cho thị trường với nhãn mác là đá tinh khiết. <br /><br />Anh Hùng, chủ một hàng cà phê giải khát lớn trên đường Láng Hạ cho biết, cách đây không lâu, cửa hàng của anh nhận mối đá viên tinh khiết từ một cơ sở sản xuất có địa chỉ đàng hoàng tại phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, với giá 5.000đ/kg - đắt gấp 3 lần so với đá cây. Nhưng chỉ được vài ngày, khách hàng đã có phản ứng vì khi pha trà Lipton kèm theo vài viên đá tinh khiết thì nước trà… lại có vị mằn mặn. Không chỉ vậy, khi cho loại đá tinh khiết vào cốc bia Hà Nội thì bia có vị lờ lợ (!). <br /><br />Sợ quá! Anh Hùng quyết tâm tìm tới tận cơ sở sản xuất để phản ánh. Và khi được “mục sở thị” các công đoạn sản xuất đá viên tinh khiết, anh còn choáng váng hơn: Toàn bộ cơ sở sở sản xuất chỉ là một khu nhà cấp 4 rộng khoảng 30m2, tăm tối và ẩm thấp. </font></p> <p align="justify"><font face="Arial">Nguồn nước để làm đá là nước giếng khoan được lọc qua một hệ thống lọc rất thô sơ, gồm có đường dẫn nước tới một cái phễu được chia làm nhiều lỗ nhỏ. Nước chảy qua hệ thống phễu này được đưa vào hai chiếc bình hoen rỉ cao khoảng 2m được đặt song song.</font></p> <p align="justify"><font face="Arial"> Ra khỏi đây, nước được làm lạnh trong các khay có nhiều ô nhỏ. Sau khi thành đá thì được chuyển ra công đoạn đóng gói ngay trên sàn nhà lênh láng nước thải.<br /><br />Trước những mối nguy hại trên, Chánh thanh tra Sở Y tế Hà Nội cho biết, bắt đầu từ tháng 5, Hà Nội sẽ tiến hành đồng loạt kiểm tra những cơ sở sản xuất nước đá. Tuy nhiên cũng theo ông Cường, do số lượng cơ sở quá nhiều, hơn nữa phần lớn không có địa chỉ rõ ràng nên việc kiểm tra và xử lý vi phạm nhiều khi cũng… bó tay.</font></p> <div align="center"> <table id="table1" cellspacing="1" bordercolordark="#00aa00" cellpadding="2" width="90%" bgcolor="#f7fff7" bordercolorlight="#00aa00" border="1"> <tbody> <tr> <td> <p align="justify"><font face="Arial" size="2">“Nhiều người vẫn lầm tưởng vi khuẩn tả và các vi khuẩn gây bệnh đường tiêu hóa khác bị tiêu diệt trong môi trường nước đá. Tuy nhiên qua những nghiên cứu của chúng tôi, môi trường nước đá không làm chết vi khuẩn tả mà còn có tác dụng bảo tồn loại vi khuẩn này. Trong nước đá vi khuẩn tả có thể sống từ vài ba tuần cho tới hàng tháng” – Tiến sĩ Alden Henderson, chuyên gia dịch tễ Trung tâm Kiểm soát dịch bệnh Hoa Kỳ cho biết tại cuộc họp mới đây với Bộ Y tế.</font></p></td></tr></tbody></table></div> <p align="right"><font face="Arial"><b>Quốc Lập</b></font></p></td></tr></tbody></table>