<span style="font-size: 9pt; font-family: Verdana;">Các bạn trẻ ở tuổi mới lớn ghét nhất việc lắm lời, không thích nghe lời nói nhiều lần, cũng giống như không thích đi xem lại một cuốn phim, không thích ăn mãi một món ăn. Nhưng cũng không thể phủ nhận rằng có một số bạn trẻ thường nói đâu bỏ đấy, trước mặt vừa hứa làm tốt việc này, việc kia, vừa quay người đi đã cho lời hứa lên chín tầng mây. Còn có một số các bạn sống theo cách “mình làm theo ý mình”, việc cha mẹ nói là việc của cha mẹ, việc con làm là việc của con. Rõ ràng ý kiến của cha mẹ là đúng, nhưng con cái vẫn mặc kệ, vẫn để gió thổi ngoài tai, không nghe. Như vậy thì không thể trách cha mẹ lắm lời. Thử nghĩ xem, các thầy giáo, cô giáo khi nói đến chỗ khó hoặc chỗ trọng điểm trong kiến thức, chẳng phải là không chỉ nói một lần sao? Vậy thì cha mẹ nói đi nói lại có thể cũng là chỗ khó hoặc chỗ quan trọng trong cuộc sống! Ví dụ, nhắc nhở các bạn phải học hành cho tốt, không được “yêu sớm”, nhắc nhở các bạn không được giao lưu với những người xấu, nhắc nhở các bạn sau khi tan học không nên la cà quá lâu ở bên ngoài, để tránh xảy ra những việc ngoài ý muốn, nhắc nhở, yêu cầu các bạn phải tôn trọng thầy giáo, cô giáo, phải đoàn kết bạn bè… tất cả những điều đó là có lợi cho học tập, cho cuộc sống, để làm người tốt, làm việc tốt. Khi các bạn cảm thấy chán ngán những lời nói đi nói lại của cha mẹ, có thể các bạn đã bỏ mất một phần quý giá nhất là nội dung của những lời ấy! Cách tốt nhất để không phải nghe những điều lắm lời là: Cha mẹ nói đúng, hãy nói thái độ tán thành và làm theo; nói không đúng, hãy trình bày, giải thích, thậm chí có thể góp ý sửa sai, nhằm làm cho cha mẹ hiểu rằng, ý kiến sai cho dù nói đến một trăm lần, con cái cũng không thể nghe thủng, càng không thể làm theo.<o

></o

></span> <p class="MsoNormal" style="margin: 0cm 0cm 0pt; text-align: justify;"><span style="font-size: 9pt; font-family: Verdana;"><o

> </o

></span></p> <p class="MsoNormal" style="margin: 0cm 0cm 0pt; text-indent: 36pt; text-align: justify;"><span style="font-size: 9pt; font-family: Verdana;">Đương nhiên, cũng không thể loại trừ có một số cha mẹ có thói quen lắm lời. Con cái đã làm đúng, vẫn cứ dặn đi dặn lại. Khi đó các bạn nên nghĩ đến điều này: có phải cha mẹ không vừa lòng với điều gì khác của mình không? Có phải bạn ít chuyện trò, tâm sự với cha mẹ không? Cho nên cha mẹ vẫn chưa thật yên tâm với những vấn đề khác của bạn? Và hãy chuyện trò, tâm sự nhiều hơn với cha mẹ, nói ra cách nhìn của bạn với một số vấn đề, cũng nói rõ bạn không vừa lòng với việc lắm lời của cha mẹ, có lẽ cha mẹ sẽ nhận ra cái tật của mình. Nếu như, cha mẹ bạn vẫn không bớt lời, thì lần sau, khi cha mẹ lại muốn nhiều lời, bạn hãy nhắc lại một lần đoạn sau mà cha mẹ muốn nói, lúc đó cha mẹ bạn sẽ hiểu ra rằng lời nói lần trước bạn đã nghe và nhớ rồi, cha mẹ bạn sẽ không lắm lời nữa.</span><span style="font-family: Verdana;"> <span style=""> <br /></span></span></p>