<table cellspacing="0" cellpadding="3" width="100%" border="0"> <tbody> <tr> <td style="FONT-SIZE: 10pt; FONT-FAMILY: Arial"> <p align="justify"><font face="Arial" size="2"><strong><font color="#808080">Chẳng quan tâm gì đến chuyện được mất, thích thì chiều, lối sống buôn thả tình cảm của một bộ phận giới trẻ theo kiểu ăn nhanh đang đẩy lên những hồi chuông báo động.</font> </strong></font></p> <p align="justify"><font face="Arial" size="2"><img style="CURSOR: hand" onclick="showImage('/images/original/2005/05/200505261554482_tinh1.jpg')" src="http://tintuconline.vietnamnet.vn/images/normal/2005/05/200505261554482_tinh1.jpg" align="left" border="1" />Khoảng hơn 5 giờ chiều, tôi thử gọi điện thoại cho M, nữ nhân viên kế toán của công ty lắp ráp linh kiện điện tử B.M trên đường Hùng Vương, Q5, TP.HCM "Ủa, em hôm nay cũng rảnh. Khoảng 7 giờ tụi mình gặp nhau ở cà phê Sài Gòn Phố trên đường Trần Quốc Thảo nghen. Em có nghe chị Hà nói nhiều về anh..." giọng M ngọt ngào, thân thiện như đã quen nhau tự lâu rồi. </font></p> <p align="justify"><font face="Arial" size="2">Thật ra, tôi chưa hề gặp cô bao giờ. Cách đây vài ngày, Hà, một người bạn gái có cho tôi số điện thoại của M kèm theo lời dặn: "Nhỏ này sống theo chủ nghĩa fash-food. Có nghĩa là thích thì đi chơi "tới bến" rồi sau đó đường ai nấy đi. Anh thử khám phá xem".</font></p> <p align="justify"><strong><font face="Arial" size="2">Yêu "nhanh" miễn phí</font></strong></p> <p align="justify"><font face="Arial">Đúng hẹn, tôi đến quán ngồi đợi M tới trễ 5 phút. Tóc buông xoã, chiếc quần jean lưng xệ bó sát lấy đôi chân dài thon thả, chiếc áo mỏng hở cả một khoảng ngực cứ như mời gọi. Nụ cười thật tươi để lộ hai má lúm đồng tiền rất sâu. Trông M rất xinh và trí thức. Sau vài câu xã giao, chúng tôi nói chuyện thân mật cứ như thế đã quen nhau từ lâu lắm rồi. M năm nay 24 tuổi, quê ở Vĩnh Long, có hai bằng đại học (kinh tế và ngoại ngữ), đã trôi nổi qua 4, 5 công ty, lương đủ sống nhưng vẫn chưa thấy ưng ý công việc. Đi thì quần quật, về đến phòng trọ thì chẳng biết làm gì, lại cảm thấy cô đơn. Buồn chán và trống trải, M bảo vậy. Khi tôi hỏi chuyện yêu đương, M cười, bĩu môi: "Ràng buộc nhau làm gì cho mệt hả anh? Thích thì đi chơi với nhau một vài lần rồi chia tay, khỏi dây dưa phiền phức". M thẳng thắn thừa nhận chính cô cũng không nhớ nổi những người bạn trai và bao nhiêu cuộc hẹn tương tự như cuộc gặp gỡ này. "Kết nhau thì đi xa hơn. Còn không thì bye, vậy thôi. Nhiều đứa bạn em cũng thích vậy." </font></p> <p align="justify"><font face="Arial" size="2">Hơn 10 giờ đêm, tôi rủ M đi ăn khuya rồi bạo gan đề nghị qua đâu đó "tìm hiểu" nhau. M gật đầu, chẳng có vẻ gì là ngại ngần hay bất ngờ trước lời đề nghị... hấp tấp. Chỉ có điều, lúc chia tay, đoán được ý tôi định móc bóp đưa cho cô ít tiền, M lắc đầu cười khinh khỉnh: "Anh nghĩ em là người thế nào? Em đâu có cần tiền. Thích anh nên đi chơi với anh thôi. Tìm đôi ba phút đồng cảm để lãng quên thực tại ấy mà". M dặn tôi cũng đừng điện thoại tìm cô làm gì. Bao giờ thấy cần thì cô sẽ gọi, coi như chuyện đêm qua đến đây là hết. </font></p> <p align="justify"><font face="Arial"><strong><font size="2"> Hội chứng... thích thì chiều</font></strong><font size="2"> </font></font></p> <p align="justify"><font face="Arial" size="2">Những cuộc tình chớp nhoáng như vậy và cách sống như của M đang ngày càng phổ biến trong giới trẻ. Người ta bảo đó là "hội chứng thích thì chiều" hay "tình fast - food". Có nhiều cuộc gặp gỡ tình cờ rất thú vị nhưng chỉ kéo dài chỉ thêm phiền toái. Thôi thì để lại một chút "kỷ niệm" cho nhau. "Anh đừng cho rằng chỉ có dạng giới trẻ hip-hop hoặc dân trôi nổi, trình độ văn hoá thấp mới sống kiểu này. Toàn là dân trí thức, có nghề nghiệp ổn định cả đấy", Hà quả quyết. </font></p> <p align="justify"><font face="Arial" size="2">Thời sinh viên, Hà từng là hoa khôi ở Đại học Đà lạt với năm, bảy cuộc tình vắt vai. Vào TP.HCM, làm nhân viên cho một công ty thời trang của Pháp, lương mỗi tháng cả nghìn đô, mua được một căn nhà nhỏ trên đường Phan Văn Trị, Gò Vấp, nhưng đến giờ Hà vẫn "một mình" dù tuổi đã 30. Cô thích cuộc sống độc thân, khi nào muốn "bứt phá, đổi mới" hoặc cô đơn, trống vắng thì lại tìm nơi "khoả nấp" </font></p> <p align="justify"><font face="Arial" size="2">Ngoài giới độc thân như Hà, tình yêu thời fash - food còn được cổ vũ bởi những người đã có gia đình nhưng đổ vỡ hay không hạnh phúc. Anh Hà Phú Bình, trưởng phòng kỹ thuật một công ty kể, trong một tiệc cưới anh tình cờ ngồi chung bàn với một cô gái khá đẹp. Chuyện trò qua lại thấy "kết" nhau. Khi tàn tiệc, chính cô gái là người ngỏ lời rủ anh đi dạo rồi "nghỉ nhanh" ở một khách sạn gần đó. Anh quá bất ngờ, cứ ngỡ cô là "gái gọi" cao cấp. Đến khi hỏi rõ mới biết nàng đang là trợ lý giám đốc cho một công ty nước giải khát có tiếng ở thành phố. Nàng vừa ly dị chồng, có một con nhỏ, hiện ngụ trong một căn biệt thự sang trọng ở Bình Thạnh. Chẳng qua là sống theo "chủ nghĩa fast-food" nên nàng thích người nào thì đi chơi với người đó, xong rồi lại về với công việc, với con... vậy thôi. </font></p> <p align="justify"><font face="Arial" size="2">"Thế chuyện "được - mất" của người phụ nữ trong cách sống này thì sao?" tôi hỏi Hà. Cô cười lớn: "Biết sao là được, biết sao là mất hả anh? Tụi em không vì tiền, cũng không phải vì ham muốn "chuyện ấy". Đơn giảm là chỉ muốn tìm một cảm giác lạ, giảm bớt những căng thẳng trong tâm hồn, trong cuộc sống hàng ngày". </font></p> <p align="justify"><font face="Arial"><strong><font size="2">Về đâu những cuộc tình</font></strong><b><font size="2"> vội? </font></b></font></p> <p align="justify"><font face="Arial" size="2">Đằng sau vẻ tự tin và một chút gì đó kiêu hãnh bất cần đời của những cô gái đang chọn cách sống này, vẫn thấy được sự ngột ngạt, bức bách trong tâm hồn của họ. Đó có thể là sự đổ vỡ từ những mối tình trước kia hay ngay trong hôn nhân thực tại. Đó có thể là một tuổi thơ bất hạnh hoặc là sự bất mãn với cuộc sống, công việc hàng ngày. Thậm chí đó chỉ đơn giản là cái cách để khẳng định mình theo một kiểu sống mới. Nhưng nói gì thì nói, lối sống buông thả trong tình cảm mà họ cho rằng cần có để tạo cảm giác, đắp đổi tìm quên sẽ không đưa họ đến đâu. "Đây chính là bi kịch trong tâm hồn của họ", nhà xã hội học Nguyễn Thị Oanh nói với tôi như vậy. Bản thân Hà cũng thừa nhận: "sau cùng vẫn là sự trống trải, cô đơn hơn mà thôi". </font></p> <p align="justify"><font face="Arial" size="2">Cách đây hai ngày, bỗng dưng cô bạn này gọi điện rủ tôi đi uống bia. Gần tàn cuộc, cô bảo: "xem có ai đàng hoàng giới thiệu cho em đi. Lần này phải lấy chồng thôi. Lông bông hoài rồi cũng chẳng được gì". Tôi gặng hỏi vì sao cô lại quyết định thay đổi cách sống, giọng kể của Hà nhỏ hẳn đi: P.M, cô bạn, một người cùng theo "chủ nghĩa fast-food" vừa đi xét nghiệm HIV và kết quả là dương tính. </font></p></td></tr> <tr> <td align="right"><b>

Theo Sành Điệu)</b></td></tr></tbody></table><br /><br />