<table id="table1" width="100%" border="0" cellpadding="3" cellspacing="0"><tbody><tr style="font-weight: bold;"><td class="title"><span id="NewsContentDetail1_MsgSubject">Tạm biệt mẹ!</span></td> </tr> <tr style="font-weight: bold;"> <td class="datePublish" valign="top" height="25"> Thứ sáu, 11/7/2008, 15:31 GMT+7 </td> </tr> <tr> <td style="font-size: 10pt; font-family: Arial;" valign="top"> <div id="VietAd"> <p align="justify"><b><font size="2" face="Arial">Con gái bay được một hôm, tôi hụt hẫng như thể sống trong nhà không có người. Tôi đã không hề nghĩ đến việc chênh lệch múi giờ, thế nên đã lo lắng sao mà chẳng thấy con gọi điện về. Tôi không hề nghĩ đến khả năng con sẽ không gọi về lúc đêm khuya chỉ để báo với gia đình rằng con đã đến nơi rồi.</font></b></p> <p align="justify"><font size="2" face="Arial">Sau này khi nghĩ lại, tôi hiểu rằng người ngồi ở nhà khó mà tưởng tượng được thời gian biểu của người ở xa, do đó thường hay sốt ruột và nghĩ ra đủ các tình huống linh tinh. Tôi đã tủi thân cho rằng con gái mình không hề nhớ nhà, bởi vì cháu đã tự đi du học hè nhiều lần và cũng đã phần nào tự lập được. Tôi không hề nghĩ đến khả năng hội du học sinh người Việt bên ấy đã nhiệt tình dắt cháu đi tham quan xung quanh trong ngày đầu mới đến, vì thế cháu không có thời gian để gọi về cho chúng tôi mãi đến ngày hôm sau. Chờ đợi điện thoại của con thật là căng thẳng...</font></p> <p align="center"><img style="" onclick="return openNewImage(this.src)" alt="hoc3.jpg" src="http://tintuconline.com.vn/Library/myImages/30/2008/07/ng%C3%A0y11/hoc3.jpg" vspace="1" width="300" border="1" height="297" hspace="1" /><br /><font size="1" color="#000080" face="Verdana">Hiện nay có rất nhiều gia đình cho con đi du học</font></p> <p align="justify"><font size="2" face="Arial"><b>Điều gì là tốt nhất?</b></font></p> <p align="justify"><font size="2" face="Arial">Đây là một câu hỏi rất quan trọng. Theo quan điểm của cá nhân tôi, khoảng thời gian 3 - 4 năm con xa nhà có thể không phải là dài, nhưng lại đúng vào lúc trẻ đang tuổi hình thành nhân cách, cho nên không chỉ có việc học mới quan trọng. Đã có rất nhiều câu hỏi được đặt ra, tôi đã tìm hiểu rất nhiều và cố gắng hết sức để thỏa mãn những băn khoăn của chính mình. Có thể, tôi mới có thể yên tâm.</font></p> <p align="justify"><font size="2" face="Arial">Trước tiên, tôi tự hỏi con mình thích được ở với ít người hay với một cộng đồng sinh viên rộng lớn như ở <a href="http://tintuconline.com.vn/vn/xahoi/168512/">kí túc xá</a>? Con muốn ở với những bạn có cùng sắc tộc hay đến từ nhiều quốc gia khác? Có một lời khuyên mà tôi thấy xác đáng, đó là khi sinh viên Việt Nam đi du học thì không nên ở cùng sinh viên người Việt mà nên ở với sinh viên bản ngữ để có cơ hội rèn luyện thứ <a href="http://tintuconline.com.vn/vn/song/169455/">ngôn ngữ</a> mới. </font></p> <p align="justify"><font face="Arial"><a href="http://tintuconline.com.vn/vn/xahoi/208520/"><font size="2">Chọn được trường</font></a><font size="2"> rồi, tôi bèn thăm trang <span id="link314" onclick="linkClick(314);" onmouseover="displayAd(314); countView('http://www.vietad.vn/click.aspx?ID=314&AdID=231&AuNum=666200&PubID=29&Keyword=web&TypeID=3&ZnID=0')" onmouseout="hideAd();" class="VietAdTextLink">web</span> của trường đó để tìm hiểu xem trường có văn phòng quản lý đời sống sinh viên? Có cơ quan chăm sóc sức khỏe của trường hay không? Thật may, trong trường hợp của con tôi là có. Những cơ quan này sẽ tư vấn và hỗ trợ kiểm tra ban đầu cho các sinh viên về <a href="http://tintuconline.com.vn/vn/song/210363/">các vấn đề sức khỏe</a>, chế độ ăn, tinh thần...</font></font></p> <p align="justify"><font size="2" face="Arial">Tiếp theo, trường có chế độ bảo hiểm cho sinh viên nước ngoài hay không? Tôi sẽ an tâm hơn nếu con mình tham gia bảo hiểm tại trường học, vừa giảm được chi phí đồng thời có được những cấp cứu kịp thời khi không may xảy ra những vấn đề về sức khỏe. </font></p> <p align="justify"><font size="2" face="Arial">Vì con tôi quyết định trong ít nhất 3 tháng đầu, cháu sẽ ở ký túc xá, thế nên tôi tự hỏi: An ninh trong ký túc xá có đảm bảo? Thông thường, phụ huynh và <a href="http://tintuconline.com.vn/vn/song/207081/">sinh viên</a> có quyền đề nghị trường cung cấp những thông tin về tình hình an ninh của ký túc xá trước khi khóa học bắt đầu, đồng thời tìm hiểu thông tin về mức độ an ninh của thành phố nơi có trường học để đảm bảo con mình được ở trong một môi trường an toàn. Đôi khi sinh viên phải tham gia các lớp học, lên thư viện đọc sách hay tham gia các hoạt động buổi tối, vì vậy sẽ tốt hơn nếu ký túc xá hay trường đại học có các phương tiện và biện pháp bảo vệ sinh viên như có xe đưa đón hay đội bảo vệ thường xuyên túc trực. </font></p> <p align="justify"><font size="2" face="Arial">Vấn đề tài chính cũng rất quan trọng. Cho dù con bạn đi du học tự túc hay được học bổng, tiền nong không bao giờ có thể là đủ cho một đứa trẻ xa nhà. Thế nên tôi cũng băn khoăn liệu mức tăng học phí cho các năm học như thế nào? Đặt ra câu hỏi này là để có sự <a href="http://tintuconline.com.vn/vn/song/90876/">chuẩn bị chu đáo về tài chính</a> cho những năm học tiếp theo của con. Phụ huynh và bản thân mỗi sinh viên cũng nên quan tâm đến các quy định của nước sở tại và của từng trường đó về thời gian làm thêm và các cơ quan trợ giúp để sinh viên nước ngoài có thể giảm bớt gánh nặng chi phí. </font></p> <p align="justify"><font size="2" face="Arial">Cuối cùng, sau khi đã an tâm về quyết định chọn trường cho con, tôi đã viết một bức thư đến hội <a href="http://tintuconline.com.vn/vn/song/168852/">du học sinh</a> Việt Nam nơi con tôi sắp đến. Trong thư, tôi đề nghị các bạn du học sinh đã đi trước sẽ quan tâm giúp đỡ con tôi trong thời gian đầu bỡ ngỡ. Và tôi đã được họ phúc đáp rất nhiệt tình, đầu tiên là việc tư vấn về chương trình học. Lựa chọn môn học phù hợp, lên kế hoạch học tập, đưa ra những quyết định nghề nghiệp và tốt nghiệp đúng thời gian... là những yếu tố có liên quan chặt chẽ với nhau. Nhờ sự tư vấn của hội du học sinh, tôi đã viết thư đề nghị và được trường mà con tôi theo học cam kết thường xuyên cung cấp kết quả học tập của du học sinh đến <a href="http://tintuconline.com.vn/vn/song/153484/">phụ huynh</a>.</font></p> <p align="left"><font size="2" face="Arial"><b>Đi là để trở về</b></font></p> <div align="right"> <table style="width: 94px; height: 203px;" align="right" border="0" cellpadding="2" cellspacing="0"> <tbody> <tr> <td align="middle"><font size="1" color="#000080" face="Verdana"><img style="" onclick="return openNewImage(this.src)" alt="hoc4.jpg" src="http://tintuconline.com.vn/Library/myImages/30/2008/07/ng%C3%A0y11/hoc4.jpg" vspace="1" width="200" border="1" height="300" hspace="1" /></font></td></tr> <tr> <td align="middle"><font size="1" color="#000080" face="Verdana">Gia đình luôn mong những cuộc điện thoại của các du học sinh gọi về</font></td></tr></tbody></table></div> <p align="justify"><font size="2" face="Arial">Sau khoảng thời gian đầu hụt hẫng về những khác biệt khi con đang ở một vùng trời khác, một châu lục khác, tôi tự động viên mình là phải "bình thường hóa" mọi thứ. Chúng tôi quen dần với cuộc sống xa cháu. Mỗi khi có người hỏi chúng tôi: con gái chị thế nào rồi, cháu có hay gọi về không, chị có nhớ cháu không... thì chúng tôi trả lời rằng mọi thứ đều ổn cả. Tôi đặt ra quy định về thời gian mà cháu sẽ phải gọi về nhà mỗi tuần một lần, vì thế chúng tôi liên lạc với nhau đều đặn. </font></p> <p align="justify"><font size="2" face="Arial">Cũng đôi khi, tôi tủi thân một chút vì con không tỏ ra "mặn mà" với những cuộc gọi định kỳ về nhà. Khi tôi bắt đầu kể cho con nghe về cuộc sống ở Hà Nội, cháu luôn rào đón trước "Con chỉ có mười phút thôi, con phải đi ngay bây giờ". Chồng tôi nói, chúng tôi nên cảm thấy hạnh phúc khi con mình có thêm nhiều người bạn mới và có nhiều việc để làm, vì điều đó đồng nghĩa với việc cháu đã hòa nhập được với cuộc sống ở nơi xa ấy. </font></p> <p align="justify"><font size="2" face="Arial">Mỗi lần trò chuyện với cháu, chúng tôi nhận thấy rằng cháu ngày một trở nên độc lập và trưởng thành hơn. Chúng tôi cảm thấy vui và tự hào vì cháu bắt đầu quan tâm đến điểm số của mình và phát huy tham vọng của bản thân, đấy là điều mà trước đây không hề có.</font></p> <p align="justify"><font size="2" face="Arial">Thoáng cái, thời gian trôi qua rất nhanh. Giờ đây con gái tôi đã trở về nhà và đang <a href="http://tintuconline.com.vn/vn/song/167029/">đương đầu với "cú sốc</a> văn hóa ngược". Cháu cần có thời gian để làm quen lại với cuộc sống thường ngày ở quê nhà khi mà những thói quen và cuộc sống Mỹ đã "ngấm" khá sâu.</font></p> <p align="justify"><font size="2" face="Arial">Chúng tôi cũng lại bắt đầu một "bài học" mới cùng con. Bài học chấp nhận sự thật. Rằng con chúng tôi đã lớn hơn nhiều trong mấy năm qua, đã trở thành một cô gái trưởng thành và tự lập hơn nhiều so với lúc còn ở nhà. Và có một số quy tắc gia đình đã buộc phải "nới lỏng" để "con chim non" mới quay về tổ này được thoải mái một chút...</font></p> <p align="justify"><font size="2" face="Arial">Suy cho cùng, chỉ cần những người làm cha mẹ nghĩ được thông suốt: điều gì là <a href="http://tintuconline.com.vn/vn/song/133461/">tốt nhất cho tương lai</a> của con, thì tất cả đều sẽ dễ dàng vượt qua. Và kết cục, mọi việc đều ổn cả. </font></p> <p align="right"><font size="2" face="Arial"><i>Theo</i> <b>Liêm Trinh<br /></b><img style="" onclick="return openNewImage(this.src)" alt="tuvantieudung.gif" src="http://tintuconline.com.vn/Library/myImages/@logo/tuvantieudung.gif" width="49" border="0" height="15" /></font></p></div></td></tr></tbody></table>