HIV có thể lây truyền từ mẹ sang con trong quá trình mang thai, sinh đẻ và qua sữa mẹ. Khi sản phẩm cho ăn thay thế là chấp nhận được, khả thi, có đủ điều kiện, bền vững và an toàn thì tất cả các nguồn sữa mẹ từ bà mẹ nhiễm HIV được khuyến cáo là tránh sử dụng. Khi việc đáp ứng tất cả 5 yêu cầu này là không thể được thì việc nuôi con bằng sữa mẹ được khuyến cáo là cho 6 tháng đầu đời. Sau 6 tháng đó, tất cả các nguồn sữa mẹ nên dừng lại một khi đã có một khẩu phần ăn đầy đủ và an toàn về mặt dinh dưỡng.
Bất kể các quyết định nuôi con như thế nào, các cơ sở y tế phải theo dõi tất cả các trẻ sơ sinh đã bị phơi nhiễm HIV và tiếp tục đề nghị việc hướng dẫn và hỗ trợ nuôi trẻ sơ sinh, đặc biệt là khi các quyết định nuôi trẻ có thể phải xem xét lại, chẳng hạn như thời điểm chẩn đoán trẻ sơ sinh sớm. Các giải pháp nuôi trẻ đối với các bà mẹ dương tính với HIV bao gồm cả việc xem xét các khía cạnh về an toàn thực phẩm nhất định và lời khuyên có thể có lợi từ các cơ quan an toàn thực phẩm có thẩm quyền.
Ví dụ:
Chuẩn bị khẩu phần ăn cho trẻ sơ sinh theo các nguyên tắc thực hành vệ sinh.
Tầm quan trọng của các thực hành vệ sinh khi chế biến và bảo quản sữa mẹ
Xử lý nhiệt (tiệt trùng hoặc đun sôi) sữa mẹ để tiêu diệt vi rút HIV và các biện pháp kiểm soát tiếp theo liên quan đến để nguội và bảo quản để phòng tránh sự phát triển của vi khuẩn.
Nuôi trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ từ 6 đến 12 tháng tuổi (thông tin này cũng áp dụng đối với trẻ ở năm thứ 2 đầu đời).
Những người chăm sóc nên thực hành việc cho ăn một cách nhiệt tình: cho trẻ sơ sinh ăn trực tiếp, chậm và kiên nhẫn, nhạy cảm với tình trạng đói và no. Họ nên tăng dần số lượng, độ đặc và độ đa dạng của thức ăn để trẻ sơ sinh lớn lên, thích nghi với các yêu cầu và các khả năng đối với trẻ sơ sinh. Họ nên sử dụng các thực phẩm bổ sung được tăng cường hoặc các sản phẩm bổ sung vitamin và khoáng chất cần thiết. Họ nên tăng cường các khẩu phần lỏng khi trẻ ốm, bao gồm cả cho bú sữa mẹ nhiều hơn.
Cần chú ý đến thực hành vệ sinh khi chế biến thực phẩm và cho ăn để phòng tránh các bệnh đường tiêu hóa. Tần suất mắc các bệnh tiêu chảy cao điểm là sau 6 tháng đầu đời của trẻ sơ sinh, thời điểm phải tăng khẩu phần thức ăn bổ sung. Ô nhiễm vi khuẩn trong thực phẩm và nước là những nguyên nhân chính của bệnh tiêu chảy ở trẻ nhỏ. Bệnh tiêu chảy này có thể được phòng ngừa bằng cách thực hiện các biện pháp an toàn thực phẩm như sau:
- Rửa tay người chăm sóc và trẻ nhỏ trước khi chế biến thực phẩm và ăn.
- Bảo quản thực phẩm một cách an toàn và ăn ngay sau khi chế biến
- Sử dụng dụng cụ sạch để chế biến và ăn.
- Sử dụng bát đĩa sạch khi cho ăn.
- Cấm sử dụng các bình cho ăn khi chưa rửa sạch và tiệt trùng. Các bình cho ăn rất khó để giữ sạch và là nguồn lây truyền các mầm bệnh.
- Sử dụng nước an toàn/có thể uống được như là một biện pháp chính để phòng ngừa bệnh tiêu chảy ở trẻ nhỏ.
Theo :
http://vfa.gov.vn/Sửa bởi quản trị viên 09/07/2012 lúc 08:12:40(UTC)
| Lý do: Chưa rõ