Trang chủ HIV  |  Web Link  |  Giới thiệu |  Liên hệ  |  English 
hiv logo

Thông báo

Icon
Error

Đăng nhập


2 Trang<12
Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to last unread
Offline anhbn  
#21 Đã gửi : 26/11/2005 lúc 06:03:29(UTC)
anhbn

Danh hiệu: Thành viên mới

Nhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 04-10-2005(UTC)
Bài viết: 404

Được cảm ơn: 4 lần trong 3 bài viết

19. KHI TRIỆU QUÁT ĐƯỢC PHONG TƯỚNG

Bấy giờ Triệu Huệ Vương đã qua đời, Hiếu Thành Vương lên kế vị. Tần sai Đại Tướng Vương Hạt đem quân tiến đánh 17 quận ở Thượng Đãng (của nước Hàn), tướng Phùng Đình liệu sức không giữ được bèn dâng đất ấy cho Triệu. Người đến tiếp nhận đất Thượng Đãng Bình Nguyên Quân Triệu Thắng. Phùng Đình nói với Triệu Thắng:
- Công tử về Triệu cử danh tướng và đem đại quân đến đây mới giữ được đất này.
Thế nhưng khi tiếp quản xong, Bình Nguyên Quân về Triệu ngày đêm tiệc tùng để vui mừng "chiến lợi lớn", 17 quận ở Thượng Đãng không đánh mà được. Trong lúc đó tướng Tần vây đánh đến hai tháng, Phùng Đình không giữ nổi đành phải bỏ thành mà chạy, vua Triệu liền cử tướng Liêm Pha đến thì Tần đã lấy xong Thượng Đãng và đang tiến quân đến Trường Bình. Liêm Pha phân quân chống cự với Tần hơn nửa năm bất phân thắng bại. Vua Triệu còn nhỏ không hiểu biết việc binh nhung lợi hại thế nào cứ xúi Liêm Pha xuất quân mà không được phép thủ. Lúc đó Tần dùng kế phản gián nhờ các gian thần của Triệu phao tin: "Tần chỉ sợ Mã Phục Quân Triệu Quát. Nếu Mã Phục Quân cầm binh thì Tần sẽ rút binh về". Vua Triệu hỏi Triệu Quát:
- Khanh có thể đánh Tần được không?
Triệu Quát nói:
- Nếu Tần dùng Võ An Quân Bạch Khởi thì thần có thể tốn ít công phu trù mưu quyết kế, chứ Tần dùng Vương Hạt thì thần coi chúng không ra gì. Vua Triệu nghe Triệu Quát nói cứng như thế rất đẹp lòng, bèn phong Triệu Quát làm tướng chuẩn bị ra trận thay cho Liêm Pha.
Lạn Tương Như đang nằm bệnh nghe vậy liền vào triều can:
- Đại vương dùng Triệu Quát làm tướng chỉ vì nghe tiếng suông của ông ấy mà thôi, giống như gảy đàn không dây. Triệu Quát chỉ đọc sách chứ không có tài ứng biến.
Nhà vua không nghe.
Triệu Quát thẳng ra giáo trường duyệt 20 vạn quân sĩ. Duyệt binh xong, Triệu Quát liền chở mấy xe vàng lụa đem về nhà chào mẹ. Triệu mẫu nói:
- Lúc lâm chung, phụ thân con dạy những gì, nay con quên rồi sao?
Triệu Quát nói:
- Con cũng muốn từ chối, ngặt nỗi không có ai giỏi bằng Quát này!
Triệu mẫu dâng thư cho vua, đại ý: "Xin đức vua chớ dùngTriệu Quát. Quát chỉ biết đọc sách chứ không biết lẽ biến thông, không thể làm tướng được".
Nhà vua đòi Triệu mẫu vào triều. Bà nói:
- Già này từng thờ cha nó, được biết mỗi khi đức vua ban thưởng vật gì đều phân phát hết cho tướng sĩ, cùng chịu khó khổ với quân sĩ. Đến khi thụ phong làm tướng thì ông không để ý gì đến việc nhà nữa. Còn Quát làm tướng thì ngồi ngoảnh mặt về phía đông tiếp khách, không chịu nghe ý kiến ai. Vàng lụa của vua ban đều đem về nhà cất. Hằng ngày xem cái gì có lợi thì mua bán. Trước lúc lâm chung bố nó có dặn: "Nếu Quát làm tướng thì hại cho nước Triệu". Xin đức vua hãy chọn tướng khác.Nhà vua vẫn không nghe.
Triệu Quát dẫn binh đến Trường Bình thay cho Liêm Pha.Bên kia Tần cũng cho Bạch Khởi thay cho Vương Hạt. Trận đầu Bạch Khởi xuất ba ngàn quân, Triệu Quát xuất quân một vạn quân nên thắng được trận đó. Quát tự đắc khoa tay múa chân vạch trời, vẽ đất thuyết giảng om sòm, báo tiệp về triều!... Qua trận thứ nhì, Quát đem quân đuổi theo quân Tần, bị Bạch Khởi tung quân ra vây chặt quân triệu trong 46 ngày. Kết quả Triệu Quát bị giết tại trận. Quân Triệu đầu hàng. Đêm đó Bạch Khởi chôn sống 45 vạn quân Triệu. Dòng sông xanh Cốc Dương từ đó biến thành màu đỏ thẫm!

LỜI BÀN:
Ta miễn bàn Tướng Quốc Triệu Thắng bỏ mất Thượng Đãng, Triệu Thắng chỉ là ông hoàng để làm cảnh mà thôi. Triệu Quát không nghe lời cha dặn, mẹ dạy, với tính cách tự cao tự đại, Quát đã chôn 45 vạn quân Triệu trong một đêm. Vua Triệu tin dùng Triệu Quát mà không chịu tin Liêm Pha và Lạn Tương Như, Triệu mẫu cũng vì xã tắc mà vào triều can, thế mà Bình Nguyên Quân Triệu Thắng đang làm Tướng Quốc không có một lời can gián. Nước Triệu bại trận này khiến cho binh lực của sáu nước phương Đông (Sở, Hàn, Ngụy, Triệu, Yên, Tề) phải xuống dốc, nước Tần có cơ hội thôn tính sáu nước. Đây là một bài học lớn cho các bậc trị quốc ngàn đời. Kẻ có tài năng (nhất là tài năng về quân sự) thì họ có thái độ điềm tĩnh, nói rất ít, nghe rất nhiều. Mỗi
lời nói của họ vững như núi. Chỉ có bọn đồ điếu mồm mép bất tài vô dụng mới khoa dại mà thôi. Từ đó ta có thể suy ra những việc khác...
Offline anhbn  
#22 Đã gửi : 12/12/2005 lúc 01:16:23(UTC)
anhbn

Danh hiệu: Thành viên mới

Nhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 04-10-2005(UTC)
Bài viết: 404

Được cảm ơn: 4 lần trong 3 bài viết

20. QUỶ CỐC THỬ TÀI HỌC TRÒ

Quỷ Cốc Tôn sư có hai học trò xuất sắc là Tôn Tẩn và Bàng Quyên. Một hôm Quỷ Cốc muốn thử tài học trò bèn kêu họ lại, bảo:
- Ta ngồi trong động, trò nào có thể mời ta ra ngoài được?
Bàng Quyên vội vàng giành mời trước, nói:
- Bạch Tô sư, ngoài cửa động có rồng chầu phượng múa rất đẹp!
Quỷ Cốc nói:
- Hôm nay hung nhật, làm gì có việc đó?
Bàng Quyên lại nói:
- Có Bạch Hạc Đồng Tử mời thầy đi đánh cờ.
Quỷ Cốc lắc đầu, nói:
- Hôm qua ta đã chơi cờ với họ rồi.
Bàng Quyên trâng tráo:
- Nếu thầy không ra thì con nổi lửa đốt động!
Quỷ Cốc mỉm cười.
Đến lượt Tôn Tẫn mời. Tôn Tẫn thành kính thưa:
- Đệ tử không thể mời thầy từ trong ra ngoài được. Nhưng nếu thầy ở ngoài động đệ tử có cách mời thầy vào trong được.
Quỷ Cốc lấy làm lạ bèn truyền đem ghế ra ngoài ngồi, cốt xem Tôn Tẫn sẽ mời bằng cách nào.
Khi Tôn Sư an tọa, Tôn Tử vội quỳ xuống:
- Vậy đệ tử mời thầy ra ngoài được rồi!
Quỷ Cốc phục cái trí của Tôn Tẫn.

LỜI BÀN:
Hai lần Bàng Quyên mời Quỷ Cốc là hai lần lừa gạt một cách lộ liễu thấp kém. Giả sử có rồng chầu phượng múa, hoặc có Bạch Hạc Đồng Tử ở ngoài động, Quỷ Cốc vẫn không ra thì sao? Đến lần thứ ba, Bàng Quyên không cần mời nữa, bèn dùng cái kế "đốt động", Quyên bộc lộ hết cái ác tâm của mình. Quả thật, ngày sau do ghét Tôn Tẫn, Quyên đã đục lấy bánh xương chè của Tôn Tẫn. Quyên đã lừa thầy hại bạn. Tôn Tẫn không nghĩ đến đến chuyện xa vời, chỉ lấy sự thật làm kế (vì không kế nào hay bằng sự thật, không có bí mật nào kín bằng công khai). Bậc Tôn sư như Quỷ Cốc cũng phải mắc mẹo này. Tôn Tẫn ngày sau làm quân sư cho Tề hai lần đánh bại quân Ngụy do Bàng Quyên chỉ huy. Cuối cùng Bàng Quyên tự sát ở Mã Lăng. Qua cuộc thử trí trên đây, ta có thể đoán được tâm hồn của mỗi người.
Offline anhbn  
#23 Đã gửi : 23/12/2005 lúc 08:09:15(UTC)
anhbn

Danh hiệu: Thành viên mới

Nhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 04-10-2005(UTC)
Bài viết: 404

Được cảm ơn: 4 lần trong 3 bài viết

21. TỂ TƯỚNG ÁN ANH, QUÝ TRỌNG VỢ

Án Anh có nhiều công trạng đối với nước Tề, Tề Cảnh công tặng áo hồ cừu, phong thực ấp... Án Anh nhất mực từ chối. Cảnh Công thấy một người đàn bà liền hỏi:
- Có phải là nội tử của quan Tể Tướng đó không?
Án Anh đáp:
- Bẩm phải!
Cảnh Công cười bảo:
- Bà nhà đã già mà còn xấu nữa. Ta có một ái nữ có thể cho Tể Tướng được.
Án Anh chấp tay nói:
- Lúc trẻ người ta lấy mình là mong rằng lúc già có thể nhờ cậy được. Vợ tôi tuy già xấu nhưng tôi vẫn quý trọng, không dám phụ.
Tề Cảnh Công rất kính phục Án Anh.

LỜI BÀN:
Nhân gian chuyện một chồng một vợ từ thuở cưới nhau đến răng long bạc tóc là chuyện bình thường. Nhưng trong đám quan lại ngày xưa mà bàn việc một chồng một vợ thì hiếm lắm. Hồi xưa có câu: "Trai năm thê bảy thiếp, gái chính chuyên một chồng". "Thê" là vợ chính, "Thiếp" là vợ lẽ. Nhà vua gả ái nữ cho Án Anh, đặt địa vị một người nào đó, họ cho việc ấy là vinh dự, là cao quý, nhưng Án Anh chối từ. Không có cao quý nào bằng tấm lòng đối đãi thủy chung với nhau. "Giàu đổi bạn, sang đổi vợ", thói đó đã thành "văn bản". Với thời cách đây hơn 2500 năm, Án Anh quả là một nhân vật cấp tiến. "Phú quý bất năng dâm, bần tiện bất năng gian, uy vũ bất năng khuất". Án Anh là một trang quân tử, đáng làm gương cho mọi người.

 

Offline anhbn  
#24 Đã gửi : 02/01/2006 lúc 12:18:31(UTC)
anhbn

Danh hiệu: Thành viên mới

Nhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 04-10-2005(UTC)
Bài viết: 404

Được cảm ơn: 4 lần trong 3 bài viết

22. HỌ CHẾT VÌ... QUẢ ĐÀO

Một hôm Lỗ Chiêu Công cùng quan đại phu Thúc Tôn Nhược qua thăm Tề Cảnh Công bày tiệc chiêu đãi. Bọn Tam Kiệt (ba dũng sĩ nổi tiếng đó là Công Tôn Tiệp, Cổ Giả Tử, Điền Khai Cư) chống kiếm đứng hầu dưới thềm, có ý kiêu ngạo. Nguyên ba người này vốn có sức mạnh lại có công lớn, thường hay ỷ mình nên kiêu ngạo với bá quan. Ba tên đó liên kết với nhau, lại còn liên kết một số cường thần trong triều có ý bất hảo. Từ lâu Án Anh muốn trừ chúng mà chưa có dịp.
Nhân dịp này Án Anh tâu:
- Nay vườn kim đào đã có quả chín, xin chúa công cho trẩy để chúc thọ hai vua. Nhà vua sai người đi hái, Án Anh theo giám sát. Một lúc Án
Anh đem đào vào, nói:
- Giống đào quý này có tên là "Vạn thọ Kim Đào", còn gọi là Bàn Đào. Nguồn gốc nó ở Độ Sách Sơn ngoài biển, trồng đã ba mươi năm, từng ra hoa mà chưa từng kết trái. May sao năm nay được lứa đầu tiên. Toàn cây đào có chín quả, chỉ có sáu quả chín, tôi hái vào đây.
Án Anh dâng rượu và mời Lỗ Chiêu Công một quả đào. Tiếp đó Án Anh dâng rượu và mời Tề Cảnh Công một quả. Cảnh Công lại ban cho Thúc Tôn Nhược và Án Anh mỗi người một quả. Ai nấy ăn vào thấy mùi vị ngon ngọt sảng khoái.
Án Anh quay xuống các quan, nói:
- Theo lệnh chúa công truyền cho các quan, quan nào thấy mình có nhiều công trạng được phép tâu lên để lãnh đào.
Dũng sĩ Công Tôn Tiệp đứng ra nói:
- Ngày xưa chúa công đi săn bị con cọp gấm chụp, tôi ra sức giết nó, cứu được chúa công, công ấy như thế nào?
Án Anh nói:
- Cái công bảo giá ấy cao ngất trời, còn gì hơn, đáng được ăn đào lắm.
Nói rồi cho Công Tôn Tiệp một quả.
Cổ Giả Tử đứng ra nói:
- Ngày xưa chúa công qua sông Hoàng Hà bị con giải yêu quái làm nổi sóng, sắp đắm thuyền hại chúa công, tôi nhảy xuống nước giết giải. Công ấy thế nào?
Tề Cảnh Công nói:
- Đó mới là cái công to lớn nhất đời. Đáng được uống rượu và ăn đào.
Án Anh cho Cổ Giả Tử uống rượu và ăn đào. Đào đã hết.
Điền Khai Cương giờ bước ra nói:
- Tôi phụng mệnh chúa công đi đánh nước Từ, bắt được tướng sĩ nước Từ. Các vua Từ, Đàm, Cử cả sợ mới tôn chúa công tôi làm minh chủ. Cái công ấy có xứng đáng để được ăn đào không?
Án Anh nói:
- Công của tráng sĩ lớn gấp mười so với hai người trước, nhưng giờ đào đã hết, tạm uống chén rượu, chờ năm khác vậy.
Điền Khai nói:
- Giết hổ, chém giải chỉ là cái công vặt, còn ta xông pha dưới tên đạn, biết bao khó nhọc, thế mà không được ăn đào, chịu nhục trước mặt hai vua, để tiếng cười về sau, còn mặt mũi nào sống nữa.
Nói rồi rút gươm tự vẫn.
Công Tôn Tiệp giật mình nói lớn:
- Công ta nhỏ mọn mà được ăn đào, không nhường cho bạn sao gọi là liêm, không chết theo bạn sao gọi là dũng?
Công Tôn Tiệp cũng đâm cổ chết theo.
Cổ Giả Tử la lên:
- Ba ta đã kết nghĩa với nhau. Nay hai bạn đã chết rồi, ta sống làm gì?
Nói rồi cũng tự sát.

LỜI BÀN:
Các dũng sĩ ấy thường cho mình là đại dũng sĩ nên nặng chất háo danh, khinh sinh. Công trạng của ba người, chỉ có Điền Khai Cương là vì dân vì nước nhiều hơn, có tính chất là "vị tướng quân của triều đình" hơn hẳn hai người kia. Cương nói sau nên không được ăn đào, vì tự ái mà đâm ra hổ thẹn, dẫn đến tự sát. Hai dũng sĩ còn lại cảm thấy hổ thẹn thật sự, nên cũng tự sát theo. Đây là Án Anh nghiên cứu cách trừ họ. Thực ra nếu Án Anh không muốn giết họ, thì cứ bổ đôi quả đào cho mỗi người một nửa và uống chung rượu. Giải thích cặn kẽ, thì không đến đỗi cái chết đã xảy ra. Bọn Tam Kiệt ngày thường hay tự hào thành tích và sức lực mình, liên kết với đám Lương Khâu Cứ, Trần Vô Vũ là những kẻ quỷ quyệt, chuyên ném đá giấu tay. Tam Kiệt khinh miệt bá quan. Bọn họ có thói vũ phu nhưng không thâm độc như hai ông quan trên đây. Tuy vậy nếu để chúng sống dai cũng bất lợi cho triều đình. Mẹo của Án Anh giết họ rất kín đáo và nhẹ nhàng, không ai bắt bẻ được
Offline anhnk  
#25 Đã gửi : 04/01/2006 lúc 05:09:34(UTC)
AnhNK

Danh hiệu: Thành viên mới

Nhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 21-09-2005(UTC)
Bài viết: 117

Ui giời ! Nói đến các ông Tàu ấy làm gì. Các ông ấy thâm nho bỏ xừ. Học mấy cái ông ấy làm gì rồi mọi người lại chởi cho là thâm nho thì nhọ ...
Offline anhbn  
#26 Đã gửi : 07/03/2006 lúc 06:27:58(UTC)
anhbn

Danh hiệu: Thành viên mới

Nhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 04-10-2005(UTC)
Bài viết: 404

Được cảm ơn: 4 lần trong 3 bài viết

23. THẾ NÀO LÀ CÔNG PHÁP BẤT VỊ THÂN

Nước Tấn, nước Yên nghe tin Tam Kiệt của Tề đã chết, liền đem quân đánh sâu vào đất Tề, quân Tề nhiều phen thảm bại. Trước đây Án Anh nhiều lần tiến cử lên vua bậc hiền tài Điền Nhương Thư, nhưng Cảnh Công vẫn không đoái hoài đến. Giờ đất nước có nguy biến, Cảnh Công mới biết sợ, sai Án Anh mang lễ vật đến Đông Hải rước Điền Nhương Thư về triều. Điền Nhương Thư giảng giải binh pháp cho Tề Cảnh Công nghe, Cảnh Công rất phục ông, bèn phong làm Đại Tư Mã thống lãnh quân đội, đem quân dẹp giặc. Điền Nhương Thư nói:
- Thần xuất thân từ chốn dân dã, nay chúa công giao binh quyền, chức tước đứng trên bá quan, e rằng lòng người không phục. Xin chúa công chọn cho một người mà trong nước ai cũng
kính trọng để làm giám quân, có vậy hiệu lệnh của thần mới thi hành được.
Tề Cảnh Công chọn quan đại phu Trang Giả làm giám quân.
Điền Nhương Thư bảo Trang Giả:
- Giờ ngọ ngày mai lúc mặt trời đứng bóng, cắm cây gỗ để xem giờ. Quá ngọ mà Trang Giả vẫn chưa đến. Nhương Thư chặt gãy cột, bước lên đài ban hiệu lệnh. Mãi đến chiều Trang Giả ngất
ngưởng đến. Nhương Thư hỏi:
- Cớ gì quan giám quân bây giờ mới đến?
Trang Giả cậy mình được vua yêu, nên vẻ mặt kiêu ngạo, đáp:
- Họ hàng thân hữu bày tiệc tiễn hành nên đến chậm.
Điền Nhương Thư nói:
- Đạo làm tướng khi đã thụ mệnh vua thì phải quên nhà, khi xông trận thì phải quên mình. Nay nước nhà có giặc xâm lấn, chúa công lo lắng đem việc quân ủy thác cho hai ta, thế mà ông vì chén rượu mà quên phận sự.
Trang Giả vẫn tự đắc nói:
- Giờ còn kịp chán, nguyên soái bất tất phải lắm lời!
Điền Nhương Thư hỏi chức Quân chính:
- Làm tướng đến trễ, phạm vào điểm nào?
Quân chính nói:
- Quân phạm! Chém!
Điền Nhương Thư thét võ sĩ trói Trang Giả lại đem ra quân môn xử tử. Ba quân khiếp vía. Kẻ thân tín của Trang Giả vội chạy về phi báo với Cảnh Công. Tề Cảnh Công cả sợ sai Lương Khâu Cứ cầm cờ tiết đến xin Điền Nhương Thư tha tội cho Trang Giả. Cứ giục xe vào quân môn thì Trang Giả bị chém rồi.
Điền Nhương Thư lại hỏi Quân Chính:
- Tội giục xe vào quân môn như thế nào?
- Cũng phải chém!
Điền Nhương Thư nói:
- Lý ra phải chém. Nhưng Lương Đại Phu có cờ tiết của chúa công, nên miễn cho tội chết. Nói rồi truyền chém đầu ngựa và đập bể xe. Các tướng ai nấy xanh mặt. Nhương Thư ra quân, Tấn, Yên không kịp giao tranh bỏ chạy về nước, Nhương Thư truyền quân đuổi theo chém hơn vạn
đầu giặc. Nước Tấn, nước Yên sai sứ sang giảng hòa.

LỜI BÀN:
Điền Nhương Thư là hình ảnh mẫu mực của vị tướng lãnh. Và loại người như Trang Giả cũng là hình ảnh của người cửa quyền cậy thân ỷ thế. Đất nước đang bị chiến loạn, đám con ông cháu cha đã không chút bận tâm lo lắng lại còn cản trở công việc của những người có tấm lòng vì nước vì dân. Từ khi loài người biết thiết lập một nền hành chánh thì họ cũng đã có những khẩu hiệu như: "Chí công vô tư", "Công minh liêm chính", "Vị quốc vong thân"... Đại quân đã định giờ lên đường trừ giặc, ấy vậy mà phải đình lại để chờ một người đang bận "nhậu" là nghĩa gì? Một quân đội hùng cường là quân đội có luật pháp nghiêm minh, ba quân tin và nể trọng tướng lĩnh. Hồi Tôn Vũ luyện quân ở Ngô, dẫu là đội nữ binh điển hình hợp hoàn toàn những cung nữ, hai viên đội trưởng nghĩ mình là cung nga được vua yêu, coi thường quân luật, vẫn bị Tôn Vũ giết như thường. Viên giám quân Ân Cái của Lưu Bang trong buổi Hàn Tín duyệt binh cho mỉnh là kẻ thân tín không chịu chấp hành quân luật, cũng bị Hàn Tín chém đầu. Bao giờ đất nước hết nạn cửa quyền, bè phái, dựa dẫm thì lúc đó luật pháp mới được thượng tôn, đất nước mới thực sự hùng cường và tiến bộ. Tư Mã Nhương Thư là vị tướng lãnh tiêu biểu vậy.
Nhương Thư viết để lại cho đời bộ"Tư Mã Binh Pháp" là một trong bảy bộ binh thư có giá trị của Trung Hoa.
Offline anhbn  
#27 Đã gửi : 18/04/2006 lúc 11:42:29(UTC)
anhbn

Danh hiệu: Thành viên mới

Nhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 04-10-2005(UTC)
Bài viết: 404

Được cảm ơn: 4 lần trong 3 bài viết

24. VÔ CỚ HẠI NGƯỜI LÀ CÁI CỚ TỰ HẠI MÌNH

Tên Phí Vô Cực của nước Sở trước đây đã từng hại quan Lệnh Doãn Đấu Thành Nhiên, gia đình Thái Tử Kiến, gia đình Ngũ Xa (cha của Ngũ Tử Tư). Giờ hắn muốn hại đến gia đình Bá Khước Uyển. Bá Khước Uyển nổi tiếng là người hiền của nước Sở. Phí Vô Cực đâm ra cay ghét. Hắn lập mưu cùng Yên Tương Sư vu khống cho Bá Khước Uyển lập mưu giết quan Lệnh Doãn Nang Ngõa. Nang Ngõa là người không có trí, nghe vậy cho người tới nhà họ Bá tra xét, quả thấy có đồ giáp binh của của Bá Khước Uyển đang bày biện bên trong, còn bên ngoài đang bày tiệc linh đình mời Nang Ngõa đến dự theo lời dặn của Phí Vô Cực. Người khám về báo lại. Nang Ngõa nổi giận tức tốc kéo binh đến vây nhà Bá Khước Uyển. Khước Uyển biết mình lầm kế độc của Phí Vô Cực, nên tự sát. Nang Ngõa lệnh cho dân chúng phóng lửa đốt nhà Bá Khước Uyển. Dân chúng không ai chịu phóng lửa. Lão hăm giết.
Người ta đành bóp bụng ném lửa vào đốt nhà. Người nhà Bá Khước Uyển chạy ra, lão giết sạch. Phí Vô Cực lấy làm hả hê. Một đêm lão nghe có tiếng hát đây đó:
"Tội cho Bá Khước, trung mà bị hàm oan,
Thân đã uổng mà xương cũng tan.
Lệnh Doãn Nang Ngõa trơ nhu gỗ,
Trời có linh báo ứng liền liền... "
Nang Ngõa sinh nghi mới dẫn lính đi dò xét thì thấy nhà nào cũng có hương khói thờ cúng Bá Khước Uyển. Nang Ngõa phân vân mới hỏi các quan có uy tín như Công tử Thân Thẩm Doãn
Thú... Họ đều nói: "Bá Khước Uyển chết oan. Người trong nước ai cũng oán Phí Vô Cực và Yên Tương Sư". Nang Ngõa sợ hãi nói:
- Thật là lỗi lớn của tôi. Xin Thẩm Tư Mã giúp tôi một tay trừ hai thằng giặc đó.
Thẩm Doãn Thú nhận lời. Doãn Thú sai người tuyên cáo với dân chúng rằng: Bá Khước Uyển bị thác oan do Phí Vô Cực và Yên Tương Sư. Dân chúng hưởng ứng rầm rộ, cầm vũ khí vây nhà Phí Vô Cực và Yên Tương Sư, bắt hai tên đó ra chém bêu đầu. Dân chúng tự động phóng hỏa đốt nhà Phí Vô Cực và Yên Tương Sư, giết hết tộc đảng của chúng. Ai nấy đều hả lòng.

LỜI BÀN:
Một người, lắm khi có sở thích lâu dài biến thành một thứ bệnh tật. Có vô số bệnh tật lạ lùng.
Tên xiểm thần Phí Vô Cực có lẽ mang chứng bệnh "hại người hiền". Trong vòng hai mươi năm ở Sở, hắn hại không biết bao nhiêu là người hiền, dù các nhân vật đó đang cách xa hắn cả ngàn dặm (như cha con Ngũ Xa), họ không hề gây ân oán gì với hắn. Nếu hắn không mắc chứng quái bệnh đó thì không có lý do gì giải thích. Đành rằng, có những nhân vật gọi là "nịnh thần", hắn muốn hại ai khi nhắm rằng người ấy làm hại đến quyền lợi, uy tín hoặc hoặc sinh mạng hắn. Tên Phí Vô Cực trước đây từng hại Đấu Thành Thiên, Ngũ Xa, rồi đến hai con Ngũ Xa, Thái tử Kiến... Lâu dần đâm ra nghiện "hại người". Bá Khước Uyển hay Dương Lập Trung không hề động chạm gì đến hắn, hắn cũng giết hại được, người ta thấy hắn như thấy thần chết, hay một con rắn độc, nên họ hợp sức trừ mối hại đó đi! Đến cuối đời Chiến Quốc, nước Sở còn có những tên như Ngận Thượng, công tử Lan, Hùng Phụ Sồ cũng cùng một chứng bệnh như vậy. Những tên đó không bao giờ có được một cái chết như người bình thường. Bọn chúng đầy nhan nhãn ở mọi triều đại. Nói chung những người có tâm địa độc ác, có máu hại người, thường họ tự tạo cho mình cái nguyên nhân dẫn đến sự chết thảm. Ngày nay loài người tiến bộ, pháp luật nghiêm minh, những việc phi nhân ấy thấy đã giảm đi nhiều lắm.
Rss Feed  Atom Feed
Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
2 Trang<12
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.