Trang chủ HIV  |  Web Link  |  Giới thiệu |  Liên hệ  |  English 
hiv logo

Thông báo

Icon
Error

Đăng nhập


12 Trang«<101112
Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to last unread
Tu-an  
#221 Đã gửi : 16/02/2012 lúc 08:49:48(UTC)
Guest
Danh hiệu: Guest

Nhóm:
Gia nhập: 24-06-2009(UTC)
Bài viết: 25.549

Được cảm ơn: 35 lần trong 21 bài viết

Người con gái nhiễm HIV nuôi mẹ già bị bệnh ung thư

Thứ Năm, 16/02/2012, 06:34 [GMT+7]

(Phunutoday) - Dù đang mang trong người căn bệnh thế kỷ do chồng lây sang, dù cuộc sống mong manh như ngọn đèn trước gió nhưng chị Nguyễn Thị Như Mai (30 tuổi, trú tại thôn Phú Hiệp 3, xã Hòa Hiệp Trung, huyện Đông Hòa, tỉnh Phú Yên) vẩn phải lặn lội mưu sinh giữa đời thường để nuôi mẹ già 66 tuổi bị ung thư và cô con gái đang tuổi ăn học…


Gia đình tan nát

Nguyễn Thị Như Mai là cô con gái út duy nhất trong một đại gia đình nghèo gồm 4 anh em. Cha mất sớm, một mình mẹ (bà Trần Thị Nhẫn) phải bươn chải đủ nghề từ làm ruộng, thu lượm ve chai đến phụ hồ để nuôi bầy con đói ăn khát uống.

Do hoàn cảnh quá khó khăn nên lần lượt các anh của Mai phải nghỉ học đi làm thêm, đỡ đần cho mẹ. Riêng Mai không cam chịu nghịch cảnh, luôn có gắng tranh thủ ngày đi học, tối làm thêm để không tụt hậu so với các bạn.

Sau khi tốt nghiệp THPT, Mai dự định thi vào ngành Sư phạm để thỏa ước mơ làm cô giáo. Tuy nhiên dự định ấy nhanh chóng tan biến bởi thời điểm ấy mẹ chị bị bệnh nặng, là con gái duy nhất trong nhà, Mai ở nhà để chăm sóc mẹ.
 



Chị Mai đang chăm sóc người mẹ bị bệnh ung thư

Sau khi sức khỏe mẹ dần ổn định, Mai xin vào làm phụ hồ tại công trình văn hóa xã Hòa Hiệp Trung. Tại đây Mai đã gặp gỡ, làm quen với anh Nguyễn Trọng Khánh (SN 1981), là phụ hồ dân gốc An Nhơn, Bình Định. Và định mệnh đời Mai cũng rẽ ngang từ đây.

Năm 2003, Mai và Khánh kết duyên trong niềm hân hoan lẫn những lời chúc tụng của hai bên gia đình và bà con lối xóm. Năm 2004, bé Nguyễn Thị Ngọc Bích ra đời càng làm cho hạnh phúc gia đình chị thêm viêm mãn.

Tuy vậy dù hai vợ chồng cật lực làm việc, cuộc sống vẫn cứ thiếu trước hụt sau. Cuối năm 2004, Khánh nói Mai cứ ở nhà làm thêm nuôi con, còn anh theo đám bạn vào TP.HCM làm phụ hồ bởi “nghe tụi nó nói vào “trổng” làm được rất nhiều tiền”.

Lúc đầu Mai kiên quyết ngăn cản bởi nhiều lý do nhưng do chồng liên tục năn nỉ, cuối cùng cô phải miễn cưỡng đồng ý, chấp nhận cảnh “xa mặt cách lòng”.

Thời gian đầu Mai rất lo sợ nhưng thấy Khánh hằng tháng vẫn đều đặn gửi tiền về, Tết nhất, lễ lạt đều đón xe về sum vầy với vợ con nên lòng Mai yên tâm lắm.

Tháng 2/2006, Khánh trở về nhà trong trạng thái rối bời, sức khỏe suy kiệt, thuốc thang gì cũng không hết. Mai giục chồng đi Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Định chữa bệnh nhưng anh nhất quyết không nghe.

Suốt ngày anh chỉ nằm một chỗ trong phòng kín, dặn dò Mai không được cho bất cứ ai dù lạ hay thân vào thăm. Mai liền gặng hỏi sự tình nhưng trước sau anh chỉ lắc đầu, vừa khóc vừa nói: “Anh có lỗi với mẹ con em rồi. Anh đi, em cố gắng ở lại chăm con…”.

Hơn một tháng sau, Khánh chết. Sau đám tang, trong một lần lục lại đồ đạc của Khánh, Mai tìm thấy một tờ giấy nhỏ trong túi quần của chồng. Khi nhìn thấy những dòng chữ đầu tiên, cô choáng váng muốn té xỉu khi biết chồng mình mắc phải căn bệnh không có thuốc chữa HIV/AIDS.

Cô tức tốc đạp xe đến bệnh viện để xét nghiệm. Kết quả cho ra dương tính, Mai bắt đầu suy sụp. Còn bà Nhẫn khi biết tin cũng ngất lên ngất xuống mấy hồi.

Hai thân bệnh nương tựa vào nhau



Sau khi chị mất, liệu có ai sẽ thay chị chăm sóc mẹ và cô con gái thơ dại?

Sau đó, bà Nhẫn dọn qua sống chung với mẹ con Mai. Bà Nhẫn cho biết: “Tôi qua ở cũng để tiện bề chăm sóc hai mẹ con nó. Nó nằm liệt giường cả tuần, chẳng thiết ăn uống, cứ khóc than cho số phận của mình. Tôi không ở bên, nó nghĩ quẩn lại khổ”.

Lúc đầu, hàng xóm láng giềng chưa ai biết chuyện, họ cứ tưởng chồng Mai chết vì bạo bệnh nên chỉ khoảng vài tuần sau, các chàng trai vốn mê mẩn Mai từ trước “tranh thủ cơ hội” đến nhà để tìm hiểu. Sau một vài lần từ chối không được, Mai liền nói thẳng ra:

“Em bị Si-đa từ chồng lây sang đó, anh liệu có tới được không?”. Nghe đến đây, các chàng nhanh chóng chạy dài… Sự việc vỡ lở, biết bao nhiêu ánh mắt nghi ngại lẫn thương hại, ghê sợ dò xét, rồi những cuộc bàn ngang tán dọc làm mẹ con Mai càng thêm khổ sở.

Vừa thấy cô từ xa, mọi người đang ngồi “tám” liền ngừng câu chuyện và giả tản đi mất; vào nhà ai xin ly uống nước, họ đều tìm cách từ chối khéo bằng cách bảo cô đứng đợi ngoài đường rồi bưng ly nước ra. Khi cô uống xong, vừa quay lưng đi, có người liền đập nát ly hoặc vứt thẳng vào sọt rác.

Mọi người cũng “né” luôn cả bà Nhẫn với lý do: “Con bà bệnh, ai dám chắc bà sống chung không bị lây?”. Điều đáng buồn hơn là ngay cả những người thân dù rất thương chị cũng không để cho mấy đứa cháu tiếp xúc quá gần với chị.

Một lần vô tình nhặt được tờ rơi giới thiệu về điểm phòng chống HIV/AIDS ở TP Tuy Hòa, Mai lộc cộc đạp xe hơn 25 cây số để tìm đến nhưng không gặp. Hỏi thăm, không ít người nhìn chị hết sức lạ lùng rồi buông lời mỉa mai: “Trông khỏe và xinh thế, hóa ra bị bệnh à ?”. Mai buồn bã quay về.

Từ đó trở đi, tinh thần Mai ngày càng xuống dốc, chị nhốt mình trong bốn bức tường, chẳng thiết ăn uống. Do đó mọi việc lớn nhỏ trong nhà đều do một tay bà mẹ già gánh vác. Để có tiền nuôi con và cháu gái, bà Nhẫn nai lưng ra làm bất kể sáng nắng mưa chiều dù trong người mang đủ chứng bệnh tim, thận, gan.

Phải gần 2 tháng sau (tháng 9/2006) lấy lại tinh thần, Mai mới bước chân ra khỏi nhà. Công việc đầu tiên của chị là đưa bé Bích đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Yên xét nghiệm. Chị và mẹ vui mừng khôn xiết khi biết bé Bích đã thoát “án tử”.

Từ đó Mai cố gắng sống vui sống, bỏ ngoài tai những lời thị phi.

Không chỉ phụ giúp mẹ làm việc nhà, Mai còn tham gia sinh hoạt tại các nhóm đồng đẳng, các buổi tuyên truyền phòng tránh HIV/AIDS và kể lại câu chuyện của chính mình. “Bản thân tôi đã từng bị sốc khi nghe tin mình bị bệnh… nên tôi hiểu tâm trạng “không thiết sống” hay “sẵn sàng trả thù đời” do bị kì thị của những người cùng cảnh ngộ".

Vào một buổi chiều đầu năm 2010, trong lúc đi thu nhặt ve chai, bà Nhẫn bất ngờ ngã qụy, bất tỉnh. Sau khi nhập viện, bà mới biết ngoài các căn bệnh lâu nay bà còn bị ung thư vú. Trong thời gian này, thẻ bảo hiểm y tế của bà lại hết hạn nên gia đình buộc phải thanh toán mọi chi phí phẫu thuật.

Để có tiền chữa trị cho mẹ, Mai phải chạy vạy ngược xuôi để vay tiền. Sau nhiều lần phẫu thuật, các bác sĩ Bệnh viện Ung bứu TP.HCM đã cắt bỏ vú bên phải và nạo hạch của bà nên hiện khỏe bà ngày càng suy yếu, cánh tay phải gần như tê liệt, không còn có thể cử động như trước nên chẳng thể làm được việc gì.

Do đó, việc mưu sinh đều dồn vào một tay Mai. Hằng ngày chị thay mẹ đi mót ve chai để có tiền duy trì cuộc sống ngày hai bữa. Dù bác sĩ khuyên “có làm thì nên làm một buổi” nhưng nhiều khi chị vẫn phải giả tảng quên đi bởi “nếu không làm, cả nhà chết đói”.

  • Lưu Tình

http://phunutoday.vn/xa-hoi/doi-song/201202/Nguoi-con-gai-nhiem-HiV-nuoi-me-gia-bi-benh-ung-thu-2131559/

Tu-an  
#222 Đã gửi : 19/02/2012 lúc 12:56:12(UTC)
Guest
Danh hiệu: Guest

Nhóm:
Gia nhập: 24-06-2009(UTC)
Bài viết: 25.549

Được cảm ơn: 35 lần trong 21 bài viết

Á hậu HIV Nghiêm Thị Lan: Sống và che chở cho con

Chủ Nhật, 19/02/2012, 07:48 [GMT+7]

(Phunutoday) - Nhờ những nỗ lực, cố gắng của chị, mẹ con chị đã dần thoát khỏi những mặc cảm của bệnh tật. Những người xung quanh cũng bắt đầu mở lòng ra với chị. Con chị đi học đã được chơi cùng các bạn, được thầy cô yêu quý. Những ngày con chị lủi thủi đi học về đã lùi xa vào quá khứ.


Khi còn là một cô gái trẻ 20 tuổi, chị không bao giờ nghĩ rằng, chị sẽ bị nhiễm HIV. Đã có lúc chị cứ hỏi đi hỏi lại một câu hỏi: Có hàng tỷ, hàng tỷ người trên thế giới này, tại sao số phận không gọi tên họ mà lại gọi tên chị?

Chị nghĩ về điều đó và một thời gian dài, chị không thể chấp nhận được sự thật ấy. Nhưng rồi chị đã hiểu ra, số phận không chỉ gọi tên chị, mà còn gọi tên rất nhiều người trong số hàng tỷ người trên thế gian này.

Và cũng như bao người khác ấy, vì chị đã được số phận gọi tên, nên chị phải biết lựa cách mà sống, để sinh tồn, để ngẩng cao đầu với mỗi ngày mà chị đã, đang và sẽ sống.

Khi số phận gọi tên

Tôi vẫn thường nhìn vào các cuộc thi sắc đẹp đang diễn ra quanh năm ở đất nước của chúng ta. Những cô gái đăng quang trong những cuộc thi nhan sắc ấy, dù không phải một cuộc thi có tiếng tăm, thì cuối cùng ít hay nhiều, họ vẫn được tôn vinh, vẫn trở thành tâm điểm của sự yêu mến.

Họ được mặc váy áo sang trọng, tham gia những bữa tiệc xa hoa; họ được ca tụng, được ngưỡng mộ. Những điều tốt đẹp đang chờ đợi họ ở tương lai phía trước.

Nhưng những người phụ nữ mà tôi gặp trong cuộc thi Hoa hậu HIV – Dấu cộng duyên dáng thì không. Sau giây phút đăng quang, các chị không được mặc những xiêm y lộng lẫy. Các chị lại tiếp tục khoác lên mình những bộ quần áo bình thường và vật lộn với nỗi lo cơm áo.

Sau giây phút đăng quang đầy nước mắt, các chị trở về với cuộc sống đời thường, với những đau đớn, ám ảnh của số phận. Tất cả những người phụ nữ trong cuộc thi ấy – họ đều biết điều gì đang chờ đợi họ ở cuối con đường.



Á hậu HIV Nghiêm Thị Lan

Nhưng không vì thế mà họ bi quan, không vì thế mà họ tuyệt vọng. Đó là lý do vì sao, họ đã nở nụ cười tươi nhất, tự tin nhất để tham gia cuộc thi đó….

Mẹ con chị Nghiêm Thị Lan – Á hậu của cuộc thi Dấu cộng duyên dáng  sống trong một ngôi nhà nhỏ ở huyện Kiến Xương – Thái Bình. Tổ ấm của gia đình chị đã khuyết đi một nửa từ gần 10 năm nay.

Nhưng dưới tổ ấm giản dị, nếu không muốn nói là tuềnh toàng đó, chị đã luôn cố gắng để tạo ra một bầu không khí ấm áp nhất, để chở che cho đứa con của chị - một đứa trẻ vô tội đã sớm bị cuốn vào những bất hạnh của người lớn.

10 năm trước, chị lấy chồng. Chồng chị cùng quê, vốn là chỗ quen biết với gia đình chị. Tình yêu của chị nhẹ nhàng, đơn giản như bao cô gái vùng quê khác.

Hai anh chị yêu nhau được sự ủng hộ của gia đình, được bố mẹ qua lại thưa chuyện. Đám cưới của chị cũng thanh bình như bao đám cưới khác ở vùng thôn quê này.

Ngày lên xe hoa về nhà chồng, chị chẳng bao giờ nghĩ mơ về một cuộc sống xa hoa, giàu có; ước mơ của chị khi đó chỉ giản dị thế này thôi: lấy chồng, sinh con đẻ cái, cùng chồng vun đắp một cuộc sống đủ ăn, đủ mặc, đủ ấm no và đủ cho con cái học hành.

Nhưng sau này chị mới biết, ước mơ giản dị đó cũng là quá khó với chị. Vì mưu sinh, chồng chị đi làm ăn ở Quảng Ninh. Xa nhà, lại sống trong một môi trường phức tạp và đầy cám dỗ ở vùng mỏ, trong những phút vui vẻ với bạn bè, chồng chị dính vào ma túy.

Dù đã sớm đoạn tuyệt với những cám dỗ chết người đó, nhưng những giây phút sai lầm, mất kiểm soát đó vẫn khiến chồng chị phải trả giá cả cuộc đời.

Vợ chồng chị lấy nhau được 1 năm, khi đứa con trai đầu mới lọt lòng thì cũng là lúc tai họa ập tới. Có một dạo, thấy chồng đột nhiên cứ ốm yếu, gầy mòn đi, chị lo lắng đưa chồng đi khám.

Khi cầm tờ kết quả xét nghiệm trên tay, biết chồng bị nhiễm HIV, chị thấy trời đất như sụp đổ. Những ngày sau đó, chị không nhớ đã bao nhiêu lần chị đi ra đi vào trung tâm y tế. Chị nửa muốn biết mình có nhiễm bệnh hay không, nửa lại sợ mình sẽ không chịu đựng được nếu điều tồi tệ nhất sẽ tới.

Ngày cầm trên tay kết quả dương tính với HIV, chị thấy mình bàng hoàng, ngơ ngác. Chị đã nghe nhiều người nói về HIV. Nhưng trước giờ phút đó, chị không bao giờ nghĩ rằng có một ngày nào đó, chị lại mang trong mình căn bệnh đó.

Có hàng tỷ người đang sống trên thế giới này, có thể là bất cứ ai, chứ nhất định không phải là chị.

Một thời gian dài sau đó, chị luôn tự hỏi đi hỏi lại một câu: Tại sao không phải là ai khác? Tại sao số phận lại gọi tên chị? Sau này chị hiểu ra rằng, số phận có thể gọi tên bất cứ ai, kể cả chị. Việc của chị không phải là oán trách số phận mà là phải tiếp tục sống với phần cuộc đời mà chị đã trót đặt chân vào.

Bài học mẹ dành cho con

Ngày chị biết mình bị lây nhiễm HIV từ chồng, chị không oán trách chồng mà chỉ biết động viên chồng cùng vượt qua nỗi đau này. Khi lấy chồng, chị đã hứa vợ chồng sẽ có phúc cùng hưởng, có họa cùng chia.

Chị cố gắng coi như đây là một lần vấp ngã trong cuộc sống mà hai vợ chồng chị nhất định phải vượt qua. Khi đó, chị chỉ mơ ước duy nhất một điều: đứa con trai bé bỏng mới chào đời của chị sẽ không phải hứng chịu chung tai họa với bố mẹ.

Nhưng mong ước ấy của chị cũng không thành sự thật. Con trai chị đã bị nhiễm bệnh ngay khi mới lọt lòng. Năm 2003, chồng chị mất. Một mình chị phải chống chọi với những nghiệt ngã của số phận đang giáng xuống đầu mẹ con chị.

Những năm đầu bị nhiễm HIV, chị vừa sợ hãi, vừa mặc cảm, chẳng dám công khai thừa nhận căn bệnh của mình. Nhưng những lời đồn thổi cũng đủ làm cuộc sống của mẹ con chị lao đao.

Con trai chị đi học mẫu giáo, không được ăn uống cùng với các bạn trong lớp. Những đứa trẻ khác được bố mẹ dặn, nên xa lánh con chị.

Có những hôm con chị về nhà, khóc nấc lên vì tủi thân bởi thèm được chơi đùa cùng các bạn mà chẳng được. Con chị còn quá bé để có thể hiểu được vì sao mình lại bị xa lánh như thế.

Chị vẫn luôn tin rằng, nếu có điều gì khiến chị có đủ sức mạnh để vượt qua tất cả những năm tháng khó khăn ấy, thì đó chính là hình ảnh đứa con trai nhỏ bé của chị. Mỗi lần nhìn con lủi thủi về nhà sau mỗi giờ đi học, lòng chị đau nhói.

Mỗi lần nhìn con thiệt thòi hơn bạn bè, thấy con bị bạn bè xa lánh, chị lại hiểu rằng chị phải làm mọi cách để che chở cho con, để con chị có được một cuộc sống bình thường như bao đứa trẻ khác.

Để con trai không bị hắt hủi, cũng là để mọi người có cái nhìn dịu dàng hơn với những người bị nhiễm HIV, chị đã tham gia CLB Vì ngày mai tươi sáng ở Thái Bình.

Khi là thành viên của CLB, chị xin được mở một chương trình truyền thông về HIV ở xã Quang Bình – nơi mẹ con chị đang sống. Đến tham dự những buổi tập huấn đó, có cả các thầy, các cô giáo đang dạy con chị; cũng có cả những người đã kỳ thị mẹ con chị.

Nhờ những nỗ lực, cố gắng của chị, mẹ con chị đã dần thoát khỏi những mặc cảm của bệnh tật. Những người xung quanh cũng bắt đầu mở lòng ra với chị. Con chị đi học đã được chơi cùng các bạn, được thầy cô yêu quý. Những ngày con chị lủi thủi đi học về đã lùi xa vào quá khứ.

Chị không biết những bà mẹ khác sẽ dạy những bài học gì cho những đứa con của mình. Nhưng riêng chị, chị phải dạy cho con một bài học đặc biệt: bài học về lòng can đảm, về sự dũng cảm chấp nhận những gì mình có.

Chị không giấu con sự thật mà cho con đọc các sách báo về HIV. Chị giúp con chị hiểu HIV là một căn bệnh nguy hiểm nhưng không có nghĩa là đường cùng. Chị dạy con phải biết giữ sức khỏe của mình bằng cách uống thuống đúng giờ.

Cứ như thế, con chị lớn lên, ngoan ngoãn, hiền lành. Con chị đã biết sống vui vẻ, hồn nhiên với căn bệnh của mình. Đó chính là những bài học mà con trai chị đã học được từ người mẹ can đảm của mình.

Trong phần thi ứng xử của cuộc thi Dấu cộng duyên dáng, BTC hỏi chị: “Bạn sẽ nói gì nếu có người nói nhiễm HIV là chấm hết?”. Chị đã trả lời: “Tôi và con trai đã sống chung với HIV 10 năm nay. Trong thời gian đó có người nói với tôi nhiễm HIV là chấm hết. Nhưng tôi không tin điều đó…”.

Chị đã trả lời câu hỏi đó với sự thật từ chính cuộc đời chị. Nếu tin nhiễm HIV là chấm hết, chị chắc đã không còn sống đến bây giờ. Nếu tin nhiễm HIV là chấm hết, chị hẳn đã không thể là chỗ dựa cho con trai chị, hẳn đã không giữ gìn được sự ấm áp cho tổ ấm nhỏ bé nhưng đầy bất hạnh của chị.

Vì niềm tin đó, và vì đứa con trai 11 tuổi, chị đã sống và đã trở thành một người phụ nữ mà tất cả những người phụ nữ nhiễm HIV khác đều có thể lấy làm tấm gương để học tập.

  • PV

http://phunutoday.vn/xa-hoi/doi-song/201202/a-hau-HiV-Nghiem-Thi-Lan-Song-va-che-cho-cho-con-2132272/

Tu-an  
#223 Đã gửi : 03/03/2012 lúc 09:55:43(UTC)
Guest
Danh hiệu: Guest

Nhóm:
Gia nhập: 24-06-2009(UTC)
Bài viết: 25.549

Được cảm ơn: 35 lần trong 21 bài viết

Chuyện của một thanh niên tình nguyện ‘dính H’
15:23 | 03/03/2012

TPO – 34 tuổi, mang căn bệnh thế kỷ, nhưng Nông Thông Dũng lại đang là đội phó Đội TNTN phường Nguyễn Trãi, TP Hà Giang, góp công sức tuyên truyền phòng chống ma túy, HIV/AIDS cho thanh thiếu niên trên địa bàn.



 
Thiếu tướng Vũ Hùng Vương – Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm – Bộ Công an gắn huy hiệu Đoàn cho Nông Thông Dũng trong đợt kiểm tra công tác Phòng chống ma túy trong thanh thiếu niên tại Hà Giang. Ảnh: Trường Phong.

Trả giá quá nhiều vì ma túy

Gần chục năm trở về trước, Nông Thông Dũng là chàng trai có học thức, hiểu biết và có nét đẹp của miền sơn cước. Học xong phổ thông, không có điều kiện để học tiếp, Dũng đi làm công nhân cho công ty môi trường.

Dù hoàn cảnh gia đình khó khăn, không có tiền, nhưng vì tò mò, lại bị bạn bè dụ dỗ, Dũng sa vào ma túy, rồi ghiền quá, chuyển sang chích lúc nào không hay. Một thời gian sau, Dũng phát hiện căn bệnh thế kỷ trên con người mình.

Cũng từ đây, từ một thanh niên trẻ, yêu đời, yêu cuộc sống, Dũng đâm ra chán nản, bỏ việc, và đã từng đôi lần có ý định trả thù đời, tìm đến cái chết. Niềm đau như nhân lên gấp bội khi người vợ của anh, cũng lây bệnh và ra đi cách đây 2 năm.

“Ngay khi phát hiện bệnh, tôi cũng mua thuốc về điều trị, nhưng vợ tôi cứ uống vào là bị phản ứng. Nhìn vợ đau yếu, bệnh tật mà tôi chẳng biết làm thế nào để cứu chữa cả. ” – Dũng nói, giọt nước mắt nhỏ xuống.

Bản thân mang căn bệnh thế kỷ, vợ lây nhiễm từ mình rồi chết, Dũng đau lắm. Đã nhiều lần Dũng lại định tìm đến cái chết, nhưng nhìn thấy đứa con gái xinh xắn, khỏe mạnh, đáng yêu, học giỏi, Dũng không đành lòng để nó bơ vơ. “Bằng mọi giá phải sống, sống để nuôi con”. Dũng đặt quyết tâm.

Làm tình nguyện viên phòng chống ma túy

Bây giờ, dù đang mang trong mình căn bệnh thế kỷ, nhưng Nông Thông Dũng đang là Đội phó Đội sinh viên tình nguyện phường Nguyễn Trãi (TP Hà Giang). Ít ai biết rằng, chỉ qua vài lần gặp mặt với Bí thư Đoàn của phường, từ một con người mặc cảm với số phận, bệnh tật của mình, Dũng trở thành một tuyên truyền viên trong công tác phòng chống ma túy trong thanh thiếu niên.

Chị Nguyễn Khánh Xuân – Bí thư Đoàn phường Nguyễn Trãi chia sẻ. “Theo chỉ đạo của TW Đoàn về việc giúp đỡ các thanh niên nghiện hút, nhiễm HIV tái hòa nhập cộng đồng, sống có ích cho xã hội, Đoàn phường đã tiến hành gặp gỡ với gia đình và chính anh Dũng để thuyết phục. Anh Dũng đã khóc vì xúc động, và đồng ý gia nhập vào Đội thanh niên tình nguyện của phường.”

Nói về buổi gặp mặt mang tính bước ngoặt trong cuộc đời, Dũng chia sẻ: “ Nghe chị Xuân nói chuyện, mình vỡ ra nhiều điều. Những tháng ngày còn lại, phải biết sống cho mọi người, phải biết chuộc lại lỗi lầm trong cuộc đời mình, giúp đỡ người khác tránh xa ma túy, HIV/AIDS.”

Hiện, ngoài công việc làm biển quảng cáo kiếm sống và nuôi con gái học lớp 2 hàng ngày, Dũng rất tích cực tham gia vào công tác Đoàn, hội, tuyên truyền phòng chống ma túy, HIV/AIDS trong giới trẻ. Những buổi tuyên truyền, những tọa đàm về vấn đề ma túy, Dũng sẵn sàng lấy ví dụ từ bản thân, cuộc đời của mình làm tấm gương răn dạy cho các bạn trẻ.

“Với những người hiểu biết về căn bệnh thì họ ủng hộ, nhưng với những người không hiểu, họ xa lánh, kỳ thị. Nhiều lúc cũng thấy tủi thân lắm. Nhưng, mình vẫn sẽ làm, cống hiến hết sức mình cho đến hơi thở cuối cùng. ” – Dũng nói.

Trường Phong
http://www.tienphong.vn/gioi-tre/568505/chuyen-cua-mot-thanh-nien-tinh-nguyen-%e2%80%98dinh-h-tpov.html

Tu-an  
#224 Đã gửi : 04/03/2012 lúc 05:36:04(UTC)
Guest
Danh hiệu: Guest

Nhóm:
Gia nhập: 24-06-2009(UTC)
Bài viết: 25.549

Được cảm ơn: 35 lần trong 21 bài viết
Câu chuyện về “Hải si-đa” làm... Trưởng thôn

Thứ Bẩy, 03/03/2012 - 14:12

(Dân trí) - Mang trong mình căn bệnh thế kỉ HIV, cuộc đời với nhiều thăng trầm ba chìm bảy nổi, nhưng anh Dương Đức Hải vẫn được bà con thôn 4, xã Sa Sơn, Sa Thầy, Kon Tum tín nhiệm giao trọng trách làm Trưởng thôn kiêm công an viên.
Tán gia bại sản vì… phút xao lòng

Thời gian gần đây, nhiều người dân huyện Sa Thầy luôn xôn xao chuyện “Hải si- đa” (tức anh Dương Đức Hải, 49 tuổi) được lên chức trưởng thôn ở thôn 4, Sa Sơn. Có lẽ nhiều người nghĩ rằng thôn 4, Sa Sơn có rất nhiều người bị “hát” nên mới để cho một người nhiễm “hát” lên lãnh đạo. Nhưng sự thật thì hoàn toàn ngược lại, anh Hải chính là người đầu tiên trong thôn được người dân biết đến là người mắc căn bệnh thế kỉ HIV, anh cũng là người đầu tiên bị xóm làng kì thị, xa lánh.

Ấy vậy mà đến bây giờ, anh lại là tấm gương sáng đầy nghị lực để nhiều người nhìn vào. Không chỉ là người lãnh đạo đáng tin cậy của bà con, anh còn là ân nhân của nhiều bà con dân tộc thiểu số J’Rai ở làng bên, là tuyên truyền viên đồng đẳng tích cực của tổ chức phòng chống HIV/ASD. Để sống được như ngày hôm nay, đằng sau đó là một câu chuyện dài của một con người đầy nghị lực này.
Anh Hải (giữa) đang hướng dẫn cho bà con J'rai làng Chót san đường bằng phẳng để đi vào rẫy dễ dàng hơn

 
Đang là một thương lái buôn riềng và một số mặt hàng nông sản nổi tiếng ở Kon Tum, là một nông dân sở hữu cả chục ha cao su, cuộc sống của gia đình anh Hải khá sung túc. Nhưng chỉ trong một thời gian ngắn, mọi thứ đều tiêu tan. Năm 2007, vợ anh Hải chuyển dạ sinh đứa con thứ 5 trên bệnh viện Đa khoa tỉnh Kon Tum. Khi hay tin mẹ tròn con vuông, cả gia đình anh Hải mừng rỡ, nhưng bác sĩ lại không cho đứa bé bú sữa mẹ mà bắt cha nó phải đi mua sữa ngoài về cho con bú. Thấy chuyện thật “vô lý”, anh Hải tức giận không chịu, quậy tưng bừng trên bệnh viện.

Lúc này, các bác sĩ mới tiết lộ, vợ anh đã bị nhiễm HIV, nhưng một phép màu xuất hiện khi đứa trẻ không bị nhiễm HIV từ mẹ. Nhận hung tin, anh Hải vẫn không tin vào sự thật, anh tự mình đi xét nghiệm máu và sự thật phũ phàng anh cũng bị HIV, nhưng anh chưa chấp nhận… xin xét nghiệm thêm lần 2, lần 3 và đều cùng 1 kết quả. Cả bầu trời trước mắt anh bị sụp xuống. Tất cả sự hối hận đều đã muộn vì chính anh là người lây truyền cho người bạn đời, chỉ vì một chút không kìm lòng với một người phụ nữ hóa chồng trong thôn trong thời gian vợ anh mang bầu, mà anh đã mắc phải căn bệnh thế kỉ.

Nghe HIV là rùng rợn, nhưng bản thân anh vẫn chưa biết nó là gì, có bệnh thì vái tứ phương. Đất đai, cao su, tài sản anh đều gom hết đi bán, cùng vợ mình đi khắp nơi chữa bệnh, từ bệnh viện trong Nam ngoài Bắc, đến các thầy lang, thầy cúng, ai mách đâu vợ chồng anh đi đó. Nhưng đều ra về trong thất vọng, bệnh ngày nặng hơn.
Giữa năm 2008, anh bị sốt cao triền miên, tưởng chừng cái chết đã đến gần. Nhưng người thân liền đưa anh đi cấp cứu tại Bệnh viện đa khoa Kon Tum và anh được các y bác sĩ tại đây tận tình cứu chữa, tuyên truyền, giải thích. Suốt 3 tháng nằm viện, anh nghĩ rằng chỉ có cái chết mới giải quyết tất cả, bởi mình đã là người bỏ đi của xã hội, nhưng vì các bác sĩ quá tận tâm, khuyên giải, động viên giải thích cho anh. Anh mới cảm thấy mình vẫn còn có nguyên nhân để sống, vẫn có những người trên đời này quan tâm, giúp đỡ anh như bác sĩ Hùng, bác sĩ Thanh chuyên tư vấn HIV… của bệnh viện.

Nhưng khi về lại nhà, anh cảm thấy đau khổ, dằn vặt, chán nản… vợ anh cả ngày ôm mặt khóc, bà con làng xóm xa lánh, con cái đòi nghỉ học vì lên trường bị bạn bè xa lánh, dị nghị vì có cha mẹ bị HIV. Với anh, trước mắt chỉ là chông gai và màu đen, cuộc đời anh lại trở về với con số không, chết là hết tất cả! Nhưng chết rồi 5 đứa con, đứa lớn nhất lúc này chưa hết cấp II, đứa nhỏ mới chào đời, chúng sẽ sống như thế nào đây?

Anh lại gượng sống vì con, nhưng vợ anh không thể tha thứ cho anh. Không chửi bới, nhưng cả ngày chị im lặng, dật dờ như cái bóng chỉ biết chảy nước mắt. Các bạn hàng trước đây đều xa lánh, không còn mối làm ăn, lại đang nợ hàng cả trăm triệu đồng, anh phải sống nhờ vào gia đình vợ. Cả ngày anh chỉ biết quanh quẩn ở trong nhà, không dám ló mặt ra ngoài vì xấu hổ, mặc cảm. Bà con dường như đã “quên” mất cái tên Hải của anh mà thay vào đó là cái tên “thằng si đa”.
 
“Không ai làm được như anh Hải”
 
Sau một thời gian sống như địa ngục, khoảng giữa năm 2009, trong thôn tổ chức cuộc họp để bầu trưởng thôn và phó thôn. Trong tâm trạng mặc cảm, xấu hổ nhưng với quyết tâm sống là người có ích, anh Hải đạp xe lân la đến hội trường của thôn. Cả thôn ngồi đông kín trong hội trường, riêng anh Hải cực kì xấu hổ, chỉ dám lấp ló ngoài cửa sổ dõi theo cuộc họp. Ứng cử viên là 2 người đã được vào Đảng bị loại, 1 người làm 4 khóa trưởng thôn cũng bị loại.

Chị Vũ Thị Huệ được xướng tên, một người dân liền nói to thêm, "một người nữa là “thằng si- đa” đang đứng ngoài kia kìa". Không ai nói gì, như trời khiến, cái tên Dương Đức Hải được viết song song với Vũ Thị Huệ. Kết quả anh giành được 49 phiếu, kém chị Huệ một phiếu và làm phó thôn. Không ngờ cái chức phó thôn lại đến với anh bất ngờ và dễ dàng như vậy, cũng có nghĩa là anh đã được bà con chấp nhận.
 
Ông Phạm Văn Đức (bên phải) cùng anh Hải, cho biết anh Hải là người nhiệt tình năng nổ, được bà con tin cậy

Không phụ công của mọi người, bất kì có chuyện gì trong làng anh đều đứng ra giải quyết lo liệu, từ đánh nhau, giao thông đi lại, giống cây trồng, hệ thống tưới tiêu đồng ruộng, răn đe các đối tượng phạm luật, hư hỏng… anh đều đảm nhận. Tất cả công việc của anh đều hoàn thành tốt, bà con ngày càng tin tưởng hơn, cuối năm 2009, anh lại được bầu làm công an viên của thôn kiêm phó trưởng thôn.

Ngày 7/2/2011, anh chính thức lên chức trưởng thôn với sự nhất trí của toàn tập thể dân làng. Không chỉ là trưởng thôn đầy năng lực, anh còn là điểm đến của những người J’rai ở làng Chốt, chỉ cho họ các chống sâu bệnh, tư vấn trồng cây, chăn nuôi… giúp nhận thức của bà con tiến bộ hơn: “Hải giúp dân làng mình nhiều lắm, Hải có ích với dân làng, giúp dân làng làm đường, trồng cây… giúp dân làng mình thoát nghèo”, một số người làng Chót cho biết.

Không chỉ vậy, anh còn là tuyên truyền viên đồng đẳng của những người có HIV trên địa bàn tỉnh Kon Tum, giúp họ hướng thiện, sống có ích hơn… Ngoài ra, anh còn nhận được nhiều giấy khen của Chủ tịch UBND huyện Sa Thầy vì hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, phá được 1 vụ án trộm cắp trong địa bàn xã chỉ với 3 ngày, đảm bảo an ninh trật tự tốt trên địa bàn…
 
Ông Phạm Văn Đức, chi Hội trưởng hội cựu chiến binh cho biết: “Anh Hải là người năng nổ, chịu trách nhiệm gánh vác tốt mọi công việc của tập thể, tinh thần làm việc cao. Nếu rơi vào trường hợp của người khác thì không ai vượt qua được, nhưng anh Hải vẫn vượt qua, thậm chí anh còn làm tốt hơn nhiều người, cách làm việc vô tư, năng nổ. Nếu nói về năng lực, thì anh là người có năng lực nhất ở xã này, có khả năng lãnh đạo tốt…”.

Tuy vậy, với anh Hải và gia đình thì tương lai đang đầy rẫy những khó khăn, nợ nần chồng chất lên đến gần 200 triệu vì bị bạn hàng xù nợ, tiền vay chữa bệnh cho cậu con trai bị tai nạn. Trong khi lương tháng của anh chỉ hơn 1 triệu đồng, vợ anh phải đi làm thuê cả ngày ngoài rẫy, để nuôi 5 đứa con ăn học là rất khó khăn. “Sức khỏe của vợ chồng tôi ngày càng yếu, 5 đứa đi học, mỗi lần chúng về đòi tiền là vợ chồng tôi không biết xoay sở ở đâu. Vì đã từng bị bạn bè kì thị nên bây giờ bị cô giáo nhắc đóng tiền nên chúng rất ngại, về nhà xin bỏ học miết. Thằng lớn nhất năm nay đang học lớp 11, tôi không biết có đủ sức nuôi nó hết lớp 12 hay không…”, anh Hải buồn nói.

An ủi lớn nhất của vợ chồng anh là cả 5 đứa con đều khỏe mạnh bình thường, kể cả bé út cũng không bị nhiễm HIV, nhưng nỗi lo lớn nhất của anh là tương lai của 5 đứa con đang tuổi ăn học.
Tu-an  
#225 Đã gửi : 25/03/2012 lúc 08:49:38(UTC)
Guest
Danh hiệu: Guest

Nhóm:
Gia nhập: 24-06-2009(UTC)
Bài viết: 25.549

Được cảm ơn: 35 lần trong 21 bài viết
Tâm sự một người có H: Không đánh mất niềm tin

25/03/2012 | 19:38

(Dân Việt) - Ai cũng bảo, điều đáng sợ nhất trong cuộc đời này là sống không có phương hướng, luôn nơm nớp lo bởi mình đã biết trước khoảng thời gian phải lìa xa cuộc sống.

Tôi là một trường hợp rơi vào hoàn cảnh ấy, cũng đã từng bi quan đến tột cùng khi biết mình có H.

Chồng mắc HIV rồi qua đời, tôi trở thành góa phụ năm 27 tuổi, đứa con trai vừa mới lên 4 khi ấy chưa cảm nhận được gì, chỉ biết mọi người đến nhà đông mà mẹ thì cứ khóc nhiều nên khóc theo. Tôi hụt hẫng, đau xót trước sự ra đi của chồng, tưởng số phận mình như vậy đã quá đủ oan nghiệt, nào ngờ...



Chị Gấm (bên phải) và các thành viên CLB Hoa Ban Trắng.

Khi cán bộ Trung tâm Xét nghiệm HIV/AIDS của tỉnh thông báo tôi cũng dương tính với HIV, mọi thứ mới thực sự hoàn toàn sụp đổ. Khoảng thời gian tiếp đó là những chuỗi ngày nặng nề, u ám, có lần tôi định tìm đến cái chết để được giải thoát.

Những khi ấy nhìn vào ánh mắt thơ ngây của đứa con nhỏ, niềm khát khao và trách nhiệm phải sống trong tôi lại trỗi dậy. Mang theo hy vọng kéo dài thêm thời gian sống để chăm con, tôi đã đăng ký với Trung tâm Y tế dự phòng thành phố xin được hỗ trợ và điều trị bằng thuốc ARV (thuốc kháng virus HIV). Nhưng thời điểm năm 2005, thuốc này rất hiếm và đắt, chỉ dành điều trị miễn phí cho một số đối tượng nhất định, tôi chỉ còn cách mua.

Thất vọng, nhưng không mất niềm tin để đầu hàng số phận, tôi hối hả lao động và chăm con như sợ thời gian bị cướp mất. Không kể ngày nắng hay ngày mưa, sáng sớm tôi đã có mặt ngoài chợ, lăn lộn cùng sạp hàng tạp hóa, tối về chăm chút con. Thật may mắn là hơn 1 năm sau đó, thuốc ARV được cấp miễn phí cho tôi và những người cùng cảnh ngộ.

Được tiếp thêm niềm tin và nghị lực từ cộng đồng, tôi đã trở thành một trong những tình nguyện viên có H đầu tiên của TP.Yên Bái tham gia công tác phòng, chống HIV/AIDS trên địa bàn. Bằng những kiến thức, kỹ năng đã được học từ các khoá bồi dưỡng, tập huấn, tuyên truyền, tôi cùng với cán bộ y tế các xã, phường trực tiếp đến các nhà hàng, khách sạn, nhà nghỉ và các tụ điểm "nóng" để phát bao cao su, bơm kim tiêm, tờ rơi...

Năm 2008, CLB Hoa Ban Trắng dành cho những người có H của thành phố thành lập, tôi được bầu làm Chủ nhiệm. Mặc dù công việc bán hàng rất bận rộn, nhưng tôi luôn cố gắng sắp xếp thời gian để đến với các gia đình có người bị nhiễm HIV. CLB của chúng tôi đã thực sự trở thành mái nhà thân thiết, nơi gặp gỡ, sẻ chia để thêm lạc quan, tự tin hơn của hàng trăm cảnh ngộ những người có H...

Chị Trần Thị Hồng Gấm (Khu 3, phường Nguyễn Thái Học, TP.Yên Bái, tỉnh Yên Bái)

Tu-an  
#226 Đã gửi : 07/06/2012 lúc 07:42:21(UTC)
Guest
Danh hiệu: Guest

Nhóm:
Gia nhập: 24-06-2009(UTC)
Bài viết: 25.549

Được cảm ơn: 35 lần trong 21 bài viết

Nghệ An:

Hồi sinh những mảnh đời có “H”

Thứ Năm, 07/06/2012 - 11:20

(Dân trí) - Nhiễm HIV/AIDS không phải là chấm hết. Họ có thể sống một cách hữu ích, có thể cống hiến nhiều cho cộng đồng nếu cộng đồng dang tay ra với họ. Và chính Kiên “ết” đã làm thay đổi cách nhìn về những người mang trong mình căn bệnh thế kỷ.

Phan Văn Kiên - Chủ nhiệm HTX Sông Lam Xanh - một mô hình hoạt động dành cho người nhiễm HIV/AIDS
Phan Văn Kiên - Chủ nhiệm HTX Sông Lam Xanh - một mô hình hoạt động dành cho người nhiễm HIV/AIDS


Chúng tôi gặp Phan Văn Kiên (SN 1976) khi chương trình “Mùa hè bé ngoan” của Kiên vừa kết thúc. Đây là chương trình được tổ chức nhân dịp Quốc tế Thiếu nhi 1/6 dành cho trẻ em có “H” và ảnh hưởng bởi HIV/AIDS do chính Kiên xây dựng ý tưởng rồi chạy đôn chạy đáo xin tài trợ để tổ chức. “Các cháu vẫn còn chịu nhiều thiệt thòi quá, tôi chỉ muốn các cháu có thêm cơ hội để được yêu thương, được đối xử bình đẳng như những đứa trẻ bình thường khác”, anh tâm sự. Kiên tự “buộc” mình vào những phận đời nhiễm “H” như thế.

 

HIV mở cánh cửa về với cuộc đời

Nếu như những người khác, nhiễm “ết” là mất tất cả thì với Phan Văn Kiên - Chủ nhiệm HTX dịch vụ Sông Lam Xanh (Tp Vinh, Nghệ An) - lại là điều ngược lại. Chính khi bị nhiễm căn bệnh thế kỷ, Kiên mới đủ tỉnh táo và quyết tâm để trở lại làm một con người đúng nghĩa và biết sống trách nhiệm hơn đối với cuộc đời.

Năm 17 tuổi, đang học lớp 11 thì Kiên bập vào ma túy. Khi mọi người phát hiện ra cũng là lúc Kiên đã hoàn toàn phụ thuộc vào thứ khoái cảm chết người ấy. Mọi chi tiêu bị thắt chặt, đầu óc chỉ nghĩ tới “thuốc”, không còn chỗ cho sách vở, Kiên bỏ ngang việc học hành. Thương con, một phần vì thanh danh của gia đình, của dòng tộc, bố anh quyết định nhốt con ở nhà để tách nó ra khỏi đám bạn hư hỏng nhưng làm đủ mọi cách Kiên vẫn trốn được ra ngoài.

Phan Văn Kiên - Chủ nhiệm HTX Sông Lam Xanh - một mô hình hoạt động dành cho người nhiễm HIV/AIDS
Phan Văn Kiên vui chơi với trẻ em nhiễm "H" và bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS trong Tết Thiếu nhi vừa qua

“Lúc cắt cơn mình nghĩ có thể cai được thế nhưng khi lên cơn nghiện thì mọi quyết tâm đều tan biến, chỉ nghĩ làm sao có thuốc. Mẹ khóc, cha khóc, anh chị khóc… nhìn thấy thế đau lắm nhưng…”, giọng Kiên nghèn nghẹn. Không thể nhốt con mãi trong nhà, bố Kiên quyết định gửi con lên núi hy vọng tránh xa môi trường sống hiện tại để có thể cai nghiện. Thế nhưng, lên rừng, Kiên vẫn mang được thuốc lên để thỏa cơn thèm. Chịu không thấu, Kiên lại trốn về TP Vinh tụ tập cùng đám bạn hư hỏng của mình.

Hút, hít không đủ cữ, Kiên chuyển qua chích. Đi cai rồi tái nghiện, cuộc đời Kiên cứ chôn vùi vào ma túy. “Tính cả cai tại nhà và đi cai trên núi tôi cũng trải qua đến 6-7 lần chi đó. Nhưng cứ cai rồi cứ nghiện, cai về nghiện nặng hơn. Để có tiền mua thuốc, tôi đã làm đủ thứ chuyện trên đời, đi theo bọn đầu gấu làm bảo kê ở các chiếu bạc, đi đưa thuốc, khi túng quá đành làm liều đi bán heroin để kiếm tiền nuôi những cữ thuốc ngày càng dày đặc của mình, duy chỉ có đi ăn cướp là tôi “không đủ bản lĩnh” để làm. Những ngày đó, trong đầu tôi không có một ý niệm nào khác ngoài việc làm sao để có thuốc mà thỏa cơn nghiện.

Hồi đó, không thỏa mãn được cơn đói thuốc khổ sở lắm, oán trách bố mẹ, oán trách tất cả mọi người nhưng khi thuốc không còn vật nữa thì đầu óc tỉnh táo lại thấy day dứt, ân hận vì mình là bố mẹ phải khổ. Nhưng đã bập vào ma túy rồi, đường trở về khó lắm”.

Nhưng Kiên đã lách qua khe cửa hẹp để trở lại với đời, cánh cửa ấy mở ra khi Kiên không còn gì để mất, không còn gì để hy vọng: Kiên bị nhiễm HIV/AIDS. Khi nghiện ma túy, Kiên tự nhận mình là “đồ bỏ đi” nhưng “đòn HIV” giáng một cú mạnh vào tiềm thức, vào khát vọng sống cho ra một con người của chàng “ết” này. 10 năm sống chung với heroin, 6 lần cai rồi lại tái nghiện, không ai nghĩ Kiên có thể dứt mình ra khỏi ma túy, ấy thế mà lúc tưởng chừng không còn gì để bấu víu, Kiên lại làm được điều mà nhiều người khác không thể làm được.

Công việc thường ngày của Kiên ở trụ sở HTX Sông Lam Xanh
Công việc thường ngày của Kiên ở trụ sở HTX Sông Lam Xanh

Lần này, Kiên xin vào Trung tâm lao động - xã hội 3 (đóng tại huyện Nghi Lộc, Nghệ An) để cai nghiện. Kiên nhớ lại: “Mỗi khi lên cơn nghiện có cảm giác như hàng nghìn con kiến đang bò trong xương, không thể chịu được. Đã có những lúc mình tưởng chừng sắp bỏ cuộc đến nơi nhưng chính những lúc đó mình nghĩ nếu buông xuôi, mình sẽ tự đóng cảnh cửa trở về làm một con người đúng nghĩa. May mắn thay, trong thời gian đó, bố mẹ, người thân, các thầy cô trong trung tâm đã luôn ở bên, động viên và tiếp thêm nghị lực cho mình”.

Tươi lại những cuộc đời có “H”

Trở về từ trại cai nghiện, gần 1 năm trời, Kiên đóng cửa ngồi ở nhà để tránh xa những người bạn nghiện, để chiêm nghiệm về cuộc đời và tìm cho mình một lối đi. Kiên xin bố mở một quán rửa xe, vá xe đạp ngay trước hiên nhà. Quán rửa xe của Kiên “ết” cũng khá đông khách, người ta đến vì tò mò, đến cũng vì muốn ủng hộ anh trên còn đường tìm lại chính mình nhưng không ít người nhìn anh với con mắt dè bỉu, xa lánh.

Tại sao người có “H” không thể sống và làm việc như những người bình thường? Kiên nghĩ thế và bắt đầu lập kế hoạch thành lập nhóm, tập hợp những người “cùng dòng” để hỗ trợ, giúp đỡ nhau trong cuộc sống. Một ngày tháng 10/2008, nhóm “Tự lực Sông Lam Xanh” do Kiên làm nhóm trưởng đã ra mắt với sự tham gia của gần 30 thành viên có “H”. Để có được cái tên mang “thương hiệu xứ Nghệ” như vậy, Kiên đã mất bao nhiêu đêm trằn trọc. Con sông Lam quê anh bao nhiêu năm mang màu xanh phủ các bãi bồi no ấm cho các làng ven sông. Thì giờ đây, màu xanh ấy cũng sẽ mang lại hy vọng và cuộc đời mới cho người nhiễm “H”.

Với Kiên, điều quan trọng nhất bây giờ là chăm lo cho những người cùng cảnh ngộ
Với Kiên, điều quan trọng nhất bây giờ là chăm lo cho những người cùng cảnh ngộ

Nhóm hoạt động với mục đích kêu gọi quyền và lợi ích hợp pháp cho người có “H” và bị ảnh hưởng bởi HIV, tăng cường sự tham gia hoạt động của người có “H” trong hoạt động xã hội có liên quan đến HIV/AIDS, nhận sự giúp đỡ của các tổ chức, cá nhân dành cho người nhiễm “H” và người bị ảnh hưởng. Năm 2010, nhóm chuyển đổi thành Hợp tác xã Sông Lam xanh, mô hình kinh doanh đầu tiên cho những người có “H” trên địa bàn tỉnh. Bên cạnh cung cấp gạo, HTX còn đảm trách việc cung cấp nước uống cho các cơ quan đơn vị trên địa bàn, buôn bán hàng tạp hóa tại số 15, đường Nguyễn Viết Xuân, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An. Hiện tại, HTX đã thành lập được một cơ sở ở Hà Tĩnh.

Sau hơn 4 năm hoạt động, từ 30 thành viên ban đầu, đến giờ HTX Sông Lam Xanh đã có gần 50 thành viên. Chị G. - một thành viên của HTX chia sẻ: “Khi nhiễm H, mình nghĩ cuộc đời mình đã chấm hết. Khi chồng qua đời thì mình hoàn toàn suy sụp, không thiết sống nữa. Thời điểm đó, Kiên đã chia sẻ với mình về dự định thành lập nhóm của những người cùng “dòng”. Đây thực sự là một cái “phao” cho mình. Gần 4 năm qua, với việc tham gia các hoạt động cộng đồng và kinh doanh của HTX, mình thấy cuộc sống có ý nghĩa hơn nhiều, có thể tự lo cho bản thân, bớt gánh nặng cho xã hội. Nhiễm “H” không phải là đặt dấu chấm hết cho cuộc đời”.

Không những tạo công ăn việc làm và thu nhập cho những người cùng cảnh ngộ mà Sông Lam Xanh còn là “bà mối” mát tay cho 5 cặp đôi có H nên vợ nên chồng, sắp tới sẽ có một đám cưới nữa diễn ra. “Thế bao giờ đến lượt ông chủ nhiệm hợp tác?”, tôi hỏi. Đôi mắt Kiên chợt chùng xuống: “Với tôi, quan trọng nhất bây giờ là phải lo cho cuộc sống của các anh em trong HTX để họ có thể tự tin hơn trong cuộc sống mà kéo dài những tháng ngày ít ỏi của mình”.

"Thắp lên ngọn lửa hồng/ Ấm áp cả trời đông/ Giữa cõi đời mênh mông/ Cần nhau một tấm lòng". Những câu thơ đó được Kiên in trang trọng trước trụ sở của HTX như một lời khẳng định về tôn chỉ hoạt động của mình. Một ngọn lửa hồng đã được thắp lên, những số phận tưởng đi vào ngõ cụt đang hồi sinh…

Hoàng Lam
http://dantri.com.vn/c20/s20-604362/hoi-sinh-nhung-manh-doi-co-h.htm

Tu-an  
#227 Đã gửi : 29/06/2012 lúc 06:07:10(UTC)
Guest
Danh hiệu: Guest

Nhóm:
Gia nhập: 24-06-2009(UTC)
Bài viết: 25.549

Được cảm ơn: 35 lần trong 21 bài viết
Vượt qua số phận:

Người phụ nữ có HIV từ nông dân thành 'giảng viên'

  • 29/6/2012 06:00

Từ một người nông dân lam lũ, tối ngày chỉ biết đến ruộng vườn, chị đã vươn lên trở thành “giảng viên”, biết đánh máy, biết sử dụng internet, một tay nuôi ba đứa con ăn học dù đang mang trong mình căn bệnh thế kỷ HIV.

Chị là Bùi Thị B. - người phụ nữ có HIV đã dũng cảm đứng lên thành lập câu lạc bộ "Vì ngày mai tươi sáng" ở xã Vũ Tây, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình vào thời điểm mà người ta sợ HIV hơn cả sợ hủi (năm 2005) để giúp đỡ những người cùng cảnh ngộ.

Chị B. sẵn sàng công khai danh tính trên truyền thông, nhưng khi nghe tâm sựcủa chị về các con “các con rất ủng hộ mình tham gia công tác xã hội, nhưng không muốn mẹ lên truyền thông nữa vì chúng nó đã lớn, cũng có bạn trai bạn gái rồi nên ngại”, nghĩ đến các con chị, người viết xin phép được giấu tên.

Lấy nhà mình làm cơ sở sinh hoạt cho người có H

Đã 7 năm nay căn nhà ngói cấp bốn của chị B. trở thành nơi sinh hoạt, chia sẻcủa những người có H ở xã Vũ Tây. Chị tự nguyện cho mượn nhà làm cơ sở sinh hoạt cho CLB, và cũng chưa bao giờ tính một đồng tiền điện, tiền nước nào khi mọi người đến sinh hoạt.

Chị bảo, ban đầu khi thấy nhóm người có HIV tụ tập ở nhà chị, người làng xôn xao bàn tán ghê lắm bởi ngày đó (năm 2005) người ta rất sợ AIDS. Nhưng dần dần mọi người cũng hiểu và thông cảm khi thấy các thành viên trong CLB sống tích cực hơn, vui vẻ hơn, thường xuyên giúp đỡ, đổi công cho nhau.



Chị B. (Ảnh La Hoàn).



Căn nhà dùng làm “trụ sở” CLB của chị B. (Ảnh La Hoàn)

“Đến lịch họp là mọi người gặp nhau tâm sự, chia sẻ niềm vui nỗi buồn trong cuộc sống thường ngày. Hướng dẫn nhau cách chăm sóc sức khỏe cho bản thân, tránh lây nhiễm ra cộng đồng. Tìm cách giúp đỡ những chị em đang gặp khó khăn”, chị B. chia sẻ.

Nói về CLB giọng chị dõng dạc, cứng rắn đúng với phong cách của người dẫnđầu. Nhưng khi nói về bản thân, giọng chị bắt đầu trầm xuống, chị rơm rớm nước mắt nhớ lại quãng thời gian đau khổ khi chị mới biết mình có H.

Sinh ra trong một gia đình nghèo, 20 tuổi chị đã lập gia đình, sinh con đẻcái. Nhà thuần nông nhưng ít ruộng đất muốn vợ con đỡ khổ, chồng chị đã theo bạn bè lên Sơn La, Lai Châu làm ăn. Cũng từ đó, anh đã bị lôi kéo vào con đường ma tuý, rồi bị nhiễm HIV từ lúc nào không biết. Vô tình anh đã lây lan căn bệnh chết người này cho vợ mình. Rồi nhanh chóng bỏ vợ ra đi khi đứa con thứ ba chưa kịp chào đời.

“Tôi biết tin mình có H khi đang mang bầu đứa thứ ba, cái thai mới được 5 tháng. Lúc này chồng tôi đã chuyển sang giai đoạn AIDS, một thời gian ngắn sau thì anh mất khi cháu thứ ba chưa kịp chào đời. Lúc đó người ta sợ AIDS lắm nên mình không tránh khỏi sự kỳ thị. Một mình sinh con khi chồng vừa mất, hàng xóm láng giềng xa lánh…”, chị lặng người như trở lại với nỗi đau của 9 năm về trước.

“Cũng may là đến nay cháu 10 tuổi rồi hai lần xét nghiệm đều âm tính. Cả ba con đều rất ngoan, chăm học. Mình thiệt thòi như vậy rồi, giờ chỉ muốn các cháuđược học hành đến nơi đến chốn, thoát khỏi cảnh thất học”, chị nói tiếp.

HIV đã thay đổi cuộc đời chị!

Từ một người phụ nữ thuần nông, tối ngày chỉ biến đến ruộng vườn, lợn gà, giờ đây chị B. đã biết sử dụng máy vi tính, gửi mail thành thạo, chị cũng thường xuyên đi công tác các tỉnh, làm việc với chuyên gia nước ngoài, thậm chí đứng trước giảng đường đại học nói về HIV trước toàn thể sinh viên với phong thái rất tự tin. HIV đã thay đổi con người chị như thế.

Ngày mới phát hiện mình có H, mọi người kỳ thị xa lánh, chị suy sụp lắm. Nhưng nghĩ đến các con chị lại gắng gượng. Ngày đó, chị vừa làm ruộng, vừa bán hàng khô ở chợ để kiếm tiền nuôi các con. Nhưng rồi người ta sợ HIV nên gánh hàng của chị cũng thưa thớt dần.



Hình ảnh chị B. những ngày mới phát hiện mình có H (người bế con).



Chị B. của những ngày đi tuyên truyền về HIV.

Cho đến ngày chị nhận được lời mời làm cộng tác viên tuyên truyền cho HIV từcán bộ y tế xã, cuộc đời chị bắt đầu thay đổi. Chị đứng lên thành lập CLB Ngày mai tươi sáng. Khi là chủ nhiệm CLB chị được mời tham dự nhiều lớp tập huấn, hội thảo về HIV. Được tập huấn cách tuyên truyền, rồi chị phổ biến lại kiến thức cho các chị em, cứ như thế chị trở thành tuyên truyền, giảng viên về HIV lúc nào không hay.

Anh Thái Lương Tâm (Cán bộ Trung tâm phòng chống HIV tỉnh Thái Bình), người thường xuyên tiếp xúc và làm việc với chị B. cho biết: “Từ một người nông dân không dám phát biểu trong cuộc họp thôn xóm, giờ đây chị có thể đứng diễn thuyết trước hàng trăm sinh viên đại học cả tiếng đồng hồ. Chị biết đánh máy, gửi mail. Thậm chí đi công tác các tỉnh, làm việc với chuyên gia nước ngoài còn nhiều hơn tôi. Rõ ràng, HIV đã khiến chị tự tin hơn, trở thành một con người hoàn toàn khác”.

Giờ đây chị đang làm quản lý cho dự án HIV của Tổ chức quan tâm thế giới đang triển khai ở Ninh Bình. “Ăn lương” dự án nên chị có thể lo cho các con ăn học tửtế, con gái lớn đang học ĐH trên Hà Nội, con thứ hai đang học lớp 12. Vừa là mẹ,vừa là cha vừa là người dẫn đường của người có H, chị đã vượt qua được ranh giới bệnh tật để sống có ích trong cuộc đời.

“Làng HIV” giờ đã bình yên

Xã Vũ Tây, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình từng là “điểm nóng” về ma tuý và HIV/AIDS của cả nước, được mệnh danh là “làng HIV”.

Năm 1990, Vũ Tây phát hiện ca nhiễm HIV đầu tiên, nhưng chỉ một thời gian ngắn sau, số người nhiễm lên đến cả trăm người. Toàn xã với hơn 9.000 nhân khẩu nhưng có tới hơn 200 người nghiện, trong đó 120 người mang trong mình căn bệnh thế kỷ HIV/AIDS. Nếu xét bình quân đầu người, Vũ Tây là xã có tỷ lệ người nhiễm HIV cao nhất toàn quốc.

Đặc biệt, năm 2006, xã có trên 40 người chết vì căn bệnh quái ác này.

Giờ đây vùng đất Vũ Tây đã bình yên trở lại. Dự án Phòng chống HIV do Ngân hàng Thế giới tài trợ (bắt đầu từ năm 2006) đã giúp Vũ Tây khống chế HIV.

Bằng các chương trình thông tin - giáo dục - tuyên truyền, can thiệp giảm tác hại, chăm sóc – hỗ trợ và điều trị người nhiễm HIV/AIDS… kiến thức của người dân trong xã Vũ Tây về căn bệnh thế kỷ đã cải thiện, mọi người không còn kỳ thị, xa lánh với những người có HIV nữa. Trong 5 năm trở lại đây, ở Vũ Tây không có trường hợp nào nhiễm thêm. Con em của các gia đình có người nhiễm HIV đã được đi học hòa nhập với các bạn cùng trang lứa.

La Hoàn
http://vietnamnet.vn/vn/doi-song/77823/nguoi-phu-nu-co-hiv-tu-nong-dan-thanh--giang-vien-.html

Tu-an  
#228 Đã gửi : 01/07/2012 lúc 07:46:56(UTC)
Guest
Danh hiệu: Guest

Nhóm:
Gia nhập: 24-06-2009(UTC)
Bài viết: 25.549

Được cảm ơn: 35 lần trong 21 bài viết

Thảm cảnh và hy vọng của một người đàn bà nhiễm "H"

Chủ Nhật, 01/07/2012 14:00

(PL&XH) - Đau khổ nhất, bi ai nhất, buồn tủi cô đơn nhất và còn là một… người phụ nữ mạnh mẽ nhất, kiên cường nhất. Sở dĩ, tôi dám khẳng định như vậy bởi, chị là một người nhiễm HIV, sống trong một gia đình có gần chục người bị HIV/AIDS.

"… Sự sống nảy sinh từ cái chết, hạnh phúc hiện hình từ trong những hi sinh, gian khổ, ở đời này không có con đường cùng, chỉ có những ranh giới, điều cốt yếu là phải có sức mạnh để bước qua những ranh giới ấy...". Triết lý sống này của nhà văn Nguyễn Khải tôi đã được học trong những năm tháng còn ngồi trên ghế nhà trường, nhưng phải tới khi được gặp chị, tôi mới thực sự cảm nhận hết ý nghĩa của câu văn đó.

Chị - Nguyễn Thị Thành, người xã Tiên Lương, huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ, nhân vật chính trong bài viết có lẽ là người đàn bà đứng đầu về giữ nhiều cái "nhất" mà tôi đã từng gặp. Đau khổ nhất, bi ai nhất, buồn tủi cô đơn nhất và còn là một… người phụ nữ mạnh mẽ nhất, kiên cường nhất. Sở dĩ, tôi dám khẳng định như vậy bởi, chị là một người nhiễm HIV, sống trong một gia đình có gần chục người bị HIV/AIDS. Mang một "bản án tử" vô hình trong người, nhưng chị đã vượt qua bao cám dỗ của cuộc đời, bao nghi kỵ và búa rìu của dư luận xã hội, chị dám đứng lên "kháng" lại bản án của vị thần số mệnh định sẵn cho mình.


Cửa hàng tạp hóa, là nơi sinh hoạt của CLB '”Hoa Sim Tím”’ Ảnh: Bá Cường

Thảm cảnh gia đình 8 người bị HIV

Chuyện của gia đình ông Trần Văn Sâm ở xóm 3, xã Tiên Lương, như ai đó đã nói, đang giữ một "kỷ lục buồn". Trong nhà ông Sâm có đủ thế hệ từ con trai, con gái, dâu, rể, cháu nội, cháu ngoại bị nhiễm HIV/AIDS. Tổng cộng ở ngôi nhà "giời hành" ấy có tới… 8 người nhiễm "H", bao gồm cả chị Thành.

Chồng chị, anh Trần Văn Sơn, đã từng là sinh viên của một Học viện có tiếng ở Hà Nội. Hai người yêu nhau khi anh Sơn còn chưa nhập học, cũng đã hứa hẹn về một tương lai tươi sáng khi anh học xong và có việc làm ổn định. Nhưng vốn bản tính ham chơi, xuống Hà Nội học, anh Sơn lao vào ăn chơi trác táng với bạn bè và bị đuổi học sau năm thứ nhất. Về quê, anh gia nhập "đội quân làm than thổ phỉ" ở Quảng Ninh. Với món nghề này thì có thu nhập khá hơn so với việc đồng áng ở cái vùng quê nghèo kiết xác của anh. Thế nên chỉ sau thời gian ngắn đi làm "than thổ phỉ" về, anh đã có tiền cưới chị Thành, rồi dẫn dắt thêm anh trai Trần Văn Hồng, cậu em rể và 35 trai tráng khác trong xóm 3 ấy đi làm than với hi vọng đổi đời.

Bọn cai thầu ở bãi than chỉ tính đến lợi nhuận, để "động viên" tinh thần cho anh em sau những ngày làm việc mệt nhọc, chúng cho công nhân "chơi" gái và dùng ma túy. Có khi, một ống tiêm đầy chất trắng ấy được anh em trong gia đình, bạn bè thân thiết "san sẻ" cho nhau. Họ chỉ nghĩ đơn giản: "Anh em trong nhà với nhau, ai cũng như ai thôi chứ có bệnh đâu mà sợ". Chỉ vậy thôi, thế là họ nghiễm nhiên nhiễm bệnh mà không hay biết.

Rồi "đội quân than thổ phỉ" bị giải thể, những gã đàn ông "khi đi trai tráng khi về bủng beo" ấy mang trong mình mầm mống của căn bệnh thế kỷ, về nhà lại vô tư lây sang vợ, sang con. Trong cái xóm 3 bé tẻo teo đó, người ta chỉ tính "sơ sơ" thôi cũng đã có tới 15 trường hợp nhiễm HIV, mà riêng gia đình chị Thành đã chiếm mất 9 người. Những người vợ ngoan hiền, những đứa trẻ tội nghiệp và cả những sinh linh mới chỉ là giọt máu đào trong bụng mẹ đã bị nhiễm "H", mà kẻ tội đồ không ai khác ngoài người chồng, người cha của họ.

Phát hiện trường hợp nhiễm "H" đầu tiên ở xã Tiên Lương là chị Lâm, vợ anh Hồng. Dịp mà chị thấy mình ốm yếu lắm, chị xuống Hà Nội khám bệnh, xét nghiệm máu và cho kết quả dương tính HIV, chị quá sốc, quá đau buồn. Chị âm thầm quyên sinh, để lại cảnh chồng vò võ nuôi con một mình. Không lâu sau, bé Linh, cô con gái 5 tuổi của vợ chồng anh chị cũng chết vì HIV/AIDS. Thế là anh Hồng cũng nằm trong diện tình nghi và được "điều" đi xét nghiệm khẩn cấp. Dương tính HIV, anh trở nên điên dại, thành con ma men và là nỗi khiếp đảm của dân làng.

Con "ết" cũng "lộ diện" trong mái ấm vợ chồng chị Thành. Anh Sơn chết sau khi phát hiện bệnh được một tháng. Còn chị cùng cậu con trai 4 tuổi sống tiếp những ngày đen tối và sợ hãi với "bản án tử" như chiếc thòng lọng ở cổ. Mâu thuẫn gia đình, ông Sâm, bố chồng chị cầm… dép tông đuổi đánh mẹ con chị. Sợ quá, chị ôm con chạy xuống bậc thang, rồi lỡ tay để rớt con từ trên cao. Bé Lương, cậu con trai bé bỏng của chị đã mãi ra đi khi mới 4 tuổi. Giờ còn mỗi mình Thành, niềm an ủi duy nhất còn lại trong gia đình đau thương đó.

Hết con trai, ông bà Sâm còn một cô con gái tên là Ng. lấy anh trai làng đi "đội than thổ phỉ", cũng bị lây HIV. Chồng chết, Ng. sống sót đến tận bây giờ. Hai đứa con trai, phúc đức thay một cháu thoát "căn bệnh thế kỷ", một cháu khổ sở vừa đói rách vừa uống thuốc ngăn chặn suy giảm miễn dịch đâm ra người ngợm cũng phần nào ngơ ngẩn, dù lực học của cháu vốn rất khá. Cô Ng. chán nản bỏ đi làm đủ thứ nghề "nguy hiểm" cho xã hội, mà dĩ nhiên là chả bao giờ cô cho thiên hạ biết cô có HIV.

"Nữ anh hùng" vươn lên tìm sự sống

Ngày tôi lên thăm chị Thành, chị bảo: "Chị với chú chỉ ngồi nói chuyện vui thôi nhé. Chia sẻ và tâm sự thôi, chứ đừng bài vở gì cả". Tôi cũng nghe theo chị. Vừa rồi, chị lại gọi điện, chị nói chị thèm được nghe tiếng trẻ con quá, thèm cảm giác có gia đình và được làm mẹ. Thế là chị nhờ y học can thiệp, thụ tinh nhân tạo và đang mang bầu một đứa con khỏe mạnh không bị "H". Tôi phục chị! Nhìn về góc trời miền sơn cước ấy, tôi vẫn nghĩ về chị, chẳng hiểu sao chị lại có sức sống "khỏe" thế, mãnh liệt thế. Mang trong mình căn bệnh thế kỷ, trải qua bao nhiêu là sóng gió, chông gai của cuộc đời, giờ chị vẫn sống tốt.

HIV phá nát gia đình, biến chị thành kẻ cô đơn lang thang không nhà ở. Sơn, cô sơn nữ xinh đẹp nhiễm "H" rủ chị xuống Hà Nội chơi, làm cái nghề "nhạy cảm" để "giết hết bọn đàn ông trả thù đời". Chị cũng đi, nhưng để tìm và tham gia một khóa học tuyên truyền về HIV do Trung tâm nghiên cứu sức khỏe cộng đồng (COHEG) tổ chức. Được tổ chức COHEG hỗ trợ, năm 2007 chị Thành đã đứng ra thành lập CLB "Hoa sim tím". Đây là "điểm đến" thiết thực, có ý nghĩa đối với những người nhiễm HIV. Trong các buổi sinh hoạt hàng tháng, các thành viên là những người có HIV và cả những người không có HIV được tuyên truyền các kiến thức về HIV/AIDS, được trang bị những phương pháp phòng, tránh lây nhiễm; cách rèn luyện sức khỏe, sử dụng thuốc đúng cách nhằm kéo dài thời gian từ HIV chuyển sang AIDS dẫn tới tử vong... CLB cũng chính là nơi người bệnh được chia sẻ, động viên, giúp đỡ để vượt qua bi quan, mặc cảm, hòa nhập với cộng đồng.

Chị nói, hoa sim có bạt ngàn ở vùng núi trung du này, nó có sức sống dẻo dai lắm. Dù cho đất đai cằn cỗi nhưng nó vẫn bám trụ, sinh sôi thành những đồi hoa, rừng hoa màu tím, màu của niềm tin và hy vọng. Chị lấy loài hoa này đặt tên cho CLB, biểu tượng sức mạnh của sự sống, niềm "khát sống" của những con người mang trong mình căn bệnh thế kỷ.

Để giảm bớt khó khăn về kinh tế cho các gia đình có người nhiễm HIV và cá nhân họ, các thành viên CLB đã được dự các lớp tập huấn KHKT, được vay vốn để phát triển sản xuất, tăng thu nhập. Trong đó có khoảng 10 hộ được vay có thời hạn số tiền 4 triệu đồng/hộ không phải trả lãi và 5 hộ được hỗ trợ từ 3-6 triệu đồng để mua trâu, lợn giống… Với số vốn 4 triệu đồng được vay, cùng với sự ủng hộ của anh em họ hàng, Nguyễn Thị Thành đã có hẳn một cửa hàng bán gạo và hàng tạp hóa; rồi Tổ hợp tác Phương Nam với 4 thành viên do Thành làm tổ trưởng chuyên làm dịch vụ cho thuê váy cưới, gội đầu, chăm sóc tóc ra đời như là nhịp cầu để những người phụ nữ kém may mắn này không còn bị xa lánh giữa đời thường. Nhờ các hoạt động tích cực của CLB "Hoa sim tím", những người nhiễm HIV đã tự tin, lạc quan trở lại, vượt qua khó khăn để hòa nhập với cộng đồng…Dù sim không phải là loài hoa tỏa hương, nhưng CLB "Hoa sim tím" ở Tiên Lương lại đang "tỏa hương" của lòng nhân ái, "hương" của tình người để sưởi ấm những số phận bất hạnh.

Tu-an  
#229 Đã gửi : 10/07/2012 lúc 02:38:02(UTC)
Guest
Danh hiệu: Guest

Nhóm:
Gia nhập: 24-06-2009(UTC)
Bài viết: 25.549

Được cảm ơn: 35 lần trong 21 bài viết
Vượt lên số phận:

"Đây người phụ nữ lạc quan nhất Việt Nam!"

  • 9/7/2012 13:00

"Ui giời mấy đứa sida ấy mà, mấy đứa này chắc chỉ đi làm cave mới bị như thế"- lòng quặn đau nhưng chị vẫn cười tươi rói trước những lời cay độc của thiên hạ.

Chị là Đ.T.T - chủ nhiệm CLB Hoa cỏ may, một CLB người có HIV ở Vũ Thư, Thái Bình - người phụ nữ lạc quan nhất mà tôi từng gặp.

Tôi là người có HIV

Chị đã dõng dạc nói "Tôi là người có HIV" trong buổi họp phụ huynh của con, và không biết bao nhiêu lần trong các cuộc họp, hội thảo, truyền thông về HIV khác. Trong suốt cuộc hành trình công khai này, chị đã nhận về rất nhiều sự cảm thông, chia sẻ và khâm phục từ biết bao người xa lạ.

Chị phát hiện mình có HIV khi đứa con gái bé bỏng vẫn còn đang bú sữa mẹ. Hoang mang, suy sụp lắm nhưng chị vẫn không trách móc chồng, người đã gieo căn bệnh quái ác cho mình, nửa lời. Chị vẫn bên anh, ân cần chăm sóc bởi lúc đó anh đã chuyển sang giai đoạn cuối AIDS.



Quần quật ngoài đường từ 5 giờ sáng đến tận 1-2 giờ đêm, chị bảo dù vất vả đến đâu vẫn cứ làm miễn không phải xin ai đồng nào (Ảnh: La Hoàn).

"Khi phát hiện có HIV mình rất là sốc. Khóc như mưa trên đường từ phòng xét nghiệm về nhà. Lo sợ về bệnh tật bao nhiêu thì càng thương con bấy nhiêu vì lúcđó con vẫn còn đang bú", chị nhớ lại cái ngày "cơn bão" HIV ập vào tổ ấm của chị.

Một thời gian ngắn sau, chồng chị qua đời. Cả xóm biết chồng chị chết vì sida nhưng không ai biết chị bị nhiễm từ chồng vì nhìn chị rất to khỏe. Thay vì giấu giếm để có cuộc sống yên bình, chính chị là người nói ra mình bị HIV cho những người trong xóm.

"Cũng may hàng xóm đều là những người tốt bụng, rất thương hai mẹ con. Nhiều người biết chuyện không những không xa lánh mà còn tìm cách giúp đỡ. Con mìnhđến tuổi đi học vẫn được đến lớp học bình thường", chị chia sẻ.

Chị bảo, ban đầu khi con chị bắt đầu đi học, có phụ huynh phản đối không cho học chung vì sợ lây cho con họ, chị mới dõng dạc tuyên bố trong buổi họp phụ huynh rằng "tôi là người có HIV, nhưng con tôi không bị nhiễm từ mẹ, cháu hoàn toàn khỏe mạnh", cùng với chia sẻ kiến thức về HIV rồi mọi người cũng chấp nhận.

Từ thiệt thòi mà con chị gặp phải, khi đi dự đám ma của những người đồng cảnh ngộ chứng kiến cảnh các cháu nhỏ mất đi cha mẹ khi vẫn còn đang bú chị quyết tâm phải làm một điều gì đó. Thế là chị thành lập CLB Hoa cỏ may, vừa là nơi chia sẻ, tâm sự của các chị em đồng cảnh ngộ, vừa tạo điều kiện giúp đỡ trẻ là nạn nhân của HIV như tìm nguồn hỗ trợ, giúp các cháu tiếp cận với các chính sách xã hội.

Miễn không phải xin ai đồng nào!

Tốt nghiệp CĐ Thủy sản Hải Phòng, chị từng là nhân viên của một số công ty lớn ởHải Phòng. Khi trở về quê hương lấy chồng, hạnh phúc chưa được bao lâu thì chồng mất, bản thân mắc phải căn bệnh thế kỷ từ chồng, chị phải bươn trải kiếm sống bằng đủ thứ nghề để nuôi con nhỏ từ bán rau, bán quần áo, bán nước, giờ là bán chân gà nướng. Ấy thế nhưng chị chưa bao giờ gục gã, chị vẫn lạc quan dù cuộc sống vất vả, thiếu thốn.

"Hồi mới mở quán, mọi người cũng xì xèo ghê lắm. Người thì bảo Ui giời mấy đứa sida ấy mà, mấy đứa này chắc chỉ đi làm cave mới bị như thế. Có người còn bảo chúng mình bán ma túy vì thấy người nghiện hay sà vào. Tất nhiên họ ngồi đấy uống nước, chia sẻ về HIV với nhau nhưng xã hội nhìn vào vẫn có những định kiến", chị chia sẻ.



Chị T. trên sân khấu thi tuyên truyền viên HIV giỏi (Ảnh tư liệu)

Chị bảo, người có HIV đã khổ, nếu không có kinh tế thì người có H càng khổ hơn. Thế nên dù vất vả đến đâu chị vẫn cứ làm, miễn không phải chìa tay xin ai đồng nào.

Ngày bán nước, bàn chè, đêm bán thêm chân gà nướng, ngày nào chị cũng quần quật từ 5 giờ sáng đến 1-2 giờ đêm mới về nhà. Chị bảo còn khỏe ngày nào phải cố làm ngày đó để lo cho con.

"Dù rất lạc quan nhưng phải nhìn vào thực tế. Bây giờ còn khỏe mạnh nhưng căn bệnh này vẫn chưa có thuốc chữa, mình có thể ra đi bất cứ lúc nào. Chỉ lo cho con, thương con, nếu để lại được cho con chút kinh tế nào đó có lẽ sẽ đỡ khổhơn", chị tâm sự.

Vừa bán nước, bán chè, chị vẫn duy trì hoạt động tuyên truyền, tư vấn HIV nhưtrước đây - tuyên truyền viên giỏi của dự án Phòng chống HIV do Ngân hàng Thếgiới tài trợ. Chị nói: "Trước tham gia dự án có hỗ trợ thì làm thêm vài việc linh tinh nữa cũng tạm đủ hai mẹ con sống. Giờ dự án kết thúc, không còn sự hỗtrợ nhưng mình sẽ cố gắng duy trì các hoạt động tư vấn tuyên truyền. Quán gần trung tâm y tế nơi mọi người đến lấy thuốc, nên cứ buổi sáng thứ 2 hàng tuần, mọi người lại tập trung ở đây nói chuyện thay vì một tháng sinh hoạt CLB 1 lần như trước kia".

Với những gì đã và đang làm, chị đã khiến không ít người khâm phục bởi nghị lực vươn lên hoàn cảnh của mình.

"Bình thường mình thi trượt hay làm hỏng một việc gì đó thôi là đã suy sụp lắm rồi. Đằng này mắc phải căn bệnh chưa có thuốc chữa, cuộc sống chưa biết thế nào mà vẫn lao động, vẫn lạc quan như thế này thật quá khâm phục. Người phụ nữ lạc quan nhất Việt Nam là đây chứ đâu", anh Tâm, một khách hàng quen thuộc của quán chia sẻ.

La Hoàn
http://vietnamnet.vn/vn/doi-song/78073/-day-nguoi-phu-nu-lac-quan-nhat-viet-nam--.html
Tu-an  
#230 Đã gửi : 26/07/2012 lúc 09:32:11(UTC)
Guest
Danh hiệu: Guest

Nhóm:
Gia nhập: 24-06-2009(UTC)
Bài viết: 25.549

Được cảm ơn: 35 lần trong 21 bài viết

10 năm 7 lần cai nghiện, trở thành ông chủ thành đạt

Thứ Năm, 26/07/12 0:26 GMT+7

Nghiện ngập, bị bố mẹ nhốt vào phòng riêng "cắt cơn", tưởng như Kiên sẽ thoát vết trượt. Đến khi nhận kết quả xét nghiệm mình bị nhiễm căn bệnh HIV, chàng trai trẻ mới hối hận, gắng gượng bước qua tội lỗi, vươn mình trở thành ông chủ.

"Bóng tối dưới chân ngọn đèn..."

Chúng tôi gặp Kiên vào một buổi sáng khi anh đang tất bật chuẩn bị hàng hóa cho một ngày buôn bán bận rộn. Với khuôn mặt rạng rỡ luôn nở nụ cười tươi, Kiên bảo cuộc đời mình thì có gì mà viết, toàn dính vào nghiện ngập, bùn đen thôi. Chậm rãi uống ngụm nước nghỉ giải lao, Kiên bắt đầu nhớ về những ngày tháng chìm trong ma túy của mình.

Phan Văn Kiên (SN 1976) sinh ra trong một gia đình ở TP. Vinh, Nghệ An. Từ nhỏ, Kiên luôn được bố mẹ và các anh chị trong nhà cưng chiều. Cũng chính vì thế mà từ một đứa trẻ ngoan ngoãn, chăm chỉ học hành, dần dần Kiên thường xuyên bỏ học, đi theo đám bạn xấu.

Bước vào năm học lớp 11, Kiên sa ngã vào con đường nghiện ngập ma túy. Trong những lần theo đám bạn con nhà giàu chơi bời trác táng, Kiên bị xấu lôi kéo, dụ dỗ rồi bập vào ma túy và nghiện lúc nào không hay. Suốt ngày Kiên bỏ học đi bụi với đám bạn la cà các quán sá.

"Thời kỳ đó ma túy dễ mua lắm, cứ ra khỏi cổng là có thể mua được. Ma túy nó như một con sâu len lỏi, thâm nhập vào các hang cùng, ngõ hẻm trên địa bàn thành phố. Cũng chính vì vậy mà mình dễ dàng dính vào nghiện ngập", Phan Văn Kiên tâm sự.



Chân dung chàng trai dính "ết", giàu nghị lực Phan Văn Kiên

Từ lúc làm bạn với ma túy, Kiên thường xuyên bỏ học. Thay vì những đêm miệt mài đèn sách, những buổi lên lớp nghe cô giáo giảng bài thì Kiên lại chìm đắm trong ảo giác, sự đê mê, khoái cảm trước mắt do ma túy đem lại. Cứ thế, Kiên cứ trượt dài trên con đường tệ nạn.

Rồi gia đình, bạn bè, làng xóm cũng biết Kiên bị nghiện, mẹ anh đã suýt ngất đi vì không tin đứa con mà bà hết sức cưng chiều là trở nên hư đốn như vậy. Mọi người cứ dần xa lánh Kiên. Với họ Kiên là một kẻ nghiện ngập, hư đốn, là mối họa cho những gia đình có con ở lứa tuổi vị thành niên.

Để kéo Kiên ra khỏi đám bạn xấu và cai nghiện, bố mẹ anh đã phải cắn răng giam lỏng con vào một phòng riêng biệt. Thế nhưng, cứ sơ hở là Kiên lại trốn ra ngoài nhập hội, lao đi tìm ma túy như một con thiêu thân. Nước mắt người mẹ của Kiên đã rơi không biết bao nhiêu lần vì con. Nhưng Kiên đâu có chịu tu tỉnh để tránh xa "cái chết trắng ấy".

Gia đình cũng đã dùng nhiều cách để giúp Kiên cai nghiện kể cả đánh đập, khuyên răn nhưng tất cả đều vô ích. Cực chẳng đã, bố mẹ Kiên đành phải tính cách gửi con lên ở tại trang trại anh em họ hàng nơi miền Tây xứ Nghệ, nhằm tách biệt với đám bạn hư hỏng, tránh xa cái môi trường mà heroin dễ mua như mớ rau, con mắm ngoài chợ ấy với hi vọng Kiên sẽ đoạn tuyệt được ma túy.

Vượt qua cạm bẫy

Mặc dù biết đẩy con lên vùng núi xa xôi hẻo lánh là làm khổ con, nhưng bố mẹ Kiên cũng chẳng biết làm gì hơn. Họ chỉ mong anh sớm đoạn tuyệt với ma túy để trở về với cuộc sống đời thường. Thế nhưng, đâu có ngờ rằng, dù bị "áp giải" đi khỏi nơi phồn hoa đô thị nhưng Kiên vẫn kịp mang theo một lượng ma túy để dùng.



Kiên đang tất bật chuẩn bị dọn hàng cho một ngày buôn bán mới

Những ngày đầu, khi thấy Kiên ngoan ngoãn, không có biểu hiện thèm thuốc thì người bác họ cũng thấy an tâm, nào ngờ Kiên vẫn lén lút sử dụng ma túy. Rồi dần dần thuốc mang trộm lên cũng hết, Kiên bắt đầu lộ bản chất con người thật của mình.

Thiếu thuốc, Kiên thiếu đi cái ảo giác đê mê, lâng lâng, kèm theo đó là những cơn vật vã vì thèm thuốc. Chịu không nổi, Kiên đã trốn bác họ về Vinh tìm thuốc để thỏa mãn cơn nghiện. Cứ như vậy, gia đình đưa lên rồi Kiên lại trốn về. Dần dần Kiên bị nghiện nặng, từ hút đã chuyển sang tiêm chích.

Kiên nhớ lại những ngày tháng đen tối của mình: "Mặc dù bị bác quản lý rất chặt nhưng mình không thắng nổi sức cuốn hút của "nàng tiên nâu". Mình bắt đầu rơi vào giai đoạn nghiện nặng, hút không còn thấy đã thèm nữa. Đám bạn bày cách chuyển sang chích, quả đúng là chích thì nó thấy đậm hơn, sướng hơn rất nhiều.

Rồi cứ như thế, bạ đâu mình chích đó. Hễ thằng nào cho chích chung mình cũng chích. Nói thật lúc đó chỉ nghĩ đến việc làm sao thỏa mãn được cơn nghiện chứ không còn nghĩ được gì nữa. Qua một thời gian được gia đình đưa lên miền núi ở, không những mình không cai được mà còn nghiện nặng hơn. Thế là gia đình đành phải đưa về Vinh chứ không còn cách nào khác".

Trở về Vinh, Kiên bị liệt vào danh sách những con nghiện có thâm niên ở khu vực và bị cơ quan chức năng đưa đi kiểm tra sức khỏe. Một sự thật phũ phàng hiện ra trước mắt khi Kiên và người thân cầm tờ xét nghiệm trên tay: Kết quả dương tính với vi rút HIV.

Kiên lại không nghĩ căn bệnh "ết" nó lại đến với mình nhanh như vậy. Còn với bố mẹ anh, khi biết kết quả đã ngã quỵ xuống, đó quả là một cú sốc lớn đối với họ.

Mang trong mình căn bệnh thế kỷ, cuộc đời coi như đã chấm dứt với chàng trai trẻ này. Sau 10 năm bập vào ma túy, 7 lần cai nghiện không thành rồi tái nghiện, giờ đây Kiên mới nhìn lại chính mình thì đã quá muộn.



Kiên kiểm tra hàng mới nhập về

Bao đêm Kiên ngồi khóc rưng rức một mình, rồi anh nghĩ dẫu không còn tương lai, cái chết đang kề cận nhưng trước khi lìa khỏi trần đời cũng phải làm một cái gì đó, chí ít cũng là an ủi những người thân trong gia đình và xa hơn nữa là làm một việc có ích cho xã hội. Rồi Kiên quyết tâm cai nghiện bằng được.

Thấy con thể hiện ý chí thật lòng, bố mẹ Kiên đã gửi anh vào Trung tâm Lao động – Xã hội 3 (đóng tại huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An) để đoạn tuyệt với “làn khói trắng”. Kiên kể, những ngày đầu mới vào cai nghiện quả đúng là khó khăn. “Mỗi khi lên cơn nghiện, mình cảm giác như hàng nghìn con kiến đang bò trong xương.

Đã có những lúc tưởng chừng bỏ cuộc. Cũng vô số lần "tặc lưỡi" định buông xuôi. Thế nhưng, chính những lúc đó nếu buông xuôi, mình sẽ tự đóng cánh cửa trở về làm một con người đúng nghĩa. Những lúc đó mình nghĩ đến bố mẹ, anh chị và mình lại chịu đựng”, Kiên nhớ lại những lần đấu tranh với những cơn thèm thuốc.

Sau những cơn vật vã, giằng xé giữa nội tâm và những cơn thèm thuốc. Kiên trỗi dậy và khát vọng trở về với đời trong sự giang tay chào đón của mọi người. Sau gần 2 năm, Kiên đã từ bỏ được ma túy và được trở về với gia đình. Ngày bước ra khỏi cổng Trung tâm, Kiên được sự chào đón giữa niềm vui mừng và tin tưởng của gia đình, người thân.

Trở thành ông chủ

Trở về sau hai năm vật lộn cai nghiện, tìm lại chính mình ở Trung tâm Lao động – Xã hội, Kiên trở về với cuộc sống đời thường. Nhưng vì mặc cảm, một phần sợ bạn bè xấu lại rủ rê nên suốt ngày anh giấu mình trong nhà.



HTX Sông Lam Xanh, ngôi nhà chung của những người có "H"

Được mọi người động viên, một thời gian sau, với cái vốn nghề học được trong thời gian cai nghiện, Kiên mở quán quán rửa xe, vá xe đạp ở ngay trước nhà. Nhưng cũng chỉ được một thời gian, do xã hội, con người vẫn chưa chấp nhận kẻ nhiễm HIV nên khi biết Kiên bị "ết" thì họ lại xa lánh. Cuối cùng Kiên đành phải đóng cửa, buồn rầu, chán nản, nhưng Kiên cũng không biết làm gì hơn.

Đầu năm 2008, tại tỉnh Nghệ An, các dự án phòng chống AIDS tại cộng đồng được mở ra. Nhận thấy đây là cơ hội để mình hòa nhập với cộng đồng nên Kiên tham gia, trở thành một thành viên tích cực trong việc tuyên truyền, phòng chống và cung cấp những kiến thức phòng tránh lây lan căn bệnh này trong cộng đồng dân cư.

Qua những lần đi tuyên truyền đó, Kiên nảy ra ý định trong đầu: "Tại sao những người có "H" lại không thể sống và làm việc như những người bình thường khác? Sao không cùng nắm lấy tay nhau sẻ chia để vượt qua khó khăn?". Cuối cùng, Kiên quyết định xây dựng kế hoạch thành lập một nhóm tập hợp những người có "H" để cùng nhau chia sẻ khó khăn, kêu gọi sự quan tâm của cộng đồng với những người nhiễm HIV.



Mặc dù biết mình không còn sống được bao lâu nhưng Kiên không ngừng tìm tòi học hỏi. Anh nói: "Còn sống ngày nào thì hãy khong ngừng học tập ngày ấy". Trong ảnh, Kiên đang làm việc trên máy tính để bàn.

Tháng 10/2008, nhóm tự lực "Sông Lam Xanh" do Kiên làm trưởng đã ra mắt với sự tham gia của gần 30 thành viên có "H" trên địa bàn. Mục đích của nhóm là chia sẻ, truyền thông cho cộng đồng thấu hiểu với những người có "H", kêu gọi quyền và lợi ích hợp pháp cho người có "H", tăng cường tham gia các hoạt động xã hội có liên quan đến HIV/AIDS, nhận sự giúp đỡ của các cá nhân, tổ chức dành cho những người nhiễm "H" và người bị ảnh hưởng theo nguyên tắc tự nguyện, tự quản, tự trang trải kinh phí và nhiều vấn đề khác.

Sau khi ra đời, nhóm nhận được nhiều sự hỗ trợ của các dự án, chính vì vậy mà nó ngày càng phát triển di lên. Đến năm 2011 số thành viên trong nhóm tăng từ 30 lên đến 50 người tham gia. Theo quy chế, nhóm sinh hoạt vào ngày 24 hàng tháng, thường xuyên tổ chức các buổi tuyên truyền phòng chống HIV và các tệ nạn xã hội, chăm sóc hỗ trợ những hoàn cảnh khó khăn.

Tròn 3 năm sau ngày thành lập, nhóm tự lực Sông Lam Xanh đã chuyển đổi thành Hợp tác xã (HTX) Sông Lam Xanh. Đây là mô hình kinh doanh tập thể đầu tiên cho những người có "H" trên địa bàn tỉnh do Phan Văn Kiên làm ông chủ. HTX chuyên kinh doanh các loại sản phẩm như gạo, cung cấp nước uống. ngoài ra còn buôn bán hàng tạp hóa, cung cấp các dịch vụ phụ thiết yếu cho đời sống hằng ngày.

Cho đến thời điểm hiện nay, HTX đã mở rộng chi nhánh số 2 tại huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh và thu hút được 30 thành viên tham gia. Đây thực sự là một mái nhà chung cho những người nhiễm HIV trên địa bàn.

Mặc dù không biết mình chết lúc nào, nhưng với quyết tâm là một cái gì đó có ích cho xã hội, chàng trai dính "ết" Phan Văn Kiên đã thực hiện được tâm nguyện của mình. Anh quả là một tấm gương sáng về nghị lực sống, dám sống và vươn lên để nhiều người noi theo.

Phạm Hòa

Theo Infonet
http://www.zing.vn/news/xa-hoi/10-nam-7-lan-cai-nghien-tro-thanh-ong-chu-thanh-dat/a262482.html

Tu-an  
#231 Đã gửi : 21/08/2012 lúc 05:03:57(UTC)
Guest
Danh hiệu: Guest

Nhóm:
Gia nhập: 24-06-2009(UTC)
Bài viết: 25.549

Được cảm ơn: 35 lần trong 21 bài viết

AIDS không phải là chấm hết!

(TNO) Khi sức khỏe tương đối ổn định, nhiều bệnh nhân AIDS giai đoạn cuối đang điều trị tại Bệnh viện Nhân Ái (thuộc Sở Y tế TP.HCM - đóng tại xã Phú Văn, huyện Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước) tự nguyện tham gia những hoạt động bên ngoài phòng bệnh.

Đây là những cách để họ giải trí, học nghề, rèn luyện thể lực và đặc biệt là để thấy sự sống của mình còn có ích:



 Thêu thùa trong Khoa Nội tổng hợp 1
Thêu thùa trong Khoa Nội tổng hợp

 Thêu thùa trong Khoa Nội tổng hợp 1
Phòng kết cườm làm giỏ xách và những vật dụng xinh xắn do sơ Xoài phụ trách
(Khoa Săn sóc đặc biệt) thường thu hút nhiều bệnh nhân nữ lẫn nam

 Thêu thùa trong Khoa Nội tổng hợp 1
Chuyển cơm đến tận những phòng bệnh

 Thêu thùa trong Khoa Nội tổng hợp 1
Tăng gia sản xuất và chăn nuôi, giúp cải thiện phần nào bữa cơm cho bệnh nhân

 Thêu thùa trong Khoa Nội tổng hợp 1
Tự tin khiêu vũ…

    Như Lịch - Hữu Tiến
(thực hiện)
http://www.thanhnien.com.vn/pages/20120820/aids-khong-phai-la-cham-het.aspx

Tu-an  
#232 Đã gửi : 29/08/2012 lúc 02:26:40(UTC)
Guest
Danh hiệu: Guest

Nhóm:
Gia nhập: 24-06-2009(UTC)
Bài viết: 25.549

Được cảm ơn: 35 lần trong 21 bài viết

Vượt lên số phận trở thành chỗ dựa cho những người có "H"

Thứ Tư, 29/08/2012 12:00

(TT&VH Online) - Ít ai nghĩ rằng chị Đoàn Thị Khuyên, sinh năm 1982, trưởng nhóm “Sống tích cực” - một trong các nhóm hoạt động truyền thông phòng chống HIV/AIDS tiêu biểu tại Hải Phòng - cùng chồng đã có gần 10 năm sống chung với HIV. Thế nhưng, vợ chồng chị đã vượt lên số phận để sống có ích và giúp đỡ cộng đồng.

Sinh ra trong một gia đình nghèo khó làm nông nghiệp ở thôn Thuý Nẻo, xã Bắc Hưng (Tiên Lãng, Hải Phòng), chị Khuyên là con thứ 5 trong số 6 người con của gia đình. Chị kết duyên với anh Phạm Hồng Ngọc (sinh năm 1975, trú tại phường Dư Hàng, quận Lê Chân, Hải Phòng) và một năm sau đó anh chị có một cậu con trai kháu khỉnh. Nhưng hạnh phúc chẳng tày gang khi con được 4 tháng tuổi gia đình phát hiện chồng chị nhiễm HIV. Sau đó, anh thú nhận đã từng sử dụng ma tuý trước khi kết hôn và dẫn đến kết cục đau lòng này. Chị như chết đứng. Lấy hết can đảm đi xét nghiệm, bác sỹ cho biết chị và con trai cũng đã bị nhiễm HIV. Từ đó, mọi người trong gia đình sợ hãi, kỳ thị, xa lánh. Trước đây, cả nhà cùng ăn một mâm cơm, nhưng giờ thì vợ chồng chị phải ăn, ở riêng, sống cô lập trên gác 2 của căn nhà 40m2. Hơn thế, khi phát hiện cả nhà bị nhiễm HIV, chồng chị lại chán nản, lao vào hút chích ma tuý. Khi con 1 tuổi, chồng qua đời để lại cho chị nỗi cô đơn, cơ cực và một đứa con thơ bệnh tật. Nhiều đêm, bế con trên tay, nhìn con khóc mà lòng chị đau đớn, xót xa. Chị thầm nhủ “Phải gắng sống để nuôi con”. Vậy là, ban ngày chị đưa con vào viện điều trị bệnh; chiều tối, chị bế con đi bán vé số để kiếm sống qua ngày.

May mắn đã đến với chị khi chị được nhân viên y tế của phường Phù Liễn (Kiến An, Hải Phòng) mời tham gia vào CLB Hoa Hải Đường để tuyên truyền phòng chống HIV/AIDS. Từ đây, cuộc đời chị tưởng chừng đã đi vào ngõ cụt lại nhìn thấy tương lai rộng mở.

Chỉ sau vài tháng tham gia CLB, chị đã được tín nhiệm bầu làm trưởng CLB Hoa Hải Đường. Như tìm thấy niềm vui trong cuộc sống, cộng với sức trẻ, chị hăng say với công tác tuyên truyền phòng chống HIV/AIDS cho cộng đồng tại Hải Phòng và một số tỉnh lân cận. Sự cố gắng, nỗ lực vươn lên của chị gần 10 năm qua cũng đã được các cơ quan, ban ngành thành phố, các tổ chức phi chính phủ trong và ngoài nước biết đến và tạo điều kiện giúp đỡ để chị tham gia một cách tích cực, hiệu quả và chuyên sâu hơn. Thông qua các hoạt động truyền thông, “duyên trời” đưa chị gặp người đồng cảnh ngộ, sau này trở thành người bạn đời luôn động viên, chia sẻ và giúp chị thực hiện công tác cộng đồng. Đó là anh Đỗ Văn Hải, sinh năm 1980, quê ở xã Anh Dũng, huyện Kiến Thuỵ (nay là là phường Anh Dũng, quận Dương Kinh, Hải Phòng) cũng bị nhiễm HIV.

Năm 2008, một bước ngoặt mới trong cuộc đời của chị Khuyên khi được lựa chọn làm cán bộ của Cơ quan Hợp tác phát triển Italia (Cesvi) tại Việt Nam cho đến nay. Ở đó, chị đã được học hỏi, nâng cao kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ, tham gia quản lý dự án "Tăng cường Liên kết và hỗ trợ các hoạt động chăm sóc tại nhà và các dịch vụ điều trị HIV dành cho người có “H” và trẻ bị ảnh hưởng bởi HIV tại huyện Kiến Thuỵ và quận Dương Kinh" do Tổ chức Pact/USAID Hoà Kỳ tài trợ. Trong quá trình làm việc tại Dự án Cesvi, chị nghĩ một ngày nào đó những người nhiễm HIV phải tự lực phòng chống HIV/AIDS. Với suy nghĩ đó, chị cùng 10 anh chị em có cùng chí hướng, mục tiêu hoạt động đã quyết định thành lập nhóm tự lực mang tên “Nhóm sống tích cực Hải Phòng” do chị làm Trưởng nhóm.

Năm 2010, nhóm đã được Trung ương Hội Chữ thập Đỏ Việt Nam, Hội Chữ thập Đỏ Hải Phòng khảo sát và lựa chọn là nhóm triển khai dự án “Hỗ trợ, chăm sóc, tư vấn điều trị cho người nhiễm HIV tại Việt Nam” do Hội Chữ thập Đỏ Mỹ tài trợ. Nhóm còn kết hợp với Toà giám mục Hải Phòng, Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS Bệnh viện trẻ em Hải Phòng, Bệnh viện Việt Tiệp, Hội Từ thiện, Hội LHPN thành phố làm công tác bác ái, tuyên truyền hỗ trợ cho người nhiễm và trẻ sống chung với HIV tại Hải Phòng. Khi nhóm được các tổ chức hỗ trợ đã lớn mạnh, chị cùng ban điều hành nhóm đã phải tính đến chiến lược lâu dài là sau khi các nhà tài trợ rút đi thì phải làm gì để tiếp tục duy trì các hoạt động phòng chống HIV/AIDS. Từ suy nghĩ đó, hoạt động sinh kế cho người nhiễm HIV bắt đầu được hình thành. Ý tưởng đó đã được các nhà tài trợ quan tâm. Năm 2010, nhóm được Tổ chức Chemonics Việt Nam lựa chọn mô hình sinh kế “Nuôi gà theo quy trình sinh học” do nhóm tự quản. 

Từ 10 thành viên ban đầu đến nay "Nhóm sống tích cực" đã có hơn 100 thành viên tham gia. Nhóm đã gây quỹ với số vốn trên 100 triệu đồng, hỗ trợ được 35 thành viên. Không dừng lại ở mô hình chăn nuôi, nhóm đang tiếp tục mở rộng mô hình như cơ sở may mặc, buôn bán nhỏ... phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh cho từng thành viên. 

Về phần anh Hải, chồng chị, là một nhân viên hỗ trợ tuân thủ điều trị của Phòng khám ngoại trú Bệnh viện Việt Tiệp (Hải Phòng). Với công việc này, anh đã giúp được bệnh nhân có “H” hiểu được lợi ích của việc tuân thủ điều trị thuốc kháng vi rút (ARV) để kéo dài cuộc sống. Ngoài ra, anh còn là một tư vấn viên của Phòng tư vấn miễn phí do Trung ương Hội Chữ thập Đỏ Việt Nam thực hiện tại Bệnh viện Việt Tiệp Hải Phòng. 

Những thành quả mà anh chị đã đạt được trong suốt gần 10 năm qua làm cho nhiều người thán phục. Nỗ lực vươn lên trong cuộc sống, năm 2011, bằng số tiền tiết kiệm được và gia đình giúp đỡ, anh chị đã xây được căn nhà khang trang 2 tầng 180m2, với đầy đủ tiện nghi sinh hoạt.

Tu-an  
#233 Đã gửi : 17/10/2012 lúc 08:27:25(UTC)
Guest
Danh hiệu: Guest

Nhóm:
Gia nhập: 24-06-2009(UTC)
Bài viết: 25.549

Được cảm ơn: 35 lần trong 21 bài viết

'Hồi sinh nhiệm màu' của người đẹp buôn cá nhiễm HIV
15:43 | 17/10/2012

TP - Chồng trút bệnh sang vợ, con, rồi chết. Suốt mấy năm trời chị gồng mình chống chọi bệnh tật, và ôm con chạy chữa khắp nơi. Lúc tưởng đã kiệt sức, buông xuôi, đường đời lại mở ra trước mặt.



Tình yêu và nghị lực đã giúp chị, một người nhiễm HIV chiến thắng số mệnh
Tình yêu và nghị lực đã giúp chị, một người nhiễm HIV chiến thắng số mệnh.

Vợ kiếm tiền, chồng nghiện

Tôi gặp Thủy ở Phòng khám ngoại trú Bệnh viện Nhi Nghệ An, lúc chị đang cấp thuốc cho hai mẹ con bệnh nhân HIV đến từ huyện Đô Lương.

“Cô ấy là tình nguyện viên tích cực nhất đấy” - BS Sơn, Trưởng khoa Truyền nhiễm, nói Thủy đồng ý kể về đời mình, với điều kiện “phải thay tên, đổi họ”.

Trắng trẻo, mập mạp, Thủy khác xa với hình dung của tôi. “Nếu gặp ngoài đường, chắc anh không nghĩ rằng em nhiễm HIV, đúng không?”, Thủy vào chuyện.

Chồng Thủy lái xe công nông loại đầu dọc. Họ sinh được một cháu gái, Thủy làm nghề buôn bán cá. Mua sỉ bán lẻ, ở một xã ven thành Vinh, Thủy cần mẫn kiếm tiền nuôi chồng con.

Chồng Thủy ngập sâu vào con đường chích hút, khiến bao nhiêu tài sản trong nhà “đội nón ra đi”. Ngày đánh xe ra ga tàu, bãi sông chở vật liệu xây dựng, tối vật vờ về nhà, say túy lúy. Có hôm lên cơn nghiện, túng quá, anh ta tháo thùng xe, bán.

Kéo dài như thế mấy năm, thuyết phục không xong, Thủy bắt đầu chán cảnh vợ làm, chồng phá. Cá ngày càng khó bán, nhiều khi không đủ tiền mua sữa cho con. Gửi bé cho bà ngoại, cô làm hồ sơ, ra Hà Nội chuẩn bị đi XKLĐ tại Đài Loan.

“Lúc xét nghiệm máu, nhận kết quả HIV dương tính, em hồn vía lên mây”, Thủy kể. Cả tuần giữa đất Hà Thành, cô chán chường tuyệt vọng, bỏ đi lang thang. Sợ cô quẫn trí quyên sinh, đám bạn theo riết Thủy.

Phải sống

Chuyến tàu tốc hành rời sân ga Hà Nội về Vinh trong đêm mưa gió, mang theo một thân phận tủi buồn. Ly, con gái chị cùng bà ngoại ra đón. Sân ga lạnh lẽo. Nhìn thấy con, Thủy lao đến, ôm riết con vào lòng. Hai mẹ con cứ thế ôm nhau, đứng khóc giữa những cái nhìn lạ lùng, thương cảm.

“Kể từ lúc em về, mẹ em không đêm nào ngủ được. Có lúc quá căng thẳng, bà vùng chạy ra đường”, Thủy kể. Triền miên lo lắng, bà kiệt sức, phải đi cấp cứu nhiều lần.

Khoảng 10 ngày sau, chồng cô bị bắt, đưa đi cải tạo ở Trại 6 (huyện Thanh Chương, Nghệ An). Thủy không dám đưa con gái đi xét nghiệm vì “lúc đó, nếu cầm trên tay tờ giấy xét nghiệm máu của con, chắc em không sống nổi”.

Đưa con về nhà mình, hàng tuần chị xuống bệnh viện lấy thuốc, mỗi lần ra khỏi nhà phải bịt khẩu trang kín mặt. “Em ngại tiếp xúc!”.



Thủy (bên phải) làm thủ tục cấp thuốc cho bệnh nhân HIV/AIDS. Ảnh: Quang Long
Thủy (bên phải) làm thủ tục cấp thuốc cho bệnh nhân HIV/AIDS. Ảnh: Quang Long.

Căn nhà chỉ còn hai mẹ con. “Buồn nhất là những đêm mưa. Nhìn con gái thiêm thiếp ngủ, lại nghĩ đến chồng, lòng em tan ra từng mảnh”, Thủy khóc.

Căn nhà lợp pro ximăng ngày hè thêm oi bức, ngột ngạt. Tối, hàng xóm đỏ đèn, quây quần bên mâm cơm. Riêng mẹ con Thủy thui thủi bên nhau. Bữa cơm ngày càng hao đi, vì phải dành tiền mua thuốc chữa bệnh, ngoài số thuốc được bệnh viện cấp miễn phí.

Năm 2006, chồng chị qua đời. Hai năm sau, bé Ly xuất hiện triệu chứng bất thường. Dù đã định liệu từ trước, nhưng hôm cầm trên tay kết quả xét nghiệm HIV dương tính của con gái, chị không khỏi bàng hoàng.

Bệnh lao, nấm máu, nhiễm trùng cơ hội tấn công, khiến cô bé 11 tuổi sụt cân còn 17kg. Đuối sức, bé không đứng vững, không tự đi lại được. Thủy đưa con xuống Bệnh viện Nhi Nghệ An, cầm cự bằng đồng lương của bà ngoại. Một suất lương hưu, chia cho 3 người: Một người khỏe, hai người bệnh.



Ở đáy sâu tuyệt vọng, phép nhiệm màu lại đến: Ly dần dần bình phục. Bé Ly gượng dậy, đòi ăn. Cơn bạo bệnh qua đi. Con khỏe, Thủy cũng trở nên tươi tắn, yêu đời hơn. Chị hăng hái lao vào công việc: tham gia CLB Tự lực Sông Lam Xanh, nơi hội tụ những người nhiễm HIV/AIDS, giúp đỡ lẫn nhau và tuyên truyền phòng chống HIV/AIDS cho cộng đồng; Tình nguyện viên Dự án Life-Gape tại Bệnh viện Nhi Nghệ An.

“Hết ra Hà Nội lại về Vinh, bệnh tình của con gái vẫn không thuyên giảm, em cũng suy sụp. Nhưng em không thể chết. Em phải sống để cứu con”, Thủy nói. Bác sỹ Bệnh viện Nhi T.Ư cho biết, khả năng cứu con gái chị là rất thấp. Còn nước còn tát, chị đưa con về Nghệ An.

Tết Nguyên đán 2009, ở Bệnh viện Nhi Nghệ An, bệnh nhân hối hả về quê, riêng hai mẹ con Thủy vẫn phải ở lại. Bé Ly không còn hấp thu thuốc kháng sinh, phải truyền dịch liên tục.

Ở đáy sâu tuyệt vọng, phép nhiệm màu lại đến: Ly dần dần bình phục. Bé Ly gượng dậy, đòi ăn. Cơn bạo bệnh qua đi. Con khỏe, Thủy cũng trở nên tươi tắn, yêu đời hơn.

Chị hăng hái lao vào công việc: tham gia CLB Tự lực Sông Lam Xanh, nơi hội tụ những người nhiễm HIV/AIDS, giúp đỡ lẫn nhau và tuyên truyền phòng chống HIV/AIDS cho cộng đồng; Tình nguyện viên Dự án Life-Gape tại Bệnh viện Nhi Nghệ An.

Hạnh phúc lại về

Nam, lái xe quê Hải Phòng, đã qua “một lần đò”. Tình cờ quen nhau trong lần Thủy đi nhận quà của người bạn gái gửi từ đất cảng, Nam có cảm tình với cô gái xứ Nghệ.

Thấy chàng tài xế thích mình, Thủy cảnh báo: “Em bị nhiễm HIV đấy!”. Nam không tin, bảo: “Nếu em bị H, sao lại đầy đặn thế? Tóc thì dài. Da thì trắng”. Thủy nghiêm túc: “Em nói thật”, rồi lẳng lặng bỏ đi.

Thủy càng chạy, Nam càng đuổi theo. Chàng tài xế tìm về nhà Thủy, chỉ khi thấy thuốc ARV (một loại kháng sinh điều trị HIV/AIDS), anh mới tin.

Nhưng ái tình như mũi tên đã bắn đi, khó thu về. “Anh không thể sống thiếu em được. Anh sẵn sàng chấp nhận tất cả, miễn là có em!”, Nam nói.

Thủy do dự, rồi gật đầu. Năm 2010, họ tổ chức hôn lễ. Thủy nói: “Bọn em là rổ rá cạp lại, nên mần đơn giản. Đám cưới, thực chất là liên hoan, khách mời toàn những người cùng cảnh ngộ như em”.

Hàng ngày chị đi tư vấn, cấp thuốc cho những người nhiễm HIV/AIDS, còn chồng chị tiếp tục lái xe tuyến Vinh- Hải Phòng. “Thỉnh thoảng, em lại đau yếu. Anh ấy muốn được lái xe tại Vinh, để gần gũi chăm sóc vợ, nhưng chưa nơi nào nhận”, Thủy nói.

Bé Ly đã học THCS. Nhờ biết tuân thủ chế độ điều trị và sinh hoạt điều độ, sức khỏe của mẹ con chị chuyển biến khả quan. Thủy khoe: “Hai mẹ con em vừa đi xét nghiệm tải lượng virus, kết quả là không phát hiện thấy HIV trong máu”.

Quang Long

___

(Tên nhân vật trong bài viết đã thay đổi)

http://www.tienphong.vn/xa-hoi/phong-su/595824/hoi-sinh-nhiem-mau-cua-nguoi-dep-buon-ca-nhiem-hiv-tpp.html

Tu-an  
#234 Đã gửi : 26/11/2012 lúc 07:29:41(UTC)
Guest
Danh hiệu: Guest

Nhóm:
Gia nhập: 24-06-2009(UTC)
Bài viết: 25.549

Được cảm ơn: 35 lần trong 21 bài viết
Như chưa hề có nỗi đau như thế!
Cập nhật lúc 09:00, Chủ nhật, 25/11/2012 (GMT+7)



Tô Thị Tuyết tự tin hơn để hòa nhập cộng đồng.  
 
Gọn gàng trong bộ đồ tự may vừa vặn, tự tin trò chuyện về cuộc đời mình như chưa hề có nỗi đau như thế. Ðó là ấn tượng đầu tiên của tôi về Tô Thị Tuyết, cô gái vô tình mắc "căn bệnh thế kỷ" đã dũng cảm bước ra khỏi bóng tối, trở lại với cuộc sống đời thường...

Từ trong bóng tối...

Tuyết kể về cái ngày hội hiến máu tình nguyện của phường Hoàng Văn Thụ - TP Bắc Giang (Bắc Giang), nơi Tuyết ở, bác sĩ thông báo rằng em đã mắc căn bệnh AIDS và đó là ngày bi thảm nhất của cuộc đời người mẹ trẻ ấy. Là Bí thư đoàn một trường mầm non, tham gia ban chấp hành đoàn phường, hiến máu tình nguyện là việc rất bình thường như bao lần khác em từng tham gia. Thế nhưng, trong hơn 100 đoàn viên hiến máu rồi ra về, chỉ có Tuyết được gọi riêng ở lại... Rồi cô nhận được tin "sét đánh" ấy. Tuyết nhớ lại: "Em ngất đi, cũng không biết bao lâu mới tỉnh lại. Cũng chẳng biết mình đã về nhà bằng cách nào. Mọi thứ hầu như không thể kiểm soát được nữa. Em đã muốn chết đi cho xong".

Lần tìm nguyên nhân nhiễm bệnh, Tuyết nhớ rằng, chỉ có thể là do một lần đi khám phụ khoa, lây nhiễm từ dụng cụ y tế. "Bởi vì em cũng mới sinh cháu thứ hai được nửa năm, em cũng không có quan hệ gì khác. Hơn nữa đi kiểm tra thì cả chồng và hai cháu bé đều có kết quả âm tính với "H" (HIV). Tuyết khẳng định như thế, đôi mắt ngấn lệ, xa xăm. Tôi biết mình đã khơi lại nỗi đau vô hạn mà em đã và đang chôn giấu chặt trong lòng.

Suốt một tháng liền, Tuyết không ra khỏi nhà, sức khỏe suy sụp. Rồi mất việc do nhà trường "động viên" xin nghỉ dạy. Bạn bè, người thân, làng xóm biết chuyện cũng xa lánh. Gia đình nhà chồng và chồng nghi ngờ mắng chửi thậm tệ, đến mức anh bỏ đi không lời từ biệt. Chỉ còn bố mẹ, anh chị em ruột trong nhà và hai đứa con bé bỏng là nguồn động viên níu giữ Tuyết ở lại cõi đời này.

Từ khi biết mình nhiễm AIDS, điều đau khổ nhất với Tuyết là không dám cho con bú sữa mẹ, ăn uống, sinh hoạt phải giữ gìn là một nhẽ, đến cả âu yếm con cũng phải dè chừng. Chỉ một cái liếc mắt của người thân, một câu nói vu vơ cũng khiến cô thu mình vào vỏ ốc, mặc cảm với bệnh tật. "Thực ra người vô tình nhiễm "H" phải chịu sự kỳ thị của xã hội cũng như bản thân tự kỳ thị rất lớn. Em mặc cảm và muốn giấu bệnh như tâm lý chung của nhiều người, nhưng thâm tâm cũng muốn mọi người biết để chia sẻ, cảm thông". Vậy, sau gần hai năm trời sống trong bóng tối, Tuyết đã đứng dậy trở lại cộng đồng chỉ với mong ước để mọi người hiểu, chia sẻ và giúp những người bị nhiễm "H" vượt qua mặc cảm, sống có ích.

Ðó cũng là lý do để có một Tô Thị Tuyết - "Dấu cộng duyên dáng", dũng cảm đứng trước ống kính truyền hình nói về mình, về "căn bệnh thế kỷ" đang mắc mà không sợ hãi.

... bước ra ánh sáng

Nhìn Tuyết suy sụp, lại thỉnh thoảng nghe có người "bóng gió" đánh tiếng mẹ sắp chết, đứa con đầu mới học lớp một, cứ mỗi sáng trước khi đi học lại lay vai mẹ: "Mẹ ơi, mẹ đừng chết nhé, mẹ chờ con đi học về nhé"... Ngày nào cũng như ngày nào, "chàng trai nhỏ" - như cách gọi âu yếm của Tuyết, đã gợi lại niềm ham sống của người mẹ trẻ. Tuyết nhớ lại lúc quyết tâm phải bước ra khỏi nhà "chưa chết được thì phải sống cho đáng sống": "Vượt qua sự kỳ thị của xã hội đã khó, thoát được tự kỳ thị càng khó hơn anh ạ. Người bị "H" nếu cứ chui vào vỏ ốc trốn tránh, cuộc sống cũng chẳng khác gì địa ngục".

Vậy là Tuyết tìm hiểu trên mạng In-tơ-nét, qua sách báo, qua trung tâm phòng, chống AIDS của tỉnh... về "căn bệnh thế kỷ", cách phòng tránh lây nhiễm và cả những tấm gương vượt lên số phận. Một điều đáng ngạc nhiên, Tuyết biết được là trên địa bàn tỉnh Bắc Giang ngày đó có hơn 200 trường hợp nhiễm AIDS. Ngoài số rất ít được chăm sóc, nuôi dưỡng ở trung tâm bảo trợ xã hội, phần lớn người có "H" thường giấu bệnh, lảng tránh hoặc thậm chí có người tìm đến cái chết. Biết được điều đó, suy nghĩ đầu tiên của cô là phải làm cách nào đó để kết nối những cá thể bị "H" thành một nhóm. Từ đó dùng những hiểu biết của mình để tuyên truyền, hướng dẫn mọi người biết cách sống chung với "H" và không trở thành gánh nặng của xã hội. Dịp may đến khi một tổ chức nhân đạo phối hợp với đài truyền hình địa phương tổ chức cuộc thi "Dấu cộng duyên dáng" dành riêng cho những người nhiễm HIV. Kết thúc cuộc thi, Tuyết tự tin hơn để bước vào cộng đồng "H", để vượt lên kỳ thị của xã hội và chính mình.

Tuyết tâm sự: "Sau cuộc thi, mỗi lần ra đường người ta đều chỉ trỏ, bàn tán. Em biết họ nói về mình bởi người bị bệnh nhạy cảm lắm. Nếu trước đây em đã chạy trốn, tuyệt vọng thì giờ dũng cảm để đối diện, để sống". Một câu nói đơn giản, nhưng Tuyết đã phải đi cả quãng đường dài, đấu tranh dữ dội giữa tuyệt vọng và niềm tin, thậm chí giữa cái chết và sự sống.

Tuyết nghĩ, trước tiên là phải tìm một công việc có thu nhập để nuôi mình, nuôi con. Mất việc ở trường mầm non, chồng bỏ đi, ba mẹ con Tuyết chủ yếu sống nhờ vào sự chu cấp của gia đình bên ngoại. Gõ cửa nhiều nơi nhưng tất cả chỉ nhận được những cái lắc đầu, ánh mắt xét nét, dè bỉu. Tuyết biết có nơi người ta không dám cầm hồ sơ của mình, có chỗ sau khi mình về, họ lau rửa bàn ghế bằng thuốc sát trùng, thậm chí phun thuốc khử độc... Cuối cùng, nhờ một người quen, Tuyết xin được vào làm ở Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh, nhận lương hợp đồng 1,6 triệu đồng/tháng để chăm sóc, dạy học cho các cháu mắc bệnh AIDS bị bỏ rơi không nơi nương tựa.

Tôi chưa lý giải được ánh sáng từ đôi mắt của Tuyết trong buổi học của bảy đứa trẻ bị "H" ở Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh. Ở đó có tình yêu nghề, tình thương và cả sự đồng cảm với "nỗi đau thế kỷ". Hơn một năm làm việc ở đây, Tuyết đã chứng kiến nỗi đau thể xác gặm nhấm từng ngày và cả cái chết của những đứa trẻ vô tội. Từ 11 đứa, giờ còn bảy. Dù biết trước thế nào cũng sẽ phải thế, nhưng sao tránh khỏi ngậm ngùi.

"Ơn trời là sức khỏe của em còn tốt, hiện giờ chỉ phải uống thuốc bổ để tăng sức đề kháng thôi anh ạ. Cũng không thể nói trước em có thể sống đến khi nào, nhưng em sẽ cố gắng để những năm tháng còn lại không trở thành vô nghĩa".  Tuyết chia sẻ.

Chia tay Tuyết trước cửa phòng học của bảy đứa trẻ gầy gò, xiêu vẹo như từng nét chữ chúng vẽ trên tập vở, tôi cảm thấy sự bất lực của ngôn ngữ để nói một lời động viên cho phải phép. Ánh mắt Tuyết vừa như cười, vừa như khóc cứ dõi xa thăm thẳm tận chân trời. Nơi ấy, một vệt nắng đỏ rực mỏng tang run rẩy hắt chút ánh sáng cuối của ngày...

Nếu ví cuộc đời là một cuốn phim thì đời Tuyết là bộ phim được phát nhanh với kết thúc được báo trước. Ðó là lý do cô bảo mình phải "sống gấp",  trách nhiệm với bản thân, gia đình và có ích với xã hội. Ngoài những lúc bên con, dạy chữ cho những đứa trẻ bất hạnh đồng cảnh, Tuyết còn tham gia một số dự án của các tổ chức nhân đạo chuyên tư vấn về sức khỏe cho người bị "H"; làm chủ nhiệm một câu lạc bộ của những người mắc bệnh "H" mang tên "Vì ngày mai tươi sáng" gồm 30 thành viên...


Tu-an  
#235 Đã gửi : 06/12/2012 lúc 05:56:15(UTC)
Guest
Danh hiệu: Guest

Nhóm:
Gia nhập: 24-06-2009(UTC)
Bài viết: 25.549

Được cảm ơn: 35 lần trong 21 bài viết
















Cập nhật lúc 21h55" , ngày 05/12/2012












(VnMedia) - Bàng hoàng và đau đớn khi biết mình bị HIV/AIDS, chị Nguyễn Thị Uyên đã định tự tử. Nhưng vì đứa con khỏe mạnh, chị phải sống và tìm thấy ý nghĩa cuộc đời khi giúp đỡ  những người cùng cảnh ngộ…

Từng định lao đầu vào ô tô tự tử



Ảnh minh họa

Chị Uyên chăm sóc một người bị AIDS những giây phút cuối đời


Được cán bộ Trung tâm Y tế huyện An Lao giới thiệu, tôi tìm đến nhà chị Uyên (SN 1971, ở khu Xuân Áng, thị trấn Trường Sơn, An Lão, Hải Phòng) là trưởng Nhóm tự lực “Trường Sơn xanh” tuyên truyền HIV/AIDS. Chị Uyên sinh ra và lớn lên ở vùng quê nghèo thuần nông, kinh tế gia đình rất khó khăn nên chỉ được học hết cấp II. Khi mà các nhà máy khu công nghiệp mở ra, chị xin đi làm công nhân giầy da. Năm 20 tuổi, chị lập gia đình và sinh con gái đầu lòng. Anh ấy làm nghề lái xe tải, thường vào nội thành Hải phòng lái thuê để kiếm sống…

Rồi chị kể về cái ngày định mệnh ấy. Đó là vào tháng 9/2004, thấy mình còn trẻ, chị Uyên mạnh dạn làm hồ sơ xin đi xuất khẩu lao động, hy vọng khi trở về sẽ có lưng vốn để làm ăn. Trong lần khám sức khoẻ tại BV Việt - Tiệp, bác sỹ đưa cho chị tờ giấy xét nghiệm kết quả dương tính với HIV. Giật mình và sợ hãi, chị ngất đi, khi tỉnh dậy chị được các y bác sĩ động viên, khuyên bảo nên đưa chồng đến cơ sở y tế làm xét nghiệm. 
 
“Hồi mới phát hiện bị nhiễm HIV, ai cũng nghĩ tôi không thể sống nổi. Sau cú sốc ấy, hàng đêm tôi đã âm thầm khóc trong nỗi chán chường. Tinh thần bị suy sụp, ý chí giảm sút, chẳng còn nghĩ đến làm ăn, buôn bán, quan hệ bạn bè, họ hàng thân thích, chỉ trong thời gian ngắn, tôi còn có 38kg và hơn một lần muốn lao đầu vào ô tô tự tử…” – người phụ nữ 40 rưng rưng nước mắt nhớ lại.

Nén lại những cảm xúc, chị Uyên tiếp lời: “Tôi khuyên chồng đi làm xét nghiệm nhưng anh ấy nhất định không đi. Anh ấy còn nghi oan cho tôi không chung thuỷ nên nhiễm HIV. Bị chồng nghi ngờ, buồn chán mà không biết tâm sự cùng ai, nhiều lần tôi định dí tay vào ổ điện để kết liễu cái bi kịch của đời mình. Chết là hết, nhưng đứa con gái lúc đó còn nhỏ dại đã kéo tôi lại, bởi tôi nghĩ rằng mình chết thì con mình sẽ khổ…”. Chị Uyên đưa con gái đi xét nghiệm, nhưng may mắn cháu hoàn toàn khỏe mạnh. Đây cũng là động lực giúp chị trụ vững.
 
Cứ như thế, chị Uyên xin nghỉ việc ở công ty, sống khép nép, âm thầm chịu đựng, không dám chia sẽ cũng ai là bị nhiễm HIV. Tháng 6/ 2005, chồng chị ngã bệnh với các triệu chứng nhiễm trùng cơ hội: sụt cân, tiêu chảy, ngứa, ho lao và qua đời do lao HIV… Ở nhà, chị sợ lây bệnh cho đứa con gái duy nhất của mình nên bắt con nằm riêng, quần áo giặt riêng, đồ dùng sinh hoạt cũng dùng riêng. 

Chuyện nhiễm HIV của vợ chồng chị Uyên bị vỡ lở, loan đi khắp nơi. Hàng  xóm láng giềng ít qua lại nhà chị, trẻ con cũng chẳng dám bén mảng đến gần. Cuộc sống bó hẹp, kinh tế khó khăn, chị vay vốn mở quầy bán quần áo để kiếm kế sinh nhai. Vốn bỏ ra lớn, quần áo nhiều mẫu mã nhưng chẳng ai dám mua hàng chỉ vì chị nhiễm "H". Hàng hóa ế ẩm buộc chị phải thanh lý rồi quay sang bán giải khát và nước mía. Và rồi quán giải khát của chị chẳng tồn tại được bao lâu, cũng phải đóng cửa vì không có khách đến uống. Đồng vốn thâm hụt, chị chẳng biết làm gì để kiếm sống và nuôi con ăn học… 
 
Hồi sinh



Ảnh minh họa

Một buổi sinh hoạt của nhóm Trường Sơn Xanh tại nhà chị Uyên


Đang trong lúc buồn chán và đau đớn, thì chị Uyên được người chị họ giới thiệu đến sinh hoạt ở CLB “Tình biển”, trong  nội thành Hải Phòng. Sợ người ta dị nghị, chị đến CLB sinh hoạt nhưng giấu bặt tên và địa chỉ thật của mình. Thế rồi, qua những buổi sinh hoạt, được trò chuyện với những người đồng cảnh ngộ đã giúp chị tìm lại nụ cười trên môi. Chị đã trang bị cho mình những kiến thức bổ ích về HIV/AIDS, biết cách chăm sóc sức khỏe cho bản thân, phòng lây nhiễm cho cộng đồng… Vết thương trong lòng lâu ngày cũng liền sẹo, chị bảo rằng, nhiễm HIV không có nghĩa là cuộc sống đã chấm hết, chị phải sống, phải vươn lên vì tương lai của con gái mình. 

Sinh hoạt ở CLB Tình biển được một thời gian ngắn, về gia đình, chị Uyên đến tiếp cận một số chị em phụ nữ có H. ở huyện An Lão để chia sẽ những buồn vui trong cuộc sống, đồng thời tư vấn, giúp họ hiểu hơn về căn bệnh thế kỷ. Cứ như thế, lúc rảnh, những người có H. tìm đến chị, rồi chị tìm đến họ để tư vấn. Càng đi nhiều, chị mới thấy rằng xung quanh mình còn rất nhiều mảnh đời bất hạnh, có nhiều phụ nữ nghèo cũng là nạn nhân của HIV/AIDS như chị. Rồi người này giới thiệu cho người kia, mỗi ngày những người có H. ở huyện An Lão tìm đến chị ngày càng đông hơn. 

Cuối năm 2005, được sự giúp đỡ của CLB “Tình biển”, chị Uyên đã mạnh dạn thành lập CLB “Trường Sơn xanh”, rồi đổi tên thành Nhóm tự lực “Trường Sơn xanh”. Phương châm hoạt động là của nhóm là tạo cầu nối và nơi sinh hoạt của những người có H. Lúc mới thành lập, nhóm chỉ có 4 người nhưng nay đã tăng lên hơn 80 người. Bằng tinh thần tự nguyện, hàng tháng vào tối ngày 15 ngôi nhà của chị Uyên lại nhộn nhịp tiếng nói cười, thành viên CLB lại sum họp tại căn nhà nhỏ của chị để sinh hoạt, giao lưu, học hỏi và chia sẻ. 

Năm 2009, nhóm được Trung tâm Y tế và tổ chức Phát triển cộng đồng (Cohed) hỗ trợ 40 triệu đồng, chị Uyên đã tu sửa căn nhà nhỏ thêm khang trang để tiện cho việc sinh hoạt của nhóm. Nhiều năm nay, các thành viên coi chị Uyên như người chị cả trong gia đình và căn nhà của chị là ngôi nhà thứ 2 của họ. 

Chị Uyên bảo điều khiến chị vui mừng nhất là bà con hàng xóm không dòm ngó, kỳ thị với gia đình chị nữa, mà sẵn lòng giúp đỡ mẹ con chị lúc tối lửa đắt đèn. Giờ đây, chị đã lấy lại tự tin để sống có ý nghĩa. “Ai cũng trải qua giai đoạn sốc, buồn chán, rồi tất cả sẽ qua đi, chấp nhận và lấy lại niềm tin vào cuộc đời”- đó là triết lý sống của chị, đồng thời đã giúp bao phận người không may mắn nhiễm căn bệnh thế kỷ HIV/AIDS vượt qua mọi khó khăn, thử thách.


Bảo Nh

http://www6.vnmedia.vn/vn/xa-hoi/tin-tuc/23_384124/nguoi_phu_nu_hoi_sinh_sau_khi_nhiem_quot_h_quot.html
Tu-an  
#236 Đã gửi : 22/01/2013 lúc 04:33:38(UTC)
Guest
Danh hiệu: Guest

Nhóm:
Gia nhập: 24-06-2009(UTC)
Bài viết: 25.549

Được cảm ơn: 35 lần trong 21 bài viết

Bi kịch và sự kiên cường của cô gái chân quê nhiễm HIV từ chồng

Thứ ba 22/01/2013 15:28

ANTĐ - Tôi còn nhớ mãi dáng chị lặng lẽ đi trong đêm tối với nụ cười hiền, có lúc pha chút xót xa và lời chị nói: "Phải cố mà sống vì con, vì những chị em cùng cảnh ngộ. Còn ngày mai... biết đâu được".

     "Con đó ấy à, ăn chơi cho lắm vào giờ bị Si-đa. Đáng đời, không ai thương là phải". Đấy có người nói về chúng tôi như thế đấy! Nhiều người có H sợ dư luận, thường lặng lẽ chịu đựng đến lúc ra đi, họ không "lộ diện" để nói về mình đâu anh ạ. Đa số những người có H hay bị quẫn và nghĩ nhiều về cái chết, càng bi quan bệnh lại càng nặng. Chúng tôi không thể chỉ nghĩ đến cái chết, phải sống vì con cái nữa, phải sống để chia sẻ cùng mọi người nhất là những chị em như chúng tôi". Đó là lời chị Phạm Thị Kim Phụng, một bệnh nhân nhiễm HIV ở Hạ Long đang tham gia các Câu lạc bộ phòng chống đại dịch HIV tâm sự với tôi. Gặp chị mới thấy cảm phục những phụ nữ vô tình có H, đang đấu tranh, giành giật từng ngày được sống vì tương lai con cái mình...

Từ cô gái chân lấm tay bùn trở thành nạn nhân của đại dịch thế kỷ

Những người làm công tác phòng chống HIV/AIDS cho rằng, rất khó để chia sẻ với phụ nữ nhiễm HIV do một thời làm gái "buôn phấn bán hoa". Họ thường không tham gia các tổ chức xã hội để chia sẻ. Còn những phụ nữ bị nhiễm căn bệnh thế kỷ này là do vô tình bị nhiễm từ chồng thì dễ chia sẻ hơn. Chị Phạm Thị Kim Phụng là một người như vậy. Lần đầu tiên tôi gặp chị vào một buổi sáng, trước khi chị bắt đầu công việc làm tạp vụ của mình. Chị Phụng làm tôi bất ngờ bởi dáng vẻ khỏe mạnh, nhanh nhẹn. Ban đầu, tôi cứ ngỡ, chị là cán bộ Hội phụ nữ chứ không nghĩ chị đã có H 12 năm trời.

Chị kể, quê chị ở một xã nghèo huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình - vùng quê nông nghiệp vốn cách xa với những tệ nạn xã hội. Chồng chị theo cha ra Quảng Ninh từ nhỏ nhưng còn có nhà nữa ở quê và cũng ở gần nhà chị. Mỗi lần anh về, hai người lại gặp nhau, bén duyên nhau từ bao giờ không biết. Ngày đó, với chị cũng như bao cô gái quê khác, ma túy hay HIV là cái gì đó xa lạ lắm. Thế rồi, năm 1998, chị lấy chồng cũng là lúc phát hiện ra chồng mình nghiện. Và việc anh về làng sống thực chất là để cai nghiện và cách ly với môi trường bạn bè đang nghiện ngập đầy rẫy. Chị Phụng cứ vô tư nghĩ rằng, nghiện nó bình thường thôi, bằng tình yêu chị sẽ cảm hóa chồng, giúp chồng cai nghiện.

Cho đến một ngày, chồng chị nhập viện vì sốt liên miên. Bác sĩ gọi chị và con gái chị lên bệnh viên làm xét nghiệm. Chị Phụng không hiểu chuyện gì đang xảy ra nữa. Khi người nhà chị bảo cả 3 người đã nhiễm HIV và sẽ không còn sống được bao lâu nữa, chị tưởng như đất sụt dưới chân mình. Chị đau khổ dằn vặt mãi, nhưng vẫn tin rằng Bệnh viện Đa khoa Thái Bình xét nghiệm nhầm chứ thực ra con gái mình không bị lây. Linh cảm của người mẹ trong chị đã đúng, chị đưa con đi xét nghiệm lại và kết quả là cháu âm tính với HIV. Thêm nữa, chồng chị Phụng đã nhanh chóng chuyển sang giai đoạn AIDS và qua đời.

Nhưng bi kịch của chị Phụng chưa dừng ở đó. Chị lại phải đối mặt với sự kỳ thị của những người nhà quê. Vào những năm 2000, ở quê chị bị HIV là cái gì đó kinh khủng lắm, nó như là một thảm họa vậy. Hơn một nửa số người trong làng của chị đã đi làm xét nghiệm HIV chỉ vì lý do "đã từng bế con gái của Phụng". Bố mẹ chồng chị lúc này phải đưa con dâu và cháu nội ra thành phố Hạ Long sinh sống. Những tưởng cuộc sống đã mỉm cười với mẹ con chị nhưng thực tại phũ phàng vẫn chưa buông tha. Biết chị bị nhiễm HIV, không phụ huynh nào đồng ý cho con chị học chung lớp với con họ. Chị lại chạy vạy khắp nơi xin cho bằng được cái giấy chứng nhận con mình khỏe mạnh để cháu được đi học.

Con gái chị Phụng đi học cũng chẳng được miễn giảm bất kỳ một khoản đóng góp nào. Để duy trì cuộc sống và lo cho việc học của con, chị Phụng phải làm rất nhiều nghề như buôn bán lặt vặt, làm tạp vụ, làm công nhân bán thời gian,... Dù cô gắng hết sức nhưng cuộc sống của mẹ con chị vẫn khá chật vật. Chị Phụng lo lắng khi dự án tài trợ này kết thúc, thuốc hỗ trợ cho bệnh nhân như chị không được cấp miễn phí nữa thì cuộc sống chẳng biết dựa vào đâu.

Chị Phạm Thị Kim Phụng cho biết, số chị em như chị hiện còn sinh hoạt Câu lạc bộ của chị có khoảng 45 thành viên, số thành viên tích lũy có đến 157 người. Tuy nhiên, con số này chẳng thấm tháp gì so với con số thực ở trên địa bàn TP Hạ Long cũng như trong tỉnh. Toàn bộ các chị tham gia Câu lạc bộ đều là nạn nhân của việc chồng (bạn tình) hút chích, nghiện ngập, quan hệ với gái mại dâm rồi lây truyền sang.

 

Cố gắng để dồn tất cả tình yêu cho con

Chị Phụng bảo, những bệnh nhân có H như chị ở tham gia Câu lạc bộ đều rất kiên cường trước bệnh tật. Họ đều lăn lộn với cuộc sống hàng ngày để lo cho mình và cho con. Có người còn bị bố mẹ chồng hắt hủi đuổi đi, có người buôn thúng, bán mẹt kiếm từng đồng sống qua ngày. Thi thoảng lắm mới có người như vợ chồng chị Th cùng nhiễm HIV làm ăn có hiệu quả mua đất xây được nhà kiên cố. Chị Phạm Thị Kim Phụng không có cái may mắn ấy. Một mình chị đang phải xoay xở nuôi con và lo cho cuộc sống từng ngày. Khi mắc nghiện, chồng chị đã làm khánh kiệt hết tất cả tài sản gia đình. Có người bảo sao không đưa con về quê để dựa vào ông bà ngoại, chị không thể mang con về quê với 2 bàn tay trắng, không tiền bạc, không nghề nghiệp, chỉ trông vào 2 suất ruộng để nuôi con được. Hiện nay, chị phải làm đủ các nghề để có tiền lo cho con. Khi thì làm công nhân quét rác, lúc lại tranh thủ làm tạp vụ cho khách sạn nhà hàng, khi tham gia dự án tuyên truyền phòng chống HIV, tham gia và trở thành cán bộ cốt cán của Câu lạc bộ Hoa hướng dương 1, Thành phố Hạ Long (tỉnh Quảng Ninh). Chị cho biết, tiền thù lao mà dự án hỗ trợ cho các chị chỉ khoảng mấy trăm nghìn 1 tháng, nhiều khi không đủ để chi phí nhưng công việc cũng làm cho chị vui vì thấy mình có ích cho xã hội.

Hiện nay, với mức thu nhập chỉ khoảng 3 triệu đồng 1 tháng, cuộc sống của mẹ con chị Phạm Thị Kim Phụng chật vật vô cùng. Đã thế vật giá lại leo thang, chị phải dè xẻn chi tiêu lắm mới lo được cho con. Hai đứa em của chị cũng thương chị lắm, nhiều lúc cũng cho tiền phụ với chị nuôi cháu. Nhưng ai cũng có cuốc sống riêng của mình, chị phải tự lo là chính chứ không biết dựa vào ai được. Chị bảo, đã lâu rồi chị chẳng mua sắm gì cho mình cả mà dồn hết cho con. Chị cố gắng mua cho con một cái bảo hiểm sau này mình có vấn đề gì, con nó không còn cha mẹ cũng có được một số tiền để trang trải cho cuộc sống. Những lúc rảnh rỗi, chỉ có 2 mẹ con, chị Phụng thường thủ thỉ tâm sự với con. Chị đã nói thẳng cho con biết tình trạng của mình, để con chuẩn bị tư tưởng và con có nghị lực để đứng vững trước mọi khó khăn. Cũng may là nhờ tình thương yêu và sự giáo dục của chị mà cháu lớn lên học hành chăm chỉ và ngoan ngoãn lắm. Thế nhưng, là một người mẹ chị luôn luôn đau đáu mối lo. Chẳng biết một vài năm nữa rồi sẽ ra sao, con chị sẽ sống như thế nào, có ngoan ngoãn nữa không, có thành người không khi không còn mẹ trên cuộc đời này để bảo ban, dạy dỗ.

Tôi gặp lại chị Phụng khi chị vừa tan ca, đang hối hả về nhà lo cho cô con gái. Nhìn dáng vẻ tất bật của chị, tôi thấy dường như chị đã cố gắng trên cả sức của mình. Chị bảo đi làm cũng vất vả lắm nhưng về đến nhà là dành từng giờ, từng phút để lo cho con. Con đang ở tuổi ăn tuổi lớn mà. Những câu chuyện mà chị nói với tôi tưởng như không bao giờ kết thúc. Chị kể về cuộc đời chị với một giọng trầm buồn. Đôi mắt sâu thẳm của chị nhìn tôi mà như thể nhìn vào khoảng không vô định. Chắc hẳn chị đang nhìn sâu vào nỗi đau của mình. Những nỗi đau ấy cứ âm thầm gặm nhấm trái tim chị. Chia tay chị trở về, tôi thầm hỏi, chẳng biết, cuộc đời những con người này sẽ ra sao? Tôi còn nhớ mãi dáng chị lặng lẽ đi trong đêm tối với nụ cười hiền, có lúc pha chút xót xa và lời chị nói: "Phải cố mà sống vì con, vì những chị em cùng cảnh ngộ. Còn ngày mai... biết đâu được".

*Tên nhân vật trong bài đã được thay đổi

Theo Đang Yêu

http://www.anninhthudo.vn/tam-tinh/bi-kich-va-su-kien-cuong-cua-co-gai-chan-que-nhiem-hiv-tu-chong/483824.antd




Tu-an  
#237 Đã gửi : 21/04/2013 lúc 10:03:36(UTC)
Guest
Danh hiệu: Guest

Nhóm:
Gia nhập: 24-06-2009(UTC)
Bài viết: 25.549

Được cảm ơn: 35 lần trong 21 bài viết

Cô gái nhiễm HIV vươn lên từ bóng tối số phận

Rss Feed  Atom Feed
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
12 Trang«<101112
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.