Bản mô tả công việc
Vị trí: CỘNG TÁC VIÊN tại địa phương
Lĩnh vực: Hoạt động dự phòng cho người sống chung với HIV
Dự án Sáng kiến Chính sách Y tế (HPI)
I. Giới thiệu về dự án HPI
Sáng kiến Chính sách Y tế (HPI) Việt Nam là dự án 5 năm được tài trợ bởi Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa kỳ (USAID) thông qua chương trình PEPFAR được thiết kế nhằm hỗ trợ sự hợp tác giữa chính phủ hai nước Việt Nam và Hoa Kỳ, các tổ chức xã hội dân sự và các bên liên quan phát triển và thực hiện luật pháp, chính sách và chương trình can thiệp về HIV/AIDS trên cơ sở bằng chứng và thực hành tốt nhất. Mục đích của dự án HPI Việt Nam bao gồm: (1) thông qua và thực hiện các chính sách, kế hoạch và chương trình về HIV/AIDS của địa phương và quốc gia dựa trên các kinh nghiệm quốc tế, (2) Tăng cường hỗ trợ các cơ quan nhà nước và các tổ chức xã hội dân sự hoạt động có hiệu quả tham gia vào quá trình hoạch định chính sách và (3) phát triển, sử dụng số liệu kịp thời và chính xác để phục vụ cho việc ra quyết định dựa trên cơ sở bằng chứng.
Dựa trên kết quả đánh giá nhanh về nhu cầu của các nhóm tự lực trong hoạt động dự phòng cho NCH do nhóm cán bộ dự án HPI thực hiện đầu tháng 4/2009, nhằm hỗ trợ kịp thời và hiệu quả cho các nhóm, dự án HPI sẽ tuyển chọn các Cộng tác viên tham gia dự án tại Hà Nội, Nghệ An và TP. Hồ Chí Minh.
II. Mục tiêu của dự phòng tích cực cho người sống chung với HIV (NCH).
· Thúc đẩy người sống chung với HIV (PLWHAs) và các nhóm người có hành vi nguy cơ cao (đã biết hoặc chưa biết về tình trạng có HIV) áp dụng các hành vi về dự phòng tích cực.
· Tăng cường sự tiếp cận của PLWHAs với các dịch vụ dự phòng và chăm sóc điều trị phù hợp, có chất lượng và các dịch vụ hỗ trợ xã hội khác.
· Nâng cao năng lực các nhóm tự lực, các câu lạc bộ của PLWHAs và những người dễ bị tổn thương thông qua hoạt động lồng ghép với chương trình nâng cao năng lực cho các nhóm, tổ chức dựa vào cộng đồng.
· Góp phần vào quá trình vận động nhằm thay đổi chính sách về y tế cho PLWHAs và giảm kỳ thị và phân biệt đối xử tại các cơ sở y tế.
III. Nhiệm vụ cụ thể của CỘNG TÁC VIÊN:
1. Liên lạc và tham gia hỗ trợ các nhóm tự lực nh óm h ỗ tr ợ (SSG) tổ chức các buối sinh hoạt thường kỳ với các chủ đề liên quan đến các hoạt động dự phòng, giảm kỳ thị phân biệt đối xử, chuyển gửi NCH đến các dịch vụ phù hợp.
2. Phối hợp với mạng lưới các nhóm tự lực, Trung tâm phòng chống HIV/AIDS, các đối tác và cơ sở dịch vụ tại địa phương nhằm thúc đẩy các hoạt động dự phòng và chuyển gửi cho NCH.
3. Phối hợp với HPI trong công tác nâng cao năng lực và đăng ký tư cách pháp nhân của các tổ chức dựa vào cộng đồng của NCH.
4. Thu thập và phát hiện các trường hợp kỳ thị và phân biệt đối xử đối với NCH tại cơ sở y tế và phối hợp với HPI trong quá trình vận động chính sách về y tế.
5. Hỗ trợ trưởng nhóm xây dựng kế hoạch tháng của nhóm trong công tác dự phòng cho NCH.
6. Tham gia các hoạt động đào tạo/tập huấn nâng cao năng lực và hội thảo mà cán bộ dự án HPI yêu cầu.
7. Báo cáo hoạt động tháng cho cán bộ dự án HPI.
IV. Yêu cầu:
1. Đã tốt nghiệp PTTH.
2. Đã từng tham gia hoạt động cộng đồng tại nhóm tự lực/tự giúp, có kinh nghiệm làm việc trong hoạt động hỗ trợ NCH
3. Nhiệt tình, có kỹ năng giao tiếp tốt, kỹ năng truyền thông, tư vấn, tiếp cận cộng đồng
4. Ưu tiên cho các thành viên đã tham gia trong khóa đào tạo TOT về dự phòng do Constella Futures (thuộc HPI hợp phần 01) đã tổ chức.
5. Đang sinh sống và cư trú tại 03 tỉnh: Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh và Nghệ An.
6. Tình nguyện và có thời gian để tham gia làm cộng tác viên của dự án HPI.
V. Hỗ trợ của chương trình đối với CỘNG TÁC VIÊN
1. Được hưởng trợ cấp hàng tháng với mức: 900.000 VNĐ/tháng; hỗ trợ đi lại: 100.000 VNĐ/tháng.
2. Được tham gia các khóa đào tạo nâng cao năng lực do dự án HPI tổ chức.