Trang chủ HIV  |  Web Link  |  Giới thiệu |  Liên hệ  |  English 
hiv logo

Thông báo

Icon
Error

Đăng nhập


Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to last unread
Offline Believe  
#1 Đã gửi : 09/10/2009 lúc 02:59:18(UTC)
Believe

Danh hiệu: Thành viên gắn bó

Nhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 11-11-2008(UTC)
Bài viết: 990

Được cảm ơn: 26 lần trong 19 bài viết
07-10-2009 22:51:21 GMT +7

TRÀ GIANG - TRẦN NGỌC
Thanh thiếu niên đường phố đang học làm bánh tại Trường Nghiệp vụ nhà hàng cho trẻ em đường phố. Ảnh: TRẦN NGỌC

(PL)- Nhiều trẻ đường phố đã vươn lên để ổn định, có người thành đạt và quay lại giúp những đứa trẻ cùng cảnh.

>> Hè phố là nhà em đó!

>> Cạm bẫy vỉa hè của trẻ đường phố

Nguyễn Văn Nam sinh năm 1967, mồ côi cha từ nhỏ, lên tám tuổi anh cùng mẹ và em gái rời Sài Gòn đi kinh tế mới. Cuộc sống kham khổ và khắc nghiệt nên mấy năm sau họ về lại Sài Gòn và lấy hè phố làm nhà. Nam đã phải nhặt túi nylon để đổi lấy những bữa ăn hằng ngày.

Ân nhân của trẻ đường phố

Một thời gian sau, Nam lại vào Trường Thiếu niên 3 rồi tình nguyện đi bộ đội ở tuổi 17. Xuất ngũ, anh học nghề sửa xe ôtô. Nhưng một ngã rẽ tình cờ khiến anh vừa làm thợ sửa xe vừa học một lớp cán sự xã hội và sau đó anh chuyển nghề làm nhân viên xã hội.

Đến các công viên Thăng Long (quận 6), Phú Lâm, 23-9... hỏi đến “thầy Nam”, không một đứa trẻ đường phố nào không biết. “Thầy Nam như mắc nợ gì trẻ bụi đời: lo cho tụi trẻ học nghề, đưa mấy đứa nghiện đi cai, dẫn mấy đứa bệnh đi khám...” - bà già bán nước ở một góc Công viên 23-9 nói một hơi khi nghe tôi nhắc tới anh. Hiện tại Nguyễn Văn Nam đang làm trợ lý cho một dự án chăm lo cho trẻ đường phố của tổ chức Save the Children (tổ chức Cứu trợ trẻ em - SC). Có những cuộc điện thoại cho anh lúc giữa khuya: “Thầy ơi, con đau bụng quá! Chắc con sắp sinh con rồi”. Anh lại tất tả chạy đến.

Anh cùng một số người bạn đã cố gắng liên hệ với một bệnh viện để miễn viện phí cho những ca sinh con của trẻ đường phố. Huỳnh Thiên (23 tuổi, ở Công viên Thăng Long) bộc bạch: “Em mang ơn thầy Nam suốt đời. Khi em đi khám, vợ sinh con trong cảnh không nhà cửa, không tiền bạc. Nếu không được sinh miễn phí, chắc chết rồi!”.

“Cuộc sống của trẻ đường phố như một chuỗi dấu hỏi, tôi thấy mình cần tìm lời giải đáp cho các em” - anh Nam cười hiền lành. Gọi điện thoại cho anh lúc nào cũng nghe âm thanh của xe cộ, anh vẫn mải miết rong ruổi khắp các ngả đường để làm một chiếc cầu nối cho trẻ đường phố và xã hội.

Giúp trẻ từ “đường làng”

Quê tận Quảng Ngãi, nhà nghèo, cậu bé Hồ Quốc Thống (sinh năm 1985) phải nghỉ học từ năm lớp 6. Em quyết định vào Sài Gòn kiếm việc làm giúp gia đình. Từ bán vé số, bán báo, phụ hồ, đánh giày, cậu bé nhập bọn với trẻ đường phố Ga Sài Gòn. Em bắt đầu kết băng nhóm, đi trộm cắp, hít hàng trắng...

Cuộc sống đường phố đã lùi dần sau lưng khi Thống tham gia học một lớp nhiếp ảnh của Hội Bảo trợ trẻ em đường phố. Sáng cậu tiện tặn từng ổ bánh mì để có tiền đi xe buýt đến nơi học, chiều về đi đánh giày. Sau đó, Thống vào ở hẳn tại Mái ấm Trẻ lớn (Bình Thạnh) và học hỏi kỹ thuật chụp ảnh, xử lý ảnh. Nhờ chăm chỉ, chỉ sau sáu tháng Thống đã thạo nghề, được nhận vào làm với mức lương 1,2 triệu đồng. Khi đã lành nghề, Thống tự nhận gia công hình ảnh cho các studio và truyền nghề cho trẻ của mái ấm. Thống về thăm nhà sau năm năm xa quê, hãnh diện đưa cho mẹ số tiền kiếm được bằng sức lao động chính đáng.

Năm 2006, Hồ Quốc Thống được bầu chọn là Công dân trẻ TP.HCM và được vay vốn của Hội Liên hiệp thanh niên TP.HCM mở studio Dreams (quận 12). Mới đây, Thống hồ hởi khoe: “Chưa hết thời hạn phải trả vốn vay nhưng em đã đủ số tiền để trả rồi”. Thống cũng đã sửa sang lại nhà cửa cho cha mẹ ở quê khang trang, chu cấp hằng tháng cho em gái đang học Đại học marketing. Sau bao thăng trầm thời niên thiếu, Thống đã tìm được hạnh phúc mái ấm bên người vợ hiền và đứa con nhỏ vừa sinh tròn tháng.

Anh tự lặn lội về quê tìm hiểu hoàn cảnh những nhà nghèo khó và xin phép cha mẹ trẻ để đưa trẻ lên studio của mình học nghề. Anh giải thích: “Phải tiếp cận trẻ từ “đường làng”. Khi chúng mới vất vưởng ở làng thì mình phải ngăn chặn ngay. Đừng để chúng thành trẻ đường phố, sẽ rất khó thuyết phục và đôi khi còn dẫn đến hậu quả khôn lường.”

Vẫn còn ít cơ hội

Bà Lê Thị Mỹ Hiền, Giám đốc Trung tâm Thực hành công tác xã hội (Trường đại học Mở TP.HCM), cho biết trung tâm đang phối hợp với tổ chức Save the Children thực hiện dự án Phòng chống HIV trong thanh thiếu niên tại Việt Nam. Lực lượng nòng cốt của dự án là 15 đồng đẳng viên thanh thiếu niên đường phố. Khi tham gia dự án, các em đã cam kết thay đổi một vài hành vi, trong đó có điều khoản không phạm pháp và đều làm tốt điều này. Các đồng đẳng viên cùng nhân viên dự án đến từng công viên, góc phố để làm quen, phát bao cao su cho trẻ đường phố. Trong những buổi tuyên truyền trước rất đông trẻ đường phố đến tham dự, những đồng đẳng viên trình bày kiến thức về chủ đề gia đình, tình yêu, tình dục... tự tin và mạch lạc.

Dù làm cho dự án chỉ được gần 1,5 triệu đồng/tháng nhưng các em vẫn thích vì có công việc hợp pháp. Đồng đẳng viên Vương Quốc trầm ngâm: “Trước kia, cùng đường tụi em mới đi cướp giật, làm việc phạm pháp chứ giờ có cơ hội, ai lại không muốn sống cho đàng hoàng. Tụi em cũng muốn giúp bạn bè đồng cảnh ngộ hiểu rõ hơn về HIV để phòng tránh, đỡ bị chết oan”.

Chỉ cần có cơ hội để vươn lên, mọi trẻ đường phố đều cố gắng bám lấy với ước mong thoát cảnh sống âu lo, phập phồng. Nhưng dường như cơ hội cho các em vẫn còn quá ít...



Ước mơ bình dị vẫn... xa vời

Rất nhiều trẻ đường phố mong được làm một công dân bình thường như bao người. Có em lớn lên đã lập gia đình, có con nhưng vẫn chưa được pháp luật công nhận là vợ chồng vì không có chứng minh nhân dân nên không thể đăng ký kết hôn. Huỳnh Tấn Phát (Công viên Á Đông) rời nhà đi bụi từ lúc còn rất nhỏ. Hiện giờ con của Phát đã một tuổi và như một vòng tròn luẩn quẩn, đứa trẻ cũng không có giấy khai sinh như cha.

Không còn mơ về mái ấm có cha mẹ che chở vì từ khi mới lọt lòng đã bị chối bỏ, cô bé Lan ra lề đường kiếm sống bằng nghề mại dâm từ khi 16 tuổi. Năm ngoái, Lan tình cờ gặp lại một bạn trai đường phố chính là người dắt mối cho cô. Hai người về ở với nhau rồi đổi nghề lương thiện: vợ bán vé số, chồng bốc vác ở chợ cá Bình Điền. Nhưng số phận như trêu ngươi: cả hai vợ chồng đều mắc bệnh AIDS...


Và sẽ có những người làm nên tất cả vì họ có ước mơ - Họ tin vào lời hứa - Họ có những lời ước hẹn -
Họ đã trưởng thành từ nỗi đau - Họ nhận ra sai lầm - Họ có một người bạn thật sự và vì bên họ còn có một tình yêu.
Tất cả là cuộc sống !


http://www.skydoor.net
http://www.mtvasia.com

...Cứ mỗi một ngày trôi qua trên đất nước Việt Nam,lại có thêm 100 người phải sống chung với căn bệnh thế kỷ - HIV/AIDS !
Bạn đã làm gì để tránh nguy cơ trở thành một trong số đó ?
- Hãy cố gắng hơn nữa để có một cuộc sống lành mạnh hơn,nền nếp hơn,nhé bạn.
- Hãy trang bị cho mình kiến thức cơ bản về sức khỏe sinh sản và sử dụng biện pháp an toàn - bao cao su lúc cần thiết.
Cuối cùng : Hãy sống vì những người bạn yêu thương và cho chính bản thân bạn.



Ma túy ? Không thử dù chỉ một lần trong đời.
Nourish Compassion - I love You !
Quảng cáo
Rss Feed  Atom Feed
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.