VINAGA – TINH HOA TRÁI GẤC VIỆT
Gần đây các nghiên cứu nhận thấy rằng, tinh dầu của quả gấc Việt Nam còn có những đặc tính sinh học giúp ngăn ngừa ung thư tốt hơn cà chua và có những ưu điểm nổi trội. Ở Mỹ, người ta gọi trái gấc là loại quả đến từ thiên đường (fruit from heaven)
Các minh chứng khoa học
Các nhà khoa học đã chứng minh rằng, những người thường xuyên ăn cà chua có khả năng giảm đáng kể nguy cơ mắc các bệnh ung thư.
Trong cà chua có chứa Lycopene, một chất chống oxy hóa rất quan trọng, giúp “tiêu diệt” các tế bào có nguồn gốc ung thư. Nhưng theo nghiên cứu của Đại học California thì hàm lượng Lycopen có trong dầu quả gấc VN cao gấp 70 lần cà chua. Chính những phát hiện của các nhà khoa học đã đưa trái gấc lên vị trí quán quân trong danh mục những loại quả hữu ích với sức khỏe con người.
Tại Trung tâm sức khoẻ Haifa, các chuyên gia đã tiến hành kiểm tra hàm lượng Lycopene trong các xét nghiệm của bệnh nhân và hoàn toàn bất ngờ bởi Lycopene là chất chống oxy hoá rất tích cực, nó có khả năng ngăn ngừa sự hình thành oxy hoá LDL, cholesterol có hại trong máu, từ đó sẽ ngăn chặn được chứng xơ vữa động mạch và các nguy cơ dẫn tới đột quỵ.
Ai nên ăn gấc và dùng dầu gấc?
Một cuộc khảo cứu đối với đàn ông, bao gốm cả những người có tiền sử mắc bệnh tim mạch và những người khoẻ mạnh, bình thường. Các nhà giáo sư đã đi tới kết luận, những người có hàm lượng lycopene cao sẽ giảm được 50% nguy cơ bị các bệnh tim mạch.
Tháng 5/2007, các giáo sư ở Trường ĐH Tokyo (Nhật Bản) đã nghiên cứu thành công đề tài khoa học dùng tinh dầu của quả gấc để điều trị những biến chứng của bệnh tiểu đường. Trước đó, giáo sư Nguyễn Văn Đàn và các cộng sự của mình ở Học viện quân y đã dùng dầu gấc để làm giảm lượng cholesterols trong máu, phòng chống nguy cơ đột quỵ và các bệnh về tim mạch.
Theo tờ International Journal cũng cho hay, nếu trong cơ thể phụ nữ có chứa hàm lượng lycopene đáng kể thì nguy cơ mắc các bệnh ung thư như vòm họng, trực tràng, dạ dày, thực quản sẽ giảm 5 lần.
Theo một số nghiên cứu của Mỹ được công bố gần đây cho thấy các hợp chất của Beta Carotten, Lycopen, Alphatocopherol,…có trong dầu gấc có tác dụng làm vô hiệu hóa 75% các chất gây ung thư nói chung, nhất là ung thư vú ở phụ nữ và ung thư tiền liệt tuyến ở nam giới.
Ngoài ra tinh dầu gấc còn có tác dụng tăng cường thị lực, phòng chữa sạm da , trứng cá, chống suy dinh dưỡng ở trẻ em.
Ở Việt Nam, bác sỹ Nguyễn Công Suất là người đã có nhiều năm tham gia nghiên cứu về gấc cùng với các nhà khoa học Mỹ và các giáo sư nổi tiếng trong ngành y dược Việt Nam. Ông là người đã mạnh dạn biến gấc thành thuốc, thành thương phẩm phục vụ cho sức khỏe cộng đồng và trở thành người đầu tiên đặt thương hiệu cho trái gấc Việt Nam với tên gọi VINAGA.
Sản phẩm dầu gấc VINAGA hiện nay được xuất khẩu sang thị trường Mỹ và châu Âu, Nhật Bản cũng như một số nước khác trên thế giới.
Cây gấc mọc ở bờ rào, bờ ao, góc sân, góc vườn của người Việt nay đã có chỗ đứng trong lòng người Việt và bạn bè quốc tế. Việc xuất khẩu sản phẩm từ trái gấc quê hương xứ sở ra nước ngoài không những góp gần nâng cao sức khỏe cộng đồng mà còn góp phần quảng bá hình ảnh Việt Nam đến bạn bè thế giới.
Gần đây các nghiên cứu nhận thấy rằng, tinh dầu của quả gấc Việt Nam còn có những đặc tính sinh học giúp ngăn ngừa ung thư tốt hơn cà chua và có những ưu điểm nổi trội. Ở Mỹ, người ta gọi trái gấc là loại quả đến từ thiên đường (fruit from heaven)
Các minh chứng khoa học
Các nhà khoa học đã chứng minh rằng, những người thường xuyên ăn cà chua có khả năng giảm đáng kể nguy cơ mắc các bệnh ung thư.
Trong cà chua có chứa Lycopene, một chất chống oxy hóa rất quan trọng, giúp “tiêu diệt” các tế bào có nguồn gốc ung thư. Nhưng theo nghiên cứu của Đại học California thì hàm lượng Lycopen có trong dầu quả gấc VN cao gấp 70 lần cà chua. Chính những phát hiện của các nhà khoa học đã đưa trái gấc lên vị trí quán quân trong danh mục những loại quả hữu ích với sức khỏe con người.
Tại Trung tâm sức khoẻ Haifa, các chuyên gia đã tiến hành kiểm tra hàm lượng Lycopene trong các xét nghiệm của bệnh nhân và hoàn toàn bất ngờ bởi Lycopene là chất chống oxy hoá rất tích cực, nó có khả năng ngăn ngừa sự hình thành oxy hoá LDL, cholesterol có hại trong máu, từ đó sẽ ngăn chặn được chứng xơ vữa động mạch và các nguy cơ dẫn tới đột quỵ.
Ai nên ăn gấc và dùng dầu gấc?
Một cuộc khảo cứu đối với đàn ông, bao gốm cả những người có tiền sử mắc bệnh tim mạch và những người khoẻ mạnh, bình thường. Các nhà giáo sư đã đi tới kết luận, những người có hàm lượng lycopene cao sẽ giảm được 50% nguy cơ bị các bệnh tim mạch.
Tháng 5/2007, các giáo sư ở Trường ĐH Tokyo (Nhật Bản) đã nghiên cứu thành công đề tài khoa học dùng tinh dầu của quả gấc để điều trị những biến chứng của bệnh tiểu đường. Trước đó, giáo sư Nguyễn Văn Đàn và các cộng sự của mình ở Học viện quân y đã dùng dầu gấc để làm giảm lượng cholesterols trong máu, phòng chống nguy cơ đột quỵ và các bệnh về tim mạch.
Theo tờ International Journal cũng cho hay, nếu trong cơ thể phụ nữ có chứa hàm lượng lycopene đáng kể thì nguy cơ mắc các bệnh ung thư như vòm họng, trực tràng, dạ dày, thực quản sẽ giảm 5 lần.
Theo một số nghiên cứu của Mỹ được công bố gần đây cho thấy các hợp chất của Beta Carotten, Lycopen, Alphatocopherol,…có trong dầu gấc có tác dụng làm vô hiệu hóa 75% các chất gây ung thư nói chung, nhất là ung thư vú ở phụ nữ và ung thư tiền liệt tuyến ở nam giới.
Ngoài ra tinh dầu gấc còn có tác dụng tăng cường thị lực, phòng chữa sạm da , trứng cá, chống suy dinh dưỡng ở trẻ em.
Ở Việt Nam, bác sỹ Nguyễn Công Suất là người đã có nhiều năm tham gia nghiên cứu về gấc cùng với các nhà khoa học Mỹ và các giáo sư nổi tiếng trong ngành y dược Việt Nam. Ông là người đã mạnh dạn biến gấc thành thuốc, thành thương phẩm phục vụ cho sức khỏe cộng đồng và trở thành người đầu tiên đặt thương hiệu cho trái gấc Việt Nam với tên gọi VINAGA.
Sản phẩm dầu gấc VINAGA hiện nay được xuất khẩu sang thị trường Mỹ và châu Âu, Nhật Bản cũng như một số nước khác trên thế giới.
Cây gấc mọc ở bờ rào, bờ ao, góc sân, góc vườn của người Việt nay đã có chỗ đứng trong lòng người Việt và bạn bè quốc tế. Việc xuất khẩu sản phẩm từ trái gấc quê hương xứ sở ra nước ngoài không những góp gần nâng cao sức khỏe cộng đồng mà còn góp phần quảng bá hình ảnh Việt Nam đến bạn bè thế giới.
Thông tin chi tiết :
Công dụng của gấc
Tên khoa học: Momordica cochinchinensis (Lour) Spreng. họ Bầu bí (Cucurbitaceae).
Tên khác: Mộc miết (TQ) – Muricic (Pháp) – Cochinchina Momordica (Anh).
Bộ phận dùng:
1. Hạt gấc: Còn gọi là Mộc miết tử (TQ) là hạt lấy ở quả gấc chín (Semen Momordicae) đã bóc vỏ màng và chế biến khô.
Đã được ghi vào Dược điển Việt
Nam (1983) và Dược điển Trung Quốc (1963),(1997).
2. Dầu gấc: (Oleum Momordicae) là dầu ép từ màng đỏ bọc hạt gấc. Đã được ghi vào Dược điển Việt
Nam (1997).
3. Rễ gấc: Còn gọi là Phòng kỷ nam là rễ cây gấc (Radix Momordiae) phơi khô.
Mô tả: Cây gấc là một loại dây leo, mỗi năm lụi một lần, nhưng lại đâm chồi từ gốc cũ lên vào mùa xuân năm sau. Lá mọc so le, chia thuỳ khía sâu tới ½ phiến lá. Hoa đực, hoa cái riêng biệt, cánh hoa màu vàng nhạt. Mùa hoa tháng 4-5. Quả hình bầu dục dài độ 15-20cm, đáy nhọn, ngoài có nhiều gai, khi chín màu vàng đỏ đẹp tươi. Mùa quả tháng 6 đến tháng 2 năm sau. Gấc nếp thì thưa gai hơn gấc tẻ. Trong quả có nhiều hạt xếp thành những hàng dọc, quanh hạt có màng màu đỏ máu, tươi. Bóc lớp màng đỏ sẽ thấy hạt hình gần giống con ba ba nhỏ, ngoài có lớp vỏ cứng, mép có răng cưa. Trong hạt có nhân trắng chứa nhiều dầu.
Gấc mọc hoang và được trồng khắp nơi ở nước ta...Trồng bằng hạt hay giâm cành vàp các tháng 2 - 3, trồng một năm có thể thu hoạch hàng chục năm. Ngay năm đầu đã có quả nhưng ít, càng về sau càng nhiều quả.
Thu hái chế biến: Mua thu hái từ tháng 8 - 9 đến tháng 1 - 2 năm sau. Quả chín hái về đem bổ, vét hạt với cả màng đỏ. Nếu để nấu xôi thì dùng tươi trộn với gạo (có thể thêm ít rượu). Nếu để chế dầu gấc thì phải sấy hay phơi khô tới khi không còn dính tay, bóc lấy màng đỏ tươi rồi lại phơi hay sấy khô ở nhiệt độ thấp (60-70oC). Tán nhỏ màng rồi áp dụng một trong hai phương pháp sau:
1.Chiết bằng dung môi: Lấy kiệt bằng ete dầu hoả. Sau đó thu hồi ete bằng đun cách thủy trong khí Nitơ hay khí carbonic. Cặn còn lại là dầu gấc. Để lâu dầu này sẽ để lắng một lớp tinh thể caroten thô ở dưới, bên trên là lớp dầu no caroten. Tỷ lệ dầu trong màng đỏ là 8p100. Trung bình 100kg quả gấc cho độ 1,9l dầu gấc.
2.Ép như dầu lạc: màng đỏ đã sấy khô, tán nhỏ, đem đồ lên rồi ép lấy dầu. Để lâu cũng sẽ phân làm 2 lớp như trên.
Dùng cồn 95oC, loại acid tự do trong dầu chế theo 2 phương pháp trên thì được dầu chế trung tính.
Dầu gấc: Dầu sánh, trong, màu đỏ tím đậm, mùi thơm vị ngọt, vị béo, không khé cổ. Tỉ lệ caroten trên 0,15p100. Nếu có cặn phải là cặn caroten tinh thể. Dược điển Việt Nam (1997) quy định dầu phải chứa ít nhất 0,1p100 b-caroten.
Hạt gấc: Khô, già, vỏ ngoài cứng đen, chắc, nặng, mép có răng cưa tù và rộng, trong có nhân trắng ngà, có dầu, không bị thối đen. Nguyên hạt, không vỡ nát, không thối nhân, không lẫn tạp chất là tốt.
Hiện nay, ta chưa có tiêu chuẩn chất lượng về rễ gấc.
Thành phần hoá học: Dầu gấc.
1ml dầu gấc có 30mg caroten tương ứng với 50.000 đơn vị quốc tế vitamin A.
Hạt gấc: Trong nhân hạt gấc có chất momordin (là một loại saponin), 6p100 nước, 2,9p100 chất vô cơ, 55,3p100 chất béo, 16,6p100 chất protid, 2,9p100 đường toàn bộ, 1,8p100 tanin, 2,8p100 cellulose và 11,7p100 chất không xác định được.
Ngoài ra còn có các men phosphatase, invectase và peroxydase.
Công dụng:
- Màng gấc: Nhân dân ta dùng đồ xôi, ăn cả xôi và màng gấc.
- Dầu gấc: Dầu gấc có tác dụng như những thuốc có vitamin A, dùng bôi lên các vết thương, vết loét, vết bỏng làm cho chóng lành, lên da. Uống dầu gấc, người bệnh chóng lên cân, tăng sức chống đỡ bệnh tật của cơ thể, do chất caroten dưới tác dụng của men carotenase có nhiều trong gan sẽ tách b caroten thành hai phần tử vitamin A. Dùng cho trẻ em chậm lớn, trong bệnh khô mắt, quáng gà.
Liều dùng: Dầu gấc: Mỗi ngày 2 lần, uống trước 2 bữa ăn chính mỗi lần ăn chính mỗi lần 5 giọt, có thể tăng lên 25 giọt. Trẻ em 5-10 giọt 1 ngày. Dùng ngoài dưới dạng thuốc mỡ 5-10p100 dầu gấc hay bôi bằng dầu nguyên chất (chữa bỏng).
- Hạt gấc: Theo Đông y, hạt gấc vị đắng, hơi ngọt, tính ấm, có độc, dùng chữa các chứng bệnh ung thũng, mụn nhọt độc, tràng nhạt, eczema, viêm da thần kinh,trĩ, phụ nữ sưng vú. Có thể chế thuốc viên hay tán bột uống. Liều uống từ 0,8-1,2g. Nhưng thường dùng đắp ngoài da đồ mụn nhọt. Nhân dân ta còn dùng để đắp chữa chai bàn chân.
- Rễ gấc: Sao vàng, tán mỏng, dùng uống chữa tê thấp sưng chân gọi là Phòng kỷ nam.
- Lá gấc: Viện Đông y dùng lá gấc với tầm gửi đắp ngoài ra làm thuốc tiêu sưng tấy.
Bài thuốc:
Chữa sưng vú, giã nhân hạt gấc với ít rượu đắp chỗ sưng đau.
Lưu ý: Nhân hạt gấc còn gọi là Phiên mộc miết, theo Đông y có tính rất lạnh, ăn phải thì cấm khẩu nguy hiểm
