Trang chủ HIV  |  Web Link  |  Giới thiệu |  Liên hệ  |  English 
hiv logo

Thông báo

Icon
Error

Đăng nhập


Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to last unread
Offline Tình_ca  
#1 Đã gửi : 12/04/2010 lúc 08:08:29(UTC)
Tình_ca

Danh hiệu: Thành viên gắn bó

Nhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 09-03-2010(UTC)
Bài viết: 1.216
Đến từ: Quảng Trị

Cảm ơn: 34 lần
Được cảm ơn: 116 lần trong 86 bài viết

Bác sĩ trò chuyện

Bà mẹ thiên nhiên thương yêu muôn loài

SGTT - Thương làm sao. Cây cỏ hứng ánh nắng từ mặt trời, lấy nước muối khoáng từ đất, chế tạo thức ăn nuôi mình và nuôi muôn loài. Rau trái mang sinh tố vào bữa ăn, bệnh tật ra khỏi thân thể, trẻ con lớn khoẻ, người lớn sống vui.



Những năm cuối thế kỷ 19, bác sĩ quân y Christiaan Eijkman làm việc tại đảo Java (thuộc địa của Hà Lan) thấy những chú gà ăn gạo trắng bị chứng tê phù. Ông cho thêm chất cám vào bữa ăn thì chúng hồi phục. Những người tiếp nối lần lần làm rõ vai trò của chất nhiệm màu trong cám của gạo lức. Đến năm 1926 hai ông P. Jansen và F. Donath phân lập được tinh thể chất lạ chiết xuất từ cám: chỉ cần 1% của một miligram mỗi ngày để trị hết bệnh một con bồ câu thiếu chất kỳ diệu này. Giải Nobel sinh lý hoặc y học năm 1929 đầu tiên vinh danh sự khám phá vitamin được trao cho Eijkman, 35 năm sau khi ông trị gà khỏi bệnh. Khoảng năm 1910 nhà sinh hoá C.Funk cho là mình đã phân lập được chất nhiệm màu trong cám và gọi là vital amines (chất sống amines). Khám phá của ông là sai lầm, nhưng từ ông đề xuất được giữ lại và gọi gọn là vitamin. Từ sinh tố cũng rất phù hợp.

Cơ thể không làm ra được



Các vitamin là các chất trong các thức ăn của chúng ta. Cơ thể cần vitamin mới hoạt động tốt. Mỗi loại vitamin có một nhiệm vụ. Chẳng hạn như vitamin D trong sữa giúp cho xương chắc. Vitamin A trong củ càrốt giúp nhìn được trong bóng tối. Vitamin C trong chanh, cam giúp cơ thể lành nếu bị đứt tay đứt chân. Các vitamin B ở các loại rau cải xanh giúp cơ thể làm ra protein và năng lượng.

Nước và mỡ hoà tan các vitamin. Có hai nhóm: các vitamin tan trong mỡ dầu và vitamin tan trong nước. Khi chúng ta ăn, các vitamin tan trong mỡ dầu thì được trữ trong các mô mỡ và trong lá gan, tạm trú đôi ngày, hay nấn níu đến sáu tháng. Rồi chúng được chuyển tới nơi cơ thể cần. Các vitamin A, D, E và K tan trong mỡ dầu. Các vitamin tan trong nước thì lại khác, chúng ngao du trong dòng máu, thứ nào không được dùng thì ra ngoài cơ thể theo đường tiểu. Mấy thứ vitamin này cần được thay hoài vì không trữ được. Đó là vitamin C và nhóm lớn các vitamin B.

Cơ thể không làm ra được. Cơ thể chúng ta là một cái máy rất tuyệt, tự làm ra mọi thứ. Vậy mà cơ thể chào thua: không làm ra được các vitamin. Thức ăn mang vitamin vào. Thưởng thức nhiều món mới có đủ loại vitamin. Ăn lành, đúng điệu chẳng cần uống vitamin phụ thêm. Các vitamin không đem năng lượng cho cơ thể nhưng nối kết và điều hoà xâu chuỗi các phản ứng biến dưỡng để lấy ra năng lượng từ thức ăn. Nhiều vitamin và muối khoáng làm việc cặp kè nhau theo nhóm. Thí dụ như sự cân bằng hài hoà giữa vitamin D, canxi, magiê, phốtpho, kẽm, mangan... cần cho một bộ xương tốt. Việc cặp kè rất tuyệt vời trong rau quả. Cơ thể dự trữ các vitamin tan trong mỡ, dùng quá liều sẽ có phản ứng phụ. Cẩn thận với vitamin A, bêtacaroten, vitamin E và vitamin D quá liều. Vitamin tan trong nước thì chẳng gây khó chịu vì phân tán theo các chất dịch trong người rồi thải ra theo nước tiểu.

Trời đất cho ta rau cải và trái cây

Rõ rồi, ăn nhiều loại rau lá và nhiều loại trái cây làm tốt cho sức khoẻ chúng ta. Nghiên cứu này tiếp nghiên cứu khác đều cho thấy là chế độ dinh dưỡng có nhiều rau trái làm giảm bớt nguy cơ bị một số bệnh ung thư, bệnh tim mạch và các bệnh mạn tính khác. Có vai trò dinh dưỡng quan trọng, rau trái còn giúp bữa ăn mỗi ngày thay đổi. Bao nhiêu là màu sắc, bao nhiêu là hương vị, bao nhiêu là thành phần làm cho thay đổi mỗi bữa ăn, vui mắt, thơm tho.

Các loại rau trái mang đầy các vitamin và muối khoáng thiết yếu và các vi chất không có trong các viên thuốc bổ đa vitamin. Rau trái còn là nguồn chất xơ dinh dưỡng, giúp tránh táo bón, giúp ruột bớt hấp thụ các độc tố trong chất thải, giảm nguy cơ ung thư.

Đừng đi quá xa



Từ hơn vài mươi năm trở lại đây, các vitamin được coi là loại bổ sung dinh dưỡng quan trọng để khắc phục một chế độ ăn uống không đủ và làm sức khoẻ tốt hơn.

Nhóm vitamin gọi là kháng oxit hoá được lưu tâm đặc biệt. Các kết quả từ các phòng thí nghiệm và nghiên cứu trên loài vật gợi ra là các chất này hoá giải được tác hại của các gốc hoá học tự do, thứ này có thể làm tổn thương tế bào, gây sự lão hoá và bệnh ung thư. Mới hé thấy mối liên hệ tốt giữa vitamin bổ sung và sức khoẻ nhiều người đã dùng thuốc “bổ” đều đặn. Nhưng đừng quá tin các viên vitamin bổ sung liều cực mạnh (liều mêga), đừng lạm dụng vitamin A, E và bêta caroten. Hãy dùng vitamin trong rau trái. Bà mẹ thiên nhiên chăm lo tốt muôn loài.

Các vitamin có thể ngừa đột quỵ? Các nhà nghiên cứu không dám chắc uống các vitamin có thể ngừa các bệnh tim hay đột quỵ. Vài loại sinh tố, như C và E có thể ngừa nguy cơ bệnh tim, tránh xơ vữa động mạch tim. Vitamin D cũng có thể giúp tim. Vitamin không thể giúp phòng ngừa nguy cơ tim mạch nếu tự mình không kiểm soát các yếu tố khác, như dinh dưỡng, thiếu vận động thân thể, hút thuốc, cholesterol cao và tiểu đường.

GS.BS Nguyễn Chấn Hùng



Biết bao công sức

Năm 1929, Christiaan Eijkman và Frederick G. Hopkin được trao giải vì khám phá vitamin B1. G. Wipple, G. Minor và W. Murphy nhận giải y học năm 1934 vì các công trình liên quan đến vitamin B12. Cùng năm 1937, Albert Szent – Györgyi nhận giải Nobel Y học do tìm ra vitamin C và Norman Haworth được trao giải Hoá học vì tổng hợp được vitamin C giúp sản xuất đại trà với giá thành thấp. Biết bao người được hưởng thành tựu này. Haworth chia giải Hoá học này với Paul Kerrer, người tìm ra cấu trúc vitamin A và E... Năm 1938, giải Hoá học lại trao cho Richard Kuhn, người Đức vì các công trình nghiên cứu về các vitamin B (riboflavin, pyridoxin).

Đôi lời nhắc nhở

Chế độ ăn lành. Bữa ăn nhiều trái cây, nhiều rau cải, các loại ngũ cốc còn nguyên, các loại hột và dầu lành, ít thịt đỏ, ít mỡ. Viên đa sinh tố cần cho người thiếu dinh dưỡng, nhưng thua xa các bữa ăn lành, đủ. Hãy nhớ đến vitamin D. Vitamin D làm cho xương chắc. Đừng để thiếu ánh sáng. Người ta thấy vitamin D có thể làm giảm nguy cơ ung thư ruột và vú. Tránh xa các viên mêga (megadose). Tránh liều cực lớn các loại vitamin và các loại thức ăn được bổ sung sinh tố cực mạnh. Đừng xiêu lòng vì viên vitamin siêu hạng quảng cáo trên tivi và trên mạng. Để dành tiền mua thức ăn lành và đi du lịch.

Nhớ lấy bài học. Người ta từng tin tưởng là vitamin E, A, bêta caroten, selenium, axit folic và các vitamin B với liều mêga (cực lớn) thật có lợi cho sức khoẻ. Kết quả thử nghiệm đem đến nhiều thất vọng. Riêng với vitamin A và bêtacaroten, người ta càng sửng sốt. Bổ sung liều cao các vitamin này có thể làm tăng nguy cơ ung thư phổi ở những người hút thuốc và làm trầm trọng thêm ung thư tiền liệt tuyến ở một số người. Bổ sung vitamin D có thể giúp giảm nguy cơ tim mạch và vài loại ung thư, đặc biệt là ung thư ruột già. Đây là điều rất hứa hẹn, nhưng chưa được khẳng định.


Bác sĩ trò chuyện

Kỳ diệu trong ta

SGTT - Báo Los Angeles Times số ngày 4.4.2010 đăng tin nếu 90% phụ nữ Mỹ cho con bú trong sáu tháng thì sẽ tiết kiệm được hàng năm 13 tỉ đô la tiền chăm sóc và ngừa 911 trẻ tử vong. Sữa mẹ chứa các kháng thể giúp các bé chống lại các bệnh nhiễm. Mẹ truyền sức đề kháng cho con. Đẹp quá.

Hàng tỉ tỉ vi trùng và virút vây quanh ta, tìm cách xâm nhập cơ thể chúng ta. Phép lạ nào giúp chúng ta vẫn khỏe. Bà mẹ thiên nhiên ký gởi trong ta điều kỳ diệu.

Những người tiên phong. Vào năm 1882, Ilya Mechnikov khảo sát ấu trùng của sao biển. Khi đâm một cái gai vào ấu trùng, ông nhận thấy các tế bào lạ vây quanh điểm gai đâm. Tụ quanh cây gai, các tế bào ăn bất cứ các chất nào đi qua nơi da bị lủng. Ông đặt tên các tế bào này là các thực bào (phagocyte, gốc Hy Lạp có nghĩa là “các tế bào xực”). Sự khám phá này khơi mào miễn dịch: cơ thể tự bảo vệ chống lại bệnh tật. Cuối thế kỷ 19, Paul Ehrlich xây dựng lý thuyết nền tảng là cơ thể sản xuất các chất ngày nay chúng ta gọi là kháng thể, giúp tiêu hủy các kẻ xâm nhập. Mechnikov và Ehrlich chia giải Nobel Sinh lý hoặc Y học (1908)

.



Điều kỳ diệu trong ta

Bộ máy miễn dịch bảo vệ chúng ta chống lại các virút, vi trùng và ký sinh trùng.

Hai loại miễn dịch. Miễn dịch tiên thiên có trước, bước đầu bảo vệ chống lại sự xâm nhập của vi trùng, tấn công không phân biệt kẻ lạ, trong vài giờ đầu. Các rào cản tự nhiên như da và lớp lót cuống phổi, ruột bảo vệ kiểu này bằng cách tiết ra các chất dịch, nhớt cản vi trùng. Miễn dịch thích ứng hay đặc hiệu mạnh hơn. Sự đáp ứng này phát triển vài ngày sau lần nhiễm đầu. Cần có thời gian để tạo ra một lực lượng tấn công đúng vào “kẻ xâm nhập” rồi khi xong trận vẫn giữ lại binh pháp (bộ nhớ miễn dịch). Khi kẻ xâm nhập lần trước lại vào thì lập tức có đáp ứng miễn dịch ào ạt.

Một hệ thống vô cùng phức tạp, gồm các bạch cầu, các kháng thể, và hệ tuần hoàn lymphô, hoạt động cùng với hệ tuần hoàn tim mạch để chuyển các lực lượng phòng vệ ở khắp cơ thể tới nơi cần đến. Miễn dịch tiên thiên có vài loại tế bào bạch cầu trong máu ăn vi trùng và các tế bào hư. Miễn dịch đặc hiệu có hai nhóm. Lymphô bào B (gọi tắt tế bào B) sản xuất các kháng thể. Lymphô bào T (tế bào T) phát triển các tế bào sát thủ có thể nhận ra virút và tiêu diệt. Tất cả tế bào miễn dịch đều được sản sinh từ tủy xương. Tế bào B có tên là do tiếng Anh Bone marrow là tủy xương. Tế bào T cũng từ tủy xương nhưng còn đi qua tuyến ức (Thymus) để trưởng thành. Ai ăn hủ tiếu cũng có khi kêu thêm một tô xương hay xí quách. Trong ống xương có chất tủy mềm mềm bùi bùi rất ngon

.



Hàng tỉ tỉ vi trùng và virút vây quanh ta, tìm cách xâm nhập cơ thể chúng ta. Phép lạ nào giúp chúng ta vẫn khỏe. Bà mẹ thiên nhiên ký gởi trong ta điều kỳ diệu

Bao nhiêu là chuyện

Lòng mẹ bao dung. Mẹ bao dung từ khi con còn trong bụng. Trong vốn gen con có phân nửa của cha, mẹ không nệ hà. Ưu tiên miễn dịch nầy là điều kỳ diệu, nhờ các gen bao dung.

Vắcxin. Trong thế kỷ 20, vắcxin nở rộ và giúp loài người tránh bao bệnh nhiễm, bao đại dịch. Hệ miễn dịch được vận dụng thật hay. Năm 1965, B.Blumberg tìm ra virút HBV gây viêm gan B, có thể đưa đến ung thư gan thì năm 1981 đã làm được vắcxin. Zur Hausen tìm ra thủ phạm bệnh ung thư cổ tử cung là các virút HPV 16-18 vào năm 1980, thì 2006 đã có vắcxin ngừa HPV.

Miễn dịch và bệnh ung thư. Các tế bào ung thư thải các prôtêin ở ngoài mặt vào dòng tuần hoàn. Các prôtêin kích động sự đáp ứng từ các tế bào T sát thủ, các đại thực bào. Các tế bào này tuần tra, bắt giữ và loại trừ các tế bào đang chuyển dạng ác tính. Khi sự tuần tra miễn dịch đuối sức, khối ung thư phát triển. Phải nhờ sự trợ lực từ bên ngoài. Các kháng thể đơn dòng đặc hiệu với ung thư được gắn thêm chất độc, thuốc hoặc các chất phóng xạ, dò tìm đến đúng các tế bào ung thư để thả bom tự sát

 

.



Các bệnh miễn dịch tự thân. Đôi khi bộ phận nhận diện của hệ miễn dịch “có vấn đề”, bắt đầu chế tạo các kháng thể và các tế bào T tấn công vào các tế bào, các cơ quan của chính mình. Gà nhà bôi mặt đá nhau. Các tế bào miễn dịch và kháng thể nầy tung hoành trong nhiều bệnh miễn dịch tự thân. Thí dụ như các tế bào T tấn công các tế bào tụy tạng gây ra bệnh tiểu đường, còn kháng thể tự thân thì quậy người bệnh bị thấp khớp.

Miễn dịch bị lật gọng. HIV viết tắt tiếng Anh Human Immunodeficiency Virus (virút gây suy giảm miễn dịch người). HIV cực kỳ nguy hiểm vì chúng hủy diệt tế bào miễn dịch chủ chốt của cơ thể, đó là các tế bào CD4 (một loại lymphô bào B). Các tế bào CD4 bị giết chết và lượng tế bào CD4 sút giảm lần. Hệ miễn dịch suy bại dần. Bộ máy tự vệ tuyệt diệu của con người gặp sát tinh hung hãn nhất từ trước đến nay.

Ăn lành, ngủ đủ, tập đều, sống vui. Rau củ và trái cây đủ loại, uống nhiều nước và vận động thân thể đúng mức, ngủ đủ thẳng giấc, thái độ lạc quan làm tăng sức đề kháng

 

.

GS.BS Nguyễn Chấn Hùng



Dòng chảy miễn dịch

Ngã và phi ngã. Từ năm 1949, Frank M.Burnet bắt đầu xây lý thuyết bao quát về miễn dịch. Phải có một cơ chế khiến cơ thể nhận rõ mình và không phải mình, hay là phân biệt ngã - phi ngã. Burnet cho rằng khả năng nhận biết các chất của mình hình thành từng bước trong đời sống của bào thai. Các mô học cách nhận ra cái gì của mình và “ghi nhớ”. Chính Peter B.Medawar chứng minh lý thuyết của Burnet. Giải Nobel Y học 1960 đã trao cho Burnet và Medawar.

Năm 1957, J.Dausset chứng minh hệ thống gen trên người cầm trịch các kháng nguyên HLA. Chính các phân tử HLA giúp nhận diện được các tế bào thuộc phe mình và các kẻ lạ. Việc phân loại HLA được dùng rộng rải cho ghép tạng thận, gan, tim... J.Dausset chia giải Nobel y học 1980 với G.Snell, B Benacerraf.

Cuộc gá nghĩa thân tình. Vào những năm 1975 - 1976 Georges Kưhler và César Milstein lai ghép hai tế bào khác loại: một tế bào miễn dịch gọi là lymphô bào B có khả năng sản xuất kháng thể và một tế bào ung thư có tính bất tử. Việc ép duyên tạo được một bướu lai. Giấc mơ có được loại kháng thể thật đặc hiệu đã thành hiện thực. Bướu lai sản sinh các kháng thể tinh ròngtính đặc hiệu được định trước, đó là các kháng thể đơn dòng. Bao nhiêu là ứng dụng kỳ diệu của kháng thể đơn dòng trong y học. Kưhler và Milstein chung giải Nobel 1984.

Các tế bào B chế tạo hằng hà sa số kháng thể. Các kháng thể là vũ khí chống lại vô số kẻ đột nhập, được các tế bào B sản sinh. Năm 1976 Susumu Tonegawa công bố là vốn gen của tế bào B có cách tạo ra vô số kháng thể khác nhau. Nhiều gen cầm chịch immunoglobin (cấu trúc hóa học của kháng thể) ở người, ráp vào nhau tạo được số lượng rất lớn các kháng thể khác nhau. Đúng là Dĩ bất biến ứng vạn biến. Giải Nobel y học 1987 vinh danh nhà nghiên cứu người Nhật Tonegawa.

Tế bào T nhận rõ các virút và các tế bào lây nhiễm. Năm 1970, thí nghiệm trên loài chuột lắc, Rolf Zin Kernagel và Peter Doherty giải thích được làm thế nào các lymphô bào T có thể “nhận mặt” để giết các virút và các tế bào bị nhiễm mà chừa ra các tế bào lành của cơ thể. Đáp ứng miễn dịch càng được hiểu sâu. Họ nhận giải Nobel y học cách nay mới 14 năm (1996).

Con người dần hiểu điều kỳ diệu Mẹ thiên nhiên ban cho

 

.


Em, Hướng Dương bị ánh sáng bỏ bùa
Người chăm chút vào em tìm sự thật
Những ánh nhìn dịu dàng và trong vắt
Xoay tròn theo từng sợi sắc mặt trời


Giữ vững quyết tâm phòng, chống Ma túy!
Giữ vững quyết tâm ngăn chặn AIDS!
Vì sự bình yên của gia đình và cộng đồng, toàn dân hãy tích cực tố giác tội phạm!
Quảng cáo
Offline kitawan  
#2 Đã gửi : 18/04/2010 lúc 06:44:14(UTC)
kitawan

Danh hiệu: Thành viên mới

Nhóm:
Gia nhập: 15-03-2010(UTC)
Bài viết: 6
Đến từ: Việt Nam Quốc.

Trong cuộc sống hàng ngày, bạn có thể tìm thấy rất nhiều loại thực
phẩm có tác dụng giúp tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể. Dưới đây là
danh sách những thực phẩm rất tốt cho sức khỏe, giúp cơ thể bạn tăng khả năng chống chọi với một số bệnh.




1. Quả cây cơm cháy




Theo một số nghiên cứu 
gần đây, quả cây cơm cháy có tác dụng tiêu diệt các virút cúm A/H1N1 và
giúp những người nhiễm cúm hồi phục nhanh hơn. Ngoài ra, quả cây cơm
cháy cũng rất giàu chất chống ôxy hóa giúp cơ thể bạn tăng khả năng chống chọi với một số bệnh.

2. Nấm khuy (nấm chưa nở)




Bạn đừng vứt bỏ những cây nấm chưa nở vì chúng có chứa rất nhiều chất
selen và các chất chống ôxy hóa giúp bạn có thể chống lại bệnh cúm
A/H1N1. Các chất như vitamin riboflavin và niacin được tìm thấy trong nấm khuy cũng đóng vai trò quan trọng  trong hệ miễn
dịch của cơ thể.

3. Hạt cọ Acai




Hạt cọ Acai cũng chứa những chất tương tự như các chất có trong hạt
cơm cháy. Ngoài ra, loại hạt này chứa một chất chống ôxy hóa có tên là
anthocyanin, giúp chống lão hóa rất hiệu quả. Hạt cọ Acai thường được chế biến như một đồ uống ép trái cây hoặc sấy khô làm bột tổng hợp.

4. Hàu biển




Được biết đến như một thực phẩm 
lý tưởng cho “chuyện yêu”, hàu biển cũng rất giàu khoáng chất zinc giúp
tăng cường khả năng miễn dịch cho cơ thể bạn. Ngoài ra, ăn hàu biển cũng giúp chữa lành vết thương nhanh hơn.

5. Dưa hấu




Không chỉ là một thực phẩm 
bổ dưỡng và giải khát rất tốt trong mùa hè, dưa hấu chín có chất chống
ôxy hóa và glutathione giúp tăng cường khả năng miễn dịch và chống lại
một số bệnh truyền nhiễm. Ngoài ra, vỏ dưa có tính hàn, do đó rất thích hợp để điều chế các loại thuốc trị nóng trong, táo bón trong Đông y.

6. Cải bắp




Cải bắp có nhiều chất glutathione giúp tăng cường hệ miễn dịch. Loại
rau bổ dưỡng này này khá rẻ và rất phổ biến vào các tháng mùa đông. Cải bắp có thể chế biến được rất nhiều món trong bữa ăn hàng ngày của gia đình  bạn như: súp, xào, luộc, nộm,...

7. Quả hạnh nhân




Một nhúm hạt hạnh nhân có thể giúp tăng cường hệ miễn dịch và giảm
nguy cơ bị stress. Ngoài ra, uống ¼ cốc hạnh nhân giúp bạn bổ xung 50%
lượng vitamin E cơ thể cần mỗi ngày. Hạt hạnh nhân cũng rất giàu chất
riboflavin, niacin và vitamin B giúp bạn hồi phục nhanh chóng sau khi bị stress.

8. Bưởi chùm (bưởi đắng)




Bưởi chùm là một loại quả giúp bạn bổ sung một lượng lớn vitamin C –
chất giúp bạn tăng cường khả năng miễn dịch với bệnh cảm cúm. Bưởi đắng cũng chứa nhiều chất flavonoid giúp tăng cường khả năng hoạt động 
của hệ miễn dịch. Nếu bạn không thích vị đắng của loại quả này, bạn có thể thay thế bằng cam hay quýt vì chúng cũng có tác dụng tương tự.

9. Mầm lúa mì




Mầm lúa mì, một phần của hạt lúa mì, rất giàu chất dinh dưỡng. Đồng
thời, nó cũng chứa nhiều chất zinc, chất chống ôxy hóa, vitamin B và các khoáng chất. Ngoài ra, mầm lúa mì là một loại thực phẩm  tổng hợp bao gồm các chất xơ, protein, béo, rất tốt cho sức khỏe  và hệ miễn dịch của cơ thể bạn.

10. Sữa chua




Mỗi ngày uống một cốc sữa chua có thể giúp bạn tăng sức đề kháng với bệnh cảm cúm. Một số nhà khoa học  tin rằng sữa chua

thể giúp cơ thể chúng ta tăng cường hệ miễn dịch và chống lại một số
bệnh. Chất vitamin D có trong sữa chua giúp cơ thể hấp thu canxi và phospho trong thức ăn tốt hơn.

11. Tỏi




Tỏi cung cấp một số chất chống ôxy hóa giúp thúc đẩy hệ miễn dịch.
Ngoài ra, tỏi cũng có khả năng giúp tiêu diệt H. pylori, một loại vi
khuẩn gây ra viêm loét và ung thư dạ dày. Ngoài ra, tỏi còn được sử dụng
như một loại thuốc chữa các bệnh như: đau bụng, cảm cúm, đầy bụng, khó tiêu, gan, tim mạch, thấp khớp, huyết áp, tim mạch, tiểu đường…

12. Rau bina




Được coi như là một "siêu thực phẩm", rau bina rất giàu chất dinh
dưỡng. Loại rau này có chứa chất folate (tên gọi chung của acid folic),
giúp cơ thể bạn sản sinh ra các tế bào mới và phục hồi DNA. Rau bina
cũng rất giàu chất xơ, và chất chống ôxy hóa như vitamin C, rất tốt cho hệ miễn dịch của bạn.

13. Trà




Cả trà xanh và trà đen đều chứa rất nhiều chất polyphenol and
flavonoid, giúp tăng cường sức đề kháng với các bệnh tật cho cơ thể bạn. Những chất chống ôxy hóa này sẽ tìm kiếm 
các gốc tự do và tiêu diệt chúng. Các loại trà không chứa caffein cũng có tác dụng tương tự."đã ăn thực phẩm nhiều vitamin A thì ko uống trà, đã uống trà thì ko dùng vitamin A, nếu trái luật vitamin A nó chạy trốn

14. Khoai lang




Cũng như cà rốt, khoai lang có rất nhiều chất chống ôxy hóa
beta-carotene, giúp chống hình thành gốc tự do. Ngoài ra, khoai lang
cũng rất giàuvitamin A giúp làm chậm quá trình lão hóa và có thể giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh ung thư.

15. Bông cải xanh (Xúp-lơ xanh)




Bạn có thể dễ dàng thấy loại rau rất tốt cho sức đề kháng này tại các chợ và siêu thị. Một nghiên cứu 
gần đây đã chứng minh được rằng trong bông cải xanh có một chất hóa học
có thể giúp tăng cường hệ miễn dịch ở chuột. Thêm nữa, cải xanh cũng
rất giàu vitamins A, vitamin C và glutathione - các chất chống ôxy hóa hiệu quả, rất tốt cho da, thị lực, xương và cơ chắc khỏe.

Phòng bệnh hơn chữa
bệnh.
Vận động dều dặn phối hợp với chế độ ăn có bổ sung một số thực dưỡng có
tác dụng giải độc và tăng cường hệ miễn dịch sẽ giúp nâng cao sức đề kháng để  phòng chống dịch cúm
.

 Thông tin về đại dịch cúm A/H1N1
hiện nay đã cho biết một số trường hợp dương tính với cúm H1N1 nhưng
không có triệu chứng gì rõ ràng.  Trong điều kiện hội nhập và giao lưu
phát triển như hiện nay, việc bảo đảm cách ly, không tiếp xúc với nguồn
bệnh không phải lúc nào cũng dễ dàng. Mặt khác, một số người nhiễm bệnh mà hệ miễn dịch tốt
Người mắc bệnh tự hồi phục, không cần chăm sóc y tế đặc biệt cũng có thể tự khỏi”[i].   Nói chung, khi cơ thể
khoẻ mạnh, sức đề
kháng tốt, nguy cơ nhiễm bệnh sẽ ít hơn.  Những yếu tố làm cơ thể suy
yếu bao gồm tuổi già, hút thuốc, stress, ăn uống không đủ chất dinh
dưỡng, mệt mỏi, thiếu ngủ hoặc làm việc quá lao lực.  Ngược lại, ngoài
những nhóm chất căn bản, việc bổ sung một số  thức ăn có tác dụng giải
độc và tăng cường hệ miễn dịch kèm theo chế độ vận động đều đặn  sẽ giúp
nâng cao sức đề kháng để  phòng chống bệnh tật bao gồm các chứng cảm  cúm.

Vận động
trung bình và đều đặn giúp gia tăng sức kháng bệnh
.

Nhiều nghiên cứu[ii] cho thấy vận động trung bình
liên quan đến những
đáp ứng miễn dịch tích cực, sự gia tăng tạm thời những đại thực bào,
loại tế bào chủ chốt có nhiệm vụ tấn công những vi trùng, vi khuẩn gây
bệnh.  Trong khi vận động, tế bào miễn dịch di chuyển nhanh hơn và khả
năng đối kháng với vi trùng cũng tốt hơn. Sau khi vận động, hệ miễn dịch
thường trở lại tình trạng bình thường trong vòng vài giờ.  Tuy nhiên, theo Giáo sư David Nieman, trường Đại học Appalachian,  vận
động
đều đặn hàng ngày hoặc gần như hàng ngày có tác dụng tích luỹ dẫn đến gia tăng những đáp ứng miễn dịch dài hạn
. Nghiên cứu của
ông đã
cho thấy  những người vận động trung bình và đều đặn trên cơ sở 40 phút
mỗi ngày đã giảm được phân nửa số ngày nghỉ bệnh do cảm cúm và đau họng
so với những người không vận động. Các hoạt động không cố sức như đi bộ,
đi xe đạp, tập aerobics, chèo thuyền . .   được xem là vận động trung bình.

Vận động quá sức làm suy giảm hệ miễn dịch.

Nghiên cứu
cũng
cho thấy những vận động viên tập luyện ở cường độ cao với thời gian quá
90 phút thường dễ nhiễm bệnh trong vòng 72 giờ sau khi tập.  Điều nầy
rất có ý nghĩa đối với những người phải tập luyện hoặc tham gia những đợt thi đấu dài ngày. Các nhà khoa học cho rằng vận động
quá sức làm giảm sút tạm thời chức năng miễn dịch
.  Điều nầy liên
quan
đến hoạt động nội tiết.  Một số hormon stress như cortisol, adrenaline
có tác dụng làm tăng áp huyết, gia tăng độ cholesterol và làm suy giảm hệ miễn dịch.

Như vậy,
không chỉ
những stress vật lý khi lao lực hoặc vận động quá độ, những căng thẳng
tâm lý trong cuộc sống gây tăng tiết nội tiết tố stress cũng làm giảm
chức năng miễn dịch của cơ thể và làm gia tăng nguy cơ bị cảm nhiễm bởi
vi trùng, vi khuẩn.  Áp lực tâm lý nầy cũng góp phần làm suy giảm sức đề
kháng ở những vận động viên phải luyện tập hoặc thi đấu dài ngày.  Nói chung, t
rong những lúc cuối của một giai đoạn căng thẳng
hoặc những lúc phải đáp ứng với những cao điểm của công việc, nhiều người  dễ bị cảm, cúm vì stress làm suy giảm sức miễn dịch
.
Vận động và thư giãn, ngủ nghỉ là 2 yếu tố tương phản luôn cần  được thực hành điều hòa để giữ gìn sức khỏe.

Một số thực dưỡng giúp tăng cường hệ miễn dịch.

Ngoài những thực dưỡng  hàng đầu
như nhân sâm, hoàng kỳ, kỷ tử, hoa cúc, một số thực phẩm sau đây thường được đánh giá cao trong  vai trò tăng cường tính miễn dịch.

Nước súp gà.
Súp gà, cháo gà với một số gia vụ như tiêu, hành hoặc một vài loại rau,
củ để cung cấp thêm nhiều sinh tố, chất chống oxy hóa là một loại thực
dưỡng chống cảm và giải cảm thông dụng của y học dân gian.  Kết quả nghiên cứu[iii] của bác sĩ Stephen Rennard
thuộc trường Đại học Nebraska, Mỹ cho biết nước súp gà giúp làm tan những chỗ
sung huyết, phù nề, làm loãng dịch tiết và giảm  tình trạng nghẹt mũi.
 Các nhà khoa học còn cho biết nước súp gà có
thành
phần của cysteine, một amino acid có thể phối hợp với những sinh tố C, E
và chất selenium trong tác dụng chống oxy hoá. Cysteine còn có tác dụng
kích thích tế bào bạch cầu trong hoạt động miễn dịch, đặc biệt là có
khả năng làm loãng và đánh tan những chỗ ngăn nghẹt do đờm dịch đọng lại ở bộ máy hô hấp.

Tỏi.
Tỏi có hàm lượng những chất chống oxy hoá mạnh nhất trong số những gia
vị thông dụng. Tỏi vị cay, tính ấm, có thể tăng cường sự lưu thông khí
huyết, sát trùng, sát khuẩn, cải thiện độ mỡ trong máu, tăng cường sức
đề kháng để phòng chống nhiều loại bệnh khác nhau bao gồm các chứng cảm
cúm.  Mỗi bửa ăn nên ăn một vài tép tỏi dưới hình thức xắt lát móng hoặc
đập dập dùng với nước chấm hoặc ăn với rau trộn trong bửa ăn hàng ngày.
 Trong những đợt dịch cúm có thể sử dụng dung dịch tỏi pha loãng nhỏ
mũi giúp ngừa cúm và ngặn chận một số chứng nhiễm trùng hoặc các loại bệnh lây lan qua đường hô hấp.
Giã nát 3 tép tỏi, hãm trong
50g nước sôi khoảng nửa giờ. Chắt lấy nước, nhỏ vào mũi mỗi bên khoảng 2 hay 3 giọt, ngày 2 hoặc 3 lần. 
Cũng có thể hít hơi tỏi
qua mũi sau khi đun sôi khoảng 200g tỏi giã nát trong 300cc nước khoảng
10 phút.  Hít thở sâu khi nước tỏi còn nóng thông qua 1cái phễu úp trên
miệng ấm khi vừa bắt xuống.  Độ nóng và hít sâu vừa với khả năng chịu đựng của cơ thể để tránh bị phỏng.

Sữa chua.  Từ lâu người ta đã biết sữa chua là một
nguồn dinh dưỡng giàu calcium và những chất đạm dễ tiêu hoá, nhất là đối
với những người có cơ địa không dung nạp đường lactose họăc dị ứng với
những protein có trong sữa.  Sữa chua cũng là một món ăn tự nhiên giúp
cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột và tăng cường khả năng miễn dịch. 
Sữa chua đặc biệt hữu ích cho người già, trẻ em, những bệnh nhân tiểu
đường, cao huyết áp hoặc những trường hợp rối loạn khuẩn đường ruột do
tiêu chảy, kiết lỵ hoặc dùng thuốc kháng sinh dài ngày.  Sữa chua tốt
nhất là loại sữa chua ít chất béo có thêm trái cây nghiền nát để được bổ sung thêm nhiều chất chống oxy hoá.

Các loại cá, hải
sản, nhất là hàu, ốc
. Ngoài những loại chất đạm và chất
béo
hữu ích, những loại thực phảm nầy, nhất là hàu, có hàm lượng rất cao
khoáng chất kẽm, yếu tố cần thiết cho việc sản xuất và hoạt hoá những tế
bào của hệ miễn dịch. Chế độ ăn thiếu kẽm có liên quan đến việc suy
giảm chức năng sinh dục cà cả khả năng miễn dịch của cơ thể.  Không chỉ
kẽm, những loại hải sản nầy còn có hàm lượng cao selenium, một chất
chống oxy hoá mạnh.  Selenium cũng có tác dụng kích thích hoạt động của  hệ miễn nhiễm.

Rau quả sậm màu, màu
vàng, màu đỏ.
 Quá trình sinh hoạt, môi trường ô
nhiễm
và chế độ ăn uống, nhất là ăn uống nhiều thịt động vật thực phẩm công
nghiệp làm tích luỹ nhiều cặn bả độc hại là 1 nguyên nhân quan trọng làm
suy giảm hệ miễn dịch.  Chế độ ăn nhiều rau quả vừa giúp thanh lọc cơ
thể vừa tăng cường tính kiềm để ổn định độ PH giúp duy trì khả năng bình
thường của chức năng miễn dịch.  Đặc biệt, các loại  loại rau quả sậm
màu, màu  vàng, màu đỏ như các loại rau xanh, khoai lang, bí đỏ,  cà
rốt, bông bí, bầu, quả gấc, nho tím, dâu tây . . có hàm lượng cao những
sinh tố  C, A, chất beta caroten và nhiều  hợp chất chất chống oxy hoá
khác có khả năng trung hoà những gốc tự do, bảo vệ màng tế bào giúp tăng cường sức chống bệnh. 

Rong biển. Ngày nay, các
loại rong
biển cũng được các nhà dinh dưõng đánh giá rất cao trong vai trò giải
độc và cung cấp nhiều vi chất dinh dưỡng giúp phòng chống bệnh tật.  Bên
cạnh hàm lượng đạm dễ chuyển hóa rất cao, rong biển còn có nhiều sinh
tố A và  những carotenoids là những chất chống oxy hóa mạnh có tác dụng
kháng viêm, bảo vệ màng tế bào.  Những polysaccharides trong rong biển
có tác dụng tăng cường tính miễn dịch và nâng cao sức chịu đựng của cơ
thể đối với những thay đổi của môi trường. Các nhà khoa học Nhật bản
cũng xác định được polysaccharide Sprulan (Ca-Sp) trong rong biển có tác dụng kháng virus HIV và virus Herpes.












Sinh học Việt Nam http://www.sinhhocvietnam.com/vn



Is an Effective
HIV Vaccine Feasible? Có thể tạo ra được Vaccine HIV hay không?

12/08/2005

Trong hai thập kỷ kể từ khi các nhà nghiên cứu
xác
định HIV là nguyên nhân gây ra bệnh AIDS, việc tìm kiếm một
loại vaccine
chống lại căn bệnh chết người này đã được đầu tư nhiều tiền
bạc hơn bất
kỳ loại bệnh nào khác trong lịch sử. Chỉ riêng Viện Y tế
Quốc gia Hoa
Kỳ (The US National Institutes of Health) mỗi năm đã đầu tư
khoảng 500
triệu đô la Mỹ và hơn 50 thử nghiệm. Thế nhưng một loại
vaccine khả dĩ
có thể ngăn ngừa hàng triệu ca nhiễm HIV mỗi năm đến nay vẫn
chỉ là giấc mơ xa vời.


Mặc dù các nhà nghiên cứu AIDS đã phơi bày được cấu trúc của
virus HIV và đã chỉ ra một cách chi tiết quá trình virus này
phá huỷ hệ
thống miễn dịch nhưng họ vẫn chưa gỡ được nút thắt quyết
định ở chỗ các
phản ứng miễn dịch nào có thể chống lại sự xâm nhiễm. Điều
này đã được
một nhà nghiên cứu nổi tiếng về vaccine chống AIDS kết luận
từ thập kỷ trước, đó là “bay mà không có la bàn”.


Những người theo chủ nghĩa hoài nghi tin rằng không một loại
vaccine nào có thể ngăn chặn căn bệnh thế kỷ này. Lập luận
của họ là
virus HIV phân chia quá nhanh và trong quá trình đó đã tạo
ra quá nhiều
sai sót khiến cho vaccine không thể nào nhận dạng được tất
cả các kiểu
virus có trong cơ thể người bệnh. HIV cũng đã phát triển
những hệ thống
phức tạp để lẩn tránh các phản ứng miễn dịch, bao quanh vỏ
ngoài protein
của chúng bằng các loại đường để giấu đi những vị trí có thể
bị tấn
công bởi kháng thể, và tiết ra các loại protein có tác dụng
ngăn cản
việc sản xuất những “chiến binh” miễn dịch khác. Họ cũng nói
các nhà
nghiên cứu vaccine chỉ thu được những thành công ít ỏi khi
đối mặt với
những tác nhân gây bệnh khôn ngoan hơn cả hệ miễn dịch như
HIV, sốt rét, virus viêm gan C.


Về phần mình, các nhà vaccine học có những lý do cứng rắn để
tin rằng họ sẽ thành công. Các thí nghiệm trên khỉ đã chỉ ra
rằng
vaccine có thể bảo vệ động vật khỏi SIV, một họ hàng trên
khỉ của HIV.
Một số nghiên cứu khác lại cho thấy có những người sẵn sàng
để cho HIV
tấn công nhưng họ vẫn hoàn toàn không bị nhiễm bệnh. Điều
này chứng tỏ
có cái gì đó đã ngăn chặn được HIV. Có một tỉ lệ nhỏ những
người mặc dù
bị nhiễm virus HIV nhưng chẳng bị ảnh hưởng gì. Lại có những
người giữ
HIV trong cơ thể trong thời gian hàng chục năm hoặc hơn rồi
hệ miễn dịch
của họ mới bắt đầu có dấu hiệu bị tổn thương. Trong các thí
nghiệm in
vitro, các nhà khoa học cũng đã tìm ra một số kháng thể có
thể chống lại virus này rất mạnh mẽ.


Lúc đầu, các nhà nghiên cứu đặt rất nhiều hi vọng vào những
loại vaccine được thiết kế nhằm phát động quá trình sản xuất
các kháng
thể chống lại những protein bề mặt của HIV. Những kết quả
đạt được có vẻ
hứa hẹn vì HIV sử dụng protein bề mặt để tấn công các tế bào
bạch cầu
và từ đó bắt đầu sự xâm nhiễm. Thế nhưng, các loại vaccine
chỉ dựa trên
các protein bề mặt HIV không tỏ ra rõ ràng ở những nghiên
cứu tiếp theo
trong ống nghiệm cũng như trên cơ thể động vật, và cuối cùng
chúng đã
được chứng minh là vô tác dụng trong trường hợp điều trị lâm
sàng diện rộng.


Hiện nay các nhà nghiên cứu đang nỗ lực hết sức để tìm ra
những phương thức tiếp cận mới. Khi HIV chuẩn bị phá hoại
kháng thể và
bắt đầu xâm nhiễm thì lớp bảo vệ thứ hai, miễn dịch tế bào,
nhận dạng
đặc hiệu các tế bào đã bị nhiễm virus và phá hủy chúng. Một
số loại
vaccine hiện đang được thử nghiệm đã nhắm vào đích là sự sản
xuất các tế
bào hủy diệt (killer cells) – những tay lính thiết giáp của
đội quân
miễn dịch tế bào. Tuy nhiên miễn dịch tế bào còn bao gồm
những thành
phần khác như macrophages, hệ thống tín hiệu hóa học
cytokines và các tế
bào giết tự nhiên (natural killer cells). Các thành phần này
cũng thu hút được những sự chú ý nhất định.


Cuộc săn lùng một loại vaccine dựa trên kháng thể lại đang
phục hưng và nó yêu cầu các nhà khoa học phải nghĩ ngược về
quá khứ. Các
nhà nghiên cứu vaccine khởi đầu đúng cách với một kháng
nguyên - trong
trường hợp này là những mảnh virus – và sau đó đánh giá
những kháng thể
được sản ra. Tuy nhiên, hiện giờ họ đã phân lập được cả tá
kháng thể có
khả năng ngăn chặn HIV trong ống nghiệm. Điều quan trọng
nhất bây giờ là
phải xác định được những kháng nguyên đặc hiệu nào đã phát
động quá trình tổng hợp những kháng thể nói trên.


Một loại vaccine AIDS để được coi là thành công sẽ cần phải
kích thích được cả việc sản sinh kháng thể lẫn miễn dịch tế
bào. Đây
chính là mục tiêu mà nhiều người đang cố gắng khám phá. Chìa
khóa của
vấn đề có lẽ là việc kích thích hệ miễn dịch ở những bề mặt
màng nhầy –
vị trí xâm nhiễm chính của HIV. Nghiên cứu theo hướng này
các nhà khoa
học thậm chí sẽ có thể phát hiện ra một kiểu đáp ứng miễn
dịch mà hiện
tại chưa một ai hình dung được. Hoặc cũng có thể câu trả lời
nằm ở sự
ảnh hưởng qua lại giữa hệ thống miễn dịch và tính đa dạng di
truyền của
loài người. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng có những gene gây
ra ảnh hưởng
lớn đối với những người dễ mắc bệnh nhất và những người có
khả năng kháng HIV tốt nhất.


Câu trả lời cho HIV, nếu có, sẽ giúp ích rất nhiều trong
việc phát triển các loại vaccine chống lại những căn bệnh
tương tự như
AIDS. Những loại bệnh chống lại hệ thống miễn dịch của chúng
ta đã giết
chết hàng triệu người. Các nhà vaccine học có lẽ sẽ phải tìm
kiếm câu
trả lời ở những nơi không bình thường. Tấm bản đồ do các nhà
nghiên cứu
vaccine AIDS đang mở rộng ra ngoài lãnh địa của miễn dịch
học có thể sẽ được chứng minh là vô giá.




URL của bản tin này::http://www.sinhhocvietnam.com/vn/modules.php?name=News&file=article&sid=638



© Sinh học Việt Nam contact: [email protected]




» Góc nhìn khoa học » HIV/AIDS

Kẽm - hi vọng mới kéo dài tuổi thọ cho bệnh nhân AIDS


Các thực phẩm giàu kẽm gồm
hàu, củ cải, cùi dừa già, đậu Hà Lan, đậu nành,
lòng đỏ trứng gà, thịt cừu, bột mì, thịt lợn nạc...

Bệnh nhân nhiễm virus HIV, nếu
hàng ngày cung cấp vào cơ thể họ một lượng chất selen, loại
khoáng chất
có khả năng chống o xy hóa và hòa tan rất cao thì mỗi ngày
có khả năng làm giảm được một lượng virus HIV trong máu.

Trên
đây là công bố của các nhà khoa học thuộc Viện nghiên cứu
thành tựu y
học của nước Mỹ. Cũng dựa vào công bố trên cho thấy, một
liều kẽm khoáng
chất mà bệnh nhân cần nạp vào cơ thể mỗi ngày là 200
micrograms thì khả năng giảm được sự hoạt động của virus HIV trong máu là 12%.


Theo Giáo sư về thể chất và y học Barry Hurwitz tại trường
ĐH Mianmi, chất selen tựa như một thành trì vững chắc trong
cơ thể, nó
làm cho virus trở nên thuần hơn, ít độc hại hơn và dễ bị tổn
thương. Kết
luận được rút ra sau khi các nhà khoa học nghiên cứu ở 174
bệnh nhân bị nhiễm HIV tại tại thành phố Mianmi.


2/3 bệnh nhân được cho uống khoáng chất selen, một 1/3 còn
lại thì không uống. Và lượng selen các bệnh nhân uống hàng
ngày là 200
micrograms sau 9 tháng quan sát thì thấy, lượng virus HIV
giảm trong máu
lên tới 10 000 con/1ml máu. Nhóm không uống thuốc thì tăng
lượng virus
trong máu trong khi lượng tế bào T-cell giảm rõ rệt. Barry
Hurwitz nhấn
mạnh rằng, chất selen có phản ứng rất nhạy với các loại
virus. Các
nghiên cứu khác cũng cho hay, selen là khoáng chất làm giảm
khả năng mắc
bệnh của con người đối với virus HIV, tuy nhiên, khi ta dùng
nhiều chất này lại không tốt cho tim
Bạn hãy thay thế gạo trắng hàng
ngày trong bữa cơm của bạn bằng gạo lức muối mè, trái thơm,
sữa chua
yaua" nên mua trái cây ở siêu thị về ăn hoặc xây thành nước
uống, chớ có mua nước ép trái cây ngoài đường mà uống toàn hoá chất độc hại.

Cho
tới nay,
HIV/AIDS vẫn chưa có thuốc thật sự đặc
trị, cho nên việc điều trị phải kết hợp nhiều biện pháp khác
nhau mà
chính bệnh nhân là người chủ động tích cực nhất mới mong cứu được.

Triệu chứng:
Xét nghiệm HIV+, có thể
phát bệnh bất ngờ hoặc âm ỉ hoặc xuất hiện nhiễm trùng cơ
hội như nhiễm
nấm Candida nặng ở miệng, âm đạo hoặc viêm phổi cấp do
Pneumocystis carinii.


thể phát
bệnh bất ngờ (kéo dài trên 14 ngày): sốt
cao, ra nhiều mồ hôi, khó chịu, mệt mỏi nhiều, đau cơ, khớp,
nhức đầu,
đau họng, tiêu chảy, nổi hạch toàn thân... Phát bệnh âm ỉ
như biểu hiện
mệt mỏi vô cớ, sụt cân quá nhanh, sốt, tiêu chảy hoặc nổi
hạch khắp
người. Bệnh diễn tiến nặng có thể biểu hiện thần kinh như
tâm thần phân liệt, hoa mắt, chóng mặt, liệt từng phần...

Cho
tới nay,
HIV/AIDS vẫn chưa có thuốc thật sự đặc
trị, cho nên việc điều trị phải kết hợp nhiều biện pháp khác
nhau mà
chính bệnh nhân là người chủ động tích cực nhất mới mong cứu được.

Việc
ăn uống
hằng ngày vô cùng quan trọng, vì nếu người
có HIV+ chán nản không thiết gì đến ăn uống thì hệ miễn dịch
- phương
tiện duy nhất để chống lại siêu vi HIV và sự nhiễm trùng cơ
hội - sẽ mất đi khả năng vì không được cung cấp đủ dưỡng chất cần thiết.

Ăn
uống ở đây
cũng chỉ là thực phẩm hằng ngày bao gồm:
chất đạm (1g/kg thể trọng), chất béo (1 g dầu mỡ/kg thể
trọng), bột
đường (không dưới 2 chén cơm/bữa), sinh tố, khoáng chất (200
g rau lá
lục đậm, 100 g củ quả làm rau và 200 g quả chín tươi các
loại) và nước (uống nhiều nước rau quả nhưng không thêm nhiều đường).

Khẩu
phần nêu
trên sẽ cung cấp tối thiểu sinh tố E (15
IU), sinh tố C (100 mg), beta caroten (4.000 IU), selenium
(100 mcg),
sinh tố B12 (3 mcg), các acid béo thiết yếu (30 ml tức 2
muỗng canh dầu
phộng, mè, nành dưới dạng kho, nấu, luộc), kẽm (15 mg), sinh
tố B6 (10 mg).

Mục
tiêu của
điều trị HIV/AIDS là làm quá trình chuyển
từ HIV qua AIDS chậm tiến triển: bao gồm tối ưu hóa dinh
dưỡng, thực
hành lối sống lành mạnh và dùng các yếu tố tăng cường hệ
miễn dịch. Đặc biệt là dùng các chất chống ôxy hóa.

Nhiều
công
trình nghiên cứu khoa học đã chứng minh, các
dưỡng chất hoặc thuốc sau đây có khả năng đặc biệt nâng cao
sức đề kháng của hệ miễn dịch chống HIV/AIDS:

Với
liều lượng
hằng ngày kẽm (30 mg nazinc), L-carnitin
(800 mg), curcumin (domeric 600 - 1.200 mg), bromelin,
papain hoặc các
enzym ly giải protein thiên nhiên khác trong thơm (300 g quả
tươi), đu
đủ (400 g) hoặc nha đam (400 g gel tươi từ lá Aloe vera),
Cam thảo (150 - 225 mg glycyrrhizin).

Khuyến cáo chung

*
Quan hệ tình
dục an toàn với bao cao su, không quan
hệ tình dục với người nghi ngờ hoặc có HIV+, không dùng
chung dao cạo
râu, bàn chải răng, không cạo râu, cạo lông mặt, ráy tai ở
tiệm hớt tóc,
không châm cứu, chích, lể, nặn mụn với dụng cụ không bảo đảm
vô trùng...

*
Thực hành lối
sống lành mạnh, tập thư giãn (thở sâu,
yoga, trầm tư) 15 - 30 phút mỗi ngày. Thực hành thể dục nhẹ
nhàng: thái cực quyền, đi bách bộ, làm việc nhà,... hằng ngày.

*
Không sử dụng
rượu, cà phê, thuốc lá, quá nhiều đường, nước ngọt đóng lon, vô chai...

Bổ túc dinh dưỡng:

viên
đa sinh tố
khoáng chất, sinh tố C 500 - 1.00 mg,
B12 (tiêm 3 tháng 1.000 mcg), curcumin 1.000 - 1500 mg/ngày.
Hằng ngày
xay sinh tố 100 g rau má, 200g rau giấp cá, 200 g rau bồ
ngót hoặc ép
lấy nước cốt uống thay đổi trong 3 thứ này. Có thể ăn sống
300 - 500 g lá nha đam gọt bỏ vỏ xanh (chỉ dùng phần gel trong suốt).

Thuốc Nam có thể dùng một trong các bài thuốc sau:

*
15 -
20 g toàn cây nọc sởi (còn gọi
cỏ ban - Hypericum japonycum), (b) 20 - 30 g toàn cây lưu ký
nô (còn gọi
ban dính - H. sampsonii, nếu chỉ có a hoặc b thì tăng liều
lượng lên
gấp đôi), 20 g rễ cây hoàng cầm (Scutellaria baicalensis) và
30 g cây cỏ mực.

Dược
liệu khô
chặt nhỏ, sắc uống trong ngày và dùng trong 3 - 5 tuần liền tới 12 tuần rồi đi thử CD4.

*
Cúc hoa (còn
gọi đại cúc, bạch cúc - Chrysanthemum
morifolium) 30 - 40g, rễ hoàng cầm 20 g, thanh diệp đảm
(Swertia
mileensis hoặc S. angustifolia hoặc rễ cây long đởm -
Gentiana
manshurica, G. scabra, G. triflora, G. rigescens) 10 g,
huyền sâm 30 g, vỏ rễ cây dâu tằm 50 g.

Dược
liệu khô sắc uống mỗi ngày trong 5 - 7 tuần...

*
Hoặc cành
mang hoa, lá khô xuyên tâm liên
(Angrographis paniculata) 16 g, rễ cam thảo bắc 30 g, vỏ cây
bồ đề tươi
50 g. Chặt nhỏ, đổ ngập nước sắc còn phân nửa uống trong ngày.

Ngoài
ra dùng
rau giấp cá (Houttuynia cordata) tươi 200
g, tần dày lá (Coleus ambonicus) tươi 50 g xay sinh tố uống.
Dùng trong 5 - 7 tuần...

Có người miễn
dịch với HIV, có thuốc kháng HIV thì phải có cách trị HIV.

Điều trị
HIV/AIDS bằng phương pháp thiên nhiên

 là tốt nhất chúng ta nên nghĩ tới
hơn là đợi chờ khoa học nghiên cứu. Với phương pháp ăn uống
này có thể
làm chậm hoặc giúp người ta khoẻ mạnh hơn, đối với những
bệnh nhân nghèo
bị bệnh nên tìm việc làm ở chuyên mục việc tìm người để kiếm
tiền mua
thực phẩm ăn mà chữa bệnh vì phải cố ăn nhiều nên chắc phải
có tiền mới
mua được chứ. Thuốc uống cung cấp khoáng chất chữa bệnh cũng
được chiết
xuất từ thiên nhiên nên an tâm mà ăn thực phẩm tươi, không
nấu quá kĩ rửa thật sạch bằng nước muối. Người bệnh ăn
uống đc thì chữa được bệnh, người khoẻ ăn uống được thì tươi
trẻ, khoẻ khoắn. Tốt nhất hãy ăn thật nhiều nhất có thể, uống nhiều nước và nước trái cây tự mua chớ mua nước ép xe đẩy đường phố.

Tài liệu được tìm kiếm tổng hợp trên internet nên không
có nguồn chính xác, có vài loại thực phẩm khó tìm như hạt cọ acai và hạt
cây cơm cháy không nên bận tâm vì những thực phẩm khác cũng có chức năng tương tự.

Còn link nguồn
hiện tại ở đây
: http://vietbao.vn/Suc-khoe/Dieu-tri-HIV-AIDS-bang-phuong-phap-thien-nhien/70032337/248/

http://www.google.com.vn/search?q=Tr%C3%A1i+th%C6%A1m&ie=utf-8&oe=utf-8&aq=t&rls=org.mozilla:vi:official&client=firefox-a

Trái thơm chứa nhiều enzyme: pectase, invertase, peroxydase, desmolases và nhất là broméline, enzyme
đặc biệt nhất của trái thơm. Chất này có trong trái thơm, chất enzyme có thể tái tạo da gì gì đó.

Nếu uống trà sẽ làm ta không hấp thụ vitamin A, trà gây mất ngủ với người nhạy cảm, tránh uống trà quá đậm. Chuối rất tốt, kita thèm chuối  mai mua chuối  nhưng tránh chuối già, chuối xanh dài dài là chuối độc, tránh ăn chuối dằn bụng người chết, chuối thối... chuối bầm chuối dập= chuối hư, nên ăn chuối sáp hoặc chuối chín, ăn chuối sống cũng đc nhưng đó là chuối dằn bụng.


Rss Feed  Atom Feed
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.