Trang chủ HIV  |  Web Link  |  Giới thiệu |  Liên hệ  |  English 
hiv logo

Thông báo

Icon
Error

Đăng nhập


Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to last unread
Offline trotlo  
#1 Đã gửi : 09/06/2010 lúc 06:06:51(UTC)
trotlo

Danh hiệu: Thành viên gắn bó

Nhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 06-10-2009(UTC)
Bài viết: 672
Man
Đến từ: người về từ lòng đất

Thanks: 43 times
Được cảm ơn: 70 lần trong 59 bài viết
Thứ Ba, 08/06/2010, 11:09 (GMT+7)

Thứ trưởng Bộ Y tế Trịnh Quân Huấn:

Đề nghị hạ mức cảnh báo dịch cúm A/H1N1

TT - Ngày 7-6, Thứ trưởng Bộ Y tế Trịnh Quân Huấn
(ảnh) cho biết: Chúng tôi chưa nhận được văn bản chính thức của Tổ chức
Y tế thế giới (WHO) về việc có hay không chuyện “thổi phồng” dịch cúm
A/H1N1 và việc Hội đồng y tế châu Âu tiếp tục điều tra nghi án các hãng dược vận động hành lang một số chuyên gia cao cấp của WHO...

>> Thân ở WHO, hồn ở các hãng dược

Nhưng đúng là mấy tháng nay có dư luận ở nhiều nước, đặc biệt là các nước châu Âu, về việc này. Đây là vấn đề lớn...

*
Thưa ông, hơn hai tháng nay không phát hiện bệnh nhân cúm A/H1N1 ở VN. Bộ Y tế có định chủ động đề xuất việc hạ mức cảnh báo dịch?

- Trong cuộc họp của Đại hội đồng y tế thế giới diễn
ra tháng 5 ở Geneva (Thụy Sĩ), Bộ Y tế VN đã đặt câu hỏi với WHO về các
vấn đề liên quan đến chống dịch cúm trong mùa đông - xuân sắp tới. WHO
tiếp tục đề nghị các nước sẵn sàng chống dịch và chưa có ý kiến gì về việc hạ mức cảnh báo dịch.

Ở VN thì ít nhất là hơn hai tháng qua, 15 điểm giám
sát cúm trên toàn quốc không phát hiện bệnh nhân cúm A/H1N1 mới mà chủ
yếu là bệnh nhân cúm B. Theo ý kiến của tôi, tình hình hiện nay nên hạ mức cảnh báo dịch cúm A/H1N1 xuống mức 2 hoặc 3.

* Báo chí ngày 7-6 dẫn nguồn tin từ nước ngoài cho
rằng các hãng dược đã thu được 7-10 tỉ USD từ vụ đại dịch bị thổi phồng
này. Ông có thể cho biết chi phí phục vụ phòng chống dịch cúm A/H1N1 ở VN?

- Ở VN chủ yếu là mua trang thiết bị như máy thở, ôtô
cứu thương thì bệnh nhân bị tai nạn giao thông cũng cần xe cứu thương,
cần máy thở, mua hóa chất chloramine B thì chống dịch tả cũng cần.
Văcxin phòng cúm thì chúng ta không mua. Còn việc nghiên cứu, sản xuất
văcxin cúm A/H1N1 tại Trung tâm sản xuất văcxin Sabin, Viện Văcxin và
sinh phẩm Nha Trang, Công ty Văcxin và sinh phẩm số 1 thì vẫn tiến hành
theo kế hoạch đã được phê duyệt, dây chuyền sản xuất có thể sử dụng sản xuất cả văcxin cúm mùa.

Theo Bộ Y tế, tính đến hết tháng 12-2009, ngân sách
trung ương và các địa phương đã chi gần 1.000 tỉ đồng cho mua sắm trang
thiết bị y tế, hóa chất, thuốc phòng chống dịch cúm A/H1N1 tại VN. Chủ
yếu trong số này là chi mua máy thở, máy đo thân nhiệt từ xa đặt tại
các cửa khẩu, ôtô cứu thương...

Đây là lần thứ hai ngân sách chi cấp bách cho chống
dịch (trước đây là dịch SARS và cúm A/H5N1 năm 2003-2004). Rất nhiều
thiết bị y tế mua năm 2004 đã bị hỏng khi xảy ra vụ dịch 2009. Tại Việt
Nam, có trên 11.200 người được xác định mắc cúm A/H1N1 và 58 người tử vong.


http://tuoitre.vn/Chinh-...-bao-dich-cum-AH1N1.html



Thành công của một đời người không phải là một điểm đến,không phải là một điểm hẹn mà là một cuộc hành trình

nick yh:trotlo50
Quảng cáo
Offline trotlo  
#2 Đã gửi : 11/06/2010 lúc 05:54:46(UTC)
trotlo

Danh hiệu: Thành viên gắn bó

Nhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 06-10-2009(UTC)
Bài viết: 672
Man
Đến từ: người về từ lòng đất

Thanks: 43 times
Được cảm ơn: 70 lần trong 59 bài viết

Lên tiếng về vụ “thổi phồng dịch cúm”


Lần thứ 2 có thông tin về việc dịch cúm A/H1N1 đã bị thổi phồng, TS
Jean-Marc Olivé, Trưởng đại diện Tổ chức Y tế (WHO) tại Việt Nam khẳng
định: “Những quyết định đưa ra đều có căn cứ khoa học đã được nghiên cứu, theo dõi chặt chẽ”.

88dcum-10610

Học sinh tiểu học trường Chính Nghĩa, Q.5 đi học mùa cúm (Ảnh tư liệu)
 
Hội
đồng Châu Âu vừa đưa ra dẫn chứng để chứng minh về việc dịch cúm A/H1N1 đã bị thổi phồng. Quan điểm của WHO về vấn đề này như thế nào?

 

Đại dịch cúm A/H1N1
lần này được xác định do chủng virus mới, bất định nên việc dự báo chắc
chắn nó có gây ra bệnh nặng hay không là rất khó. WHO đưa ra nhận định
tình hình nguy hiểm của dịch cúm là dựa trên những số liệu, bằng chứng khoa học, giám sát để dự báo tình hình dịch.

 

Cúm mùa thường tấn
công vào người già, người mẫn cảm nhưng cúm H1N1 vừa qua lại tấn công
vào người trẻ, phụ nữ mang thai và những người mắc bệnh mãn tính. Các
ca bệnh phục hồi nhanh, có bệnh cảnh nhẹ nhưng không vì thế mà chủ quan.

 

WHO tại Việt Nam sẽ có thông báo sớm nhất trên các phương tiện thông tin đại chúng về những thông tin vừa qua.

 

Đây
là lần thứ hai thông tin này được nêu ra. Lần đầu tiên vào đầu năm
2010, WHO cũng không đưa ra phản ứng nhiều. Nếu thông tin sai WHO có thể kiện hoặc phản bác nhưng WHO không làm việc này. Tại sao?

 

 Các
phương tiện thông tin đại chúng cho rằng việc thổi phồng dịch cúm đã để
các công ty dược thu lời. Bởi khi có đại dịch xảy ra, phải dựa vào 2
điều để đối phó với dịch là sản xuất văcxin và thuốc. Ở đây là vắc-xin cúm và Tamiflu

 

Nhưng tất cả mọi dự
báo đều dựa trên những bằng chứng khoa học. Những quyết định đưa ra đều
có căn cứ khoa học đã được nghiên cứu, theo dõi chặt chẽ. WHO có nhiều
chuyên gia khác nhau đều từ nhiều nước nên việc đưa ra nhận định tình hình cũng như cách xử trí là rất chặt chẽ.

 

Việt
Nam là một trong những nước có dịch xảy ra, nhưng cũng chưa có phản ứng gì trước thông tin này. Vậy WHO đánh giá tình hình dịch cúm của Việt Nam như thế nào?

 

Đến thời điểm này, số ca mắc và tử vong của Việt Nam đã giảm hẳn. Việt Nam là một nước kiểm soát tình hình dịch bệnh tốt. Việt Nam có kinh nghiệm trong phòng chống SARS và H5N1. Chẳng hạn, công tác sàng lọc người nguy cơ được thực hiện ngay tại sân bay.

 

Với tình hình dịch bệnh đã giảm tại sao WHO chưa hạ mức cảnh báo cũng như không có thông báo gì?

 

Chúng ta cần phân
biệt đại dịch và dịch. Dịch thì mỗi quốc gia có thể tự đánh giá. Tuy
nhiên, đại dịch thì phải do WHO công bố. Đến thời điểm này, WHO nhận
định tình hình dịch ở nam bán cầu vẫn chưa giảm, số người mắc và tử vong vẫn cao.

 

Hơn nữa, khu vực
này đang vào thời điểm mùa đông nên dịch bệnh chưa giảm. Việc giám sát
tình hình dịch bệnh phải diễn ra trên toàn cầu. Do đó chưa thể hạ mức cảnh báo xuống được.
 


Thứ trưởng bộ Y tế: Nên hạ mức cảnh báo

 

Một
lần nữa thông tin đại dịch cúm A/H1N1 bị thổi phồng được đưa ra. Theo
thông tin trên, qua việc thổi phồng dịch bệnh tổ chức Y tế thế giới
(WHO) đã đem đến cho các tập đoàn dược phẩm thế giới một lợi nhuận lên đến 7-10 tỉ USD qua việc bán vắc-xin cúm A/H1N1.

 

Tuy nhiên, đến thời điểm này WHO vẫn chưa có ý hạ mức cảnh báo xuống. Việt Nam, một thành viên của WHO, vẫn chờ quyết định từ tổ chức này mặc dù số ca mắc cúm tại Việt Nam đã giảm rõ rệt.

 

Theo
báo cáo của bộ Y tế, tính đến hết tháng 5/2010, tích luỹ số ca mắc/tử
vong từ đầu vụ dịch cúm tới nay là 11.211/58. Tuy nhiên, số ca mắc bệnh
thời gian gần đây giảm đi rõ rệt, như tháng 5 vừa qua không ghi nhận
một ca nào. Hiện mức độ cảnh báo dịch cúm H1N1 ở Việt Nam vẫn ở mức 6 dù không ghi nhận ca mắc mới ở 15 điểm giám sát dịch trên cả nước.

 

Đầu năm 2010, thông tin đại dịch cúm A/H1N1 bị thổi phồng, đại diện WHO tại Việt Nam
đã gửi văn bản tới các cơ quan thông tấn, khẳng định: WHO không hề thay
đổi định nghĩa đại dịch trong suốt tiến trình vụ bùng phát dịch cúm
A/H1N1. Tuy nhiên, WHO đã thừa nhận một số nhầm lẫn xuất phát từ thực
tế là, đã có một tài liệu trên trang web của WHO trong một vài tháng có
nói rằng, một đại dịch có thể bao gồm “số lượng rất lớn các ca mắc và các ca tử vong”.

 

Thông
tin này đã được gỡ bỏ sau khi WHO nhận thấy không chính xác. Thông tin
này không bao giờ là một phần trong định nghĩa chính thức về một đại
dịch và chưa bao giờ là một phần trong các tài liệu gửi tới các quốc
gia thành viên nhằm phục vụ công tác chuẩn bị sẵn sàng ứng phó với đại dịch. WHO lấy làm tiếc vì sự nhầm lẫn mà thông tin này gây ra.

 

Thứ
trưởng bộ Y tế Trịnh Quân Huấn cho biết, thời điểm WHO nâng mức cảnh
báo dịch cúm đã lây lan ra nhiều quốc gia. Trong vòng hai tháng dịch đã
lây lan sang các nước trên toàn cầu. Đây là một trong những dịch nguy
hiểm bởi vì virút cúm A/H1N1 đã từng gây ra đại dịch có tỷ lệ tử vong
rất cao vào năm 1918 ở Tây Ban Nha. Do đó, WHO đã thấy mức độ nguy hiểm
qua sự lây lan và số ca mắc tăng nhanh. Việt Nam
thời điểm đó cũng tăng nhanh số ca mắc. Khi thế giới nâng cấp độ dịch
lên mức 6 thì bộ Y tế đã xây dựng ngay kế hoạch hành động và báo cáo
Thủ tướng Chính phủ. Nhưng rất may do khống chế tốt nên tỷ lệ tử vong không cao.

 

Cũng theo thứ trưởng Huấn, thời điểm này, Việt Nam
vẫn chưa nhận được phản hồi từ WHO về thông tin trên. Nhưng với tình
hình thực tế hiện nay, số ca mắc giảm cũng nên hạ mức cảnh báo của dịch cúm A/H1N1.

 

Theo Lệ Hà

http://dantri.com.vn/c7/s7-401592/len-tieng-ve-vu-thoi-phong-dich-cum.htm

Thành công của một đời người không phải là một điểm đến,không phải là một điểm hẹn mà là một cuộc hành trình

nick yh:trotlo50
Rss Feed  Atom Feed
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.