Trang chủ HIV  |  Web Link  |  Giới thiệu |  Liên hệ  |  English 
hiv logo

Thông báo

Icon
Error

Đăng nhập


Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to last unread
Offline Tình_ca  
#1 Đã gửi : 20/06/2010 lúc 10:01:06(UTC)
Tình_ca

Danh hiệu: Thành viên gắn bó

Nhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 09-03-2010(UTC)
Bài viết: 1.216
Đến từ: Quảng Trị

Cảm ơn: 34 lần
Được cảm ơn: 116 lần trong 86 bài viết

 
TNO - 19/06/2010 23:23




Các bác sĩ nhi khoa trên thế giới đã có một chuẩn chung để tham khảo khi kê toa cho trẻ em - Ảnh: Diệp Đức Minh


Tổ chức Y tế thế giới (WHO) vừa
công bố cẩm nang trình bày cặn kẽ cách sử dụng 240 loại thuốc thiết yếu cho trẻ em từ sơ sinh đến 12 tuổi.

Theo thông cáo báo chí của WHO, đây là lần đầu tiên các bác sĩ
có một chuẩn của thế giới để tham khảo khi kê đơn cho các bệnh nhi. Đã
có nhiều quốc gia lập ra tiêu chuẩn riêng của mình nhưng chưa từng có một cẩm nang đầy đủ về dược phẩm nhi khoa cho tất cả các nước.

Cẩm nang dày hơn 500 trang của WHO hướng dẫn cặn kẽ về cách dùng,
liều lượng, phản ứng phụ và lưu ý về chống chỉ định của 240 loại thuốc
được xếp vào loại thiết yếu cho trẻ em. Các loại thuốc này bao gồm từ
những loại đơn giản nhất như thuốc trị cảm ho, sổ mũi cho đến các loại
giải độc, kháng khuẩn và các thuốc dành cho các bệnh phức tạp. Bác sĩ
Hans Hogerzeil, Giám đốc về Dược phẩm thiết yếu và Chính sách ngành dược
của WHO, cho biết: “Để sử dụng hiệu quả, các loại thuốc cần được chọn
lựa kỹ càng và liều dùng phải điều chỉnh theo độ tuổi, cân nặng và nhu
cầu của bệnh nhi. Không có một cẩm nang chung cho thế giới, nhiều bác sĩ
và chuyên viên trong ngành đã kê đơn dựa theo những cơ sở thông tin còn rất hạn chế”.

Theo thống kê của WHO, khoảng 8,8 triệu trẻ em dưới 5 tuổi chết hằng
năm, rất nhiều trong số đó qua đời vì những bệnh mà nếu được chọn đúng
loại thuốc thích hợp có thể chữa khỏi. Tình trạng thiếu thuốc dành cho
nhi khoa hiện là vấn đề mang tính toàn cầu, đặc biệt là đối với các nước
đang phát triển. Tại nhiều nơi trên thế giới, có không ít loại thuốc
được kê toa cho bệnh nhi mà không theo hướng dẫn chính thức nào cả,
nghĩa là ảnh hưởng của chúng đối với trẻ em chưa từng được nghiên cứu và phê chuẩn.

Vì thuốc được sản xuất riêng cho trẻ em hiện còn rất hạn chế nên các
bác sĩ và nhiều phụ huynh thường có thói quen giảm liều lượng dành cho
người lớn xuống bằng cách bẻ nhỏ viên thuốc để cho bệnh nhi dùng. Nhưng
trẻ em không phải là “người lớn thu nhỏ” nên cơ thể có thể phản ứng
khác, dẫn đến việc quá liều, gây nên những tác dụng phụ hoặc chưa đủ liều khiến việc chữa trị thất bại.

Từ năm 2007, nhân kỷ niệm 30 năm ngày WHO lập ra “Danh mục thuốc
thiết yếu”, tổ chức này đã mở chiến dịch “Thuốc dành riêng cho trẻ em”,
với hy vọng sẽ kêu gọi sự quan tâm của các tổ chức chính trị, các hãng
dược phẩm, giới nghiên cứu và công chúng. Cẩm nang hướng dẫn sử dụng
thuốc nhi khoa vừa ra mắt cũng là một trong những thành quả của chiến dịch trên. 



Dược phẩm lý tưởng cho trẻ em là những
loại thuốc phù hợp với độ tuổi, điều kiện sinh lý và trọng lượng của
bệnh nhi. Nếu dạng viên, thuốc phải nhỏ để bệnh nhi uống được trọn vẹn
hoặc có thể dễ hòa tan hay nghiền nhỏ để trộn vào thực phẩm. Độc giả có
thể tham khảo cẩm nang hướng dẫn sử dụng thuốc cho trẻ em (bằng tiếng
Anh) theo địa chỉ: http://www.who.int/entit...ines/list/WMFc_2010.pdf.

Nguyễn Ngọc Lan Chi

Trans fat - Cảnh báo từ cơ quan dinh dưỡng
Tim khỏe nhờ uống trà, cà phê
Rối loạn lo âu
Em, Hướng Dương bị ánh sáng bỏ bùa
Người chăm chút vào em tìm sự thật
Những ánh nhìn dịu dàng và trong vắt
Xoay tròn theo từng sợi sắc mặt trời


Giữ vững quyết tâm phòng, chống Ma túy!
Giữ vững quyết tâm ngăn chặn AIDS!
Vì sự bình yên của gia đình và cộng đồng, toàn dân hãy tích cực tố giác tội phạm!
Quảng cáo
Rss Feed  Atom Feed
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.