 Danh hiệu: Guest
Nhóm: Gia nhập: 24-06-2009(UTC) Bài viết: 25.549
Được cảm ơn: 35 lần trong 21 bài viết
|
Chào Các Bạn !
Năm 2007 trước khi tham gia diễn đàn HIV,Tuấn có đọc 1 thông tin về bài CHUYỆN CỦA TUYẾT ,bên trang chủ diễn đàn HIV,Nhưng nay Tuấn muốn tìm lại bài đó (bên trang chủ diễn đàn HIV )không được, bài viết này nói về cô con gái ở Tân Hiệp ,kiên giang công khai mình có HIV trước cộng đồng, Tuấn muốn tìm bài viết này ,Mong các Bạn nào biết hoặc tìm giúp Tuấn tìm lại bài viết này,Tuấn đang cần tìm lại,Thanks.
Nào các Bạn giúp nhé.
|
|
|
|
|
|
 Danh hiệu: Mái ấm Tình Thân
Nhóm: Thành viên chính thức, Quản trị nhóm box Vòng tay cộng đồng, Hội viên Câu lạc bộ ARV
Gia nhập: 03-01-2009(UTC) Bài viết: 2.271 Đến từ: bốn bể là nhà
Cảm ơn: 1681 lần Được cảm ơn: 1643 lần trong 919 bài viết
|
@ Đại ca
Muốn giúp anh quá mà ngoài khả năng .
có 1 ty thông tin tìm được thế này thôi anh ah
" Nguyễn Thị Tuyết, 24 tuổi, quê ở Tân Hiệp, Kiên Giang - người đã công khai tình trạng nhiễm HIV/AIDS của mình trên Tạp chí “AIDS và Cộng đồng” trong số tháng 9 năm 2004. Hiện nay cô là đồng đẳng viên phòng chống HIV/AIDS, người đã làm thay đổi hành vi của thanh niên địa phương, giúp họ có thêm kiến thức phòng chống HIV/AIDS"
http://www.nguoiduongthoi.com.vn/Desktop.aspx/Tintuc/NDT-Moinhat/Nhung_guong_mat_thanh_nien_tieu_bieu/
| THIÊN CHÚA LÀ NGUỒN YÊU THƯƠNG VÀ BÌNH AN SẼ Ở CÙNG CHÚNG CON LUÔN MÃI 2cr, 11-13 |
|
|
|
 Danh hiệu: Mái ấm Tình Thân
Nhóm: Thành viên chính thức, Quản trị nhóm box Vòng tay cộng đồng, Hội viên Câu lạc bộ ARV
Gia nhập: 03-01-2009(UTC) Bài viết: 2.271 Đến từ: bốn bể là nhà
Cảm ơn: 1681 lần Được cảm ơn: 1643 lần trong 919 bài viết
|
Chuyện của Tuyết
Nguyễn Thị Tuyết, 24 tuổi, quê ở Tân Hiệp, Kiên Giang là người đã công khai tình trạng nhiễm HIV/AIDS của mình trên Tạp chí “AIDS và Cộng đồng” trong số tháng 9 năm 2004. Với sự dũng cảm đó, Tuyết đã được giúp đỡ cả về vật chất lẫn tinh thần từ các nhà hảo tâm. Hiện nay cô là đồng đẳng viên phòng chống HIV/AIDS, người đã làm thay đổi hành vi của thanh niên địa phương, giúp họ có thêm kiến thức phòng chống HIV/AIDS.
Tôi gặp lại Nguyễn Thị Tuyết trong Hội nghị Tổng kết 5 năm thực hiện công tác phòng chống HIV/AIDS của tỉnh Kiên Giang. Tuyết vui vẻ, khỏe mạnh, rất tự tin, nụ cười hiền lành và giọng nói thu hút gây xúc động lòng người. Đặc biệt là ánh mắt không còn xa
vắng, không còn hoài nghi, thay vào đó là niềm tự hào, là hạnh phúc ngọt ngào mà Tuyết tưởng chừng không thể có được trong cuộc đời của một cô gái quê mắc phải “căn bệnh thế ky” này.
Chồng qua đời ở tuổi 30 do căn bệnh AIDS, Cô phải nuôi 2 đứa con thơ. 3 mẹ con sống trong ngôi nhà lá dột nát tại một vùng quê xa xôi hẻo lánh của huyện Tân Hiệp tỉnh Kiên Giang. Cuộc sống cơ cực, thiếu trước, hụt sau. Từ khi Tạp chí “AIDS và Cộng đồng” phản ánh về Tuyết, cô được chú ý và quan tâm hỗ trợ từ chính quyền địa phương và các mạnh thường quân và những người đồng cảnh ngộ động viên cả vật chất lẫn tinh thần. Đã có hơn 40 thư bạn đọc khắp nơi gởi đến chia sẻ nỗi đau mà cô đang âm thầm chịu đựng, trong đó có 1 thư nước ngoài gởi tặng 100 đôla, hội từ thiện tỉnh Kiên Giang cho 1 triệu đồng, đặc biệt là các mạnh thường quân khắp nơi gởi cho Tuyết hơn 10 triệu đồng để sửa lại căn nhà dột nát. Vào tháng 10 năm 2005, Tuyết được mời làm đồng đẳng viên, vừa có thêm thu nhập, vừa làm công tác tuyên truyền phòng chống lây nhiễm HIV/AIDS tại địa phương.
Không ngại đường xa, dù đi bộ, đạp xe, thậm chí bơi xuồng… hễ biết ở đâu có người nhiễm HIV, là ngay lập tức Tuyết đến bên họ cùng chia sẻ an ủi, khuyên họ biết giữ gìn phòng bệnh cho người thân và cho mọi người xung quanh. Trong đó có một người tên là T. 30 tuổi, bị nhiễm AIDS ở giai đoạn cuối. Là một nông dân chăm chỉ, thật thà, chỉ vì thiếu thông tin, chỉ vì thiếu hiểu biết mà bây giờ anh có hối hận cũng không kịp. Mẹ anh phải hàng ngày gánh xôi ra chợ bán kiếm tiền để nuôi con. Sự vất vả của bà mẹ ở tuổi lục tuần làm Tuyết rơi nước mắt, cô đến bệnh viện huyện xin thuốc cho anh, xin giúp đỡ anh được nằm viện điều trị miễn phí. Cái chết của anh và của chồng Tuyết làm cô suy nghĩ rất nhiều về thế hệ thanh niên sống ở thôn quê: “Họ là người lao động chân lấm tay bùn, cuộc sống cơ cực, nhọc nhằn một nắng hai sương trên đồng ruộng, chỉ vì thiếu hiểu biết mà vướng phải căn bệnh thế kỷ này. Tuyết không cam tâm tiếp tục thấy họ chết trẻ như vậy ”.
Và Tuyết đã hành động. Cô đã chủ động gặp và xin phép cha xứ trong nhà thờ dành thời gian gặp gỡ trò chuyện với giáo dân, chủ yếu là thanh thiếu niên để tuyên truyền phòng chống HIV/AIDS. Những câu tuyên truyền xuất phát bằng ngôn từ mộc mạc chân chất của cô gái trình độ chỉ có lớp 7 mà mạnh mẽ và đầy sức thuyết phục. Tuyết thường mở đầu câu chuyện bằng tình hình lây nhiễm HIV trong cả nước, trong tỉnh và tại địa phương để mọi người cùng biết. Sau đó cô đưa ra những dẫn chứng cụ thể từ bản thân cô, va từ một số người nhiễm khác tại địa phương giúp mọi người hiểu. Cuối cùng Tuyết đưa ra những lời khuyên, lời nhắn nhủ để thanh niên biết cách phòng tránh.
Tuyết đã hòa nhập cộng đồng một cách tự nhiên và quên hẳn nỗi đau của riêng mình. Cô nhận ra giữa người nhiễm và cộng đồng không còn khoảng cách, mà thay vào đó là sự đồng cảm, chia sẻ, giúp đỡ và trân trọng bằng cả trái tim. Cách đây 2 năm, ngày chồng cô qua đời, Tuyết thấy ai cũng xa lánh mình, ngay cả họ hàng bên chồng chẳng dám bế cháu, hàng xóm chỉ dám nhìn mẹ con chị từ xa, 3 mẹ con thui thủi, tủi thân, chỉ muốn tự vẫn cho xong. Vậy mà giờ đây, mọi chuyện đã hoàn toàn thay đổi. Con của Tuyết được đến trường, cô giáo và bạn bè đón nhận các cháu bằng những tình cảm đặc biệt dành cho những đứa trẻ mồ côi cha.
Được nhận bằng khen của UBND tỉnh Kiên Giang trao tặng. Một phần thưởng cao quý dành cho Tuyết với thành tích đã làm thay đổi hành vi cho thanh niên tại địa phương, góp phần làm giảm tỷ lệ nhiễm HIV/AIDS trong cộng đồng. Tuyết đã khóc trong hạnh phúc “Em không ngờ mình được vinh dự cao quý này, cám ơn các cô chú lãnh đạo đã quan tâm đến Tuyết, cám ơn tất cả mọi người đã không bỏ rơi những người mắc căn bệnh thế kỷ như Tuyết”.
Thật vậy, sự hỗ trợ, chia sẻ, yêu thương từ bà con lối xóm, chính quyền, cộng đồng đã giúp Tuyết có thêm sức mạnh để giành lại cuộc sống, vượt qua bệnh tật, hi vọng đến một ngày không xa, sẽ có thuốc điều trị khỏi “căn bệnh thế ky” này. Cho dù không có thuốc điều trị Tuyết vẫn mơ ước được tuyên truyền đến hơi thở cuối cùng với hi vọng thanh niên đừng chết vì thiếu hiểu biết.
Phan Ngọc Châu
| THIÊN CHÚA LÀ NGUỒN YÊU THƯƠNG VÀ BÌNH AN SẼ Ở CÙNG CHÚNG CON LUÔN MÃI 2cr, 11-13 |
|
|
|
  Danh hiệu: Thành viên gắn bóNhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 24-11-2004(UTC) Bài viết: 1.110
Cảm ơn: 7 lần Được cảm ơn: 39 lần trong 21 bài viết
|
đã viết: Chào Các Bạn !
Năm 2007 trước khi tham gia diễn đàn HIV,Tuấn có đọc 1 thông tin về bài CHUYỆN CỦA TUYẾT ,bên trang chủ diễn đàn HIV,Nhưng nay Tuấn muốn tìm lại bài đó (bên trang chủ diễn đàn HIV )không được, bài viết này nói về cô con gái ở Tân Hiệp ,kiên giang công khai mình có HIV trước cộng đồng, Tuấn muốn tìm bài viết này ,Mong các Bạn nào biết hoặc tìm giúp Tuấn tìm lại bài viết này,Tuấn đang cần tìm lại,Thanks.
Nào các Bạn giúp nhé.
Tại đây :
http://webcache.googleusercontent.com/search?q=cache:QXB-cQs-vQsJ:aids-cd.hiv.com.vn/CD/song-quanh-ta/0606264.aspx+"Nguyễn+Thị+Tuyết"+site:hiv.com.vn&cd=1&hl=vi&ct=clnk&gl=vn
Hoặc : http://aids-cd.hiv.com.vn/CD/song-quanh-ta/0606264.aspx | Tránh bệnh - Không lánh người. |
|
|
|
 Danh hiệu: Guest
Nhóm: Gia nhập: 24-06-2009(UTC) Bài viết: 25.549
Được cảm ơn: 35 lần trong 21 bài viết
|
Thanks.
Sẵn đây muốn mời các Bạn xem lại bài viết nói về (CHUYỆN CỦA TUYẾT ), sắp tới sẽ có chuyện muốn nói về cô gái này đến các Bạn.
|
|
|
|
 Danh hiệu: Guest
Nhóm: Gia nhập: 24-06-2009(UTC) Bài viết: 25.549
Được cảm ơn: 35 lần trong 21 bài viết
|
mainga1402 đã viết:@ Đại ca
Đại ca nghiên mình kính cẩn cám ơn Tiểu Muội.
|
|
|
|
  Danh hiệu: Thành viên gắn bóNhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 26-02-2005(UTC) Bài viết: 76
Được cảm ơn: 5 lần trong 2 bài viết
|
Tâm tình người giáo dục viên đồng đẳng |
Tạp chí AIDS và Cộng đồng (Số 6/2008) |
Chứng kiến những con người còn rất trẻ bị lôi kéo vào tiêm chích ma tuý, chị Nguyễn Thị Tuyết Mai ở ấp 2 xã An Hoà,huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai tự nhủ phải làm gì để cứu giúp bọn trẻ. Với suy nghĩ giản đơn như vậy, chị quyết định xin làm cộng tác viên của dự án: “Phòng lây nhiễm HIV/AIDS” của tỉnh Đồng Nai.
Chị kể lại: “Tôi thấy ở xóm tôi, các cháu thanh niên còn rất trẻ đã dính vào tiêm chích, có đứa bị nhiễm HIV/AIDS và chết khi mới chỉ có 15, 16 tuổi. Tôi lại có hai đứa con trai nên cảm thấy rất lo sợ. Thế là trong tôi cứ nung nấu ý chí phải làm một việc gì đó để góp phần làm giảm tệ nạn xã hội ở địa phương…” .
Chị Mai (người ngoài cùng, bên phải) đang giới thiệu
về địa điểm trao đổi bơm kim tiêm
Đúng lúc đó, chị được cán bộ Trạm Y tế thị trấn An Hoà mời làm giáo dục viên đồng đẳng của Dự án “Phòng lây nhiễm HIV/AIDS” tại Đồng Nai. Chị nhận lời. Công việc của chị là đi tiếp cận người nhiễm HIV và người nghiện ma tuý để phát bao cao su và bơm kiêm tiêm sạch. Năm 2004, chị được đi tập huấn các kiến thức cơ bản về HIV/AIDS. Năm 2005, chị “sắn tay” vào cuộc. Hằng ngày, chị đi lấy bơm kim tiêm ở Trạm Y tế về phân phát và tuyên truyền, vận động người nghiện họ sử dụng bơm kim tiêm sạch để phòng lây nhiễm HIV/AIDS. Đối với người dân tại cộng đồng, bằng những kiến thức thu lượm được về HIV/AIDS, chị Mai cũng đến các gia đình để nói chuyện và phát tờ rơi tuyên truyền để họ biết cách phòng tránh. Ngoài công việc đi phân phát bơm kim tiêm sạch, chị dành thời gian đến các điểm trao đổi để thu gom bơm kim tiêm bẩn đem về Trạm Y tế An Hoà để tiêu huỷ.
Nhưng để bắt đầu công việc của một giáo dục viên đồng đẳng, chị cũng gặp phải một số khó khăn. Đó là việc làm thế nào để tiếp cận các đối tương đích và phân phát bơm kim tiêm sạch tới tay họ. Bằng kinh nghiệm của những năm làm cộng tác viên Y tế thôn bản, chị đã giải quyết được vấn đề tưởng rất nan giải này. Bây giờ, chị đã thuộc từng tên người nhận bơm kim tiêm. Nếu cứ hỏi đến tên chị, các đối tượng đều biết. Những việc làm của chị đã được chính quyền địa phương chấp thuận và tạo điều kiện. Có lần, công an có hỏi những người tiêm chích mua kim tiêm ở đâu. Họ trả lời “do má Mai cung cấp”.
Nói về công việc của mình, chị Mai cho biết: “Ngoài việc đi phát bơm kim tiêm ở các tụ điểm tiêm chích, tôi còn đem về nhà, nếu ai cần họ có thể đến gõ cửa nhà tôi để lấy. Mình cũng phải linh hoạt chứ. Thậm chí, nếu có ai cần thì tôi mang tới liền. Trung bình mỗi tháng, tôi phân phát được 1600 – 1700 chiếc bơm kim tiêm sạch”.
Nhưng lòng tốt của chị có lần đã bị kẻ xấu lợi dụng. Chị kể : “Lần đó, giữa đêm khuya, chuông điện thoại nhà tôi đổ dồn, tôi nhấc máy, thấy có người bảo cần bơm kim tiêm, tôi liền đem ra chỗ hẹn. Ai ngờ, ra đến đó, bọn chúng lột sạch tư trang trên người của tôi. Đó là kỷ niệm đáng nhớ đối với công việc làm giáo dục viên đồng đẳng và luôn nhắc tôi phải cẩn thận hơn…”
Khó khăn trong công việc là vậy, nhưng gia đình khi biết chị tham gia làm giáo dục viên đồng đẳng viên vẫn còn e ngại. Bởi chồng chị luôn lo sợ công việc đó quá phức tạp. Hàng xóm thì luôn đặt câu hỏi: “Sao lúc này em thấy mày chơi với toàn tụi xì ke không à…”. Sau khi được chị giải thích, gia đình và hàng xóm đã nhận ra những công việc mà chị đang làm. Và họ đã thông cảm hơn với việc làm của chị.
Khi tôi hỏi chị về mong muốn và đề xuất gì không, chị cười: “Mấy năm trước thì có. Còn bây giờ, bọn chị đã được trang bị đầy đủ áo mưa, cặp sách, đồ thu lựợm bơm kim bẩn.như; Bơm kim tiêm sạch thì luôn sẵn có… Thế là đầy đủ rồi em ạ”. Nói rồi, chị nở một nụ cười mãn nguyện.
Đặng Thanh
|
http://aids-cd.hiv.com.vn/cd/tieng-noi-trong-cuoc/0806395.aspx
|
|
|
|
  Danh hiệu: Thành viên gắn bóNhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 26-02-2005(UTC) Bài viết: 76
Được cảm ơn: 5 lần trong 2 bài viết
|
15. Bạn giúp bạn Kiên Giang
Nguyễn Thị Tuyết: 016 996 38962
http://www.forum.hiv.com.vn/default.aspx?g=posts&t=163431
|
|
|
|
  Danh hiệu: Thành viên gắn bóNhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 07-09-2004(UTC) Bài viết: 1.200
Cảm ơn: 2 lần Được cảm ơn: 197 lần trong 122 bài viết
|
Tôi là người nhiễm HIV...”
Cập nhật: 25/10/2010 03:36
“Người đương thời” Nguyễn Thị Tuyết không ngần ngại tiết lộ như vậy mỗi khi tuyên truyền về căn bệnh HIV/AIDS. Bằng những việc làm thiết thực, chị Tuyết mong muốn mọi người hiểu hơn về căn bệnh thế kỷ này để có các biện pháp phòng chống hiệu quả, đồng thời cảm thông, chia sẻ với những người không may nhiễm bệnh.
 |
Chị Tuyết bên căn nhà xây đang dạy các con học bài. |
Chuyện của ngày xưa
Sinh ra và lớn lên trong một gia đình nông dân nghèo tại huyện Tân Hiệp, Kiên Giang, năm 18 tuổi, Nguyễn Thị Tuyết lập gia đình. Chồng chị là người cần cù, siêng năng, chịu thương chịu khó, biết vun đắp hạnh phúc cho gia đình. Niềm vui đó được nhân lên khi Tuyết sinh đứa con trai đầu lòng. Những tưởng cuộc sống gia đình mãi êm đềm, hạnh phúc, nhưng trong một lần đi chơi cùng bạn bè ở Vĩnh Long, chồng chị đã quan hệ với gái mại dâm và bị nhiễm HIV. Chẳng bao lâu sau khi chồng đi Vĩnh Long về, chị Tuyết đi xét nghiệm, kết quả dương tính với HIV. Khi đó, chị đang mang thai đứa con thứ hai. Giận chồng nhưng thương con, chị phải tiếp tục sống, chăm sóc cho chồng và chờ ngày sinh nở. Khi đứa con gái chào đời được 7 ngày thì anh mất.
Trong khi tuyệt vọng, bị hàng xóm xa lánh, chị lại không nhận được lời động viên của người thân vì họ cũng tỏ vẻ sợ hãi mỗi khi tiếp xúc với mẹ con chị. Những tưởng chị sẽ không qua nổi cú sốc này, nhưng vì con, chị đã cố sống. Cuộc sống của chị hết sức khó khăn, phải đi làm mướn để nuôi con. Sau khi bé gái được 20 tháng, chị đưa hai con đi xét nghiệm. Một niềm vui lớn khi kết quả cho thấy hai con của chị không bị nhiễm HIV và đây cũng là nguồn an ủi lớn nhất giúp chị tiếp tục sống để nuôi con khôn lớn.
Chị Tuyết bây giờ
Căn nhà xây mà 3 mẹ con chị Tuyết đang sinh sống ở ấp Đông Bình, thị trấn Tân Hiệp là nhờ vào sự giúp đỡ của các tấm lòng hảo tâm từ khắp mọi miền đất nước gửi về. Chị tâm sự: “Trước đây ba mẹ con ở trong căn nhà lá, mỗi cơn mưa đồ đạc trong nhà đều ướt hết. Sau khi nhận số tiền 11 triệu đồng từ quỹ tấm lòng vàng của báo Công an TP. Hồ Chí Minh, mẹ con em mới có tiền xây nhà, trang trải cuộc sống, có tiền mua thuốc uống và nuôi hai con ăn học...”. Sau khi xuất hiện ở chương trình “Người đương thời” của Đài Truyền hình Việt Nam, chị tự tin và lạc quan hơn trong cuộc sống, cởi mở và chia sẻ với mọi người, không e dè, mặc cảm như những người bị nhiễm HIV khác.
Hiện nay, chị là Chủ nhiệm Câu lạc bộ (CLB) “Bạn giúp bạn”. Hàng ngày, chị cùng các đồng đẳng viên đi tuyên truyền về nguy cơ lây nhiễm HIV qua tiêm chích ma túy và quan hệ tình dục không an toàn, đồng thời phát tờ rơi, cung cấp bao cao su cho các đối tượng. CLB “Bạn giúp bạn” huyện Tân Hiệp được thành lập tháng 1-2009 có 20 hội viên là những người nhiễm HIV. Thông qua hoạt động của CLB, nhiều hội viên tìm lại được niềm tin, vượt lên trên bệnh tật, đóng góp cho xã hội những việc làm có ích. Ngoài ra, chị còn hăng hái tham gia vào các hội thi, sân chơi do các cấp, các ngành tổ chức. Chị không ngại ngần khi tiết lộ bệnh tật của mình trong các buổi giao lưu để mọi người hiểu về căn bệnh thế kỷ và có sự chia sẻ, không xa lánh.
Bác sĩ Nguyễn Văn Thế, Trưởng phòng Y tế huyện Tân Hiệp cho biết: “Sự ra đời của CLB “Bạn giúp bạn” rất có ý nghĩa, ngoài việc giảm thiểu tác hại của HIV đối với cộng đồng, CLB còn là mái nhà chung của những người bị nhiễm HIV/AIDS”.
Theo báo cáo thì hiện nay ở Kiên Giang 15/15 huyện, thị, thành phố có người nhiễm. Số người nhiễm HIV/AIDS ở Kiên Giang lên tới 2.376 ca có 522 trường hợp chuyển sang AIDS, 276 người trong số này đã tử vong. Riêng huyện Tân Hiệp có trên 100 người nhiễm HIV. Phòng chống HIV/AIDS là việc làm của toàn xã hội, nếu ai bị nhiễm HIV cũng có đủ cản đảm công khai như chị Tuyết thì khi ấy chắc chắn công tác tuyên truyền, phòng chống và đẩy lùi đại dịch HIV/AIDS trong cả nước sẽ khả quan hơn rất nhiều.
Đoàn Thế Hạnh
Nguồn : http://www.bienphong.com.vn/nd5/detail/xa-hoi/toi-la-nguoi-nhiem-hiv/40169.039.html
|
|
|
|
Di chuyển
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.
|