Trang chủ HIV  |  Web Link  |  Giới thiệu |  Liên hệ  |  English 
hiv logo

Thông báo

Icon
Error

Đăng nhập


Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to last unread
Offline Thuong  
#1 Đã gửi : 18/08/2010 lúc 06:19:35(UTC)
Thuong

Danh hiệu: Member

Nhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 18-11-2005(UTC)
Bài viết: 90

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 18 lần trong 11 bài viết
Báo chí và câu chuyện của nữ đồng tính
,

 


Mong muốn và nguyện vọng của đồng tính nữ là gì? Đồng tính nữ muốn gia đình, bạn bè và xã hội có thái độ và cách cư xử như thế nào với mình? Những công việc cần làm để đạt được một môi trường an toàn, tôn trọng và bình đẳng với đồng tính nữ?

 

Chúng tôi xin được giới thiệu một số ý kiến của các chuyên gia và của chính những người trong cuộc về mong muốn của họ trong cuộc hành trình lâu dài và gian khó để xóa đi những kỳ thị của xã hội đối với người đồng tính hiện nay.

 

Bùi Thị Thanh Hòa, Quản lí đường dây nóng Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Khoa học về Giới - Gia đình - Phụ nữ và Vị thành niên CSAGA:

 

Hiện nay, định kiến hay những ác cảm về đồng tính có thay đổi hơn so với trước, đó là do sự lan tỏa mạnh mẽ của internet. Tuy nhiên, sự thay đổi này vẫn còn rất hạn chế. Thông tin trên mạng phong phú và đa dạng nhưng rất khó kiểm soát. Nếu những người thân có con cái hoặc anh em là người đồng tính, họ có thể vào mạng để tìm kiếm. Nếu như gặp được những nguồn tin tốt thì họ sẽ có cái nhìn đúng đắn hơn về vấn đề này, ngược lại nếu nguồn tin sai lệch thì người tiếp nhận cũng có cái nhìn sai lệch về vấn đề đồng tính.



vmc
Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Khoa học về Giới - Gia đình - Phụ nữ và Vị thành niên CSAGA.


 

Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng còn một số tờ báo còn có cái nhìn chưa đúng về vấn đề đồng tính nữ. Ví dụ như một số bài báo viết về người đồng tính họ dùng từ “bị” đồng tính. Tôi xin khẳng định rằng, đồng tính nữ không phải là một căn bệnh mà đó là một xu hướng tình dục khác với số đông. Người đồng tính cần được nhìn nhận, đánh giá ở những giá trị của họ, họ cũng có những đóng góp riêng cho cộng đồng bình đẳng như những người khác đừng nên đánh đồng rằng đó là một căn bệnh.

 

Vũ Anh Tuyết, Chuyên gia tư vấn, Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Khoa học về Giới - Gia đình - Phụ nữ và Vị thành niên CSAGA:

 

Chúng tôi từng tiếp nhận một ca tư vấn khá đặc biệt. Một nhân vật trong TP HCM có kể là bạn ấy



Mô tả ảnh.
Chị Vũ Anh Tuyết, Chuyên gia tư vấn, Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Khoa học về Giới - Gia đình - Phụ nữ và Vị thành niên CSAGA.
có em gái là người đồng tính. Bạn ấy có đọc được một bài báo có viết rằng người đồng tính là do cách giáo dục, lối sống, môi trường… tác động và hoàn toàn có thể chữa trị được.


 

Sau khi đọc bài báo, bạn gọi đến đường dây nóng của chúng tôi và mong muốn được cung cấp các phương pháp để “chữa trị” cho em gái. Đây là một nhận thức hoàn toàn sai, vì đồng tính nữ là một trong các xu hướng tình dục tự nhiên chứ không phải là một căn bệnh và người thân nên chấp nhận nó chứ không nên tìm cách để thay đổi hay “chữa trị”.

 

Trước đây, hầu hết người dân cho rằng đây là một loại bệnh, là do nếp sống sa đọa cần phải được thay đổi. Họ đánh giá đồng tính là chuyện đạo đức. Thời gian gần đây hiểu biết của xã hội về đồng tính nam đã khá hơn rất nhiều. Tuy nhiên suy nghĩ về đồng tính nữ còn rất nhiều định kiến.

 

Việc giảm bớt định kiến của xã hội với những người đồng tính vẫn là sự thách thức rất lớn đối với những người làm công tác bình đẳng giới. Một số trung tâm tư vấn đang làm công tác vận động, với sự tham gia của chính những người đồng tính nữ.

 

Đầu tiên là giúp cho xã hội hiểu được đồng tính nữ, và chúng tôi đang hướng đến truyền thông đại chúng, qua việc giúp cho nhà báo có sự hiểu đúng về đồng tính nữ để không có định kiến hoặc cung cấp sai lệnh thông tin.

 

Những người đồng tính họ rất mặc cảm về bản thân chỉ một cách nói, cách viết, cách dùng từ không thận trọng cũng làm cho dư luận xã hội có cái nhìn khắt khe hơn với người đồng tính nữ.

 

Tôi rất mong muốn xã hội nhìn nhận và đánh giá con người ở những giá trị đích thực của họ. Người đồng tính cũng có những đóng góp như những con người khác. Xã hội cần hỗ trợ họ hơn nữa.

 

Hoàng Thương Huyền, Biên tập viên chương trình Người xây tổ ấm – Đài THVN:

 

Tôi rất bất bình với cách đưa tin của một số cơ quan truyền thông về hiện tượng đồng tính trong xã hội Việt Nam hiện nay. Dường như, mỗi câu chuyện liên quan đến “gay” hay “les” đều được dựng lên như những bài báo gây tò mò với nhiều chi tiết “bịa đặt” để thu hút độc giả. Qua những bài báo đó dư luận xã hội càng nhìn về đồng tính nữ như những hiện tượng bất thường, điên, bệnh hoạn…

 

Tôi đã từng đọc một bài báo của một tờ báo lớn dành cho phụ nữ tư vấn cho một độc giả nữ đang băn khoăn với tình yêu đồng giới. Tác giả bài báo này đã có những lời khuyên kiểu như: “Em là một cô gái bình thường sao lại chấp nhận mối quan hệ đồng tính?" Em phải cố gắng vượt qua để làm lại để sống đúng với giới tính thật của mình? "Em sẽ thực hiện thiên chức làm vợ làm mẹ thế nào?"

 

Tôi không rõ người viết bài này có kiến thức khoa học về đồng tính nữ không nhưng có một điều là khoa học đã chứng minh đồng tính nữ không phải là một “căn bệnh” mà là một xu hướng tình dục tự nhiên. Và trên thế giới đã có những cặp đồng tính sống chung với nhau trên 50 năm và họ đã đấu tranh cho quyền hôn nhân của họ chứ không phải là một sự ảo tưởng, bất thường.

 

Tôi nghĩ, truyền thông là một trong những phương tiện quan trọng giúp cho dư luận xã hội có một cách nhìn khách quan, chân thực hơn về những người đồng tính nữ. Vì thế, báo chí càng khách quan, càng chân thực, càng nhân văn trong những góc nhìn về người đồng tính thì càng giúp người đồng tính có thể sống hạnh phúc với thân phận thật của mình.

 

Bạn xuongrongden, thành viên diễn đàn bangai.net:

 

Những hình ảnh lesbian tràn lan khắp Internet và ngoài đời hiện nay bạn thấy, chỉ là một phần nhỏ của giới lesbian thật sự. Thực tế, không ai muốn mình khác người như thế cả. Tôi mong những bạn đang chạy theo trào lưu giả les, hãy dừng và nhìn lại. Cuộc sống les chẳng có gì hay để bạn chạy theo như thế. Bạn đã may mắn là một người bình thường, thì hãy sống như thế.

 

Chính vì những trào lưu les cho một lúc chơi nổi của mấy bạn, mà xã hội càng thêm nặng nề khi nhìn những người “không may” là les. Chúng tôi - những người đang đứng trong bóng tối với sự dằn vặt nặng nề chỉ mang một khát khao được yêu thương tự do mà không bị dò xét kỳ thị.

 

Để đấu tranh cho quyền lợi đó, chúng tôi đang phải nỗ lực hàng giờ, hàng ngày học tập, lao động, sống tốt, sống đẹp để mọi người xung quanh không thể gán ghép và dị nghị chúng tôi bằng những cái nhìn tiêu cực. Tôi cũng mong các cơ quan báo chí hãy truyền thông một cách trung thực và khách quan về những người đồng tính. Điều đó có ý nghĩa quan trọng giúp những người đồng tính đang đứng trong bóng tối tiếp thêm sức mạnh cho quá trình “lộ diện” để được sống hạnh phúc với chính những ước mơ và khát vọng trong đời

 



Bà Nguyễn Thu Nam, Viện Nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường ISEE:

 

-Xin chị cho biết một số mong muốn và nguyện vọng của người đồng tính nữ?

 

Dựa trên kết quả khảo sát với 40 đối tượng đồng tính nữ, chúng tôi cũng thu nhận được rất nhiều tâm tư nguyện vọng của họ. Những người đồng tính nữ có thể họ đang ở cùng với bố mẹ cũng có khi đã ra ở riêng.

 

Dù như thế nào theo truyền thống của người Việt Nam thì con cái và cha mẹ có mối quan hệ rất mật thiết. Bởi vậy, hầu hết những người đồng tính đều rất mong muốn cha mẹ hiểu và cảm thông cho họ. Không ít ông bố bà mẹ khi phát hiện ra giới tính của con mình đã tìm mọi cách để “Cải tạo” từ các biện pháp nhẹ như khuyên bảo, cấm đoán hay nặng nề hơn là sỉ vả, cưỡng ép… Có trường hợp bà mẹ khi không khuyên được con mình đã có ý định tự tử bởi họ chưa có cái nhìn đúng đắn về vấn đề đồng tính. Người con trước tình cảnh đó đành buông xuôi theo lời mẹ, vô tình cha mẹ đã đẩy con vào một bi kịch không lối thoát.

 

Người đồng tính nữ mong mỏi đầu tiên của họ chính là được gia đình, họ hàng chấp nhận cảm thông sau đó mới đến cộng đồng xã hội để họ được sống thật với chính mình.

 

-Chị có thể cho biết thêm về  mong muốn của người đồng tính với dư luận xã hội?

 

Có đối tượng đã chia sẻ với chúng tôi một buổi tối khi họ đi dạo với những người bạn cũng đồng tính thì ngay lập tức bị người ta chỉ trỏ, xì xầm bàn tán hay còn nói thẳng những lời lẽ kì thị vào mặt những lúc ấy họ cảm thấy không còn lối thoát, bế tắc. Bản thân họ cũng mong muốn xã hội có những cái nhìn cởi mở hơn, đừng đổ lỗi đấy là do phong trào hay do quá trình nuôi dạy mà đấy  là một xu hướng tình dục tự nhiên khác với xu hướng tình dục của số đông.

 

Chúng tôi cũng đã tổ chức một hội thảo để lắng nghe những ý kiến của người đồng tính. Họ đều tâm sự họ muốn được hòa mình và được cộng đồng đón nhận như những con người bình thường, được thể hiện “quyền” của mình và cũng được cống hiến đóng góp cho xã hội.

 

-Đồng tính nam có dễ dàng được chấp nhận hơn đồng tính nữ?

 

Theo tôi điều này chưa có thể chắc chắn. Đồng tính nam được biết đến trước hơn so với đồng tính nữ. Bên cạnh đó xu hướng đồng tính nam cũng được nói đến nhiều hơn, quan tâm nhiều hơn. Nhưng để nói việc xã hội có cái nhìn về đồng tính nam “cởi mở” hơn đồng tính nữ thì chưa có bằng chứng nào để khẳng định.

 

Xin chị cho biết bản thân những người đồng tính nữ họ có mong muốn gì đối với truyền thông?

 

Họ rất muốn phương tiện truyền thông đưa tin một cách khách quan, chân thực về đồng tính. Nhiều người đồng tính đã chia sẻ với chúng tôi nhiều tờ báo phỏng vấn họ sau đó tạo nên những bài báo đầy tò mò, nhằm hút khách gây nên những cái nhìn thiếu thiện cảm về người đồng tính.

 

Họ không đòi hỏi đưa lên truyền thông những hình ảnh tích cực hay tiêu cực mà trước tiên là cái nhìn khách quan hơn về bản thân họ. Bởi họ muốn được cộng đồng chấp nhận thì nhờ một tác dụng không nhỏ của các phương tiện truyền thông đại chúng.

 

-Bản thân chị mong muốn gì ở truyền thông về vấn đề đồng tính nữ?

 

Bản thân tôi mong muốn truyền thông đưa người đồng tính đến gần hơn với thái độ thân thiện, cởi mở hơn với dư luận xã hội. Đồng tính nữ cũng chính là một phần của xã hội, làm phong phú đa dạng hơn bức tranh về xã hội bởi vậy hãy nhìn nhận họ ở khía cạnh họ đóng góp, cống hiến cho cuộc sống này.

 

-Chị đang làm gì để đưa vấn đề đồng tính nữ gần hơn với sự chấp nhận của xã hội?

 

Chúng tôi đang hướng đến sự hợp tác với truyền thông nhằm mong muốn tác động vào nhận thức nhằm thay đổi hành vi của xã hội để cộng đồng có thể cởi mở hơn trong cái nhìn về đồng tính. Trước tiên là ở môi trường gia đình, trường học, cơ quan… Sau đó trong tương lai mong muốn để người đồng tính có được quyền của họ đó là có thể kết hôn, xin con nuôi… ởi khát khao lớn nhất của họ chính là được gia đình, cộng đồng và xã hội chấp nhận xu hướng về giới của họ.

 

-Xin cảm ơn chị!


 

  • Tú Mai

Em đã biết cách quan hệ tình dục an toàn chưa ?
Quảng cáo
Rss Feed  Atom Feed
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.