Trang chủ HIV  |  Web Link  |  Giới thiệu |  Liên hệ  |  English 
hiv logo

Thông báo

Icon
Error

Đăng nhập


Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to last unread
Offline Tình_ca  
#1 Đã gửi : 10/09/2010 lúc 05:05:33(UTC)
Tình_ca

Danh hiệu: Thành viên gắn bó

Nhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 09-03-2010(UTC)
Bài viết: 1.216
Đến từ: Quảng Trị

Cảm ơn: 34 lần
Được cảm ơn: 116 lần trong 86 bài viết

Ông Lê Thành Ân - Tân Tổng lãnh sự Mỹ: Công dân của thế giới

SGTT.VN - “Chúng tôi là những công dân của thế giới”,
ông Lê Thành Ân, tân Tổng lãnh sự Mỹ tại TP. HCM kể về gia đình của
mình. Đó là gia đình có cha mẹ sinh ra ở Việt Nam, các con sinh ra ở Mỹ, và cả nhà đi khắp thế giới.

Năm 1965, cậu bé 10 tuổi Lê Thành Ân, người con thứ bảy
trong một gia đình chín con ở Gò Công, được đưa sang học tại Mỹ sống
với bà trẻ và người dì ở thủ đô Washington D.C. Đến Mỹ vào mùa đông lạnh
giá, ông giữ lại trong ký ức hình ảnh những thân cây trơ trụi lá. “Ấn
tượng đầu tiên của tôi là như vậy đó: đất nước giàu có này không đủ tiền để chặt những cái cây đã chết”, ông Ân kể.





Ông Lê Thành Ân, tân Tổng lãnh sự Mỹ tại TP.HCM nhiệm kỳ 2010 – 2013 tại tư gia cùng vợ và con gái út. Ảnh: Lê Quang Nhật

Cha mất năm 1972, khi ông Ân vẫn đang học ở Mỹ. Ông
trưởng thành trong sự bao bọc của bà trẻ và dì, chứ hoàn toàn không phải
là con nuôi của một vị đại sứ Mỹ như lời đồn đại. Khi Việt Nam thống
nhất vào tháng 4.1975, ông Ân đang là sinh viên năm thứ ba ngành kỹ sư
điện tử tại đại học George Washington. Gia đình ông đoàn tụ hơn 10 năm sau đó, khi mẹ ông được sang Mỹ theo chương trình định cư có trật tự.

Mối tình Việt trên đất Mỹ

Cũng nhờ sự kiện 1975, ông Ân gặp được cô gái trẻ Lâm
Chí Tâm, người sau này trở thành vợ ông. Bà Tâm là con gái của một thống đốc ngân hàng quốc gia của chính quyền miền Nam Việt Nam.

Khi người Việt đổ sang Mỹ sau 1975, ông Ân trở thành
tình nguyện viên trong các hoạt động giúp đỡ cộng đồng người Việt định
cư thông qua các tổ chức nhà thờ. Đồng thời, ông giúp dì và bà trẻ lập
trung tâm Phật giáo cho người Việt ở Washington D.C, sau này xây dựng
thành một ngôi chùa. Bà Tâm, khi đó mới 16 tuổi, cùng gia đình được mời
tham gia. Cha bà đã “chọn mặt gửi vàng” ngay từ lúc đó nhưng mối tình
của hai người vài năm sau mới nảy nở. “Hồi đó tôi chê anh Ân quá cao so
với mình. Cha tôi bảo: “Con gái, đừng nhìn bề ngoài, vì cái đẹp thì ngày
tháng cũng qua đi, nhưng tính tình tốt thì sẽ còn mãi. Anh ấy là người có học thức, có thể không giàu có nhưng sẽ luôn lo được cho gia đình”.

Họ kết hôn năm 1981 với một đám cưới truyền thống, cô
dâu chú rể mặc áo dài, khăn đóng. Bà Tâm lui về làm nội trợ, trở thành
hậu phương cho chồng theo đuổi sự nghiệp. Ông Ân làm việc trong bộ Hải
quân Mỹ 15 năm, cho đến năm 1991 thì gia nhập bộ Ngoại giao và đưa gia
đình sang Bắc Kinh. Đây là thời điểm ông bắt đầu cuộc sống của một nhân
viên ngoại giao và đưa gia đình gốc Việt của ông trở thành “các công dân
thế giới”, theo cách miêu tả của Mỹ Liên, con gái đầu lòng của ông Ân.
Mỹ Liên năm nay 26 tuổi, vừa tốt nghiệp cao học ngành chính trị của
trường American University ở Washington D.C. Con trai thứ hai của ông bà
là Thành Nghiêm, 25 tuổi, đã tốt nghiệp đại học và đang làm việc cho
một công ty tin học tại Mỹ. Còn cô con gái út Mỹ Anh đã không ở lại học
nốt trung học tại Pháp mà theo bố mẹ về Việt Nam. Quốc tịch Mỹ, nhưng
sinh ở Hong Kong và chưa bao giờ thực sự ở Mỹ, Mỹ Anh coi việc theo bố
mẹ về Việt Nam là cơ hội để học tiếng Việt và tìm hiểu về văn hoá nguồn cội.

“Tôi không có chiếc đũa thần”

Ông Ân kể, ba năm ở Bắc Kinh là thời gian ông chứng
kiến sự thay đổi chóng mặt của Trung Quốc về kinh tế và xã hội: “Sức
phát triển kinh tế của Trung Quốc lúc đó cũng giống như những gì chúng
ta đang chứng kiến ở Việt Nam hiện nay, như một chai champagne đã bật
tung nắp thì không thể nút lại được”. Trong suốt những năm sau đó, công
việc của một viên chức ngoại giao đưa ông và gia đình đến nhiều quốc gia
châu Á khác như Nhật Bản, Malaysia, Singapore, Hàn Quốc. Ông có nhiều
dịp về Việt Nam, lúc thì với gia đình, lúc thì với công việc như lần tổ chức chuyến thăm của Tổng thống Bill Clinton đến Việt Nam năm 2000.

Ông Ân coi việc trở thành người Mỹ gốc Việt đầu tiên
giữ chức Tổng lãnh sự tại TP.HCM vừa là một lợi thế, vừa là thách thức.
Những hiểu biết về văn hoá Việt Nam sẽ giúp ông trong việc quản lý, điều
hành một cơ quan ngoại giao tại Việt Nam. Nhưng ông nhận thức rằng có
những sức ép đến từ mong đợi cao ở một nhà ngoại giao Mỹ gốc Việt: “Tôi
hiểu rằng có rất nhiều người, trong đó có cộng đồng Việt Kiều, có những
trông đợi quá cao ở tôi. Nhưng tôi không có chiếc đũa thần để vung lên
và mọi chuyện diễn ra theo ý mọi người. Công việc của tôi ở đây là công
việc của một người đại diện cho Tổng thống Obama và thực hiện chính sách
ngoại giao của Mỹ nhằm thúc đẩy quan hệ song phương và hiểu biết giữa hai nước”.

Tân tổng lãnh sự cho biết, một trong những ưu tiên của
ông trong nhiệm kỳ ở TP.HCM là tập trung phát triển hợp tác giáo dục,
tìm cách giúp sinh viên Việt Nam có năng lực và đủ tiêu chuẩn nhận được
cơ hội giáo dục ở Mỹ. “Cách đây tám năm, lần đầu tiên vợ chồng tôi đưa
các con trở về. Chúng tôi đến thăm các nhà trẻ mồ côi, trường học, bệnh
viện. Khi trở về, bọn trẻ hiểu và trân trọng cuộc sống của mình hơn. Gia
đình tôi đã thoả thuận với nhau, rằng đến giáng sinh chúng tôi sẽ không
tặng quà cho nhau nữa, mà dùng số tiền ấy để mua quà cho trẻ em ở Việt
Nam. Sau đó, cứ mỗi giáng sinh, trừ giáng sinh năm ngoái, gia đình lại
về và đi thăm, tặng đồ chơi cho các em nhỏ ở các nhà trẻ mồ côi và bệnh viện”, ông Ân kể.

Gia đình ông Ân vì thế cũng muốn tham gia vào các hoạt
động từ thiện, gây quỹ… giúp đỡ trẻ em ở Việt Nam, trong thời gian ông tại nhiệm.

Lan Anh

Em, Hướng Dương bị ánh sáng bỏ bùa
Người chăm chút vào em tìm sự thật
Những ánh nhìn dịu dàng và trong vắt
Xoay tròn theo từng sợi sắc mặt trời


Giữ vững quyết tâm phòng, chống Ma túy!
Giữ vững quyết tâm ngăn chặn AIDS!
Vì sự bình yên của gia đình và cộng đồng, toàn dân hãy tích cực tố giác tội phạm!
Quảng cáo
Rss Feed  Atom Feed
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.