  Danh hiệu: Thành viên gắn bóNhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 10-11-2009(UTC) Bài viết: 304 Đến từ: Gò Dưa
Cảm ơn: 48 lần Được cảm ơn: 176 lần trong 109 bài viết
|

1) Điểm khác nhau thứ nhất là con heo sinh ra ở Miền Nam, con lợn sinh
ra ở Miền Bắc.
2) Điểm khác nhau thứ hai là con heo thì ăn bắp, con lợn thì ăn ngô nè.
3) Điểm khác nhau thứ ba là con heo thì da không làm bánh được còn con
lợn làm bánh da lợn.
4) Điểm khác nhau thứ tư là con heo đóng phim người lớn (Phim Heo ), con lợn đóng
phim thiếu nhi (phim Hiệp Sĩ Lợn).
5) Điểm khác nhau thứ 5: con
Heo thì co' cá heo
Con Lợn ko có cá Lợn
Sau đây là một số điểm thú vị của con
lợn và con heo:
1)Miền Bắc không có con heo nhưng lại thích "nói toạc móng heo" - Miền
Nam không có con lợn nhưng làm được bánh da lợn.
2) Miền Bắc có lợn sề, lợn nái, lợn giống, lợn cấn, lợn sữa, lợn choai, lợn tháu, lợn ỷ, lợn rừng - Miền Nam có heo nhà, heo ruộng, heo bông,
heo lang, heo cỏ, heo bò,
heo đen, heo nọc, heo hạch, heo nái, heo nưa, heo lứa, heo mọi, heo sữa,
heo rừng.
3) Con lợn từ Miền Bắc xuống Miền Nam bị hóa kiếp thành con heo cũng có
điển tích đàng hoàng:
Paulus Huỳnh Tịnh Của là một học giả người Miền Nam, trong Đại Nam Quốc Âm Tự Vị, ông đã giải nghĩa lợn là con heo, là giống lục súc béo hơn hết. Đúng như con lợn tự khoe: “Nội trong hàng lục súc với nhau, ai
sánh đặng mình heo béo tốt?” (Lục súc tranh công).
4) Đọc Việt sử, ta thấy người Miền Nam phần lớn là những di dân từ Miền Trung, tiếng nói của họ nặng, khi phải bẩm trình với quan lớn, họ lại phát âm thành “quan lợn”. Quan cho là vô phép nên sai lính lấy hèo phạt, ai bẩm “quan lợn” là phạt đòn 10 hèo. Nhiều người bị phạt hèo như vậy, nên khi thấy con lợn họ hình dung ngay ra những cây hèo vút vào mông họ, họ bèn mỉa mai gọi con lợn là “con hèo”. Rồi để khỏi lầm lẫn
con lợn với cây gậy quái ác ấy, họ bớt đi dấu huyền, còn lại là con heo.
|
 2 người cảm ơn Đại Sư cho bài viết.
|
|