Theo các
chuyên gia uy tín, lây nhiễm HIV từ mẹ sang con là một trong ba con
đường lây truyền chính bên cạnh việc lây truyền qua đường máu và đường
tình dục. Lây nhiễm xảy ra cả khi người mẹ đang mang thai và khi em bé
chào đời. Nhìn vào sơ đồ dưới đây, chúng ta có thể thấy rõ những con
đường “tử thần” đưa virus HIV từ mẹ sang con:

Nguồn: Cục Phòng, chống HIV/AIDS, UNICEF – UNAIDS
Khi
mang thai, tỷ lệ lây truyền HIV từ mẹ sang con chiếm khoảng 25 – 40%.
Qua nghiên cứu thuần tập của WHO trên 100 bà mẹ mang thai có H (không
được can thiệp) cho thấy có khoảng 9 trẻ bị nhiễm HIV từ mẹ sang con
trong giai đoạn mang thai, 17 trẻ bị lây nhiễm trong giai đoạn chuyển dạ
và 10 trẻ bị nhiễm HIV trong giai đoạn bú mẹ. Như vậy, cứ 100 trẻ sinh
ra từ các bà mẹ bị nhiễm HIV thì có 36 trẻ bị lây nhiễm.
Lây truyền qua bánh nhau khi người mẹ mang thai
Đặc
biệt, tình trạng virus HIV từ máu của mẹ sang thai nhi qua nhau (rau)
thai có thể xảy ra rất sớm, ngay khi người mẹ mới chỉ mang thai được 8
tuần và có thể kéo dài trong suốt thai kỳ. Các nhà chuyên môn còn gọi
đây là kiểu “lây truyền dọc”. Tuy nhiên, hầu hết các nghiên cứu
đều chỉ ra rằng tỷ lệ lây truyền qua nhau thai đáng báo động nhất ở
thời kỳ tuổi thai từ 18 tuần trở lên.

Mặc dù mặt bánh nhau có cấu tạo hết sức đặc biệt với những màng ngăn đảm trách chức năng giống như những “hàng rào”
bảo vệ, vừa giúp vận chuyển chất dinh dưỡng, vitamin, khoáng chất,
kháng thể… từ cơ thể mẹ sang thai nhi để nuôi dưỡng bào thai, vừa ngăn
không cho vi khuẩn, virus… xâm nhập, gây hại đến thai nhi. Tuy nhiên,
khi bánh nhau bị nhiễm khuẩn hoặc bề dày của nó giảm đi vào nửa sau thai
kỳ sẽ “tạo điều kiện” cho virus HIV dễ dàng “đi vào” cơ thể bé.
Lây truyền khi sinh con
Con
đường lây truyền thứ hai là việc những con virus HIV từ nước ối, dịch
tử cung, dịch âm đạo xâm nhập vào bào thai qua niêm mạc mắt, mũi, hậu
môn hoặc lớp da bị sây sát của trẻ trong thời gian chuyển dạ đẻ do khi
sinh, đứa trẻ phải tiếp xúc trực tiếp với dịch âm đạo của mẹ hoặc do sự
trao đổi máu giữa mẹ và thai nhi khi chuyển dạ. Nguy cơ lây truyền tăng
lên trong trường hợp đẻ khó, chuyển dạ kéo dài, phần mềm của người mẹ bị
dập nát, thai bị xây xước, sang chấn... Đối với các ca sinh đôi, sinh
ba..., đứa trẻ sinh ra trước thường có nguy cơ bị nhiễm HIV cao hơn
những đứa trẻ sau vì phải tiếp xúc trực tiếp với nhiều dịch tiết âm đạo
có chứa HIV của mẹ hơn.
Lây truyền trong quá trình cho con bú
Sau
khi chào đời, trẻ vẫn có thể nhiễm HIV trong quá trình bú sữa. Lúc này,
virus HIV sẽ dễ dàng truyền sang cơ thể trẻ thông qua các vết nứt ở núm
vú người mẹ khi trẻ đang mọc răng hoặc có tổn thương ở niêm mạc miệng.
Theo ý kiến của hầu hết các bác sỹ và chuyên gia, tỷ lệ lây truyền từ mẹ
sang con bằng cách này dao động từ 14 - 25%, ở những nơi mà việc nuôi
con bằng sữa mẹ là phổ biến thì tỷ lệ này rơi vào quãng từ 13 - 42%. Ước
tính có khoảng 5 - 20% trẻ sơ sinh được sinh ra từ các bà mẹ có H bị
lây nhiễm qua việc cho bú mẹ.
Trên đây là ba con đường chính dẫn
tới việc lây truyền HIV từ mẹ sang con. Nếu các bà mẹ nhiễm H và người
thân của họ không có những biện pháp dự phòng hiệu quả thì số trẻ sinh
ra bị nhiễm bệnh từ mẹ có thể chiếm tới 40%. Song, nếu được theo dõi và
điều trị thuốc ARV sớm, được chăm sóc tốt tại các cơ sở sản khoa, không
cho con bú và chăm sóc trẻ sau sinh tốt thì tỷ lệ lây truyền HIV từ mẹ
sang con sẽ giảm đáng kể, có thể xuống dưới 10%. Vì vậy, hãy chung tay
phòng chống lây truyền HIV từ mẹ sang con! Đây cũng là thông điệp mà
mangthai.vn muốn gửi tới các bạn, đặc biệt là những người nhiễm HIV đang
mang thai hoặc có ý định mang thai./.
Để biết thêm các thông tin liên quan khác các bạn vui lòng ghé thăm trang http://www.mangthai.vn
để biết thông tin chi tiết , đây là 1 trang web rất hay và bổ ích cung
cấp thông tin, hỗ trợ dịch vụ, tổ chức tuyên truyền, tư vấn và đào tạo
các kiến thức, kỹ năng làm cha mẹ, các kỹ năng sống cho trẻ em.