Trang chủ HIV  |  Web Link  |  Giới thiệu |  Liên hệ  |  English 
hiv logo

Thông báo

Icon
Error

Đăng nhập


Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to last unread
Offline Falling in love  
#1 Đã gửi : 24/01/2011 lúc 08:09:42(UTC)
Falling in love

Danh hiệu: Thành viên gắn bó

Nhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 07-09-2004(UTC)
Bài viết: 1.200

Cảm ơn: 2 lần
Được cảm ơn: 197 lần trong 122 bài viết
Nhiều loại thuốc bị cảnh báo có bán tại Việt Nam 
 
24/01/2011 1:07 


Những biệt dược trong danh sách 59 loại mà Afssaps (Pháp) vừa đưa ra những khuyến cáo về tác dụng không mong muốn - Ảnh: Dược sĩ N.T.T
Như Thanh Niên số ra ngày 22.1 đưa tin, Cơ quan An ninh sản phẩm y tế Pháp (Afssaps) vừa khuyến cáo cần theo dõi 59 loại biệt dược vì chúng có thể gây tác dụng không mong muốn với người sử dụng. Theo tìm hiểu của PV Thanh Niên, nhiều loại thuốc trong danh sách Afssaps khuyến cáo có bán tại thị trường Việt Nam...

Theo ghi nhận của chúng tôi, biệt dược Byetta, với hoạt chất Etoricixib (của hãng Lilly) được khuyến cáo giảm chức năng thận, hiện có bán tại thị trường trong nước. Loại thuốc này dùng trong chữa bệnh khớp. Trong khi đó, biệt dược Cimzia (của hãng UCB Pharma) được khuyến cáo dễ làm các bệnh tiềm ẩn (như lao, zona) khởi phát, cũng là thuốc trị bệnh khớp nhưng ít được ưa chuộng tại thị trường VN.

Celsentri (hãng Pfizer) được khuyến cáo ảnh hưởng gan, tim và hệ cơ, là thuốc trị HIV, hiện đang có sử dụng ở VN và đang còn được theo dõi các tác dụng phụ. Biệt dược Procoralan (của hãng Servier) dùng trị rối loạn nhịp tim, hiện cũng được sử dụng cho bệnh nhân có chỉ định trong nước. Biệt dược Cymbalta (hãng Lilly) được khuyến cáo ảnh hưởng gan, là thuốc chống trầm cảm, hiện trong nước có sử dụng dù rất ít bệnh viện dùng. Biệt dược Effentora (của hãng Céphalon), được khuyến cáo nếu dùng quá liều có thể dẫn đến tử vong. Đây là thuốc trị sổ mũi, viêm mũi, và trong nước ít sử dụng thuốc này. Thuốc Efient 10 mg (của hãng Lilly), được khuyến cáo gây xuất huyết, gây chứng thiếu máu, trong nước có sử dụng nhưng rất ít, thuốc dùng để chống kết tập tiểu cầu.

Methadone AP-HP (Bouchara - Recordati), được khuyến cáo đổ mồ hôi, buồn nôn, suy hô hấp, ngưng hô hấp, sốc và ngưng tim. Đây là thuốc dùng để cai nghiện ma túy, chỉ cơ quan chuyên môn mới được dùng và hiện có sử dụng tại VN. Biệt dược Champix (hãng Pfizer) được khuyến cáo gây trầm cảm, lo lắng, nhức đầu. Đây là thuốc dùng cai nghiện thuốc lá, và hiện tại trong nước chưa sử dụng loại thuốc này...

Riêng hai loại vắc-xin ngừa vi-rút HPV (loại vi-rút có thể gây ung thư cổ tử cung) là Cervarix của hãng GSK (được khuyến cáo nhức đầu, đau cơ, đỏ và viêm nơi tiêm thuốc) và Gardasil của hãng MSD (được khuyến cáo gây dị ứng ngoài  da chỗ tiêm thuốc, gây sốt, phụ nữ đang mang thai không được dùng loại vắc-xin này) là hai vắc-xin mới được đưa vào sử dụng ở VN và cả trên thế giới, hiện còn đang được theo dõi... Tuy vậy, theo TS-BS Nguyễn Trần Hiển, Viện Vệ sinh dịch tễ T.Ư, đến nay chưa ghi nhận những tác hại nào với những vắc-xin phòng vi-rút HPV...

Trong số 59 loại thuốc mà Afssaps đưa ra khuyến cáo, giới kinh doanh và bác sĩ, dược sĩ cho rằng, phần lớn là những biệt dược mới so với thị trường trong nước, nên cần có thời gian ghi nhận những tác hại.

Cơ quan chức năng và chuyên gia nói gì?

Liên quan đến 59 loại thuốc của các hãng dược phẩm nằm trong danh sách cần theo dõi đặc biệt các phản ứng không mong muốn, hôm qua 23.1, ông Trương Quốc Cường, Cục trưởng Cục Quản lý dược (Bộ Y tế), cho biết: “Cục sẽ tìm hiểu thêm thông tin từ cơ quan quản lý dược phẩm Pháp để có được thông tin chính thống. Theo thông tin sơ bộ chúng tôi có được, có những thuốc trong danh sách 59 sản phẩm đó không đăng ký lưu hành tại VN. Có thuốc từng lưu hành nhưng đã không còn nhập khẩu nữa. Cục sẽ kiểm tra để nắm tổng hợp lại các thuốc hiện còn lưu hành tại VN, trong trường hợp cần thiết, sẽ yêu cầu đại diện các hãng tại VN báo cáo cụ thể, trong đó chú trọng về loại thuốc được cảnh báo về các tác dụng không mong muốn cần được đặc biệt lưu ý, nếu có. Đồng thời, sẽ tiếp nhận thêm thông tin từ đơn vị thông tin thuốc và theo dõi tác dụng có hại của thuốc”.

Theo TS-BS Phạm Mạnh Hùng, Viện Tim mạch quốc gia, thuốc Procoralan (của hãng Servier) hiện trong nước có dùng cho bệnh nhân bị rối loạn nhịp tim, thuốc này được Bộ Y tế VN cấp phép lưu hành. Quá trình điều trị chưa ghi nhận các phản ứng có hại của thuốc. Tuy nhiên, TS-BS Hùng cũng lưu ý việc sử dụng thuốc cần hết sức cẩn trọng, bệnh nhân phải tuân thủ nghiêm ngặt chỉ định của bác sĩ, vì với các thuốc chuyên khoa sâu nếu dùng không đúng hướng dẫn (ví dụ như quá liều) có thể gây tác dụng phụ nguy hiểm. Một chuyên gia khác cũng cho biết cần lưu ý về tác dụng phụ của thuốc này như: nhịp tim chậm, nhức đầu, choáng váng, buồn nôn, chóng mặt, khó thở.

Với các thuốc dùng cho bệnh nhân cao huyết áp: Tracleer, Thelin Volibris, một bác sĩ khoa Khám bệnh Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) cho biết không thấy có thuốc này tại VN. Thuốc điều trị tăng huyết áp của Servier hiện được sử dụng khá phổ biến trong nước là Coversyl 5 mg. Với thuốc này, nhà sản xuất cũng khuyến cáo có thể gây tác dụng không mong muốn như nhức đầu, chóng mặt, hoa mắt, cảm giác râm ran và đau buốt, rối loạn thị giác, ù tai, hạ huyết áp, ho khan, khó thở, rối loạn tiêu hóa (buồn nôn, đau bụng), rối loạn vị giác, mệt mỏi, co cứng cơ...

Thanh Tùng - Liên Châu


Nguồn : http://www.baomoi.com/Home/SucKhoe/www.thanhnien.com.vn/Nhieu-loai-thuoc-bi-canh-bao-co-ban-tai-Viet-Nam/5603899.epi
Quảng cáo
Offline Falling in love  
#2 Đã gửi : 11/02/2011 lúc 12:10:52(UTC)
Falling in love

Danh hiệu: Thành viên gắn bó

Nhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 07-09-2004(UTC)
Bài viết: 1.200

Cảm ơn: 2 lần
Được cảm ơn: 197 lần trong 122 bài viết

Ngày 19/01/2011 Cơ quan quản lý dược phẩm Pháp (Afssaps) ban hành danh mục 59 loại thuốc yêu cầu nhà sản xuất cần có kế hoạch quản lý nguy cơ.

Ngày 30 tháng 01 năm 2011, Cục trưởng Cục Quản lý Dược gửi Sở Y tế
các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các Bệnh viện, Viện có giường bệnh
trực thuộc Bộ Y tế: Công văn số 1479/QLD-TT về thông tin về 59 loại thuốc trong
Danh mục cần quản lý đặc biệt của Cơ quan quản lý dược phẩm Pháp. Trong đó, có nội dung :

 



Biệt dược

Hoạt chất

Ngày đệ trình kế hoạch quản lý nguy cơ

Tác dụng không mong muốn hoặc đối tượng bệnh nhân cần giám sát chặt chẽ khi sử dụng

Nhà sản xuất

Hoạt chất có SĐK ở Việt Nam

Celsentri

Maraviroc

21/09/2009

Nguy cơ gây tổn thương gan, thay đổi hệ thống miễn
dịch với khả năng xuất hiện bội nhiễm vi khuẩn, tổ chức ác tính và các bệnh
tự miễn; nguy cơ sử dụng ngoài chỉ định phê duyệt cho trẻ em và trẻ vị thành
niên; nguy cơ thay đổi khả năng tập trung; nguy cơ bệnh thiếu máu cơ tim cục
bộ; nguy cơ rối loạn cơ như tiêu cơ vân hoặc viêm cơ; nguy cơ gây tương tác
với các thuốc khác qua trung gian CYP450; nguy cơ sử dụng cho phụ nữ cho con bú

 

Không

 

Offline Niềm tin  
#3 Đã gửi : 10/03/2011 lúc 08:49:00(UTC)
Niềm tin

Danh hiệu: Thành viên gắn bó

Nhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 17-01-2006(UTC)
Bài viết: 224

Cảm ơn: 11 lần
Được cảm ơn: 60 lần trong 28 bài viết


Biệt dược

Hoạt chất

Ngày đệ trình kế hoạch quản lý nguy cơ

Tác
dụng không mong muốn hoặc đối tượng bệnh nhân cần giám sát chặt chẽ khi sử dụng

Nhà sản xuất

Hoạt chất có SĐK ở Việt Nam

Methadone

Methadon

clorohydrat

20/04/2008

Hội
chứng cai thuốc, tăng tiết mồ hôi, táo bón, suy hô hấp, hạ huyết áp quá mức,
ngừng hô hấp, sốc và ngừng tim. Khi kết hợp với các thuốc giảm đau dẫn chất
của morphin khác, các thuốc ngủ barbituric, benzodiazepin, thuốc giảm ho
nguồn gốc thuốc phiện, nguy cơ suy hô hấp tăng lên và có thể gây tử vong. Các
nguy cơ khác như kéo dài đoạn QT trên điện tâm đồ và xoắn đỉnh cũng đã được
mô tả. Thuốc qua nhau thai và được bài tiết vào sữa mẹ do vậy việc sử dụng
thuốc ở đối tượng này cần dựa trên cân nhắc nguy cơ/lợi ích. Nguy cơ lạm
dụng, sử dụng viên để tiêm ở người nghiện ma túy, nguy cơ quá liều cũng cần được giám sát.

 

Không


Rss Feed  Atom Feed
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.