Trang chủ HIV  |  Web Link  |  Giới thiệu |  Liên hệ  |  English 
hiv logo

Thông báo

Icon
Error

Đăng nhập


Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to last unread
Offline Tình_ca  
#1 Đã gửi : 13/04/2011 lúc 04:56:52(UTC)
Tình_ca

Danh hiệu: Thành viên gắn bó

Nhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 09-03-2010(UTC)
Bài viết: 1.216
Đến từ: Quảng Trị

Cảm ơn: 34 lần
Được cảm ơn: 116 lần trong 86 bài viết

Phóng viên: Thưa ông, muốn trở thành một đạo diễn giỏi cần những yếu tố gì?

Đạo diễn: Cần rất nhiều. Nào kiến thức, nào cảm xúc, khả năng phân tích, tính lãng mạn, tính hồn nhiên…

Phóng viên: A, hồn nhiên. Tôi đang định bàn về chuyện này. Hồn nhiên thì phải chơi. Hồi nhỏ, chắc ông hay chơi bi?

Đạo diễn: Trẻ con ai chẳng chơi bi.

Phóng viên: Vậy chắc ông đã xem bộ phim Bi, đừng sợ của đạo diễn Phan Đăng Di.

Đạo diễn: Tất nhiên. Chả những xem, mà còn vội vã xem. Điện ảnh Việt Nam, như nhà báo biết, vô cùng ít phim chiếu rạp. Cho nên không thể bỏ qua bất cứ tác phẩm nào.

Phóng viên: Vậy cảm xúc của ông khi xem phim ấy ra sao?

Đạo diễn: Bước ra khỏi rạp, cảm xúc đầu tiên của tôi là không hiểu gì cả. Và đấy cũng là cảm xúc cuối cùng.

Phóng viên: Tại sao thế?

Đạo diễn: Bộ phim không có cốt truyện. Đấy là điều chắc chắn.

Phóng viên: Khoan đã. Thưa đạo diễn, Phan Đăng Di hoàn toàn có quyền định nghĩa về cốt truyện khác hẳn với định nghĩa của ông chứ?

Đạo diễn: Đúng.
Anh ấy có quyền. Thậm chí, anh ấy còn nên phát huy triệt để cái quyền
đó. Như chúng ta đã biết, nghệ thuật là sự sáng tạo không ngừng, và
những gì hôm qua được coi như vĩnh cửu, hôm nay có thể bị phá bỏ. Muốn
thế, cần hai thứ: tài năng và lòng dũng cảm. Tài năng của Di thì tôi
chưa chắc một chút nào, nhưng lòng dũng cảm chắc chắn anh ấy có. Phải ghê gớm lắm mới làm ra một tác phẩm như vậy.

Phóng viên: Tại sao?

Đạo diễn: Tại điện
ảnh đã ra đời hơn một trăm năm nay. Nghĩa là những mô hình về nó đã
được xây dựng, hình thành, tồn tại và thử thách một cách rất vững chắc.
Theo đấy, một bộ phim truyện phải miêu tả một câu chuyện có xung đột rõ
ràng, xung đột ấy được đẩy lên cao dần cho tới khi kết thúc phải đưa ra
một cách giải quyết. Sau bao nhiêu những thử nghiệm, các nhà làm phim đã
xây dựng nên lý thuyết này. Cũng như qua bao nhiêu nghiên cứu, các nhà
khoa học mới hiểu muốn tên lửa bay lên vũ trụ, lực đẩy phải mạnh hơn sức hút trái đất.

Phóng viên: Tôi
hiểu điều ấy, thưa đạo diễn. Nhưng nếu những người như ông cho rằng quá
trình thể nghiệm đã kết thúc thì Phan Đăng Di không thế. Anh ấy vẫn tiếp tục.

Đạo diễn: Tất
nhiên. Nhưng một nhà làm phim khác với một nhà hóa học. Nhà hóa học có
thể âm thầm làm đủ trò chả ai hiểu trong bốn bức tường, thậm chí trong
hang sâu, rồi cuối cùng đưa ra kết quả hoặc giấu nó đi, thì nhà đạo diễn
buộc phải trình bày quá trình thí nghiệm và sản phẩm trước mắt người
xem. Nói cách khác, chưa hề có một đạo diễn nào trên đời làm phim ra để tự mình thưởng thức cả. Họ phải trình bày.

Phóng viên: Vâng.

Đạo diễn: Và khán giả sẽ xem phim bằng những nguyên tắc của họ chứ không phải của bất cứ ai.

Phóng viên: Chưa
chắc nhé. Chả thiếu gì kẻ coi phim theo kiểu "Hoàng đế không mặc quần
áo". Nghĩa là thấy bên Tây tung hô thì cũng ráng tung hô theo. Kinh nghiệm đã cho tôi điều này.

Đạo diễn: Kinh nghiệm?

Phóng viên: Vâng.
Có nhiều cách làm sang cho tâm hồn mình. Một trong những cách dễ áp
dụng nhất là tỏ ra mình đặc biệt, có khả năng hiểu những thứ mà kẻ khác
không hiểu. Chả riêng gì điện ảnh, hội họa, âm nhạc, văn chương cũng vậy mà thôi. Luôn luôn còn chỗ cho những gì quái đản.

Đạo diễn: Tôi không thích anh dùng từ như thế. Chúng ta phải hết sức đề phòng căn bệnh hễ thấy cái gì khác chúng ta là lên án nó.

Phóng viên: Nghĩa là anh thích Phan Đăng Di?

Đạo diễn: Với tư
cách một đạo diễn, tôi không hề ghét anh ta. Tôi hiểu nền nghệ thuật nào
cũng có những người như anh ấy, những kẻ chẳng quan tâm gì tới các
nguyên tắc. Đã thế, ở Việt Nam
những người kiểu Di rất hiếm, có lẽ nên khuyến khích chứ không nên
ngược lại. Nhưng với tư cách một nhà đầu tư, tôi sẽ không đưa tiền cho Di làm phim.

Tôi là người Việt Nam, tôi phải quan tâm đến cảm xúc của công chúng Việt Nam.
Mà cảm xúc đã rõ ràng vì khi Bi, đừng sợ chiếu rạp vô cùng vắng khách.
Đã thế, có khách còn nói xem phim này như bị tát vào mặt. Phan Đăng Di
cứ làm phim theo kiểu ấy bằng tiền túi của anh hoặc bằng tiền cá nhân nào đó, chứ bằng tiền đóng thuế của dân thì không. Điều ấy rất rõ ràng.

Phóng viên: Ông có biết tác phẩm của Di đã được giải ở Liên hoan phim Thụy Điển không?

Đạo diễn: Biết chứ. Nhưng với tất cả lòng kính trọng, tôi không phải là dân Thụy Điển. Tôi là người Việt Nam. Nhiệm vụ của tôi là phải quan tâm tới một trăm triệu khán giả Việt Nam.

Phóng viên: Được rồi. Số sau chúng ta sẽ xét cách quan tâm của ông. Nó cũng còn nhiều vấn đề lắm!

Lê Thị Liên Hoan - CAND


Xem thêm: Lại phỏng vấn một đạo diễn - ANTGCT số 39
Em, Hướng Dương bị ánh sáng bỏ bùa
Người chăm chút vào em tìm sự thật
Những ánh nhìn dịu dàng và trong vắt
Xoay tròn theo từng sợi sắc mặt trời


Giữ vững quyết tâm phòng, chống Ma túy!
Giữ vững quyết tâm ngăn chặn AIDS!
Vì sự bình yên của gia đình và cộng đồng, toàn dân hãy tích cực tố giác tội phạm!
Quảng cáo
Rss Feed  Atom Feed
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.