Mối lo âu trong lòng những bà mẹ có HIV
Lập
gia đình, sinh con đẻ cái luôn là một quy luật bất di bất dịch, là nỗi
khát khao cháy bỏng của tất cả những ông bố, bà mẹ trên thế gian này.
Ngay cả với những người có H, không ai có thể tước đi đặc quyền ấy của
họ. Đứng trước mâu thuẫn giằng xé giữa ước muốn mang thai và nguy cơ “đe dọa” kế hoạch mang thai, những người phụ nữ nhiễm HIV sẽ lựa chọn điều gì?

Theo
chúng tôi, nên có thai hay không là do chính bản thân họ quyết định bởi
như đã nói ở trên, có con là một nhu cầu, đồng thời là niềm hạnh phúc
vô bờ của người phụ nữ. Song, để đi tới quyết định có nên mang thai khi
bị nhiễm HIV hay không, chúng ta nên cân nhắc kỹ điều này, vì có rất
nhiều nguy cơ luôn rình rập thai phụ và thai nhi nếu phụ nữ bị nhiềm HIV
mang thai. Đó là các nguy cơ sau:
- Thai nhi có thể dị dạng, suy dinh dưỡng, chết lưu, dù hậu quả thế nào cũng ảnh hưởng rất lớn tới tương lai sau này của các bé.
-
Khoảng 25 - 40% số trẻ sinh ra có thể bị nhiễm HIV. Nếu trẻ mắc bệnh,
chúng khó lòng sống quá 5 năm và cho dù sống được thì cuộc đời của chúng
lại tiếp tục vướng vào vòng luẩn quẩn của căn bệnh thế kỷ giống như cha
mẹ chúng.
- Trẻ có thể phát triển kém hơn trẻ bình thường về cả
sức khỏe, trí tuệ, độ linh hoạt... Điều này cũng rất đáng buồn và không
hề công bằng đối với các em.
- Phụ nữ nhiễm HIV mang thai dễ
chuyển sang giai đoạn AIDS, tử vong nhanh hơn và trẻ sớm trở thành mồ
côi, mất đi sự bảo bọc, tình yêu thương của người mẹ.
Tất nhiên
không ai muốn căn bệnh thế kỷ cướp đi quyền làm mẹ ở người phụ nữ nhưng
chúng tôi khuyên bạn cần cân nhắc thật thận trọng trước khi đi đến quyết
định cuối cùng. Chỉ khi nào người mẹ thật sự khỏe mạnh, kinh tế gia
đình ổn định, tâm lý vững vàng, trang bị cho mình những kiến thức cần
thiết về HIV/AIDS, đứa trẻ sinh ra được bảo đảm nuôi dưỡng đầy đủ thì
lúc ấy hãy nghĩ đến chuyện sinh con.
Phụ nữ nhiễm HIV mang thai cần phải làm gì?
Trong
vòng vài năm trở lại đây, các nhà nghiên cứu đã đem lại cho những người
mang thai nhiễm HIV nhiều hy vọng hơn khi cho ra đời một số loại thuốc
kháng virus HIV, điển hình nhất là sự xuất hiện của phương pháp điều trị
ARV. Mặc dù không ngăn chặn triệt để được sự lây lan của loại virus này
nhưng nếu các bà mẹ có H thực hiện theo đúng phác đồ điều trị thuốc ARV
thì số trẻ bị lây nhiễm HIV từ mẹ sang con sẽ giảm đi đáng kể, có thể
chỉ còn 5%, giúp khoảng 1.600 trẻ sinh ra không bị nhiễm bệnh.
Đây
là tín hiệu thực sự đáng mừng phải không các bạn? Nhưng trước hết và
quan trọng nhất đối với những phụ nữ có H và cả những người không nhiễm
bệnh là bạn phải nắm được kiến thức về vấn đề này và chuẩn bị thật tốt
về cả thể chất, vật chất lẫn tinh thần để chào đón những “thiên thần” bé
nhỏ chào đời các bạn nhé!