Trang chủ HIV  |  Web Link  |  Giới thiệu |  Liên hệ  |  English 
hiv logo

Thông báo

Icon
Error

Đăng nhập


Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to last unread
Offline TLA  
#1 Đã gửi : 05/07/2011 lúc 11:43:13(UTC)
TLA

Danh hiệu: Thành viên gắn bó

Nhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 29-04-2011(UTC)
Bài viết: 631
Đến từ: Nam quốc sơn hà Nam đế cư - Tiệt nhiên định phận tại thiên thư - Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm? - Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư!

Cảm ơn: 99 lần
Được cảm ơn: 104 lần trong 72 bài viết

Giác Ngộ - Một chút buồn, một
chút cô đơn, một chút tủi hờn, một chút ghen tuông, một chút ganh tị…
được phát hiện nơi tâm mình mà mình không để ý, không biết, không gọi
đúng tên, không chào nó thì một chút ấy sẽ nguyên phân liên tục để trở
thành một cục và làm mình khổ đau. Những chút ấy nếu cùng một lúc “tấn
công” mình thì đó là đội quân đáng gờm (thứ “địch” ở trong tâm), đủ sức hạ gục sự bằng an và vững chãi của mình.

Thở và mỉm cười, ta thành người vô sự (không có... sinh sự)

Chắc bạn bắt đầu hình dung và quán chiếu, suy nghiệm và
chắc là bạn cũng sẽ gật gù mà đồng ý với tôi rằng: mình đã từng lơ là, từng là “nạn nhân” của những chút rất con-người ấy?

Và vì vậy mà mình khổ, và vì vậy mình mới là con người,
quẩn quanh với những nỗi khổ đại loại như thế, có khi là khổ hơn nếu
mình trở thành “tín đồ” của giận-hờn-ghen-ganh… và sau đó là những lời
nói, hành động đủ lực sát thương người khác (tất nhiên cũng là sát thương chính mình).

Trong nguyên tắc đối đãi, tương tác với cuộc sống, do mình là phàm
phu nên mình sẽ gặp đa số là phàm phu giống mình, theo nguyên tắc của
luật hấp dẫn. Tôi nói đa số bởi vì cũng có thể chúng ta sẽ gặp những con
người đặc biệt nào đó, tuy chưa được là thánh nhân - xuất trần thượng
sĩ, nhưng họ có khả năng quản lý cơn giận, quản lý sự tham lam, có quán
chiếu sâu tự tánh… Đối với những người như vậy thì lực tác dụng từ những
“chút” rất con người của mình sẽ được họ hóa giải và khả năng lớn có
thể họ sẽ giúp mình ngộ ra được con đường chân chánh để đi, để thoát
khỏi nỗi khổ niềm đau cố hữu mà bấy lâu mình vô minh quanh quẩn, sống cùng.

 

Những gam màu trắng-đen-vàng-xám trong tâm mình - Ảnh minh họa

Đã bao nhiêu lần rồi mình đưa ra luận đề “mình là con người mà” để
sống với bản chất (hay là bản năng? hay là tập khí tham-sân-si huân
tập lâu ngày, lâu đời) để biện minh cho những chút, và nhiều chút
tồn tại trong mình? Những sự dung dưỡng được ngụy trang bởi hai chữ
con-người (làm người ai chẳng thế) đã đẩy mình đi xa, đi sâu vào những
cơn mê, những căn bệnh trầm kha. Và đó chính là “động lực” để mình cứ khổ, cứ đau và rồi vẫn muốn sống chung với nó.

Đã bao giờ mình nhận diện là mình khổ, mình đau và mình
mong muốn thoát khổ, vượt qua nỗi đau? Chắc nhiều, nhưng chỉ tội là mình
thiếu một con đường, đôi khi thiếu nghị lực cần thiết dù đã thấy con
đường. Tự lực là yếu chỉ để mình vượt thoát mọi khổ đau, nó có được khi
mình hiểu đến nơi đến chốn, khi mình biết thương mình thật sự. Thương
mình thì mình sẽ không ngụy biện (vì là người nên tôi phải…) bởi
mỗi người đều có thể sống tốt hơn lên mỗi ngày cơ mà. Lý luận để biện
minh cho sự yếu đuối của mình giống như sợi xích trói buộc, không cho
mình vượt qua, đi tới. Và khi ấy, dù mình có thương mình nhiều cỡ nào
thì cũng chỉ là tình thương ủy mị, thiếu ý chí và hiểu biết. Bên cạnh
đó, đôi khi cái trí mình còn hạn chế, vì những lý lẽ khác vẫn còn tồn
tại hỗn độn, ngăn cái biết chân thật biểu hiện, gọi là biết chưa tới.
Một khi biết chưa tới thì mình sẽ làm chưa tới và chưa đủ niềm tin, động
lực để làm. Mình sẽ phân vân, sẽ đắn đo, suy tính thiệt hơn… Đó cũng là một nguyên nhân của khổ.

Ví như khi mình muốn đi xuất gia, nhưng mình chưa biết
thấu đáo con đường của người xuất gia chính là cứu mình, là cơ hội để
thực tập bằng an và hiến tặng bằng an cho cuộc đời thì mình sẽ không dám
bỏ những cái mình đang… sở hữu (cái của tôi). Khi mình còn cảm thấy
mình đi như vậy mình sẽ mất tự do, sẽ không được thế này, thế khác thì
mình sẽ cân đo, và ngay lập tức mình khước từ. Thậm chí có vào chùa rồi
mình vẫn sẽ bị dẫn dụ, lôi ra. Tất nhiên, có những hoàn cảnh chưa đủ để
xuất gia bởi chưa tích đủ “lượng”, ngoài phát nguyện từ bỏ như đã nói
thì “lượng” ở đây còn là nhân duyên với thầy, với những mối tương quan gia đình…

Trở lại vấn đề. Mình khổ, lẽ đương nhiên, là người ai
không khổ? Nhưng đối mặt và chuyển hóa khổ đau như thế nào sẽ cho ta biết nội tâm của mình như thế nào!

Từ sự nhận diện và hiểu sâu sắc về nỗi khổ cũng như con đường thoát
khổ, đồng thời quyết tâm vượt qua nỗi khổ ấy sẽ là những bước đi mà mình sẽ phải thực tập dần dần. Ở đó cần sự thấm nhuần bi-trí-dũng, có tín-hạnh-nguyện sâu sắc và phải trên cơ sở nương vào giới để có định và tuệ. Tất nhiên, tất cả những điều đó đều là những phương tiện để tịnh hóa dần dần tam nghiệp ý-khẩu-thân của mình.
Cứ thế, mình sẽ tặng cho khổ đau của chính mình hoa trái, và khổ đau trở
thành chất liệu để hạnh phúc mỉm cười và sự giải thoát giác ngộ có mặt nơi tâm mình! Bạn tin không?

Chúc Thiệu

http://www.quansuvn.net/
Nơi sinh: Việt Nam
thanks 3 người cảm ơn TLA cho bài viết.
cohien trên 05-07-2011(UTC) ngày, chim cánh cụt trên 05-07-2011(UTC) ngày, Mâytrắngbayvề trên 25-07-2011(UTC) ngày
Quảng cáo
Offline Miss Evers' Boys  
#2 Đã gửi : 05/07/2011 lúc 12:50:57(UTC)
Miss Evers' Boys

Danh hiệu: Thành viên gắn bó

Nhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 31-12-2010(UTC)
Bài viết: 345

Cảm ơn: 26 lần
Được cảm ơn: 77 lần trong 52 bài viết

Có những điều đốt mãi chẳng thành tro!

Giác Ngộ - 1. Có những điều đốt
mãi chẳng thành tro, đó là vàng, thứ vàng thật không sợ lửa! Con người
ta nếu sống chân thành, thật thà với chính mình, với người thì cái tâm ấy như vàng, như kim cương nên không sợ chi lửa.

  

Cuộc sống vốn có nhiều lửa. Nào là những cơn sân ngút trời của con
người. Nào là những nghi kỵ, ganh ghét, đua chen, đặt điều, tham lam,
dối trá… Những thứ lửa ấy thiêu đốt con người, nếu lòng người không vững
chãi, tâm người lay động thì sẽ dễ đốt thành tro ngay. Thứ lửa sân, lửa
của những nghi kỵ ấy có thể tưới tẩm cho những ngọn lửa sân giận, nghi
kỵ… tưởng chừng đã ngủ yên trong tâm một ai đó, nếu người ấy không vững
chãi. Và người đó sẽ bị “đồng hóa” kiểu như ai đó nổi sân tát mình một tai và mình cũng nổi sân rồi tát họ một tai mạnh hơn cái mình nhận.

2. Bụt dạy về chữ nhẫn (), với chữ
đao ở trên chữ tâm (theo Hán tự) để miêu tả cho sự chịu đựng ngay
cả đó là điều đau đớn nhất như là đao kiếm đâm vào tâm can. Chữ nhẫn
của đạo Bụt không có nghĩa là “quân tử trả thù mười năm chưa muộn”
mà là chịu và đựng (trong đó có chấp nhận và tha thứ). Chấp nhận vì có thể mình đã từng tạo tác những nỗi khổ niềm đau cho ai đó (nhân) thì nay nhận lại (quả), đó là cái lý-lẽ đương nhiên! Tha
thứ vì mình có tình thương (họ đang gieo nhân không lành nên chắc sẽ
có lúc gặt quả bất thiện) và vì mình hiểu biết (nếu mình không
thứ tha, nuôi lớn cơn giận, hận, thù… thì mình sẽ khổ, sẽ tiếp tục rượt đuổi nhau trong sinh tử luân hồi).

 

Đao chém vào tâm mà chịu & đựng được = nhẫn!

Chữ nhẫn của đạo Bụt dạy con người ta sức chịu đựng bởi đó là điều
kiện để giúp người ta ngộ ra tự tánh và là sức mạnh đủ để thu phục lòng người. Sức mạnh ấy đôi khi được biểu hiện dưới dạng “im lặng hùng tráng” và có khi là bằng tiếng niệm Bụt trong tư thế chắp tay
hình búp sen, ngồi tĩnh tọa trên mặt đất hoặc trên bồ đoàn. Tất cả đều
chỉ có một niệm là thương yêu và tha thứ, mong cho người bớt khổ, thấy
được nẻo vô sinh… Những giá trị ấy cơ bản và tuyệt nhiên trở thành thứ kim cương trong tâm của những ai có sự thực tập đi vào bản thể.

Mà phải thực tập mới có thể nhận diện sự có mặt của nó, như là phải
đốt đèn lên thì mới thấy được sự hiện hữu của nhiều thứ mà nếu chỉ nhìn bằng mắt thường ta chỉ thấy mỗi một màu đen.

Cái thấy của mỗi người là một sự đơn nhất. Xê dịch một chút trong góc
nhìn, điểm nhìn, thời điểm… là mình đã thấy khác người, thậm chí khác
với chính mình trước đó. Vì sao vậy, vì những cái thấy về hình tướng thì
luôn vô thường, bởi bản thân “sở hữu tướng” đã vô thường (giai thị
hư vọng) thì làm sao mình thấy không vô thường được? Mình của năm
phút trước người ta nhìn khác mình của năm phút sau. Năm phút trước mình
có thể cười rất dễ thương nhưng năm phút sau có thể mình đã trở thành
người nhăn nhó, khó ưa. Do đó, đánh giá về sự dễ thương hay chưa dễ thương của con người cần phải bình tĩnh, nhìn sâu, nhìn đa chiều.

Ở đây tôi muốn nói đến sự vô thường là một điều hiển nhiên trong vạn
vật có tướng, và còn bị chi phối bởi trần cảnh. Sự vô thường cũng là một trong những điều… đốt mãi chẳng thành tro!

3. Còn rất nhiều điều khác nữa, như là với cái thân
này, với tên họ này thì mình chính là con của ba mẹ mình. Điều đó là
không thể đổi thay và bạn không thể chối từ. Ấy vậy mà có những người cố
chối bỏ, “đốt” những điều hiển nhiên đó để rồi trở thành người bất hiếu.

 

Hơi thở, chất liệu của sự sống và bằng an

… Như là đã sinh ra là người (mà không chỉ là người, còn có cả
những chúng sinh khác nằm trong lục đạo - sáu nẻo luân hồi) thì phải có sanh-trụ-dị-diệt. Hễ chấp nhận sanh diệt để mà sống tốt, tốt
nhứt có thể thì mình sẽ đứng về chiến tuyến thiện lành và ngược lại. Có
những người cứ đi tìm kiếm bất tử ở đâu đâu nên mãi hoang phí và mãi khổ đau.

Thở một hơi thở có chất liệu của hiện tại, mỉm cười thật an lạc, đó
là phương pháp chế tác năng lượng an lạc, hạnh phúc mà đôi khi ta dửng
dưng, thậm chí xem thường nó. Và chúng ta đã rong chơi, đã để cho mình loay hoay mãi với những điều xa xôi đâu đó!

Mạnh Khôi

Hãy luôn "tỉnh thức" để sống trong "chánh niệm" mới có cuộc sống chân chính, an lành, thanh thản và hạnh phúc.

Không sát sinh - Không trộm cắp - Không tà dâm.

Không nói dối - Không nói thêu dệt - Không nói lật lọng - Không nói lời hung dữ.

Không tham lam - Không sân hận - Không si mê.

thanks 2 người cảm ơn Miss Evers' Boys cho bài viết.
chim cánh cụt trên 05-07-2011(UTC) ngày, Mâytrắngbayvề trên 25-07-2011(UTC) ngày
Offline Ròm  
#3 Đã gửi : 13/07/2011 lúc 10:48:56(UTC)
Ròm

Danh hiệu: Thành viên gắn bó

Nhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 16-05-2011(UTC)
Bài viết: 180

Cảm ơn: 3 lần
Được cảm ơn: 29 lần trong 27 bài viết

Quét dọn tâm mình

Giác Ngộ
- Tâm mình giống như một cái phòng lớn, chứa đầy hoa thơm và cũng không
ít bụi bẩn. Muốn phòng đẹp, thơm thì phải quét dọn, lau chùi. Nhưng
trước hết, chủ nhân căn phòng phải nhận diện rằng căn phòng mình không sạch, có thể bị dơ bởi nó tồn tại trong không gian chứa nhiều bụi…

Warrior-Monk.jpg

Nhận diện

Bạn phải ý thức rõ về những hoạt động trong tâm của mình. Đó là một
pháp tu, gọi tên là nhận diện sự thật. Đôi khi vì chủ quan hoặc vì không
đủ sâu lắng để nhìn thấy được sự thật tâm mình là “tâm viên ý mã” (tâm ý
như con khỉ, con ngựa, thích leo trèo, chạy nhảy…). Khi mình tiếp xúc
với trần cảnh thì tâm bắt đầu chuyển động, lời khen, tiếng chê, thích và
không thích bắt đầu hình thành… Một chuỗi phản ứng cứ thế được nuôi dưỡng, kéo dài, gọi đó là dòng sông tâm thức.

Thử bắt đầu bằng một ví dụ, khi nhìn thấy một người, bạn sẽ bắt đầu
cảm nhận người đó là xinh xinh, dễ thương. Sau đó bạn sẽ bắt đầu tưởng
nhớ, nuôi lớn ý nghĩ sẽ… tiếp cận, và nếu được sẽ “làm bạn, kết thân,
làm người yêu”. Những sự phát hiện ấy trong tâm thức có thể bạn không để
ý và cho đó là bình thường, nhưng nếu để ý thì bạn sẽ thấy tâm mình
đang có một “kế hoạch” với “kịch bản” thật sự hoành tráng về một cuộc
chinh phục. Nó hình thành và tuôn chảy, chi phối hoạt động cũng như
những cảm thọ sau đó. Có thể là hạnh phúc hoặc mệt mỏi, khổ đau, tùy vào
“kết quả” mà bạn đạt được trong quá trình hướng về đối tượng chinh phục.

Khi các giác quan của mình (mắt, tai, mũi, lưỡi…) tiếp xúc với
các đối tượng giác quan như hương thơm (mùi hôi), sắc đẹp (xấu)… thì tâm
sẽ bắt đầu lăn tăn. Với biểu hiện ban đầu là những gợn sóng, nếu mình
không nhận diện được và không tỉnh thức thì có thể những gợn sóng ấy trở
thành những đợt sóng ầm ào, đến khi mình không có khả năng điều khiển được.

Bởi vậy, có những người vì không chánh niệm, tức là không kiểm soát
được nội tâm khi tiếp xúc với trần cảnh nên đã để cho nó tưởng tượng,
xây dựng kịch bản và tự “diễn kịch” trong “căn phòng” tâm, với những vở
mà có thể vô cùng ly kỳ. Đến khi phát hiện “sóng” lòng đã thành hình, đã
có những biểu hiện của “sóng thần” trong tâm thức thì không còn cách dừng lại, nhưng đi tiếp thì hệ lụy, tàn phá…

32.jpg

Trải hoa trong căn phòng

Bạn có thể bắt đầu dọn dẹp tâm mình, như đã nói nôm na ở trên có
nghĩa là dọn dẹp căn phòng bằng cách nhận diện nó đã từng bụi bẩn, có
thể bị bụi bẩn và sẽ bị. Chắc chắn nếu căn phòng ấy không được “miễn
nhiễm”, khi mà dòng sông tâm thức vẫn đang chảy, đang cuồng nộ thì tâm bạn không cách nào yên được.

Thanh lọc tâm mình bằng cách thiền tập hoặc niệm Phật để tiếp xúc với
năng lượng tĩnh lặng từ bên ngoài lẫn bên trong là cách làm của người
tin Phật, có trí. Chúng ta không thể dừng được việc tiếp xúc với trần
cảnh vốn chứa nhiều độc tố và ô nhiễm thì mình phải nhận diện được sự thật ấy.

À, hôm nay mình đã tiếp xúc với sự sân hận của con người. Tại sao họ
lại sân với mình? Họ sân như thế họ có hạnh phúc không? Nếu mình cũng
“ăn miếng trả miếng” thì mình sẽ thế nào? Nhẫn trước sự vô lý của người
khác có phải là nhu nhược không?... Những câu hỏi ấy cho phép mình định
vị lại vấn đề và có hướng giải quyết một cách hợp lý nhất. Lý ở đây chính là nhân quả, là tư duy đúng đắn trên tinh thần của hiểu và thương!

Tất nhiên, có thể họ sân với mình vì mình đã từng gieo nhân sân hận
với chính họ, hoặc với ai đó. Và đương nhiên, sân hận sẽ không mang lại
hạnh phúc cho người, như bây giờ mình đang đón nhận. Về lâu về dài, nhân
ấy sẽ cho ra quả bị người khác nổi sân lại, thì mình cũng sẽ không có
được hạnh phúc. Nếu “ăn miếng trả miếng” thì cứ “oan oan tương báo”, luân hồi mãi thôi…

Cứ thế, bạn bắt đầu để dòng sông tâm thức của mình lắng lại khi những
tư duy về trần cảnh cứ liên tục phát hiện một cách đúng đắn trong bạn.
Tạm gọi đó là phương pháp làm lắng tâm, quét tước những bụi bặm của sân giận, vốn là tập khí đẩy mình vào lỗ đen sinh tử.

Sau khi thực tập làm lắng dịu, sạch sẽ những bụi bẩn nơi tâm thì bạn
hãy bắt đầu một bước nữa: làm đẹp căn phòng - tâm thức của mình. Đó là
bắt đầu nghĩ một điều hay, nói một điều lành, ra tay làm một điều thiện.
Làm được như thế, cơ bản là bạn đã và đang sắp đặt lại tâm mình thật
ngay ngắn, đi đúng Chánh pháp để tiếp xúc với những giá trị cao thượng.
Và đến lúc này, một lần nữa bạn tiếp tục nhận diện sự thật về những bằng
an nơi tâm khi có một con đường sáng đẹp, dọn sạch những bụi bẩn nơi
tâm… Đã thấy được hạnh phúc thì bạn phải phát tâm gìn giữ, phát tâm làm
việc đó tinh chuyên. Cứ như thế, những nấc thang của sự chứng ngộ sẽ
được cao dần nhờ năng lượng chánh niệm - chìa khóa căn bản của hạnh phúc, giải thoát.

Lưu Đình Long
Hãy học cách quan hệ tình dục an toàn, điều đó sẽ rất tốt cho bạn, gia đình và toàn xã hội.


http://vov.vn
thanks 1 người cảm ơn Ròm cho bài viết.
Mâytrắngbayvề trên 25-07-2011(UTC) ngày
Offline Ròm  
#4 Đã gửi : 14/07/2011 lúc 09:16:12(UTC)
Ròm

Danh hiệu: Thành viên gắn bó

Nhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 16-05-2011(UTC)
Bài viết: 180

Cảm ơn: 3 lần
Được cảm ơn: 29 lần trong 27 bài viết

Cuộc sống tươi đẹp

VnExpress - Năm ngoái, khi ngồi nói chuyện với các anh bác sĩ ở
khoa cấp cứu của một bệnh viện lớn tại Hà Nội, các anh ấy nói rằng:
“Cuộc đời này mong manh lắm, bạn chỉ biết bạn sống như thế nào chứ không
thể biết bạn sẽ chết như thế nào”. Câu nói đó thỉnh thoảng lại hiện lên
trong tôi, và rồi hàng ngày tôi đọc những thông tin trên báo chí với
những tin như: Mỗi năm ở Việt Nam có hơn 10.000 người chết vì tai nạn
giao thông, có gần 100.000 người chết vì ung thư, có hàng chục ngàn
người chết vị bệnh tật khác, có hàng ngàn trẻ em chết vì tai nạn, hàng
trăm người chết vì ngộ độc thực phẩm và còn rất nhiều cái chết khác như
đánh nhau do mâu thuận cá nhân, bị cướp, do túng quẫn, do thất tình rồi tự tử...

Có lẽ chỉ có những người khi phải đối diện với cái chết
vì bệnh tật, hoặc bị tử hình do phạm tội hoặc trong một vài trường hợp
khác thì họ mới có thời gian để tìm hiểu, suy nghĩ và thấy tiếc nuối vì phải bỏ rời bỏ cuộc sống này.

Các bạn cũng thử nghĩ mà xem, nếu mà phải ra đi mãi
mãi, không có ngày được trở lại với cuộc sống này, được tồn tại trên
trái đất này nữa thì chắc chắn bạn sẽ sợ và nuối tiếc vô hạn, bạn nuối
tiếc vì bạn còn nhiều điều chưa được làm hết, bạn sẽ nuối tiếc vì còn
nhiều nơi trên đất nước này, trên thế giới này bạn chưa được đến. Nếu
còn trẻ thì bạn sẽ nuối tiếc vì bạn chưa kịp báo hiếu cho người đã sinh
ra bạn trên cõi đời này. Nếu có vợ, chồng và con nhỏ bạn sẽ nuối tiếc vì
bạn sẽ không cùng người bạn đời đi hết chặng đường, không được nhìn
thấy con cái của mình khôn lớn, trưởng thành, nếu bạn thành đạt thì bạn
nuối tiếc vì bạn không được tận hưởng những thành quả lao động của mình đã làm ra.

Vậy, hãy quay trở lại câu nói của mấy anh bác sĩ “Bạn
chỉ có thể biết bạn sống thế nào….”. Và sống tốt và có ích là câu trả lời đúng nhất.

Sống tốt với bản thân mình, yêu quý bản thân mình để cho mình đỡ mắc phải bệnh tật.

Sống tốt với mọi người để được yêu thương và tránh những xung đột có thể xảy ra.

Sống có ích và trách nhiệm với xã hội để làm cho xã
hội ngày càng văn minh hơn, an toàn hơn, làm ra nhiều của cải vật chất hơn để mình và mọi người đều được hưởng những thành quả đó.

Và cho dù trong hoàn cảnh nào của bạn, bạn hãy cố gắng lạc quan và yêu đời vì cuộc sống này luôn tươi đẹp, hãy tận hưởng nó.

Nguyễn Song Toàn

Hãy học cách quan hệ tình dục an toàn, điều đó sẽ rất tốt cho bạn, gia đình và toàn xã hội.


http://vov.vn
thanks 1 người cảm ơn Ròm cho bài viết.
Mâytrắngbayvề trên 25-07-2011(UTC) ngày
Offline Miss Evers' Boys  
#5 Đã gửi : 24/07/2011 lúc 11:51:47(UTC)
Miss Evers' Boys

Danh hiệu: Thành viên gắn bó

Nhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 31-12-2010(UTC)
Bài viết: 345

Cảm ơn: 26 lần
Được cảm ơn: 77 lần trong 52 bài viết

Nhận diện cái chết và hạnh phúc

Giác Ngộ
- Khi được sinh ra, có mặt trên thế gian này là chúng ta bị “lôi kéo” và “bắt buộc” một hành trình tìm kiếm, vậy ta tìm kiếm điều gì?

anlacthanhthoi.jpg

Hoa sen chín phẩm là cha mẹ mình - Ảnh minh họa

Ta tìm kiếm kiến thức, tiền tài, vật chất, hạnh phúc… Chúng ta nghĩ
rằng những điều đó sẽ đem lại cho ta sự lợi ích, bởi chúng ta nghĩ ai mà
không cần vật chất, chỗ ở, trang phục? Vâng! Như thế là chúng ta đang
thương bản thân mình và phục vụ nó vì trách nhiệm cho kiếp sống này, thế
nhưng mỗi ngày chúng ta luôn bận bịu vì điều đó! Chúng ta cứ nghĩ những thứ đó phục vụ mình. Nhưng thực tế thì sao?

Chúng ta đang làm chủ hay làm nô lệ vật chất và làm nô lệ cho xác
thân này? Chúng ta có địa vị, chúng ta kiếm thật nhiều tiền, nhưng để
đạt được điều đó chúng ta phải bỏ ra thời gian, sức khỏe, có khi là gần
cả cuộc đời, lúc đó có nhiều tiền nhưng chúng ta phải đối mặt với sự già nua, bệnh tật và cái chết…

Chúng ta thường quan niệm rằng có nhiều tiền để có tất cả, vậy khi đó
chúng ta bệnh thì chỉ phục vụ cho việc đến bệnh viện, thế chúng ta có
thật sự có tất cả như ý niệm ban đầu của việc kiếm tiền, và chúng ta có thật hạnh phúc khi có nhiều tiền trong hoàn cảnh như thế?

Suy nghiệm, để rồi tôi ngộ ra rằng: ta hãy đừng sống cho xác thân này
mà hãy sống cho tâm và sống cho đời sống tâm linh của mình, bởi nếu
chúng ta sống chỉ nghĩ và phục vụ cho xác thân này thì chúng ta sẽ đánh
mất và lãng quên đi nội tâm - vốn là cái sẽ theo ta trong đời này, đời khác!

Hãy ngồi xuống và nghĩ một chút về sanh tử luân hồi, có thể ta chưa
đi sâu vào nhưng ta cũng nhận định và thấy được hai chữ “luân hồi” tức
là chúng ta lại sinh ra nữa, lại loanh quanh, lại mệt mỏi và tìm kiếm
vật chất cho cái xác thân này để rồi lại ra đi… Vậy đó có phải là hạnh phúc không?

Tạm gọi và đặt vấn đề: hạnh phúc trong tâm ta và hạnh phúc ngoại cảnh
thì đâu là điều cốt yếu? Hãy suy nghiệm một chút để ta nhìn rõ và để ta hiểu cái tâm mình hơn.



Trải qua những khổ đau chính là chất liệu giúp mình
nhận diện con đường sáng đẹp để đi. Người gây cho mình khổ đau ấy vì thế trở thành thiện tri thức giúp mình đi đến bến bờ hạnh phúc, an nhiên...

Trong một kiếp người ta có vật chất ta cũng không thể mang theo lúc
chết, không có gì là của mình ngoài nghiệp, điều lành, phước báu mình đã
tạo. Hãy suy niệm về sự chết, đừng né tránh nó, hãy nhìn vào nó vì đến
một lúc nào đó chúng ta cũng sẽ đối mặt với cái chết, khi đã quán xét thường xuyên thì chúng ta sẽ thấy được cái chết không đáng sợ.

Khi nhìn thấy được cái chết rồi sẽ cận kề ta, ngay trong hơi thở này
thì ta sẽ không còn muốn nuông chiều hay làm nô lệ cho cái xác thân này
nữa. Mỗi ngày chúng ta hãy dành cho mình thời gian để quán niệm về hơi
thở để biết mình đang trong hiện tại cùng chánh niệm về việc mình đang làm và biết mình đang làm gì…

Cứ như thế rồi ta sẽ thấy nhẹ nhàng hơn rất nhiều và rồi ta cũng tìm
về được với sự thanh thản và yên lặng cùng tâm mình! Đó chính là hạnh phúc thật sự của tôi, bạn ạ.

Thiện Hạnh

Hãy luôn "tỉnh thức" để sống trong "chánh niệm" mới có cuộc sống chân chính, an lành, thanh thản và hạnh phúc.

Không sát sinh - Không trộm cắp - Không tà dâm.

Không nói dối - Không nói thêu dệt - Không nói lật lọng - Không nói lời hung dữ.

Không tham lam - Không sân hận - Không si mê.

thanks 1 người cảm ơn Miss Evers' Boys cho bài viết.
Mâytrắngbayvề trên 25-07-2011(UTC) ngày
Offline misslonely85  
#6 Đã gửi : 30/07/2011 lúc 09:32:49(UTC)
misslonely85

Danh hiệu: Thành viên mới

Nhóm:
Gia nhập: 26-07-2011(UTC)
Bài viết: 7
Đến từ: Mỷ

Được cảm ơn: 3 lần trong 2 bài viết
"Người ta vẫn sống dù biết rằng mình sẽ chết đấy thôi"



"Đừng nên quay đầu nhìn lại, cũng đừng nên lo lắng cho tương lai, chỉ cần sống tốt cho từng ngày là được"

"Tại sao trong số biết bao người. Tôi lại gặp kẻ tồi tệ nhất là anh?"
Rss Feed  Atom Feed
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.