Tư Vấn HIV
»
HIV - Điều không mong muốn
»
Mang thai, sinh em bé
»
Em mới tham gia diễn đàn, có nhiều tâm sự và thắc mắc mong đc mọi người giúp đỡ ạ!
  Danh hiệu: Thành viên mớiNhóm: Guests
Gia nhập: 17-10-2011(UTC) Bài viết: 5  Đến từ: Hà Nội Thanks: 13 times Được cảm ơn: 8 lần trong 4 bài viết
|
Chào các anh chị!
Em tên H ở Hà Nội, năm nay em 22t, hiện em đang có thai 20tuần và mới biết tin chồng em bị HIV cách đây 3ngày . Em buồn quá anh chị ạ...
Vợ chồng em yêu nhau từ hồi học cấp 3, cả yêu và cưới đến nay đc 6năm, vch mới cưới hơn 1 năm nên tình cảm vẫn rất ngọt ngào, từ nhỏ em đã có cuộc sống khó khăn trắc trở nên em đã thầm cảm thấy mình thật may mắn khi lấy đc người chồng hiền lành, tôt tính, biết lo lắng cho gia đình, gia đình chồng hòa thuận và yêu mến em như con đẻ. Vậy mà... "ông trời ko cho ai được tất cả, cũng ko lấy đi tất cả của ai bao giờ!" câu này quả ko sai!... Số phận em ko thể được vui vẻ như em nghĩ được..
Khi cầm tờ kết quả trên tay, em thấy nghẹn, chồng em làm công sở, e biết từ khi yêu em đến giờ anh cũng có lúc xiêu lòng vì người khác, nhưng anh khẳng định ko bao giờ quan hệ bừa bãi..Em tin chồng. Nhưng em cũng suốt ngày cắm cúi đi làm, tối về nhà chồng còn bao nhiêu là việc, thời gian đâu để quen ai khác mà dính bệnh cơ chứ?..em rất băn khoăn..
Chồng em là con một trong nhà, nên khi lấy nhau về vợ chồng em chỉ mong nhanh có thai để cha mẹ 2 bên mừng, nào ngờ giờ biết tin như thế này. Nếu biết trước khi có thai chắc chắn em sẽ suy nghĩ lại.. Ở đời ai cũng có 1 lần sinh ra và 1 lần tử biệt, em không hề buồn cho bản thân mình, chỉ buồn cho 2 bên cha mẹ khi không thể chăm sóc các cụ đến lúc cuối đời.. (..
Cuộc sống của em từ nhỏ đến giờ gặp nhiều khó khăn trắc trở, em ko bao giờ muốn con mình sinh ra ko cha ko mẹ, bị người đời kì thị, không sống được bao lâu...
Nhưng e nghĩ rồi, giờ có nói gì thì mọi sự cũng đã rồi, có nghi nghờ chồng, có buồn phiền đau khổ cũng ko giải quyết được việc gì, phải ko anh chị? Em viết những tâm sự lên đây cũng cảm thấy sự buồn phiền giảm đi nhiều. Em có nhiều băn khoăn rất mong được các anh chị giúp đỡ ạ!:
- Em muốn giữ bí mật với gia đình cũng như hàng xóm thì nên làm xét nghiệm và đăng ký đẻ vào lúc nào và ở đâu là tốt?
- Trong sinh hoạt hàng ngày, ăn uống ngủ nghỉ em fải kiêng khem những gì để tránh lây nhiễm cho gia đình?
- Em bé sinh ra nên nuôi dưỡng như thế nào?
- Vợ chồng em điều trị thuốc thì liệu cơ hội sống được khoảng bao nhiêu năm nữa?
Trên đây đều là nhưng tâm sự, những thắc mắc thật lòng của em, cảm ơn các anh chị đã đọc bài viết này, mong sớm nhận được sự giúp đỡ. Em cảm ơn nhiều!
|
 5 người cảm ơn nth_hn cho bài viết.
|
|
|
|
|
 Danh hiệu: Guest
Nhóm: Guests
Gia nhập: 24-06-2009(UTC) Bài viết: 25.549
Được cảm ơn: 35 lần trong 21 bài viết
|
Chào Bạn
Nếu mang thai cần đến ngay cơ sở y tế hoặc phụ sản TW hoặc phụ sản Hà Nội . Bạn sẽ được tư vấn cụ thể để phòng tránh lây truyền cho thai nhi.
|
|
|
|
  Danh hiệu: Thành viên gắn bóNhóm: Thành viên chính thức, Hội viên Câu lạc bộ ARV
Gia nhập: 15-06-2010(UTC) Bài viết: 645 Đến từ: vietnam
Cảm ơn: 332 lần Được cảm ơn: 445 lần trong 257 bài viết
|
Bạn htn_hn ! bạn xn có H mà thai được 20 tuần ,đủ thời gian để bạn uống thuốc dự phòng lây truyền từ mẹ sang con .Nếu như hai bạn xác định sinh em bé . Bạn nên đến bệnh viện đăng ký , vào chương trình để được cấp phát thuốc miễn phí và có thể được cấp sữa nuôi em bé ko phải mất tiền , đặc biệt vợ chồng bạn hạn chế việc quan hệ , để tránh làm cho sức khoẻ của bạn giảm sút , bạn ăn uống nhiều hơn có một điều lưu ý là uống ít viên sắt vì sắt ko tốt cho người có H khi mang bầu , bạn nên uống zentomum , và uống sữa dành cho mẹ và bé , Khi bạn đẻ bạn nên sinh bé bằng phương pháp mổ đẻ như vậy sẽ rất an toàn cho cả mẹ và con. Lúc đầu sẽ hơi khó khăn cho bạn nhưng theo tôi nghĩ bạn nên báo với gia đình nhà bạn để mọi người giúp đỡ , nếu như gia đình bạn là người hiểu biết thì việc đó sẽ ko có gì phải lo lắng nhưng nếu là người ko biết thì tốt nhất đừng thông báo j . Đó là kinh nghiệm của tớ , chúc bạn nghị lực để bước vào cuộc sống mới .
|
 5 người cảm ơn quynhanh12377 cho bài viết.
|
|
|
  Danh hiệu: MemberNhóm: Guests
Gia nhập: 31-07-2011(UTC) Bài viết: 65
Được cảm ơn: 11 lần trong 10 bài viết
|
Hiện tại Việt Nam đã ngăn chặn được lây truyền từ mẹ sang con!Bạn hãy vì đứa con thân yêu! | Cười cho đời nở hoa! |
 2 người cảm ơn matxaamtinh cho bài viết.
|
|
|
  Danh hiệu: Thành viên mớiNhóm: Guests
Gia nhập: 17-10-2011(UTC) Bài viết: 5  Đến từ: Hà Nội Thanks: 13 times Được cảm ơn: 8 lần trong 4 bài viết
|
Cảm ơn quynhanh123.. nhiều! Em muốn đến bệnh viện đăng ký lắm nhưng sợ gia đình, họ hàng, làng xóm biết nên... Nếu biết họ ghét em ko sao, nhưng còn con em sinh ra có thể cháu không lây nhiễm mà vẫn bị kỳ thị...e sợ lắm 
|
 1 người cảm ơn nth_hn cho bài viết.
|
|
|
 Danh hiệu: Guest
Nhóm: Guests
Gia nhập: 24-06-2009(UTC) Bài viết: 25.549
Được cảm ơn: 35 lần trong 21 bài viết
|
Originally Posted by: nth_hn  Cảm ơn quynhanh123.. nhiều! Em muốn đến bệnh viện đăng ký lắm nhưng sợ gia đình, họ hàng, làng xóm biết nên... Nếu biết họ ghét em ko sao, nhưng còn con em sinh ra có thể cháu không lây nhiễm mà vẫn bị kỳ thị...e sợ lắm 
Chào Bạn !
Điều quan trọng bây giờ là đứa bé, là con của bạn... Chứ không phải lo sợ sau này sự kỳ thị mà chính em không ngăn ngừa phòng cho bé.Nếu bạn không phòng cho bé ,chính bạn là người có lỗi với đứa bé,Vì hiện nay đã có phương pháp phòng ngừa cho bé và mọi người cũng hướng dẫn cho bạn.????
Nếu là thì lựa cách an toàn cho con..Miệng đời thiên hạ để gác qua một bên.
|
|
|
|
  Danh hiệu: Thành viên gắn bóNhóm: Thành viên chính thức, Hội viên Câu lạc bộ ARV
Gia nhập: 28-04-2011(UTC) Bài viết: 765  Đến từ: Đất lành Thanks: 2171 times Được cảm ơn: 1147 lần trong 506 bài viết
|
Em ở hà nội đúng không?
Nếu đang khủng hoảng về tinh thần và băn khoăn về kiến thức nhiễm H,em nên nhờ một người am hiểu về mọi vấn đề của H tư vấn trực tiếp cho em.
Chỉ những người ấy mới có hướng dẫn cụ thể em nên làm gì cho 2 vc em lúc này, hỗ trợ ở đâu, uống thuốc gì, và khả năng giữ bí mật đến đâu...
Em lên dd hỏi thì em cũng sẽ có mọi người chia sẻ và hướng dẫn cho em thôi, nhưng để cụ thể thì tốt nhất em nên nhờ những tư vấn viên này! Họ sẽ giúp đỡ em tận tình.
Em nhắn tin và gọi số điện thoại này nhé: 0943526600
Chúc em mọi điều tốt đẹp, cầu mong con em sẽ ko sao!
Cố lên em nhé!
| Mọi thứ rồi sẽ qua đi, chỉ còn tình người là ở lại... |
 4 người cảm ơn cohien cho bài viết.
|
|
|
  Danh hiệu: Thành viên gắn bóNhóm: Thành viên chính thức, Hội viên Câu lạc bộ ARV
Gia nhập: 15-06-2010(UTC) Bài viết: 645 Đến từ: vietnam
Cảm ơn: 332 lần Được cảm ơn: 445 lần trong 257 bài viết
|
|
 3 người cảm ơn quynhanh12377 cho bài viết.
|
|
|
  Danh hiệu: Thành viên gắn bóNhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 19-10-2011(UTC) Bài viết: 264 Đến từ: Ha long cyty
Cảm ơn: 149 lần Được cảm ơn: 183 lần trong 122 bài viết
|
Originally Posted by: quynhanh12377 
Quynhanh chuẩn bị có em bé nữa rồi quynhanh nhỉ ,
nth_hn mọi người nói đúng đấy , nếu muốn sinh em bé người mẹ cần có sức khỏe ...sau đó tuân thủ theo phác đò điều trị để tránh lây từ mẹ sang con ... chúc em sớm đạt được ước muốn làm mẹ | Cuộc đời rất vớ vẩn... Nhưng mình không thể sống bẩn
|
 2 người cảm ơn đò buồn cho bài viết.
|
|
|
  Danh hiệu: Thành viên gắn bóNhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 30-09-2010(UTC) Bài viết: 295  Đến từ: bến bờ xa lắc.... Thanks: 496 times Được cảm ơn: 403 lần trong 213 bài viết
|
Originally Posted by: nth_hn  Cảm ơn quynhanh123.. nhiều! Em muốn đến bệnh viện đăng ký lắm nhưng sợ gia đình, họ hàng, làng xóm biết nên... Nếu biết họ ghét em ko sao, nhưng còn con em sinh ra có thể cháu không lây nhiễm mà vẫn bị kỳ thị...e sợ lắm 
Mạnh dạn lên nào em, đây là mọi người đang nói đến tình huống xấu là em cũng bị, nhưng em còn chưa đi XN cơ mà, chị thì vẫn luôn hy vọng mọi điều tốt đẹp nhất sẽ đến với em và con em. Hãy làm những điều tốt nhất cho em bé và hãy làm như mọi người khuyên nhé, thương em nhiều... | Hãy làm việc tốt vì những điều lành ... |
 2 người cảm ơn traitimmuathu cho bài viết.
|
|
|
  Danh hiệu: Thành viên gắn bóNhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 12-09-2011(UTC) Bài viết: 355 Đến từ: việt nam
Cảm ơn: 965 lần Được cảm ơn: 287 lần trong 154 bài viết
|
hãy vì con mà sống tốt em nhé.ko phải có h là hết đâu em ,cuộc sống này còn dài lắm em hãy để tình thần em vui vẻ và cố gắng giữ sức khỏe thật tốt vì con em ah.chị cũng rất mong được như em đấy .nhưng khổ nổi sức khỏe chị rất kém và chị cũng chưa có g/đ .mong em em sống tốt và vui vẻ ,mẹ con luôn khỏe mạnh. | con người sinh ra ko phải để tan biến đi như một hạt cát vô danh.họ sinh ra để in dấu lại trên mặt đất,in dấu lại trong trái tim người khác.(xukhômlinski) |
 1 người cảm ơn ĐMtuoixuan cho bài viết.
|
nth_hn trên 01-11-2011(UTC) ngày
|
|
  Danh hiệu: Thành viên mớiNhóm: Guests
Gia nhập: 17-10-2011(UTC) Bài viết: 5  Đến từ: Hà Nội Thanks: 13 times Được cảm ơn: 8 lần trong 4 bài viết
|
Originally Posted by: cohien 
Em ở hà nội đúng không?
Nếu đang khủng hoảng về tinh thần và băn khoăn về kiến thức nhiễm H,em nên nhờ một người am hiểu về mọi vấn đề của H tư vấn trực tiếp cho em.
Chỉ những người ấy mới có hướng dẫn cụ thể em nên làm gì cho 2 vc em lúc này, hỗ trợ ở đâu, uống thuốc gì, và khả năng giữ bí mật đến đâu...
Em lên dd hỏi thì em cũng sẽ có mọi người chia sẻ và hướng dẫn cho em thôi, nhưng để cụ thể thì tốt nhất em nên nhờ những tư vấn viên này! Họ sẽ giúp đỡ em tận tình.
Em nhắn tin và gọi số điện thoại này nhé: 0943526600
Chúc em mọi điều tốt đẹp, cầu mong con em sẽ ko sao!
Cố lên em nhé!
Em cảm ơn cohien nhiều! cohien có thể cho em thêm thông tin về tư vấn viên này được khong ạ?
|
 1 người cảm ơn nth_hn cho bài viết.
|
|
|
  Danh hiệu: Thành viên mớiNhóm: Guests
Gia nhập: 17-10-2011(UTC) Bài viết: 5  Đến từ: Hà Nội Thanks: 13 times Được cảm ơn: 8 lần trong 4 bài viết
|
Originally Posted by: ĐMtuoixuan  hãy vì con mà sống tốt em nhé.ko phải có h là hết đâu em ,cuộc sống này còn dài lắm em hãy để tình thần em vui vẻ và cố gắng giữ sức khỏe thật tốt vì con em ah.chị cũng rất mong được như em đấy .nhưng khổ nổi sức khỏe chị rất kém và chị cũng chưa có g/đ .mong em em sống tốt và vui vẻ ,mẹ con luôn khỏe mạnh. Vâng cảm ơn chị đã động viên em. chị cũng cố gắng nhé! Thương chị nhiều!
|
 1 người cảm ơn nth_hn cho bài viết.
|
|
|
  Danh hiệu: Thành viên gắn bóNhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 24-10-2009(UTC) Bài viết: 182  Đến từ: tphcm Thanks: 47 times Được cảm ơn: 179 lần trong 74 bài viết
|
|
|
|
ĐIỀU TRỊ ARV Ở PHỤ NỮ MANG THAI VÀ DỰ PHÒNG LÂY TRUYỀN HIV TỪ MẸ SANG CON |
|
Nguyên tắc
- Cần phát hiện sớm tình trạng nhiễm HIV ở phụ nữ mang thai (PNMT) để áp dụng
các biện pháp can thiệp dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con (DPLTMC), bao gồm dự phòng bằng ARV, dùng sữa thay thế cho con và giới thiệu các dịch vụ chăm sóc và điều trị sau
sinh.
- PNMT nhiễm HIV cần được hội chẩn với cơ sở chăm sóc và điều trị HIV/AIDS để xem xét điều trị bằng ARV hay điều trị DPLTMC.
- PNMT được ưu tiên điều trị ARV khi đủ
tiêu chuẩn; quá trình chuẩn bị sẵn sàng điều trị có thể rút ngắn để
việc dự phòng bằng ARV kịp thời và hiệu quả
- Cần sử dụng phác đồ DPLTMC hiệu quả
nhất. Người phụ nữ sau khi sinh cần được đánh giá lại về lâm sàng và miễn dịch để xem xét chỉ định điều trị ARV. Nếu không có chỉ định, điều trị ARV được dừng lại hoàn toàn; nếu có chỉ định, sử dụng phác đồ ARV
phù hợp như những người lớn khác.
1. Điều trị ARV cho phụ nữ mang thai nhiễm HIV
Điều trị ARV: Sử dụng lâu dài các thuốc ARV để điều trị cho bản thân người PNMT
nhiễm HIV cũng như dự phòng lây truyển HIV từ mẹ sang con
1.1. Bắt đầu điều trị ARV cho PNMT
1.1.1. Chỉ định điều trị ARV cho PNMT
Người PNMT nhiễm HIV có chỉ định điều trị
ARV tương tự như những người lớn nhiễm HIV khác, cụ thể như sau:
Chỉ định điều trị ARV cho phụ nữ có thai:
- Giai đoạn lâm sàng 4: điều trị ARV bất kể số CD4 là bao nhiêu
- Giai đoạn lâm sàng 3: điều trị ARV khi số CD4 < 350 tế bào/mm3
- Giai đoạn lâm sàng 1, 2: điều trị ARV khi số CD4 < 250 tế bào/mm3
Nếu không làm được xét nghiệm CD4, chỉ định điều trị khi PNMT nhiễm
HIV giai đoạn lâm sàng 3, 4
1.1.2. Phác đồ điều trị ARV cho PNMT nhiễm HIV
Phác đồ ưu tiên:
AZT + 3TC + NVP
• Sử dụng trong suốt thời gian mang thai, trong khi sinh và sau khi sinh. Liều dùng
của các thuốc ARV cho PNMT giống như ở người nhiễm HIV người lớn khác.
• Theo dõi chặt chẽ chức năng gan, nhất là ở PNMT có CD4 từ 250 đến 350 tế bào/mm3. Xét nghiệm ALT lúc bắt đầu điều trị, 2 tuần một lần trong tháng đầu tiên, 1 tháng 1 lần từ tháng thứ 2 đến tháng thứ 4, và sau đó từ 1 đến 3 tháng 1 lần. Thay sang phác đồ
phù hợp khi có độc tính với gan.
Phác đồ thay thế:
- Khi không sử dụng được AZT: Thay AZT bằng d4T hoặc ABC
- Khi không sử dụng được NVP do phát ban và ngộ độc: áp dụng 1 trong các lựa chọn
sau theo thứ tự ưu tiên:
+ AZT + 3TC + EFV (nếu thai > 12 tuần); hoặc
+ AZT + 3TC + LPV/r hoặc
+ AZT + 3TC + ABC
Lưu ý:
- PNMT nhiễm HIV mắc lao tiến triển được điều trị lao bằng phác đồ có rifampicin
cần lưu ý đến tương tác thuốc với NVP hoặc và độc tính của EFV trong 3 tháng đầu khi lựa chọn phác đồ điều trị
ARV (xem phần điều trị ARV cho người bệnh lao/HIV và Phụ lục 5)
- Sau khi sinh mẹ có thể tiếp tục phác đồ đang sử dụng hoặc chuyển về phác đồ bậc 1 chính
1.2. Người phụ nữ đang điều trị ARV thì có thai
- Người phụ nữ đang điều trị ARV thì có thai: tiếp tục điều trị ARV và lưu ý:
- Những người phụ nữ đang sử dụng phác đồ
có EFV và thai <12 tuần: thay EFV bằng NVP (cho ngay liều 200mg x 2
lần/ngày) hoặc các phác đồ thay thế phù hợp.
- Tư vấn về nguy cơ ảnh hưởng đến thai và thảo luận về kế hoạch giữ thai hoặc không giữ thai với PNMT...
- Có thể tiếp tục sử dụng phác đồ có EFV trong 3 tháng giữa và 3 tháng cuối của thai kỳ, nếu có chỉ định.
1.3. Phác đồ điều trị dự phòng cho trẻ sinh ra từ các bà mẹ điều trị ARV
- Nếu mẹ điều trị ARV trước sinh trên 4 tuần: Siro AZT 4mg/kg hai lần một ngày x 7 ngày;
- Nếu mẹ điều trị ARV trước sinh chưa đủ 4 tuần: Siro AZT 4mg/kg hai lần một ngày x 4 tuần
1.4. Phác đồ điều trị ARV cho người phụ nữ sau sinh con có tiền sử được dự phòng
lây truyền mẹ con bằng liều đơn NVP:
- Nếu có chỉ định điều trị ARV trong vòng 6 - 12 tháng sau sinh:
+ Có thể chỉ định phác đồ bậc 1 như đối với
các người bệnh HIV khác (xem phần điều trị ARV cho người lớn VI).
+ Sử dụng phác đồ: AZT + 3TC + TDF, hoặc
thay NVP hoặc EFV bằng LPV/r, nếu có điều kiện để tránh kháng thuốc
- Nếu có chỉ định điều trị ARV sau 6- 12 tháng sau sinh: chỉ định phác đồ bậc 1 như đối với các người bệnh HIV
khác.
2. Điều trị dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con bằng ARV
Điều trị DPLTMC bằng ARV: Sử dụng ngắn hạn các thuốc ARV để dự phòng lây truyển HIV từ mẹ sang con.
2.1. Các đối tượng cần điều trị DP LTMC bằng ARV
- PNMT nhiễm HIV chưa đủ tiêu chuẩn điều
trị ARV (giai đoạn lâm sàng 1-2 và CD4>250 tế bào/mm3, giai đoạn lâm sàng 3 và CD4>350 tế bào/mm3), hoặc PNMT nhiễm HIV đủ tiêu chuẩn điều trị ARV nhưng không có điều kiện điều trị ARV, hoặc PNMT nhiễm HIV không được quản lý trong thời kỳ mang thai hoặc phát hiện nhiễm HIV
muộn khi chuyển dạ và khi đẻ.
- Trẻ sinh ra từ những người mẹ nhiễm HIV
2.2. Các phác đồ ARV cho mẹ và con trong PLTMC
2.2.1. Phác đồ ưu tiên AZT + liều đơn NVP: Thực hiện cho các PNMT nhiễm HIV
được quản lý trong thời gian trước sinh và có chỉ định điều trị dự phòng lây truyền
HIV từ mẹ sang con.
Phác đồ dự phòng lây truyền mẹ-con bằng AZT + liều đơn NVP
Mẹ Khi mang thai
AZT 300mg x 2 lần/ngày, uống hàng ngày từ tuần thai thứ 28 (hoặc ngay khi phát hiện nhiễm HIV sau tuần thai 28) đến khi chuyển dạ
Khi chuyển dạ Khi bắt đầu chuyển dạ:
NVP 200mg + AZT 600mg + 3TC 150mg
Sau đó 12 giờ một lần AZT 300 mg + 3TC 150mg cho đến lúc đẻ
Sau đẻ (AZT 300mg + 3TC 150mg) 12 giờ một lần x 7 ngày
Con Mẹ điều trị AZT trước sinh trên 4 tuần:
NVP liều đơn 6mg, uống một lần ngay sau khi sinh + AZT 4mg/kg uống 2 lần một ngày x 7 ngày
Mẹ điều trị AZT trước sinh chưa đủ 4 tuần: NVP liều đơn 6mg, uống một lần ngay sau khi sinh + AZT 4mg/kg uống 2 lần một ngày x 4 tuần
Lưu ý: AZT có thể gây thiếu máu ở phụ nữ mng thai, tuy không phổ biến. Theo dõi
tình trạng thiếu máu lâm sàng, xét nghiệm hemoglobin thường xuyên, điều trị thiếu
máu nếu có.
2.2.2. Phác đồ dự phòng LTMC khi người PNMT được phát hiện nhiễm HIV trong lúc
chuyển dạ:
Chỉ định khi người PNMT nhiễm HIV không được quản lý trong thời kỳ mang thai, hoặc được phát hiện nhiễm HIV
muộn khi chuyển dạ và khi đẻ.
Phác đồ dự phòng lây truyền mẹ-con khi người PNMT được phát hiện nhiễm HIV trong lúc chuyển dạ
Mẹ Khi chuyển dạ
- Khi bắt đầu chuyển dạ: NVP 200mg + AZT 600mg + 3TC 150mg
- Sau đó 12 giờ một lần AZT 300 mg + 3TC 150mg cho đến lúc đẻ
- Sau đẻ (AZT 300mg + 3TC 150mg) 12 giờ một lần x 7 ngày
- Con NVP liều đơn 6mg, uống một lần ngay sau khi sinh + AZT 4mg/kg uống 2 lần một ngày x 4 tuần
Lưu ý:
a. Đối với PNMT có xét nghiệm sàng lọc HIV dương tính khi chuyển dạ: tư vấn và cho điều trị dự phòng ngay, làm chẩn đoán khẳng định sau. Nếu xét nghiệm khẳng định âm tính, ngừng
các can thiệp dự phòng
b. Không sử dụng ARV dự phòng cho mẹ khi tiên lượng mẹ sẽ sinh trong vòng 1 giờ; Trong trường hợp mẹ không
được sử dụng ARV vẫn thực hiện phác đồ dự phòng ARV cho con như trên.
c. Khi không sẵn có AZT, vẫn sử dụng NVP liều đơn cho mẹ khi chuyển dạ và NVP liều đơn cho con ngay sau sinh.
3. Các biện pháp can thiệp khác và chuyển tiếp mẹ-con đến các dịch vụ chăm sóc,
điều trị sau khi sinh
3.1. Các can thiệp đối với người mẹ:
a. Trước đẻ:
− Tư vấn đầy đủ trước và sau xét nghiệm HIV
− Tư vấn dinh dưỡng khi mang thai và nuôi dưỡng trẻ sau sinh
− Tư vấn hỗ trợ tinh thần
− Tập huấn sẵn sang điều trị bằng ARV và thực hành tuân thủ thuốc ARV
b. Trong cuộc đẻ:
− Đảm bảo các nguyên tắc vô khuẩn trong sản khoa
− Hạn chế các thủ thuật: bấm ối, mổ lấy thai, đặt điện cực, rạch màng ối sớm.
− Tắm cho trẻ ngay sau sinh
c. Sau cuộc đẻ:
− Cấp phát đủ liều thuốc ARV cho mẹ nếu mẹ và trẻ được xuất viện sớm
− Chuyển tiếp đến cơ sở chăm sóc và điều
trị HIV dành cho người lớn để mẹ được chăm sóc và điều trị lâu dài.
3.2. Các can thiệp đối với trẻ
a. Cấp phát đủ liều thuốc ARV cho trẻ và hướng dẫn mẹ hoặc người chăm sóc thực hành tuân thủ điều trị ARV. Trong trường hợp cần thiết, hẹn tái khám để cấp thuốc và tư vấn thêm
b. Can thiệp nuôi dưỡng trẻ:
Tư vấn về lợi ích của sữa mẹ và nguy cơ lây nhiễm HIV qua sữa mẹ. Nếu có điều kiện (nguồn sữa, nước sạch, vệ sinh
ăn uống) nên dùng sữa thay thế.
− Nếu trẻ bú mẹ cần tư vấn đầy đủ về:
+ Tư thế bú, cách ngậm bắt vú và xử trí khi nứt núm vú, áp xe vú.
+ Cai sữa càng sớm càng tốt để hạn chế nguy cơ lây truyền HIV từ mẹ sang con.
c. Giới thiệu chuyển trẻ đến:
- Các cơ sở chăm sóc và điều trị HIV dành cho trẻ em để được chăm sóc và theo dõi lâu dài, khi trẻ được 4-6 tuần tuổi.
- Nếu trẻ mồ côi, động viên gia đình tiếp tục chăm sóc hoặc giới thiệu trẻ đến các trung tâm chăm sóc trẻ mồ côi.
|
| |
 4 người cảm ơn 4mat cho bài viết.
|
|
|
  Danh hiệu: Thành viên mớiNhóm: Guests
Gia nhập: 23-11-2011(UTC) Bài viết: 1
Được cảm ơn: 3 lần trong 1 bài viết
|
Bạn hãy cố gắng lên nhé? Mình thực sự rất thương bạn. Dù sao bạn vẫn phải sống cho con bạn và những người đã yêu thương bạn. Vậy nên hãy dành tất cả cho con, và đừng vì những kẻ thiếu học đang ghê sợ bạn kia mà nản chí. Họ vô tâm nhưng ko phải ai cũng vậy đâu. Bạn cũng đừng trách móc hay cố tìm câu trả lời ở chồng nữa. Vì h anh ấy cũng đã rất hối hận rồi. Hãy dựa vào nhau mà sống bạn ạ. Chúc bạn sớm vượt qua nỗi đau này và đón nhận niềm vui khi còn có thể. Thân! | |
 3 người cảm ơn sucoi cho bài viết.
|
|
|
Tư Vấn HIV
»
HIV - Điều không mong muốn
»
Mang thai, sinh em bé
»
Em mới tham gia diễn đàn, có nhiều tâm sự và thắc mắc mong đc mọi người giúp đỡ ạ!
Di chuyển
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.
|