Trang chủ HIV  |  Web Link  |  Giới thiệu |  Liên hệ  |  English 
hiv logo

Thông báo

Icon
Error

Đăng nhập


2 Trang12>
Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to last unread
Offline nguyen.uoc69  
#1 Đã gửi : 31/10/2011 lúc 12:06:00(UTC)
nguyen.uoc69

Danh hiệu: Member

Nhóm: Guests
Gia nhập: 02-10-2011(UTC)
Bài viết: 14
Đến từ: tp ho chi minh

Cảm ơn: 25 lần
Được cảm ơn: 39 lần trong 10 bài viết

KÌ THỊ ĐẨY NGƯỜI NHIỄM HIV VÀO NGÕ CỤT KHÔNG LỐI THOÁT

 “Tuấnmecsedec” nickname không còn xa lạ với cộng đồng những người có HIV (NCH), thậm chí còn rất quen thuộc và gần gũi. Anh là “thần tượng” của rất nhiều bạn trẻ và cũng là “ân nhân” giúp họ tìm lại được niềm tin trong cuộc sống. Anh hiện là tham vấn viên đồng thời cũng là admin của diễn đàn www.hiv.com.vn  - một trong những diễn đàn có tiếng và uy tín của nước ta hiện nay.

Trong suy nghĩ ban đầu của tôi về anh, “Tuấnmẹc” cái tên nghe rất “oách” thì hẳn người cũng rất “ngầu” nhưng ngược lại anh cởi mở và nhiệt tình hơn tôi tưởng. Tôi đã có một cuộc trao đổi với anh về bản thân cũng như suy nghĩ của anh về vấn đề kì thị và phân biệt đối xử với NCH trong xã hội hiện nay.

Lột xác nhờ “HIV”


Tiện ích upload ảnh miễn phí, không cần đăng ký! | up.anhso.net

"Anh hạnh phúc khi được phục vụ cho diễn đàn" - Anh chia sẻ

Anh có thể cho em được biết động lực nào khiến anh có ý định tham gia diễn đàn và giúp đỡ các bạn?

Vào năm 2005, anh không biết HIV/AIDS  là gì, không hiểu HIV đáng sợ ra sao và nó có tác hại gì, khi đó anh chỉ “biết” HIV là căn bệnh chết người và nghĩ rằng “Bị HIV chỉ có con đường chết”. Anh là người từng có nguy cơ với H và anh may mắn nhận kết quả âm tính, quả thật vui nhiều lắm nhưng điều đó cũng đã làm thay đổi cuộc sống của anh rất nhiều. Và nó cũng là một bước ngoặt lớn trong cuộc đời anh.

   Như vậy có nghĩa nếu không có “sự cố” ấy sẽ không có một Tuấnmẹc ngày hôm nay?

  Có lẽ như thế (Cười).Nhờ sự cố trong quá khứ mà anh biết diễn đàn, đó là điều may mắn và cũng là cơ duyên của anh, trời còn tha thứ cho anh giúp anh thức tỉnh để cám ơn đời và “trả ơn” cho đời.

   Trong xã hội hiện nay, khi làm việc gì người ta thường đặt vấn đề “vật chất” lên hàng đầu vậy còn anh thì sao? Anh nhận được điều gì khi làm vậy?

  Người anh giúp đủ mọi tầng lớp trong xã hội như giáo viên, bác sĩ, công an, và cả những thành phần không đàng hoàng,…Nhưng anh quan niệm rằng “Khi họ tìm đến mình nghĩa là họ đang cần mình” và anh sẵn sàng giúp đỡ mọi người, anh không cần biết họ là ai chỉ cần có thể giúp được gì thì anh luôn sẵn lòng. 

  Khi anh dẫn các bạn đi xét nghiệm, nhìn họ vui sướng nhận kết quả âm tính, họ vui một nhưng anh vui tới mười vì anh cảm thấy như mình vừa cứu một người đang rớt xuống vực  sâu và mình kéo họ lên được. Anh cũng từng trải qua cảm giác lo sợ và stress nặng nên anh rất hiểu và chia sẻ với họ. Từ những niềm vui nhỏ đó dần dần anh đi sâu hơn, tìm hiểu kĩ hơn những kiến thức về HIV/AIDS và anh về diễn đàn là một tham vấn viên với tư cách phi lợi nhuận, anh giúp cộng đồng không thu bất kì chi phí nào.

HIV/AIDS đáng sợ hay đáng thương!

Một số người cho rằng nên “tập trung” người nhiễm HIV/AIDS vào một khu riêng biệt nhằm giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm trong cộng đồng, vậy anh nghĩ sao về ý kiến này?

Anh hoàn toàn không đồng ý. HIV không dễ bị lây nhiễm như người ta tưởng. HIV không lây qua các tiếp xúc thông thường giữa người và người. Hiện nay, xã hội ta đã bình đẳng hóa các mối quan hệ vậy thì không có lý do gì lại làm thế. Như vậy, thật sự rất bất công đối với người nhiễm H. Ý kiến trên cho thấy rõ sự phân biệt đối xử và “cô lập” những người nhiễm H, họ đang dồn những người “không may mắn” bị nhiễm căn bệnh này vào bước đường cùng.

Thật ra HIV khó lây nhưng rất dễ phòng. Ngoài ba đường lây cơ bản (máu, mẹ truyền sang con, tình dục) mà bạn có thể tự bảo vệ cho mình thì HIV/AIDS không thể lây qua những giao tiếp thông thường, phải có một lượng virus đáng kể mới có thể lây nhiễm được. Trong cơ thể người, vi rút HIV nguy hiểm nhưng khi ra môi trường bên ngoài thì nó rất yếu.


Tiện ích upload ảnh miễn phí, không cần đăng ký! | up.anhso.net

Thực tế HIV/AIDS khó lây nhiễm nhưng lại dễ phòng hơn chúng ta nghĩ

Nên xem HIV như một căn bệnh mãn tính

Anh nghĩ gì về việc kỳ thị và phân biệt đối xử của xã hội đối với người nhiễm H hiện nay? 

Có người cho rằng người nhiễm HIV/AIDS là tệ nạn xã hội, đổ lỗi cho họ ăn chơi trác táng nên phải gánh lấy hậu quả, mắc gì phải thương hại. Chính sự “áp đặt” như vậy khiến cho người nhiễm HIV/AIDS giấu diếm tình trạng bệnh tật, mặc cảm không dám tiếp xúc với cộng đồng, không hợp tác với chương trình phòng, chống AIDS vàvô tư” truyền HIV sang người khác - đây cũng là một trong những nguyên nhân làm tăng nguy cơ lây nhiễm.

Qua những lần đi tuyên truyền và tiếp xúc với các bạn, anh thấy có rất nhiều người dù không có sự kỳ thị với người nhiễm HIV nhưng vẫn rất ái ngại khi tiếp xúc. Đó là điều hết sức bình thường. Nhưng kỳ thị chính nỗi đau vô hình của người nhiễm HIV. Tâm trạng không thoải mái, không an toàn khi tiếp cận người nhiễm HIV là tâm trạng còn khá phổ biến, kể cả với người đã hiểu biết về căn bệnh này.

 

“Có rất nhiều người vẫn tự hỏi tại sao mình bị nhiễm HIV. Mọi người nên hiểu rằng không phải tất cả những người nhiễm HIV đều dính dáng đến cái hành vi không tốt. Ví dụ như: những trẻ thơ nhiễm HIV từ trong bụng mẹ, những người vợ hiền chỉ biết làm tròn bổn phận trong gia đình…Họ là những người “lành” mang “bệnh” – Anh Tuấn – tham vấn viên, admin diễn đàn hiv.com.vn cho biết.

Theo anh, tư tưởng kỳ thị, phân biệt đối xử với người bị nhiễm HIV xuất phát từ đâu?

Vấn đề kỳ thị người nhiễm HIV mang rất nhiều khía cạnh, sự kỳ thị có thể đến từ ngay trong gia đình, bạn bè, thậm chí cán bộ y tế...Và có lẽ nguyên nhân chính nhất là do sự thiểu biết về HIV/AIDS chưa đầy đủ và chính xác nên mới có sự kỳ thị. Tất cả những sự kỳ thị và phân biệt đối xử này đều do người dân nhận thức chưa đủ và chưa đúng về việc lây truyền HIV/AIDS. Nhiều người còn cho rằng sống và làm việc với người nhiễm HIV cũng có thể bị lây. Các bạn chưa hiểu biết đầy đủ về HIV và các bạn quá sợ căn bệnh này.

...Và vấn đề này không chỉ do xã hội mà còn một phần nằm ở chính bản thân người nhiễm?

Đúng vậy. Nhưng đừng nên nghĩ, tất cả những người nhiễm HIV đều là những người không tốt trong XH để từ đó dẫn đến sự kỳ thị và phân biệt đối xử. Mặt khác, ngay cả đối với một người sử dụng ma túy, hoặc làm mại dâm, họ cũng có những hoàn cảnh khác nhau, trong đó, có nhiều hoàn cảnh đáng thương hơn là đáng trách. Khi nhận được kết quả dương tính, người bị nhiễm H họ như bị “kết án tử hình”, mọi tương lai hy vọng bị sụp đổ hoàn toàn, họ rơi vào tuyệt vọng xen lẫn tức giận thù oán người đã gây cho mình và thù oán xã hội. Họ luôn mặc cảm với hoàn cảnh, không muốn công khai danh tính, thậm chí lẩn trốn, xa lánh mọi người. Như vậy, sẽ càng khó khăn hơn trong việc tiếp cận với các dịch vụ tư vấn, chăm sóc sức khoẻ, cũng như phòng, chống HIV/AIDS cho những người xung quanh.

Cuộc sống không ai muốn mình như vậy, ai cũng từng mắc sai lầm và chúng ta không ai hoàn hảo cả. Chúng ta nên hiểu và bao dung với những cảnh đời khác nhau để có những cái nhìn cảm thông, chia sẻ với những người nhiễm H.

Anh có thể cho em biết việc kì thị ảnh hưởng như thế nào đến cuộc sống người nhiễm HIV?

Hậu quả của kỳ thị và phân biệt đối xử với những người nhiễm HIV là họ bị xa lánh, ruồng bỏ, bị tổn thương, không có điều kiện tiếp cận với các dịch vụ tư vấn, chăm sóc và điều trị để bảo vệ họ và những người khác làm tăng nguy cơ lây nhiễm ra cộng đồng. Ngoài ra, các cơ sở y tế cũng không tạo một môi trường thân thiện cần thiết cho những người muốn xét nghiệm HIV và sử dụng các dịch vụ về HIV, điều này khiến họ cảm thấy e ngại và vì vậy nhiều người không biết mình bị nhiễm HIV hoặc giấu hẳn tình trạng nhiễm của mình để rồi HIV lại được dịp “âm thầm” phát tán.

Vậy nên làm gì để làm giảm sự kì thị và hắt hủi ấy?

Trong quá trình làm việc, anh đã được tiếp xúc với nhiều người có HIV, nếu không biết trước thì không ai có thể nghĩ là họ đang mang HIV trong người vì họ hoàn toàn khoẻ mạnh về thể chất. Trên thực tế, nhiều người nhiễm HIV vẫn sống khỏe mạnh bình thường.

Sự thật xã hội vẫn chưa thể xóa bỏ được những định kiến về người nhiễm HIV. Để khắc phục sự cố này, không có biện pháp nào khác hơn là nâng cao kiến thức cũng như hiểu biết về HIV/AIDS cho toàn thể cộng đồng. Nếu như xã hội nghĩ căn bệnh HIV như một căn bệnh siêu vi B hay căn bệnh mãn tính thì chắc hẳn sự kỳ thị đã không tồn tại.

Hạnh phúc của mình là nụ cười của mọi người

Qua cuộc trao đổi này, anh muốn gửi thông điệp gì đến mọi người, đặc biệt là các bạn trẻ?

Vi rút HIV không tự sinh ra và hơn hết HIV không bao giờ tìm đến với chúng ta mà chỉ có chúng ta đi tìm HIV thông qua những hành vi nguy cơ. Mong cộng đồng đừng quá thờ ơ với những nỗi đau song song đó anh cũng hi vọng mọi người hiểu biết về AIDS sâu hơn để tránh nó chứ không phải là kì thị và xa lánh. Các bạn là những con người trẻ hãy tự trang bị cho mình những kiến thức “nền” để có thể hiểu biết sâu hơn về HIV/AIDS.

Với anh "Hạnh phúc của mình là nụ cười của mọi người" đây cũng là một trong những châm ngôn sống của anh.



 

Tôi thiết nghĩ phải chăng chính chúng ta, những người có “trái tim” đã “bắt” họ phải sống một cuộc sống tủi hờn và khép kín. Mỗi ngày trôi qua bạn đang sống hay chỉ là tồn tại. Đừng vô tâm và vô cảm trước những mảnh đời “lầm lỡ”, lạc bước. Yêu thương, đồng cảm và sẻ chia những điều bình dị nhưng rất “người”, bớt đi một ánh mắt kì thị là thắp lên một tia hi vong cho người nhiễm H…Bởi “sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”.

Hãy vì ta, vì gia đình và vì những ai có H mà giang đôi bàn tay nâng đỡ cho cuộc đời này thêm chút ý nghĩa nha các bạn! Là người bệnh, họ cần sự cảm thông; họ cũng là con người như chúng ta, họ cần tình thương yêu. HIV không từ một ai, dù bạn giàu hay nghèo, có học thức hay không... Hãy đặt mình vào vị trí của người, để chúng ta có thể cảm nhận và hiểu hơn nỗi đau của người có HIV.


HOÀNG YẾN


Sửa bởi quản trị viên 30/01/2013 lúc 08:10:45(UTC)  | Lý do: Chưa rõ

Bạn hãy sống như thế nào để khi nhắm mắt xuôi tay, mọi người xung quanh ta thì khóc còn ta thì mỉm cười
thanks 15 người cảm ơn nguyen.uoc69 cho bài viết.
sợ sợ trên 31-10-2011(UTC) ngày, Silk trên 31-10-2011(UTC) ngày, hoanguyen_hn trên 26-11-2011(UTC) ngày, hyvongduocsong1 trên 27-11-2011(UTC) ngày, saidman-24 trên 30-11-2011(UTC) ngày, ngua hoang trên 23-12-2011(UTC) ngày, obonchen12 trên 28-12-2011(UTC) ngày, lamlaicuocdoi2010 trên 02-06-2012(UTC) ngày, MaKimSo trên 04-09-2012(UTC) ngày, hoihandamuon trên 29-01-2013(UTC) ngày, Tạo Hóa trên 31-01-2013(UTC) ngày, sulolang2012 trên 02-02-2013(UTC) ngày, HUNGHERO trên 04-02-2013(UTC) ngày, soi trên 10-03-2013(UTC) ngày, caocaolatre trên 06-03-2014(UTC) ngày
Quảng cáo
Offline phuong_summer  
#2 Đã gửi : 02/11/2011 lúc 09:52:34(UTC)
phuong_summer

Danh hiệu: Thành viên mới

Nhóm: Guests
Gia nhập: 25-10-2011(UTC)
Bài viết: 7
Đến từ: hcm

Cảm ơn: 2 lần
Được cảm ơn: 4 lần trong 4 bài viết
Nhưng bạn àh đa số người VN(mình không nói là tất cả)họ vẫn sợ cho dù có những người họ hiểu là hiv và những đường lây ra sao thì họ vẫn cứ co khái niệm tránh xa là tốt nhất Những gì cộng đồng muốn làm để giảm kỳ thị và phân biệt đối xử thì vẫn cứ phải cố găng chứ bản thân mình nghĩ thay đổi nhận thức cuả môt con người về 1 sự việc đã khó rồi chứ đừng nói là cả 1 cộng đồng.Mặt khác nữa l à những người có h cũng phải cố gắng sống tốt và khẳng định mình không khác những người không có h thì mơi có kết quả tốt đươc.
thanks 1 người cảm ơn phuong_summer cho bài viết.
nguyen.uoc69 trên 06-12-2011(UTC) ngày
Tu-an  
#3 Đã gửi : 10/11/2011 lúc 02:40:54(UTC)
Guest
Danh hiệu: Guest

Nhóm: Guests
Gia nhập: 24-06-2009(UTC)
Bài viết: 25.549

Được cảm ơn: 35 lần trong 21 bài viết
Thứ năm, 10/11/2011, 10:46 GMT+7

Cậu bé bị AIDS và ngôi trường đặc biệt

Xiao Feng, 14 tuổi, ở ngôi làng hẻo lánh thuộc tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc mang trong mình mầm bệnh AIDS. Do không ai muốn học cùng nên người dân địa phương đã dựng một 'ngôi trường' đặc biệt chỉ dạy riêng mình em.

Ở làng Feng có hai ngôi trường, một dành cho những đứa trẻ bình thường còn một dành riêng cho cậu. Cả hai "môi trường sư phạm" ấy đều nằm gần một con đường bụi bặm. Suốt 7 năm qua, Feng học trong căn phòng từ thiện rộng 10 m2. Cậu và giáo viên của mình, một thày giáo về hưu đã 63 tuổi tên là Wang Lijun, là hai người duy nhất trong trường.

Feng biết rõ lý do mình bị cô lập và các bạn không muốn ngồi học cùng. Thậm chí, cậu bé chỉ dám ho hay nhổ nước bọt khi không có ai bên cạnh. Cậu nói với người thân rằng: "Nếu ai bắt nạt mọi người, con sẽ cắt tay để máu chảy ra và bôi lên người họ. Con không sợ chết".

Feng hút thuốc và thỉnh thoảng không uống thuốc. Cách đây 7 năm, tình trạng bệnh tật của Feng bị phát hiện. Nhiều phụ huynh, phần lớn ở nhà làm nông, trình độ hạn chế, lo sợ con em mình bị nhiễm bệnh nên đã yêu cầu đuổi học cậu bé.



Tuy nhiên để Feng vẫn được học chữ, người dân ở đây đã xây một "ngôi trường từ thiện", thực tế là một căn phòng nhỏ rồi tìm cho Feng một thày giáo. Ảnh: The New Paper

Kể từ đó, Feng chẳng có bạn bè và bị xem như một bệnh nhân mắc bệnh lây nhiễm nguy hiểm. Ông Wang là gia sư duy nhất của cậu bé suốt 7 năm qua và là giáo viên thứ năm mà dân làng tìm về. Người đàn ông này đồng ý dạy Feng và viết lên tường dòng chữ "yêu thương nhau sẽ giúp xóa bỏ sự kỳ thị". Ban đầu vợ ông cố khuyên chồng từ bỏ công việc nhưng ông đã thuyết phục bà ủng hộ mình.

Một cô bé trong làng từng chia sẻ trong cuộc phỏng vấn trên truyền hình: "Mẹ cháu không cho phép chơi cùng Feng bởi cậu ấy bị AIDS, căn bệnh có thể lây nhiễm". Không riêng gì cô bé, nhiều học sinh khác cũng xa lánh Feng vì lý do tương tự.

Mặc dù chính phủ Trung Quốc đã tổ chức nhiều lớp học nhằm giải tỏa nỗi sợ hãi của người làng về căn bệnh thế kỷ, chỉ cho họ thấy AIDS không lây truyền qua tiếp xúc thông thường hàng ngày nhưng phụ huynh vẫn một mực từ chối. Họ vẫn khăng khăng Feng là mối hiểm họa cho con em mình.

"Thử nghĩ xem thằng bé chơi cùng những đứa trẻ khác. Nếu trên tay có vết xước, chúng sẽ bị lây. Ai sẽ gánh trách nhiệm đây?, một phụ huynh bức xúc.

Theo Youth Daily, Feng mang trong mình virus HIV ngay từ khi chào đời. Cách đây ba năm, bố mẹ em đã qua đời vì AIDS. Họ bị chẩn đoán nhiễm bệnh trước khi Feng ra đời. Thời điểm đó, cả hai vẫn khỏe mạnh và cho rằng bệnh viện nhầm lẫn nên không dùng thuốc điều trị.

Bình Minh
http://ngoisao.net/tin-tuc/24h/2011/11/cau-be-bi-aids-va-ngoi-truong-dac-biet-182216/

Offline hoanguyen_hn  
#4 Đã gửi : 26/11/2011 lúc 11:10:00(UTC)
hoanguyen_hn

Danh hiệu: Member

Nhóm: Guests
Gia nhập: 24-11-2011(UTC)
Bài viết: 51
Woman
Đến từ: Hà Nội

Thanks: 153 times
Được cảm ơn: 15 lần trong 12 bài viết

Tôi thiết nghĩ phải chăng chính chúng ta, những người có “trái tim” đã “bắt” họ phải sống một cuộc sống tủi hờn và khép kín. Mỗi ngày trôi qua bạn đang sống hay chỉ là tồn tại. Đừng vô tâm và vô cảm trước những mảnh đời “lầm lỡ”, lạc bước. Yêu thương, đồng cảm và sẻ chia những điều bình dị nhưng rất “người”, bớt đi một ánh mắt kì thị là thắp lên một tia hi vong cho người nhiễm H…Bởi “sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”.

Hãy vì ta, vì gia đình và vì những ai có H mà giang đôi bàn tay nâng đỡ cho cuộc đời này thêm chút ý nghĩa nha các bạn! Là người bệnh, họ cần sự cảm thông; họ cũng là con người như chúng ta, họ cần tình thương yêu. HIV không từ một ai, dù bạn giàu hay nghèo, có học thức hay không... Hãy đặt mình vào vị trí của người, để chúng ta có thể cảm nhận và hiểu hơn nỗi đau của người có HIV.


Cảm ơn bài viết của nguyen.uoc69!
 Em mới tham gia diễn đàn và cũng vừa được gặp anh Tuấn trong buổi off cách đây ít hôm, anh Tuấn rất cởi mở, nhiệt tình và cười rất tươi ^^ Cảm ơn anh Tuấn vì những gì anh đã làm cho diễn đàn và cộng đồng những người có H!
Mong rằng ngày càng có nhiều người nghĩ H chỉ đơn giản như 1 căn bệnh mãn tính, không dễ lây nhiễm và có thể phòng tránh để sớm loại bỏ được sự kì thị. Hope...

thanks 1 người cảm ơn hoanguyen_hn cho bài viết.
nguyen.uoc69 trên 06-12-2011(UTC) ngày
Offline ronaldo9000  
#5 Đã gửi : 27/11/2011 lúc 12:13:57(UTC)
ronaldo9000

Danh hiệu: Thành viên gắn bó

Nhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 17-11-2011(UTC)
Bài viết: 251
Đến từ: zing

Được cảm ơn: 62 lần trong 56 bài viết
Khâm phục a Tuấn lắm, mà a Tuấn cũng đẹp trai quá nhĩ
Offline saidman-24  
#6 Đã gửi : 30/11/2011 lúc 11:21:30(UTC)
saidman-24

Danh hiệu: Thành viên gắn bó

Nhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 12-10-2011(UTC)
Bài viết: 311
Man
Đến từ: Forum.hiv.com.vn

Thanks: 79 times
Được cảm ơn: 73 lần trong 67 bài viết
Chào Anh Tuấn!

Những lời tâm sự của anh thật chân tình và đầy lòng nhân ái. Em cảm thấy âm áp và vui lắm dường như đang có ngọn nến thắp sáng trong em, xóa tan đi nỗi ám ảnh và dày vò bấy lâu nay. Cảm ơn trời vì đã cho em cơ duyên được gặp diễn đàn, được gặp các bạn, các anh, các chị, dù mỗi người một hoàn cảnh nhưng vẫn luôn cố gắng chung sức góp phần thêm tình thương cho cuộc đời, đem sự ấm áp và chia sẻ đối với các bạn có H, chia sẻ và dẹp tan sụ hoang mang lo sợ cho những bạn không nhiễm, trọng trách của anh và diễn đàn thật lớn và đáng khâm phục. Riêng em sau khi thoát khỏi ám ảnh và tự lấy cân bằng cho mình sẽ cố gắng theo tấm gương của anh để giúp diễn đàn phổ biến hơn, đến với nhiều bạn tre hơn, thêm kiến thức cũng như góp phần mang đến nhiêu thông tin cho các bạn trẻ hiểu hơn về căn bệnh này.

Một lần nữa cám ơn Anh cũng như các Anh/ Chị Em trên diễn đàn. Trân trọng kính chào!
Cuộc sống đã cho bạn một nỗi đau thì cũng cho bạn một người để xoa dịu nỗi đau đó!
Offline Truong_12  
#7 Đã gửi : 07/12/2011 lúc 07:01:54(UTC)
Truong_12

Danh hiệu: Thành viên mới

Nhóm: Guests
Gia nhập: 05-12-2011(UTC)
Bài viết: 5
Đến từ: Hải Phòng

Cảm ơn: 3 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 2 bài viết
Thật buồn, một người biết cuộc sống của mình bị ngắn lại. Nhưng buồn hơn, người đó bị người thân, đồng bào, đồng loại gạt ra bên lề xã hội!
Thật bất công, chỉ vì sự "cẩn thận" thiếu hiểu biết mà một con người bị tước mất quyền yêu và được yêu cho trọn vẹn kiếp người, khi mà trái tim họ vẫn biết thổn thức!
Sẽ chẳng bao giờ chúng ta đẩy lùi được HIV nếu vẫn còn những suy nghĩ tàn nhẫn đến thế!
Offline vanconhyvong  
#8 Đã gửi : 18/12/2011 lúc 03:51:22(UTC)
vanconhyvong

Danh hiệu: Thành viên gắn bó

Nhóm: Thành viên chính thức, Hội viên Câu lạc bộ ARV
Gia nhập: 09-12-2011(UTC)
Bài viết: 1.279

Cảm ơn: 630 lần
Được cảm ơn: 784 lần trong 481 bài viết
Tôi chỉ muốn nói lên cảm nhận của tôi sau đợt nghiên cứu thực địa tại huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng, thật lòng tôi không muốn phê phán ai cả, và có vài lời gửi đến những người cha, người mẹ, người anh, người chị, người em và vợ, chồng của những người có HIV. Nhiều lúc tôi tự suy nghĩ: Liệu những người không may mắn bị nhiễm HIV có đáng bị cộng đồng, những người thân trong gia đình phân biệt đối xử tàn nhẫn đến vậy không? Trên thực tế vẫn còn rất nhiều người có HIV bị cô lập, xa lánh và họ vẫn đang chờ đợi đến ngày lương tri và lòng nhân ái ở mỗi con người thức tỉnh.
Tại câu lạc bộ Hoa Sen, Hải Phòng chúng tôi đã gặp và nói chuyện với anh D*- một người có H được gần 9 năm. Đó là hậu quả của quãng thời gian sống buông thả và tiêm trích ma túy. Anh chia sẻ với chúng tôi những trải nghiệm của bản thân về sự kỳ thị và phân biệt đối xử từ ngay chính từ bản thân gia đình của anh.
Ngay trước lúc anh sắp được rời trại cai nghiện, anh biết tin mình nhiễm HIV. Anh chia sẻ với tôi cảm giác của anh lúc được thông báo là nhiễm HIV, “chân tay tôi bủn rủn, tôi muốn tìm một cái gì đó để dựa vào, mắt tôi hoa lên và tôi không nói được gì cả. Tôi không muốn nói chuyện với ai cả, tôi bước chân về phòng như một người say rượu”. Mọi thứ như sụp đổ hết dưới chân anh. Đối với anh, cuộc đời phía trước chỉ còn là màu đen. Những hoài bão, ước mơ, dự định và toan tính, mong chờ hạnh phúc của ngày mai gần như tan biến hoàn toàn. Khi về phòng anh không rời khỏi chỗ ngồi của mình, chỉ cúi mặt nhìn xuống đất cho đến sáng hôm sau. “Tôi không ngủ và không có cảm giác buồn ngủ, thời gian trôi sao mà chậm, chậm lắm”. Sáng ra mọi người được ra trại thì vui mừng, còn anh không còn thiết nghĩ đến chuyện đấy nữa, không buồn nghĩ đến chuyện gì cả.
Khi về nhà, anh nói với mẹ là mình bị nhiễm HIV, mẹ anh bảo “cái gì? mày nói cái gì, nhà mình làm gì có HIV, HIV có ở đâu chứ làm gì có ở đây?”. Mọi người trong gia đình anh không tin đó là sự thật, bữa cơm hôm đấy đối với anh và gia đình anh như một sự tra tấn. Bốn ngày hôm sau, nhà anh có toán thợ đến xây cho anh phòng mới để ở. Sau đấy mẹ anh sắm các vật dụng cá nhân cho anh: bàn chải, khăn mặt, cốc, chén, bát, đĩa...
Anh phát hiện ra điều gì đó không ổn, “tôi không được bế cháu của mình nữa, tôi bóc quả cam đưa cho nó, mẹ nó biết là vứt ngay; tôi uống một cốc nước thì không ai dám đụng đến chiếc cốc đó nữa”. Anh cảm thấy mình bị cô độc, bị xa lánh, mọi người không ai dám gần anh. Khi anh đi ra đường mọi người nhìn thấy anh là bàn tán, xì xào, chỉ trỏ. Anh thấy tủi nhục, rất xấu hổ và không muốn đi ra đường. Suốt một năm trời, anh tự giam mình trong căn phòng 7 m2 mà bố mẹ xây cho, không đi đâu, không ra khỏi phòng, không tiếp xúc với ai, không thư từ, điện thoại với ai. Anh chỉ vẽ tranh; tranh anh vẽ có cái vẽ xong lại đốt đi, có cái tặng cho các em học sinh lớp 11, 12. Theo lời kể của anh, lúc này thì tóc anh đã dài ngang vai, râu cũng dài và trông anh như người ở trong rừng.
Ngày nào cũng thế, người nhà chuyển đồ ăn cho anh bằng những chiếc cốc nhựa của riêng anh qua cửa sổ. Lúc đó anh chẳng thiết sống nữa, anh tìm đến ma túy và bắt đầu nghiện lại. “Tôi muốn chơi cho đời mình nó nát đi, mình không phải là mình nữa, để đỡ phải nghĩ, đỡ phải dằn vặt, đỡ phải đau đớn.” Anh càng dùng ma túy thì càng bê tha, mọi người càng khinh rẻ, người thương anh cũng có, người ghét anh cũng nhiều.
Mặc dù cuộc đời anh đã sang trang từ khi anh tham gia CLB Hoa Sen, nhưng những tháng ngày chịu đựng sự kỳ thị của gia đình và cộng đồng có lẽ khó có thể xóa nhòa trong ký ức của anh.
Đây là một trong những trường hợp kỳ thị đã xảy ra tại biết bao vùng quê khác ở Việt Nam. Cũng chính sự kỳ thị này đã khiến hàng trăm người có H bị chính người thân trong gia đình hắt hủi, cô lập, đẩy ra khỏi cuộc sống gia đình. Không còn nơi bấu víu, người bệnh phải sống những ngày cuối đời trong sự cô đơn, tuyệt vọng đến cùng cực. Một lời động viên, chia sẻ của người thân và của cộng đồng cũng rất cần thiết đối với họ!
Yahuuuu!!!: codonminhta_vinh

UserPostedImageUserPostedImageUserPostedImageUserPostedImageUserPostedImageUserPostedImageUserPostedImageUserPostedImageUserPostedImageUserPostedImageUserPostedImageUserPostedImage
Tu-an  
#9 Đã gửi : 01/03/2012 lúc 01:57:27(UTC)
Guest
Danh hiệu: Guest

Nhóm: Guests
Gia nhập: 24-06-2009(UTC)
Bài viết: 25.549

Được cảm ơn: 35 lần trong 21 bài viết
Để học sinh - sinh viên hiểu hơn về HIV-AIDS
Thứ năm 01/03/2012 06:00
(GDVN) - Làm thế nào để hơn 55% thanh - thiếu niên xóa bỏ được kỳ thị đối với những người HIV-AIDS, đây được xem là thách thức lớn.

Theo số liệu điều tra SAVY 2 do Viện Xã hội học Việt Nam tiến hành được công bố mới đây, có tới hơn 55% trẻ vị thành niên và thanh niên cho thấy dấu hiệu của thái độ phân biệt đối xử đối với người nhiễm HIV. Đây được xem là thách thức lớn trong nỗ lực xóa bỏ kỳ thị đối với nhóm người có HIV. 

Nguyên nhân của hiện tượng này là gì? Nó sẽ ảnh hưởng như thế nào tới sự phát triển của xã hội nói chung? Và làm thế nào để hạn chế tối đa sự kỳ thị này trong cộng đồng? Bác sỹ Jean Baptiste Dufordcp-Tùy viên Hợp tác Y tế và Phát triển xã hội, Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam chia sẻ với Báo GDVN xung quanh câu chuyện này.

Hơn 55% vị thành niên và thanh niên Việt Nam có dấu hiệu kỳ thị với người bị nhiễm HIV, ông nghĩ sao về con số đó?

Bác sỹ J.B. Dufordcq: Nói thật là bản thân tôi khá bất ngờ khi nghe những số liệu của cuộc điều tra SAVY 2. Bất ngờ hơn khi 70% thanh thiếu niên Việt Nam có hiểu biết về phòng tránh HIV-AIDS, nghĩa là họ có thông tin nhưng lại không thể bảo vệ được mình trước nguy cơ lây nhiễm HIV. Và còn tới 1/3 số học sinh-sinh viên được hỏi vẫn cho rằng: Muỗi đốt, ăn uống chung bát đĩa hoặc tiếp xúc với người nhiễm HIV cũng có thể bị lây nhiễm. Tôi cũng lấy làm lạ vì vai trò giáo dục phòng tránh HIV của gia đình Việt Nam quá sức mờ nhạt (chỉ chiếm tỷ lệ khoảng 1-3%). 

Sự kỳ thị đối với những người nhiễm HIV-AIDS trong thanh thiếu niên có xuất hiện nhiều ở Pháp không, thưa ông?

Bác sỹ J.B. Dufordcq: Tôi không nghĩ việc kỳ thị với người nhiễm HIV là cố hữu ở một quốc gia nào. Nó là câu chuyện có thể bắt gặp ở mọi quốc gia, dù ít hay nhiều, lộ liễu hay kín đáo và ở nhiều nhóm tuổi. Pháp nói riêng hay châu Âu nói chúng cũng không phải là ngoại lệ. Tuy nhiên, cách nhìn nhận vấn đề thì lại là điều cần phải suy ngẫm. 

Cụ thể là như thế nào, thưa ông?

Bác sỹ J.B. Duordcq: Tôi lấy ví dụ như ở Pháp và nhiều quốc gia châu Âu, gia đình không những là nguồn thông tin quan trọng nhất mà còn là nền tảng cho việc phòng tránh HIV-AIDS trong thanh thiếu niên. Không mờ nhạt như ở Việt Nam các bạn. Các gia đình châu Âu thường khuyến khích con em mình sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục. Chúng tôi cũng đặt sẵn những chiếc máy bán bao cao su tự động để tất cả mọi người có thể tiếp cận được. Cha mẹ và con cái cũng thường xuyên trò chuyện với nhau về vấn đề giới tính một cách gần gũi và thẳng thắn. Tôi nhận thấy sự gắn bó của các em học sinh-sinh viên với gia đình ở Việt Nam là rất chặt chẽ nhưng vai trò giáo dục thì chưa hẳn đã cao.

Vậy theo quan điểm cá nhân ông, sự kỳ thị đối với nhóm đối tượng bị nhiễm HIV sẽ ảnh hưởng như thế nào tới xã hội nói chung?

Bác sỹ J.B. Dufordcq: Tôi nghĩ với mỗi lựa chọn, chúng ta đều sẽ được và mất. Tuy nhiên trong vấn đề nhạy cảm này, tôi tin sự kỳ thị sẽ khiến chúng ta mất nhiều hơn. Kỳ thị sẽ chỉ khiến những người nhiễm HIV xa lánh hơn với cộng đồng. Họ sẽ sống khép kín, không chịu đi chữa trị. Họ sẽ có những hành vi, cách cử xử “tương xứng” với những gì xã hội dành cho họ, từ đó mức độ lây lan sẽ lớn hơn rất nhiều. Ở châu Phi đã có thời kỳ số người nhiễm HIV mới giảm mạnh nhờ việc chính phủ khuyến khích và giúp đỡ người nhiễm bệnh đi điều trị. Điều cần làm là khai thác cái thiện trong con người họ, để họ thấy được xã hội luôn dang rộng tay đón họ hòa nhập trở lại với cộng đồng. Tôi tin rằng, kỳ thị sẽ chẳng mang lại điều gì tốt đẹp cả. 



 


Ông có thể chia sẻ bài học kinh nghiệm của nước Pháp trong việc giảm thiểu hiện tượng kỳ thị với người nhiễm HIV trong cộng đồng ở học sinh-sinh viên?

Bác sỹ J.B. Dufordcq: Ngoài vai trò của gia đình như tôi đề cập ở trên, truyền thông cũng là một khía cạnh cần quan tâm. Các công cụ truyền thông cần phải nhắm tới những nhóm đối tượng chuyên biệt. Ví dụ như với người nghiện hút, có thể khuyến khích và hỗ trợ việc điều trị tại gia đình hoặc bằng việc sử dụng thuốc methadol. Tôi thấy ở các thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng hay TP. HCM hiện cũng có bán loại thuốc này. Với đối tượng mại dâm (cả nam và nữ), cần coi họ là nạn nhân của sự nghèo đói, để tạo điều kiện về công ăn việc làm, giúp họ sớm hòa nhập trở lại với cộng đồng. Với nhóm đồng tính, không thể coi họ là những người “không bình thường” hoặc bệnh nhân. Bản thân họ đâu muốn bị như vậy. 

Tôi cũng lấy làm buồn khi ghé thăm một số bệnh viện ở Việt Nam, bởi hiện tượng kỳ thị đối với người nhiễm HIV còn rất phổ biến. Những nhân viên hoặc bệnh viện phải lãnh “trách nhiệm” điều trị bệnh nhân nhiễm HIV giống như là họ bị “trừng phạt” vậy. 

Nói chung, để xóa bỏ hoàn toàn sự kỳ thị với người nhiễm HIV trong giới trẻ nói riêng và cộng đồng nói chung là điều không dễ và cần rất nhiều thời gian. Trong đó vấn đề giáo dục cần được quan tâm hàng đầu. Tôi tin truyền thông và giáo dục có thể tác động tích cực vào nhận thức của thế hệ trẻ. Những đứa trẻ sinh ra không may bị nhiễm HIV nếu được giáo dục tốt, không phải chịu sự kỳ thị từ các mối quan hệ xã hội sẽ có cơ hội phát triển bình thường và đóng góp được nhiều cho xã hội.

Xin cảm ơn ông!

HIV chỉ là một bệnh có thể chữa trị

“Tháng 10/2011, tại Hội thảo về Thần kinh học được tổ chức tại thành phố Chicago (Mỹ), các nhà khoa học đã đưa ra một kết luận quan trọng, đó làhệ thần kinh của thanh thiếu niên bị nghiện (bất kể là nghiện thứ gì) đều rất dễ bị tổn thương và khác nhiều so với những người bình thường. Điều này chỉ ra rằng, chỉ nên coi nghiện là một loại bệnh có thể chữa trị được chứ không phải là hiểm họa gì ghê gớm. Để từ đó có cái nhìn và cách cư xử đúng mực hơn với người bệnh”.

PGS.TS Vũ Mạnh Lợi (Phó Viện trưởng Viện Xã hội học Việt Nam).


Cần giáo dục hiểu biết khoa học về tình dục

“Nhiều năm làm công tác tư vấn, tôi nhận thấy nguyên nhân lây nhiễm HIV đang có xu hướng chuyển dịnh từ tiêm chích sang quan hệ tình dục, đặc biệt là ở tầng lớp thanh thiếu niên, học sinh, sinh viên. Đó là bởi giới trẻ hiện nay đã có cái nhìn thoáng hơn về vấn đề tình dục. 

Tuy nhiên, điều nguy hiểm là các bạn trẻ đặc biệt là nam giới thường có nhu cầu quan hệ tình dục hết sức ngẫu hứng mà không có biện pháp phòng tránh. Đừng bao giờ chủ quan với kiến thức của mình. Phải luôn tỉnh táo để nhìn nhận ra mối nguy hiểm mà bản thân có thể mắc phải. Vấn đề đặt ra là cần giáo dục và nâng cao hơn nữa hiểu biết khoa học trong thanh thiếu niên về tình dục”.

TS Vũ Minh Phượng (Phó trưởng Bộ môn Điều dưỡng, trường ĐH Y Hà Nội).


Tu-an  
#10 Đã gửi : 01/03/2012 lúc 02:01:56(UTC)
Guest
Danh hiệu: Guest

Nhóm: Guests
Gia nhập: 24-06-2009(UTC)
Bài viết: 25.549

Được cảm ơn: 35 lần trong 21 bài viết

“Học vấn cao chưa chắc đã có hiểu biết nhiều về HIV/AIDS”


(Petrotimes) Một số lượng đáng kể thanh, thiếu niên cho rằng HIV có thể lây truyền qua muỗi đốt hoặc côn trùng đốt, qua ăn uống chung bát đĩa hoặc qua con đường hô hấp.

Với mỗi nhóm đối tượng trong xã hội, cần có những biện pháp khác nhau để tuyên truyền về kiến thức và cách phòng tránh HIV/AIDS, đặc biệt với lứa tuổi thanh, thiếu niên. Tuy nhiên, với lứa tuổi này, không phải học vấn hay trình độ cao sẽ có hiểu biết đúng đắn về HIV/AIDS.

Nhận xét trên được các chuyên gia trong và ngoài nước đánh giá trong buổi hội thảo “Hiểu biết của vị thành niên và thanh niên về phòng chống HIV” diễn ra vào ngày 27/2/2012 tại Trung tâm Văn hóa Pháp (Hà Nội).

Hội thảo “Hiểu biết của vị thành niên và thanh niên về phòng chống HIV”

Hội thảo có sự tham gia của Phó GS. TS Vũ Mạnh Lợi – Phó Viện trưởng Viện Xã hội học Việt Nam, bác sĩ Vũ Minh Phượng – Phó Trưởng Bộ môn Điều dưỡng Trường ĐH Y Hà Nội và bác sĩ Jean-Baptiste Dufourcq – Tùy viên Hợp tác Y tế và Phát triển Xã hội.

Trong buổi hội thảo, PGS. TS Vũ Mạnh Lợi đã đưa ra các số liệu rút ra từ hai cuộc khảo sát SAVY 1 (2005) và SAVY 2 (2009) do Viện Xã hội học Việt Nam tổ chức với đối tượng là các thanh, thiếu niên lứa tuổi từ 14 – 25 ở các tỉnh thành phố, các tôn giáo và trình độ học vấn khác nhau với trên 10.000 người.

Kiến thức chưa đồng đều

Sử dụng số liệu SAVY 2 (2009), ông Lợi cho biết phần lớn người được hỏi có nghe nói về HIV. Với những nguồn thông tin gián tiếp chủ yếu qua các phương tiện truyền thông đại chúng; trong đó TV, Đài phát thanh là nguồn thông tin quan trọng nhất đối với thanh, thiếu niên, sau đó là sách báo, tạp chí, tờ rơi. Nguồn thông tin trực tiếp tới từ có thầy cô giáo, nhân viên y tế – dân số và bạn bè là nguồn thông tin quan trọng. Rất ít vị thành niên hay thanh niên nghe về HIV từ các tổ chức quần chúng, từ vợ/chồng hay các thành viên trong gia đình.

Cũng theo nghiên cứu này, hầu hết thanh, thiếu niên đều biết các con đường lây nhiễm HIV/AIDS: Truyền máu không an toàn; lây truyền từ mẹ sang con; dùng chung bơm kim tiêm và quan hệ tình dục (QHTD) không an toàn với người nhiễm HIV. Tuy nhiên, có một số lượng đáng kể thanh, thiếu niên còn cho rằng HIV có thể lây truyền qua muỗi đốt hoặc côn trùng đốt (26%), qua ăn uống chung bát đĩa (10%) hoặc qua con đường hô hấp (13%).

Từ đó có thể thấy rằng, mặc dù thông tin về căn bệnh thế kỷ này không thiếu, nhưng do cách tuyên truyền chưa thực sự sâu rộng và hiệu quả, rất nhiều đối tượng, đặc biệt là thanh, thiếu niên có cái nhìn sai lệch, thiếu khoa học về HIV/AIDS và người nhiễm HIV/AIDS.

Nâng cao hiểu biết để tránh HIV/AIDS

Trong số đó, kiến thức về HIV/AIDS lại phụ thuộc vào vấn đề sở hữu tài sản, mức sống và trình độ học vấn. Từ đó, PGS. TS Vũ Mạnh Lợi khẳng định đối tượng nam giới, những người từ các hộ gia đình có thu nhập cao, sống ở đô thị, là người Kinh/ Hoa, có học vấn cao và là người có sự gắn kết gia đình mạnh thường có kiến thức về HIV cũng như các biện pháp phòng tránh tốt hơn những người thuộc nhóm xã hội khác.

Ông cũng đặt ra một vấn đề, đó là mặc dù gia đình có mối quan hệ gắn bó mật thiết nhất và là nguồn thông tin trực tiếp nhất tác động tới thanh, thiếu niên, nhưng lại không cung cấp nhiều thông tin về tình dục an toàn và HIV cho đối tượng này. Điều này cho thấy, các gia đình cũng cần được nâng cao nhận thức về HIV và về việc trao đổi với con em về HIV.

Với thông tin PGS. TS Vũ Mạnh Lợi đưa ra, bác sĩ Vũ Minh Phượng lại đặt ra câu hỏi: “Tại sao kiến thức về HIV rất nhiều và dễ tiếp cận, nhưng số lượng người nhiễm mới vẫn tăng?”. Chỉ trong 6 tháng đầu năm 2011, có 4.160 người nhiễm mới – đây là số lượng khá lớn đối với một quốc gia mà căn bệnh HIV/AIDS không mới và nguồn thông tin về căn bệnh này cũng không hề thiếu.

Tồn tại nhiều dấu hiệu kỳ thị

Theo khảo sát của Viện Xã hội học Việt Nam, có 55,4% thanh, thiếu niên được hỏi có cảm giác kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV. Lý do của con số quá lớn này là do hành vi của những người nhiễm HIV rất bất cần, đôi lúc tỏ ra hiếu chiến, gây khó khăn trong việc tiếp cận và chữa trị cho họ. Nhưng càng kỳ thị thì người nhiễm HIV càng thu mình, hiếu chiến và giấu bệnh, cho tới khi họ lây cho người khác qua nhiều con đường, khi đó thì đã quá muộn để cứu chữa. Có rất nhiều người mong muốn “kéo” những người nhiễm HIV lên, tiếp cận, tư vấn và tìm các phương cách điều trị cho họ, nhưng trong số đó, có nhiều người sợ bị người nhiễm HIV “kéo xuống”.

Lời khuyên của bác sĩ Vũ Minh Phượng – Phó Trưởng Bộ môn Điều dưỡng Trường ĐH Y Hà Nội là: “Khi bản thân mình “khỏe” thì mới nên nghĩ đến chuyện “cứu” người khác”. Nghĩa là phải tự trang bị cho mình kiến thức đầy đủ HIV và các cách phòng tránh, thêm vào đó, cần có cái nhìn khoa học, đúng đắn với những con người nhiễm HIV.

Về vấn đề này, bác sĩ Jean-Baptiste Dufourcq, Tùy viên Hợp tác Y tế và Phát triển xã hội cho biết, trong các bệnh viện của Việt Nam vẫn còn tình trạng nhân viên y tế, bác sĩ chịu trách nhiệm chăm sóc người nhiễm HIV có thái độ kỳ thị, hoặc bị người khác kì thị, khó lập gia đình, đưa họ vào tình trạng buộc phải làm chứ không có tình thương hay sự thông cảm. Trong số đó, những người thuộc độ tuổi trẻ, giới tính nữ, có học vấn thấp và mối quan hệ gia đình yếu thường là đối tượng có thái độ kỳ thị nhiều hơn.

Cần nhìn nhận đúng về HIV/AIDS

Theo bác sĩ Jean-Baptiste Dufourcq, có 2/3 tổng số thanh thiếu niên cho biết các dịch vụ tư vấn và xét nghiệm HIV tự nguyện là có sẵn đối với họ. Đặc biệt các đối tượng ở thành thị tiếp cận dịch vụ này dễ dàng hơn. Nhưng họ vẫn tỏ ra ngần ngại do vấn đề định kiến, quan điểm của đa số về vấn đề này.

Hơn nữa, theo ông, gia đình nên là kênh thông tin trực tiếp nhất trong việc cung cấp các kiến thức về HIV và hướng dẫn việc QHTD an toàn cũng như sử dụng bác biện pháp phòng tránh. Các gia định Việt Nam hiện còn né tránh vấn đề này, coi đó là việc “xúi giục làm bậy” hay “vẽ đường cho hươu chạy” mà quên mất rằng tình dục là do bột phát, mà thanh thiếu niên là lứa tuổi dễ sa ngã, dễ bị lôi kéo nhất.

Bên cạnh đó, các kênh truyền thông cũng nên cung cấp thông tin chính xác và xây dựng các chương trình truyền thông phù hợp với từng đối tượng để đạt được hiệu quả thông tin cao nhất. Với người bình thường, việc sử dụng TV, đài Phát thanh hay trường học được coi là phương án tối ưu nhất; Nhưng với đối tượng đặc biệt như người đã nghiện hay người đồng tính, nên xét đến phương pháp truyền thông đồng đẳng. Nghĩa là để người nghiện tuyên truyền cho người nghiện, người đồng tính chia sẻ với người đồng tính, như vậy, thông tin sẽ chân thực và có sức thuyết phục hơn.

Bên cạnh đó, cần nhìn nhận HIV/AIDS là một bệnh có thể chữa được. Ở Việt Nam hiện nay đã xuất hiện loại thuốc có tác dụng thay thế cho heroin bằng methadone. Loại thuốc này giúp cho người nghiện tránh tình trạng vật vã khi thiếu thuốc, dần dứt cơn và giảm thiểu nguy cơ lây truyền các bệnh do tiêm chích – con đường chủ yếu gây ra HIV/AIDS của Việt Nam.

Tránh kỳ thị với người nhiễm HIV

Với tệ nạn mại dâm, các nhà xã hội học cần nhìn nhận đó là một vấn nạn của nghèo đói, phải sử dụng các biện pháp xã hội chứ không nên sử dụng các biện pháp hành chính để giải quyết. Còn với người đồng tính, họ không phải tội phạm, không phải bệnh nhân nên cần có cách đối xử bình thường, đúng mực với họ.

Hơn thế, phải thay đổi quan niệm về QHTD của đối tượng thanh niên. Bác sĩ Vũ Minh Phượng khuyến cáo: “Cần phải chấp nhận tình trạng thanh niên có QHTD trước hôn nhân đang tăng lên do thời gian học tại các trường ĐH kéo dài, nhiều người quá chú tâm vào công việc nên độ tuổi kết hôn rất muộn”.

Hiện nay, thanh niên chưa kết hôn hoặc đã kết hôn mà mang BCS trong người cũng là đối tượng bị kỳ thị. PGS. TS Vũ Mạnh Lợi khẳng định các cơ quan truyền thông nên thay đổi các phương thức cung cấp thông tin nhằm thay đổi quan niệm về vấn đề QHTD của thanh niên. Cần nhận thấy đó là tình trạng phổ biến hiện nay ở một bộ phận thanh niên, thậm chí là thiếu niên; điều cần làm là phải hướng dẫn họ cách tự bảo vệ mình, sử dụng các biện pháp an toàn khi QHTD chứ không nên “lờ” đi, coi như không có.

Cuối cùng, bác sĩ Jean-Baptiste Dufourcq khuyến nghị các gia đình cần có cái nhìn đúng đắn, khoa học và đặc biệt, các bậc phụ huynh nên là kênh thông tin trực tiếp và thông minh cho con cái mình để phòng tránh HIV và vấn đề QHTD trước hôn nhân.

Vương Tâm

http://www.petrotimes.vn/xa-hoi/2012/03/hoc-van-cao-chua-chac-da-co-hieu-biet-nhieu-ve-hivaids

Offline nguoivetulongdat741  
#11 Đã gửi : 26/04/2012 lúc 07:51:09(UTC)
nguoivetulongdat741

Danh hiệu: Thành viên gắn bó

Nhóm: Thành viên chính thức, Hội viên Câu lạc bộ ARV
Gia nhập: 24-04-2012(UTC)
Bài viết: 285
Woman
Đến từ: tphcm

Thanks: 512 times
Được cảm ơn: 187 lần trong 121 bài viết
cam on anh nhieu lam ...
sự chia sẽ và tình iêu thương là điều quý giá nhất trên đời...
yahoo.nguoivetulongdat741
Tu-an  
#12 Đã gửi : 28/01/2013 lúc 06:12:54(UTC)
Guest
Danh hiệu: Guest

Nhóm: Guests
Gia nhập: 24-06-2009(UTC)
Bài viết: 25.549

Được cảm ơn: 35 lần trong 21 bài viết
Vì sao bạn lại xa lánh và kì thị với người bị HIV? Họ đáng sợ đến thế sao? Tôi năm nay đã lên hàng tứ tuần, bản thân tôi không bị HIV. Hiện tôi đang quản lý một diễn đàn xã hội HIV ONLINE . Nhưng tôi luôn tiếp xúc,
sinh hoạt với người có  HIV trong suốt 6 năm nay . Tại sao tôi vẫn hoà đồng sống cùng họ, còn bạn thì không…? Tôi cũng
như bạn, là người có da, có thịt, có chân, có tay, có trái tim, có suy
nghĩ chứ có phải là sắt,
là đồng. Tôi cũng là người máu đỏ da vàng, đâu phải là thần thánh. Tại
sao tôi vẫn coi người có HIV là bạn, còn bạn thì coi họ như kẻ thù…? Bản
năng vốn có của con người là sự đoàn kết, yêu thương. Tôi đã sống và hành động theo bản năng đó - bản năng một Con Người.


                                    
                              Chuyến đi tôi ra Hà nội offline cùng các bạn có HIV

  

Chẳng
ai mong muốn mình có HIV. Nhưng vì một lí do nào đó mà bị, thì họ cần
lắm sự chia sẻ, động viên của mọi người xung quanh. Một nụ cười xã giao,
một câu nói động viên, một cái nhìn trìu mến của bạn cũng làm cho họ
cảm thấy ấm lòng hơn rất nhiều. Và họ sẽ cảm thấy tự tin sống tiếp. Bạn
không cần phải làm những việc gì to tát cho họ, chỉ cần như thế thôi, sao bạn cũng không làm được…?

  Cuộc sống không thể nói trước được điều gì. Nếu một ngày nào đó, bạn
không may có  HIV hoặc bị bệnh nan y nào đó, liệu bạn có chịu được không
khi sống trong sự ghẻ lạnh của mọi người. Hôm nay bạn đồng cảm, giúp đỡ
người có HIV, đến khi bạn hoặc người thân của bạn bị thì xã hội lại đồng cảm và sẻ chia cùng. Bạn không nhớ câu ác giả, ác báo sao…?

 
Thật nực cười khi thấy một bà mẹ cấm không cho con mình chơi đánh bi
cùng với một đứa trẻ bị HIV, một ông bố đánh con vì dám để cho người bị
HIV vào xin gánh nước, một dòng họ xua đuổi một đứa con vì sợ lây bệnh
cho mọi người,… Bạn hãy ghi nhớ rằng, HIV chỉ lây qua đường máu, sinh
hoạt tình dục không an toàn và từ mẹ sang con. Những người nhận thức về
vấn đề này còn kém thì không nói. Nhưng vì sao ngay cả những người có
học thức và địa vị trong xã hội lại vẫn hành động như thế? Họ sợ người
bị HIV đó sẽ làm hoen ố địa vị của mình ư…? Một khi tình yêu thương và
sự vị tha đã không còn thì mọi tiền bạc và danh vọng chẳng còn ý nghĩa gì nữa.

 
Thật đau xót khi nghe câu chuyện các bậc phụ huynh của một lớp học nọ
phản đối ban giám hiệu nhà trường vì để cho một em bị HIV học chung với
con em của họ. Hoặc là họ sẽ cho con mình nghỉ học, hoặc là cậu bé kia
phải nghỉ học. Cậu buộc phải nghỉ ở nhà, hằng ngày nhà trường sẽ cắt cử
giáo viên tới dạy. Nhưng không đầy một tháng sau, giáo viên đó cũng sợ,
không dám đến nữa. Cậu bé hàng ngày nhìn bạn bè đi học mà cay đắng nức
nở cho tuổi thơ mình. Hay câu chuyện của một cô bé 15 tuổi, bố mẹ đã
chết vì bị HIV. Em một mình sống trơ trọi trong sự ghẻ lạnh và kì thị
của xóm làng. Những đứa trẻ trước đây chơi thân với em, bây giờ chúng
cũng cầm đất đá ném đuổi. Quá tuyệt vọng, em nhảy xuống sông để tự kết thúc một đời mà lỗi thì không phải tại em…

 
Người xưa đã dạy rằng: “Bầu ơi thương lấy bí cùng. Tuy rằng khác giống
nhưng chung một giàn”. Ấy vậy mà lại có người vô tâm trước nỗi đau của
đồng loại. Cùng chung một dòng máu của mẹ Âu Cơ và cha Long Quân, sao lại nỡ sống vô tình với nhau…?

    
Vui mừng biết bao khi được chứng kiến lễ cưới của những đôi trái dấu
trên diễn đàn HIV ONLINE mà hiện tôi đang quản lí mà tôi biết được.Tôi
rất quý và tôn trọng tình cảm của họ dành cho nhau. anh chị và các bạn 
đã đến được với nhau và sống rất hạnh phúc và đã cho ra những thiên thần
khỏe mạnh từ tình yêu của họ.Tôi được đọc một mẩu chuyện về cậu bé 12
tuổi bị HIV nhưng vẫn sống và học tập bình thường, không bị cộng đồng xa
lánh kì thị. Không những thế, em còn đựơc mọi người quan tâm, giúp
đỡ…Những câu chuyện đó đáng để cho những ai còn dè bỉu, xa lánh người bị
HIV nhìn nhận lại bản thân mình. Họ làm được, tôi làm được, không có lí do gì mà bạn lại không làm được như chúng tôi.

 
Người bị HIV không hoàn toàn là gánh nặng của gia đình và xã hội. Khi
bạn tạo điều kiện và giúp đỡ thì họ lại trở thành những người rất có ích
cho xã hội. Thậm chí ở một góc cạnh nào đó, họ còn làm được những việc mà những người bình thường như bạn và tôi chưa chắc đã làm được.

 
Bạn hãy trải lòng mình ra và lắng nghe âm thanh bên ngoài cuộc sống. Và
hãy thật chú ý đến âm sắc của những người không may bị HIV tạo nên.
Chính những sắc âm đó đã góp phần tạo nên một bản nhạc du dương, trầm
bổng của cuộc sống thường ngày. Bạn và tôi hãy chung tay góp sức cho
những số phận không may mắn ấy một lối về đầy nắng và hoa. Để cho bản giao hưởng kia chỉ có những sắc âm rộn ràng và tươi mới…

Tôi ra Hà Nội trời vào Thu
Đọng lại trong tôi nhiều lưu luyến
Những con người dù chưa lần biết
Nhưng họ gặp nhau chút hết tình
Tôi yêu lắm những con người ấy
Hà Nội mùa thu mong gặp lại.

Ngày 20/10/2012 tôi ra Hà Nội gặp các bạn sống chung HIV.




Sửa bởi người viết 29/01/2013 lúc 05:03:34(UTC)  | Lý do: Chưa rõ

Offline soi  
#13 Đã gửi : 28/01/2013 lúc 07:54:05(UTC)
soi

Danh hiệu: Thành viên gắn bó

Nhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 08-06-2012(UTC)
Bài viết: 414
Man

Thanks: 191 times
Được cảm ơn: 246 lần trong 156 bài viết
anh đại của diễn đàn đến lượt út em út nào hãy nối vòng tay lớn vì 1 cuộc sống tươi đẹp. Chúc mọi người có 1 nền tảng thế lực dồi dào 1 tinh thần thép để tiếp tục cuộc sống còn nhiều cái khó hiện nay....
-*- sói -*-
thanks 3 người cảm ơn soi cho bài viết.
minhtuyenk_a@yahoo.com trên 28-01-2013(UTC) ngày, qwerty. trên 28-01-2013(UTC) ngày, đại_tiểu_thư trên 29-01-2013(UTC) ngày
Offline minhtuyenk_a@yahoo.com  
#14 Đã gửi : 28/01/2013 lúc 08:07:49(UTC)
minhtuyenk_a@yahoo.com

Danh hiệu: Thành viên gắn bó

Nhóm: Thành viên chính thức, Hội viên Câu lạc bộ ARV
Gia nhập: 24-03-2012(UTC)
Bài viết: 1.346
Man
Đến từ: Huyện Hữu Lũng,Tỉnh Lạng Sơn.

Thanks: 974 times
Được cảm ơn: 804 lần trong 479 bài viết
lâu lâu xem lại thật là cảm động và nhiều ý nghĩa,em mong sao tới đây OFF ở  Lạng Sơn,mọi người về tham dự đám cưới của em thật là đông đủ
vòng tay giữ trọn ân tình
thanks 2 người cảm ơn minhtuyenk_a@yahoo.com cho bài viết.
qwerty. trên 28-01-2013(UTC) ngày, đại_tiểu_thư trên 29-01-2013(UTC) ngày
Offline qwerty.  
#15 Đã gửi : 28/01/2013 lúc 09:31:55(UTC)
qwerty.

Danh hiệu: Thành viên gắn bó

Nhóm: Thành viên chính thức, Tham vấn viên Diễn đàn
Gia nhập: 08-12-2012(UTC)
Bài viết: 267
Woman
Đến từ: kizciti tphcm

Thanks: 629 times
Được cảm ơn: 416 lần trong 209 bài viết
Cảm ơn tấm lòng của anh chị ...cảm ơn những gì anh chị đã làm cho tụi em.....những cái bắt tay ...bá vai thân thiện ..ánh mắt ..nụ cười ...ko hề kỳ thị ......đó là điều mà những ng như chúng em cần nhất.....chúc anh chị nhiều sức khoẻ ....cùng các bạn trên 4 rum năm mới an lành hạnh phúc.. Yêu nhà mình nhìu lắm.....
Cuộc sống đôi khi có những phút yếu mình, đôi khi có những phút giây lạc lối. Đôi khi ta cần lắm một câu nói, một lời động viên ý nghĩa, một sự đồng điệu kể cả từ ai đó vốn không quen.
UserPostedImage
thanks 1 người cảm ơn qwerty. cho bài viết.
đại_tiểu_thư trên 29-01-2013(UTC) ngày
Offline Xuân  
#16 Đã gửi : 28/01/2013 lúc 10:01:13(UTC)
Xuân

Danh hiệu: Thành viên gắn bó

Nhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 16-07-2012(UTC)
Bài viết: 109
Đến từ: Tp. Hồ Chí Minh

Cảm ơn: 2 lần
Được cảm ơn: 29 lần trong 23 bài viết

Thực tế xã hội ngày nay không nhiều người còn có tư tưởng kì thị, xa lánh với người sống chung với HIV/AIDS. Chỉ có điều còn khá nhiều bạn trẻ vẫn còn chủ quan và thờ ơ với căn bệnh, vì vậy sẽ là nguy hiểm cho tương lai của bản thân, gia đình mình và cộng đồng xã hội.
HIV/AIDS đồng hành với nghèo đói và suy giảm sức khỏe giống nòi.
Tôi là người nhiễm HIV đến nay cũng đã 13 năm. Người thân, bạn bè anh em, hàng xóm láng giềng và nhiều người khác biết rõ tôi có bệnh, không biết thì tôi chđộng cho họ biết nếu thấy điều đó là phù hợp. Tuy vậy, không hề có lý do gì làm cho họ ghét bỏ mà là ngược lại. Nhng người tôi có quan h không ai là không thương mến tôi.
Vấn đề là mình sống ra sao thôi ấy mà.
Nếu như học được cách đ có thể thoải mái và dễ dàng chia sẻ với mọi người và nhận được sự đồng cảm của họ, biết cách nỗ lực đthích ứng với hoàn cảnh nhằm vượt qua thì đó là liệu pháp tinh thần rất có lợi cho sức khỏe, nó cũng quan trọng không kém thuốc đặc trị đâu, các bạn ạ.
Ai không hiểu thì chủ động giải thích cho họ hiểu, cũng là làm được một điều tốt cho xã hội đó thôi.
Tôi bằng ấy năm vẫn cứ hàng ngày lao động, sinh hoạt bình thường mà vẫn khỏe mạnh, ăn ngon, ngủ ngon. Và chưa cần dùng đến viên thuốc ARV nào hết cả.
Dù sao cũng chân thành cảm ơn bài viết cua anh . Thân.
thanks 1 người cảm ơn Xuân cho bài viết.
qwerty. trên 28-01-2013(UTC) ngày
Offline hahaha2008  
#17 Đã gửi : 28/01/2013 lúc 11:27:52(UTC)
hahaha2008

Danh hiệu: Thành viên gắn bó

Nhóm: Người điều hành chung, Tham vấn viên Diễn đàn
Gia nhập: 10-02-2008(UTC)
Bài viết: 2.091
Đến từ: Ngày hôm qua.....

Cảm ơn: 349 lần
Được cảm ơn: 895 lần trong 468 bài viết
Xem Clip thấy nhớ mọi người quá . Ai cũng có 1 bông hoa trên khuôn mặt . Hix . Và chúng ta là 1 vườn hoa
Lại một ngày nữa qua rồi....Em có hài lòng không ?


UserPostedImage
thanks 2 người cảm ơn hahaha2008 cho bài viết.
soi trên 29-01-2013(UTC) ngày, đại_tiểu_thư trên 29-01-2013(UTC) ngày
Offline đại_tiểu_thư  
#18 Đã gửi : 29/01/2013 lúc 06:47:19(UTC)
đại_tiểu_thư

Danh hiệu: Thành viên gắn bó

Nhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 01-09-2012(UTC)
Bài viết: 307
Đến từ: lâu đài của tôi

Cảm ơn: 342 lần
Được cảm ơn: 397 lần trong 216 bài viết
Originally Posted by: hahaha2008 Go to Quoted Post
Xem Clip thấy nhớ mọi người quá . Ai cũng có 1 bông hoa trên khuôn mặt . Hix . Và chúng ta là 1 vườn hoa



  
hahaha2008 nói chuẩn đấy,cả nhà chúng chúng ta là một rừng hoa,luôn khoe sắc cùng nhau,và luôn tỏa hương cùng nhau,thế mới hòa quyện vào không gian hạnh phúc.cả nhà chúng ta cùng tận hưởng hương thơm của hạnh phúc nhé.........
NHỮNG KẺ VONG ƠN RỒI SẼ NHẬN HẬU QUẢ XỨNG ĐÁNG
Tu-an  
#19 Đã gửi : 30/01/2013 lúc 08:06:16(UTC)
Guest
Danh hiệu: Guest

Nhóm: Guests
Gia nhập: 24-06-2009(UTC)
Bài viết: 25.549

Được cảm ơn: 35 lần trong 21 bài viết
Originally Posted by: Go to Quoted Post
Vì sao bạn lại xa lánh và kì thị với người bị HIV? Họ đáng sợ đến thế sao? Tôi năm nay đã lên hàng tứ tuần, bản thân tôi không bị HIV. Hiện tôi đang quản lý một diễn đàn xã hội HIV ONLINE . Nhưng tôi luôn tiếp xúc,
sinh hoạt với người có  HIV trong suốt 6 năm nay . Tại sao tôi vẫn hoà đồng sống cùng họ, còn bạn thì không…? Tôi cũng
như bạn, là người có da, có thịt, có chân, có tay, có trái tim, có suy
nghĩ chứ có phải là sắt,
là đồng. Tôi cũng là người máu đỏ da vàng, đâu phải là thần thánh. Tại
sao tôi vẫn coi người có HIV là bạn, còn bạn thì coi họ như kẻ thù…? Bản
năng vốn có của con người là sự đoàn kết, yêu thương. Tôi đã sống và hành động theo bản năng đó - bản năng một Con Người.


                                    
                              Chuyến đi tôi ra Hà nội offline cùng các bạn có HIV

  

Chẳng
ai mong muốn mình có HIV. Nhưng vì một lí do nào đó mà bị, thì họ cần
lắm sự chia sẻ, động viên của mọi người xung quanh. Một nụ cười xã giao,
một câu nói động viên, một cái nhìn trìu mến của bạn cũng làm cho họ
cảm thấy ấm lòng hơn rất nhiều. Và họ sẽ cảm thấy tự tin sống tiếp. Bạn
không cần phải làm những việc gì to tát cho họ, chỉ cần như thế thôi, sao bạn cũng không làm được…?

  Cuộc sống không thể nói trước được điều gì. Nếu một ngày nào đó, bạn
không may có  HIV hoặc bị bệnh nan y nào đó, liệu bạn có chịu được không
khi sống trong sự ghẻ lạnh của mọi người. Hôm nay bạn đồng cảm, giúp đỡ
người có HIV, đến khi bạn hoặc người thân của bạn bị thì xã hội lại đồng cảm và sẻ chia cùng. Bạn không nhớ câu ác giả, ác báo sao…?

 
Thật nực cười khi thấy một bà mẹ cấm không cho con mình chơi đánh bi
cùng với một đứa trẻ bị HIV, một ông bố đánh con vì dám để cho người bị
HIV vào xin gánh nước, một dòng họ xua đuổi một đứa con vì sợ lây bệnh
cho mọi người,… Bạn hãy ghi nhớ rằng, HIV chỉ lây qua đường máu, sinh
hoạt tình dục không an toàn và từ mẹ sang con. Những người nhận thức về
vấn đề này còn kém thì không nói. Nhưng vì sao ngay cả những người có
học thức và địa vị trong xã hội lại vẫn hành động như thế? Họ sợ người
bị HIV đó sẽ làm hoen ố địa vị của mình ư…? Một khi tình yêu thương và
sự vị tha đã không còn thì mọi tiền bạc và danh vọng chẳng còn ý nghĩa gì nữa.

 
Thật đau xót khi nghe câu chuyện các bậc phụ huynh của một lớp học nọ
phản đối ban giám hiệu nhà trường vì để cho một em bị HIV học chung với
con em của họ. Hoặc là họ sẽ cho con mình nghỉ học, hoặc là cậu bé kia
phải nghỉ học. Cậu buộc phải nghỉ ở nhà, hằng ngày nhà trường sẽ cắt cử
giáo viên tới dạy. Nhưng không đầy một tháng sau, giáo viên đó cũng sợ,
không dám đến nữa. Cậu bé hàng ngày nhìn bạn bè đi học mà cay đắng nức
nở cho tuổi thơ mình. Hay câu chuyện của một cô bé 15 tuổi, bố mẹ đã
chết vì bị HIV. Em một mình sống trơ trọi trong sự ghẻ lạnh và kì thị
của xóm làng. Những đứa trẻ trước đây chơi thân với em, bây giờ chúng
cũng cầm đất đá ném đuổi. Quá tuyệt vọng, em nhảy xuống sông để tự kết thúc một đời mà lỗi thì không phải tại em…

 
Người xưa đã dạy rằng: “Bầu ơi thương lấy bí cùng. Tuy rằng khác giống
nhưng chung một giàn”. Ấy vậy mà lại có người vô tâm trước nỗi đau của
đồng loại. Cùng chung một dòng máu của mẹ Âu Cơ và cha Long Quân, sao lại nỡ sống vô tình với nhau…?

    
Vui mừng biết bao khi được chứng kiến lễ cưới của những đôi trái dấu
trên diễn đàn HIV ONLINE mà hiện tôi đang quản lí mà tôi biết được.Tôi
rất quý và tôn trọng tình cảm của họ dành cho nhau. anh chị và các bạn 
đã đến được với nhau và sống rất hạnh phúc và đã cho ra những thiên thần
khỏe mạnh từ tình yêu của họ.Tôi được đọc một mẩu chuyện về cậu bé 12
tuổi bị HIV nhưng vẫn sống và học tập bình thường, không bị cộng đồng xa
lánh kì thị. Không những thế, em còn đựơc mọi người quan tâm, giúp
đỡ…Những câu chuyện đó đáng để cho những ai còn dè bỉu, xa lánh người bị
HIV nhìn nhận lại bản thân mình. Họ làm được, tôi làm được, không có lí do gì mà bạn lại không làm được như chúng tôi.

 
Người bị HIV không hoàn toàn là gánh nặng của gia đình và xã hội. Khi
bạn tạo điều kiện và giúp đỡ thì họ lại trở thành những người rất có ích
cho xã hội. Thậm chí ở một góc cạnh nào đó, họ còn làm được những việc mà những người bình thường như bạn và tôi chưa chắc đã làm được.

 
Bạn hãy trải lòng mình ra và lắng nghe âm thanh bên ngoài cuộc sống. Và
hãy thật chú ý đến âm sắc của những người không may bị HIV tạo nên.
Chính những sắc âm đó đã góp phần tạo nên một bản nhạc du dương, trầm
bổng của cuộc sống thường ngày. Bạn và tôi hãy chung tay góp sức cho
những số phận không may mắn ấy một lối về đầy nắng và hoa. Để cho bản giao hưởng kia chỉ có những sắc âm rộn ràng và tươi mới…

Tôi ra Hà Nội trời vào Thu
Đọng lại trong tôi nhiều lưu luyến
Những con người dù chưa lần biết
Nhưng họ gặp nhau chút hết tình
Tôi yêu lắm những con người ấy
Hà Nội mùa thu mong gặp lại.

Ngày 20/10/2012 tôi ra Hà Nội gặp các bạn sống chung HIV.






Các bạn hãy yêu đời mà sống,hãy vui mà sống.
Offline kemmayman  
#20 Đã gửi : 01/02/2013 lúc 09:36:29(UTC)
kemmayman

Danh hiệu: Thành viên mới

Nhóm: Guests
Gia nhập: 12-11-2010(UTC)
Bài viết: 9
Đến từ: halong

Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Theo bản than tôi nghĩ nếu tất cả những người làm lãnh đạo đều có tâm và thực sự không kỳ thị người có H thì mọi người sẽ dần hiểu và không sợ HIV nữa bạn cứ thử nghĩ khi bạn làm công chức nhà nước nếu bạn chẳng may bị nhiễm thì lập tức bạn sẽ được cho nghỉ việc ngay mặc dù trong luật không cấm, ngay cơ quan nhà nước còn vậy thì làm sao bảo người khác không kỳ thị cho được. còn nếu may mắn có được một ông sếp thông cảm, xắp sếp công việc hợp lý thì sau một thời gian làm việc bạn sẽ được mọi người thông cảm và sẽ không ai kỳ thị bạn nữa
Rss Feed  Atom Feed
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
2 Trang12>
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.