Trang chủ HIV  |  Web Link  |  Giới thiệu |  Liên hệ  |  English 
hiv logo

Thông báo

Icon
Error

Đăng nhập


Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to last unread
Offline vanconhyvong  
#1 Đã gửi : 18/12/2011 lúc 08:50:07(UTC)
vanconhyvong

Danh hiệu: Thành viên gắn bó

Nhóm: Thành viên chính thức, Hội viên Câu lạc bộ ARV
Gia nhập: 09-12-2011(UTC)
Bài viết: 1.279

Cảm ơn: 630 lần
Được cảm ơn: 784 lần trong 481 bài viết

Theo thông báo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) công bố 30/11/2009 thì những người nhiễm HIV nên được bắt đầu điều trị bằng thuốc kháng vi rút (ARV) sớm hơn so với hướng dẫn trước đây (của WHO) nhằm làm giảm nguy cơ tiến triển và tử vong của người bệnh, đặc biệt là phụ nữ mang thai.

Năm 2006, WHO đã đưa ra khuyến cáo thời điểm bắt đầu điều trị ARV cho phụ nữ mang thai  lây nhiễm HIV là khi lượng tế bào CD4 xuống dưới ngưỡng 200/01 ml máu. Tuy nhiên từ đó đến nay, đã có một số nghiên cứu cho thấy việc bắt đầu điều trị sớm bằng ARV cho các bà mẹ trong quá trình mang thai và tiếp tục trong quá trình cho con bú là rất hiệu quả trong việc giảm lây nhiễm HIV hoặc giảm tỉ lệ tử vong ở trẻ. Cho nên, trong thông báo mới, WHO khuyến cáo nên bắt đầu điều trị ARV vào thời điểm sớm hơn, gồm các khuyến cáo chính như sau:

- Đối với phụ nữ mang thai khẳng định nhiễm HIV, khuyến cáo bắt đầu điều trị khi lượng tế bào CD4 xuống dưới ngưỡng 350/1ml máu không phụ thuộc vào giai đoạn lâm sàng của bệnh nhân.

- Thời điểm bắt đầu điều trị ARV ở phụ nữ mang thai không cần phụ thuộc vào tuổi thai, cần điều trị liên tục trong suốt quá trình mang thai, khi sinh và sau sinh, có nghĩa càng sớm càng tốt, sau khi bệnh nhân đủ tiêu chuẩn điều trị.



Xet nghiem thuoc khang vi rut ch phu nu co thai Các khuyến cáo điều trị vi rút (ARV) cho phụ nữ mang thai nhiễm HIV

- Đối với phụ nữ mang thai có chỉ định điều trị ARV, phác đồ điều trị bậc một ưu tiên phải bao gồm AZT + 3TC làm trụ cột. Các phác đồ thay thế được khuyến cáo bao gồm TDF + 3TC (hoặc FTC) + NVP và TDF + 3TC (hoặc FTC) + EFV.

(Trong đó: AZT (zidovudine), 3TC (lamivudine), NVP (nevirapine), EFV (efavirenz), TDF( tenofovir), FTC (emtricitabine): là viết tắt các tên thuốc điều trị ARV).

- Trẻ sinh ra từ bà mẹ nhiễm HIV đã được điều trị ARV, cần sử dụng NPV hàng ngày cho đến khi được 6 tuần tuổi (đối với trẻ bú mẹ). Sử dụng AZT hoặc NVP (đối với trẻ không bú mẹ).

Đặc biệt, đối với phụ nữ mang thai nhiễm HIV chưa có chỉ định điều trị ARV, cần được dự phòng hiệu quả bằng ARV để ngăn chặn sự lây truyền HIV cho trẻ sơ sinh, ngay ở tuần thai thứ 14, hoặc càng sớm càng tốt khi bà mẹ đến khám ở giai đoạn muộn của thai kỳ, trong lúc chuyển dạ hoặc trong khi sinh./.

Yahuuuu!!!: codonminhta_vinh

UserPostedImageUserPostedImageUserPostedImageUserPostedImageUserPostedImageUserPostedImageUserPostedImageUserPostedImageUserPostedImageUserPostedImageUserPostedImageUserPostedImage
thanks 2 người cảm ơn vanconhyvong cho bài viết.
hoavu trên 07-02-2012(UTC) ngày, hoanguyen_hn trên 23-02-2012(UTC) ngày
Quảng cáo
Offline vanconhyvong  
#2 Đã gửi : 18/12/2011 lúc 03:12:49(UTC)
vanconhyvong

Danh hiệu: Thành viên gắn bó

Nhóm: Thành viên chính thức, Hội viên Câu lạc bộ ARV
Gia nhập: 09-12-2011(UTC)
Bài viết: 1.279

Cảm ơn: 630 lần
Được cảm ơn: 784 lần trong 481 bài viết

Nỗi khổ vượt cạn của bà bầu nhiễm HIV

PDF.

Nỗi niềm thai phụ nhiễm HIV. Ảnh minh họa: Superstock

Sau sinh, chị Nhung (Hà Nội) bị chảy máu nhiều, tử cung bị đờ không co bóp như bình thường nhưng bác sĩ không hề có biện pháp cầm máu. Khi đó, nếu không có người phát hiện kịp thời thì có lẽ chị đã không qua khỏi. Tất cả sự chậm trễ đó chỉ vì chị là người có HIV.


Sự việc xảy ra vào cuối năm ngoái nhưng đến giờ chị Nhung vẫn không khỏi đau xót khi nhớ lại. Chị đã suýt mất mạng chỉ vì sự kỳ thị của y bác sĩ.

Biết mình mang căn bệnh thế kỷ, chị quyết định đến khám, theo dõi thai tại Bệnh viện phụ sản Hà Nội. Dù đã rất cẩn thận trong quá trình mang thai nhưng không may chưa đến ngày sinh thì vỡ ối. Người nhà vội đưa chị vào bệnh viện.

“Ở khoa Khám bệnh, dù trên sổ khám bệnh có đóng dấu quy định người nhiễm HIV nhưng bác sĩ vẫn hỏi tôi có bị bệnh gì không. Lúc đó ở giữa chỗ đông người, sợ mọi người biết nên tôi không dám nói rõ bệnh của mình mà chỉ nói muốn được mổ”, chị Nhung kể lại.

Tuy nhiên, bác sĩ không đồng ý và chuyển chị lên khoa đợi đẻ thường. Lên đến nơi thì chị lại được chuyển về phòng khám vì một y tế phát hiện ra dấu trên sổ y bạ. Đến đây chị bị vị bác sĩ lúc đầu mắng “Tại sao không nói bị HIV ngay từ đầu!” rồi chuyển chị lên khu C3 (nơi có phòng dành cho bệnh nhân HIV).

Lúc đó đã là 2-3 giờ sáng, bác sĩ đưa chị lên phòng, vứt cho bộ quần áo bệnh nhân, rồi nói “Ngồi đây chờ, khi nào đau thì gọi”. Trong lúc đó, chồng chị vẫn chạy đi gặp bác sĩ khẩn thiết yêu mổ đẻ cho vợ nhưng không được.

“Đến khi lên bàn đẻ thường, vị bác sĩ ấy vẫn mắng té tát ‘Chúng mày không biết thương chúng em, mổ dễ bị phơi nhiễm. Mày làm nghề gì? Lây khi nào? Ở đâu?’. Những lời của bác sĩ khi ấy như nhát dao cứa vào lòng mà cho đến nay tôi vẫn không thể nào quên được”, chị Nhung buồn bã nói.

Câu chuyện được chị Nhung chia sẻ tại buổi đối thoại giữa cán bộ y tế với người nhiễm HIV gần đây tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội. Những phụ nữ bình thường sinh con đã khổ thì những chị em mang trong mình căn bệnh HIV còn khổ hơn gấp bội, họ bị chính những nhân viên y tế kỳ thị.

Cũng từng sinh con tại một bệnh viện ở Hà Nội cách đây 6 năm nhưng cho đến giờ chị Thanh vẫn không thể quên được ánh mắt của bác sĩ khám cho chị lúc ấy.

Như bao thai phụ khác gần đến ngày sinh, chị cũng đi làm một loạt các xét nghiệm trong đó có HIV. Đến khi cầm trên tay tờ kết quả, chị vẫn không thể tin nổi mình mắc căn bệnh này. Chưa hết bàng hoàng, vị bác sĩ xem kết quả đã ném cho chị cái nhìn khinh miệt, hỏi “Chị làm nghề gì? Đã nhiễm HIV còn chửa đẻ… ”.

“Hóa ra, bác sĩ nghĩ tôi là gái đứng đường. Tại sao lại cứ nhìn những phụ nữ bất hạnh như chúng tôi với cái nhìn thiếu tiện cảm như thế. Chúng tôi có làm gì nên tội đâu, chúng tôi cũng là nạn nhân”, chị Thanh nghẹn ngào nói.

Bà Đặng Thị Nghĩa, Phòng Chỉ đạo tuyến, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội cũng thừa nhận, hiện tượng kỳ thị của nhân viên y tế bệnh viện với những thai phụ có HIV từng xảy ra. Nếu không giải quyết từ gốc rễ thì câu chuyện tương tự vẫn còn tiếp diễn.

“Tiếc là đến nay, vẫn còn một số bác sĩ vẫn nhìn bệnh nhân có HIV với ánh nhìn hình viên đạn. Vấn đề gốc rễ ở đây là do y, bác sĩ còn chưa hiểu biết nhiều về căn bệnh này nên tránh. Vì thế, cần có những khóa đào tạo HIV/AIDS một cách cụ thể, dành cho y tá, nữ hộ sinh, bác sĩ… ”, bà Nghĩa cho biết.

Ông Nguyễn Duy Ánh, Phó giám đốc Bệnh viện Phụ sản Hà Nội cũng thừa nhận: “Hiện tại, bệnh viện mới chỉ làm công tác tiếp nhận xử lý bệnh nhân sản phụ khoa nhiễm HIV, còn tuyên truyền, giáo dục cho cán bộ y, bác sỹ rất hạn chế. Tôi xin lỗi những ai đã trải qua cảm giác bị nhân viên y tế đối xử không đúng, có thái độ kỳ thị”.

Thạc sĩ Lã Thị Lan, Phó giám đốc Trung tâm Phòng chống HIV/ AIDS Hà Nội cho biết, hiện cả thành phố có hơn 3.000 phụ nữ nhiễm HIV đang sống với 86% người nhiễm HIV từ 15 đến 39 tuổi (độ tuổi sinh đẻ). Vì thế, công tác dự phòng lây nhiễm HIV từ mẹ sang con là rất cần thiết.

“Nếu các bệnh viện, y bác sĩ sản phụ khoa không nỗ lực chung tay, còn kỳ thị thì sẽ có rất nhiều trẻ bị nhiễm HIV ra đời. Đó sẽ là gánh nặng cho xã hội”, thạc sĩ Lan chia sẻ.

Trong buổi họp báo nhân ngày phòng chống HIV toàn cầu, diễn ra hôm qua tại Hà Nội, ông Steve Kraus, Giám đốc khu vực châu Á – Thái Bình Dương, Chương trình phối hợp của Liên hợp quốc về HIV/AIDS, cũng nhấn mạnh: “Sự kỳ thị của cộng đồng, của nhân viên y tế không chỉ là vấn đề của riêng Việt Nam. Điều cần lưu ý là quốc gia nào vẫn còn kỳ thị với người bị HIV thì số lượng người mang trong mình căn bệnh này sẽ còn tăng cao. Thay vì đẩy họ ra xa, tại sao chúng ta không kéo lại, giúp rõ hiểu hơn về căn bệnh, để bảo vệ chính những người xung quanh”.

Cũng theo ông, trong 20 năm qua Việt Nam đã được được những thành tựu tích cực trong cuộc chiến chống lại căn bệnh thế kỷ. Tỷ lệ nhiễm HIV đã chững lại và có ít người tử vong do căn bệnh này hơn. Tuy nhiên để duy trì sự bền vững thì cần phải xác định rõ phòng bệnh hơn chữa bệnh, giảm phân biệt, kỳ thị với những người mang HIV.

“Nếu cứ chữa cho một người mà có hai người mắc bệnh thì chi phí sẽ rất lớn. Trong khi đó, ngân sách dành cho hoạt động này ngày càng bị cắt giảm”, ông Steve nói.

Yahuuuu!!!: codonminhta_vinh

UserPostedImageUserPostedImageUserPostedImageUserPostedImageUserPostedImageUserPostedImageUserPostedImageUserPostedImageUserPostedImageUserPostedImageUserPostedImageUserPostedImage
thanks 3 người cảm ơn vanconhyvong cho bài viết.
PenGia trên 03-02-2012(UTC) ngày, hoavu trên 07-02-2012(UTC) ngày, T&L trên 09-02-2012(UTC) ngày
Offline emlagio  
#3 Đã gửi : 03/02/2012 lúc 03:15:48(UTC)
emlagio

Danh hiệu: Thành viên gắn bó

Nhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 08-01-2012(UTC)
Bài viết: 652
Đến từ: Thiên đường

Cảm ơn: 403 lần
Được cảm ơn: 639 lần trong 302 bài viết
Như thế này thì liệu ai còn dám sinh con đây. Sợ rồi.
Cười lên em...!!!
thanks 1 người cảm ơn emlagio cho bài viết.
hoavu trên 07-02-2012(UTC) ngày
Offline PenGia  
#4 Đã gửi : 03/02/2012 lúc 04:25:17(UTC)
PenGia

Danh hiệu: Thành viên gắn bó

Nhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 10-11-2011(UTC)
Bài viết: 95
Man
Đến từ: Thử thách & khó khăn

Thanks: 94 times
Được cảm ơn: 69 lần trong 43 bài viết
Nỗi đau của phụ nữ. Vị bác sỹ thật tàn nhẫn và có rất nhiều bác sỹ như thế. Họ chỉ học về Y nhưng họ lại ko có học về đạo đức(xin lỗi vì nói ra điều này). Khi mình có bệnh mình mới thực sự thấy rõ điều đó. Chúc mẹ con chị Nhung và gia đình được bình an.
Đừng thở dài hãy vươn vai mà sống, bùn dưới chân nhưng nắng ở trên đầu.
thanks 1 người cảm ơn PenGia cho bài viết.
hoavu trên 07-02-2012(UTC) ngày
Offline phaidau  
#5 Đã gửi : 04/02/2012 lúc 11:00:01(UTC)
phaidau

Danh hiệu: Thành viên gắn bó

Nhóm: Thành viên chính thức, Hội viên Câu lạc bộ ARV
Gia nhập: 16-07-2008(UTC)
Bài viết: 207

Được cảm ơn: 14 lần trong 11 bài viết
Originally Posted by: vanconhyvong Go to Quoted Post

Nỗi khổ vượt cạn của bà bầu nhiễm HIV

PDF.

Nỗi niềm thai phụ nhiễm HIV. Ảnh minh họa: Superstock

Sau sinh, chị Nhung (Hà Nội) bị chảy máu nhiều, tử cung bị đờ không co bóp như bình thường nhưng bác sĩ không hề có biện pháp cầm máu. Khi đó, nếu không có người phát hiện kịp thời thì có lẽ chị đã không qua khỏi. Tất cả sự chậm trễ đó chỉ vì chị là người có HIV.


Sự việc xảy ra vào cuối năm ngoái nhưng đến giờ chị Nhung vẫn không khỏi đau xót khi nhớ lại. Chị đã suýt mất mạng chỉ vì sự kỳ thị của y bác sĩ.

Biết mình mang căn bệnh thế kỷ, chị quyết định đến khám, theo dõi thai tại Bệnh viện phụ sản Hà Nội. Dù đã rất cẩn thận trong quá trình mang thai nhưng không may chưa đến ngày sinh thì vỡ ối. Người nhà vội đưa chị vào bệnh viện.

“Ở khoa Khám bệnh, dù trên sổ khám bệnh có đóng dấu quy định người nhiễm HIV nhưng bác sĩ vẫn hỏi tôi có bị bệnh gì không. Lúc đó ở giữa chỗ đông người, sợ mọi người biết nên tôi không dám nói rõ bệnh của mình mà chỉ nói muốn được mổ”, chị Nhung kể lại.

Tuy nhiên, bác sĩ không đồng ý và chuyển chị lên khoa đợi đẻ thường. Lên đến nơi thì chị lại được chuyển về phòng khám vì một y tế phát hiện ra dấu trên sổ y bạ. Đến đây chị bị vị bác sĩ lúc đầu mắng “Tại sao không nói bị HIV ngay từ đầu!” rồi chuyển chị lên khu C3 (nơi có phòng dành cho bệnh nhân HIV).

Lúc đó đã là 2-3 giờ sáng, bác sĩ đưa chị lên phòng, vứt cho bộ quần áo bệnh nhân, rồi nói “Ngồi đây chờ, khi nào đau thì gọi”. Trong lúc đó, chồng chị vẫn chạy đi gặp bác sĩ khẩn thiết yêu mổ đẻ cho vợ nhưng không được.

“Đến khi lên bàn đẻ thường, vị bác sĩ ấy vẫn mắng té tát ‘Chúng mày không biết thương chúng em, mổ dễ bị phơi nhiễm. Mày làm nghề gì? Lây khi nào? Ở đâu?’. Những lời của bác sĩ khi ấy như nhát dao cứa vào lòng mà cho đến nay tôi vẫn không thể nào quên được”, chị Nhung buồn bã nói.

Câu chuyện được chị Nhung chia sẻ tại buổi đối thoại giữa cán bộ y tế với người nhiễm HIV gần đây tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội. Những phụ nữ bình thường sinh con đã khổ thì những chị em mang trong mình căn bệnh HIV còn khổ hơn gấp bội, họ bị chính những nhân viên y tế kỳ thị.

Cũng từng sinh con tại một bệnh viện ở Hà Nội cách đây 6 năm nhưng cho đến giờ chị Thanh vẫn không thể quên được ánh mắt của bác sĩ khám cho chị lúc ấy.

Như bao thai phụ khác gần đến ngày sinh, chị cũng đi làm một loạt các xét nghiệm trong đó có HIV. Đến khi cầm trên tay tờ kết quả, chị vẫn không thể tin nổi mình mắc căn bệnh này. Chưa hết bàng hoàng, vị bác sĩ xem kết quả đã ném cho chị cái nhìn khinh miệt, hỏi “Chị làm nghề gì? Đã nhiễm HIV còn chửa đẻ… ”.

“Hóa ra, bác sĩ nghĩ tôi là gái đứng đường. Tại sao lại cứ nhìn những phụ nữ bất hạnh như chúng tôi với cái nhìn thiếu tiện cảm như thế. Chúng tôi có làm gì nên tội đâu, chúng tôi cũng là nạn nhân”, chị Thanh nghẹn ngào nói.

Bà Đặng Thị Nghĩa, Phòng Chỉ đạo tuyến, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội cũng thừa nhận, hiện tượng kỳ thị của nhân viên y tế bệnh viện với những thai phụ có HIV từng xảy ra. Nếu không giải quyết từ gốc rễ thì câu chuyện tương tự vẫn còn tiếp diễn.

“Tiếc là đến nay, vẫn còn một số bác sĩ vẫn nhìn bệnh nhân có HIV với ánh nhìn hình viên đạn. Vấn đề gốc rễ ở đây là do y, bác sĩ còn chưa hiểu biết nhiều về căn bệnh này nên tránh. Vì thế, cần có những khóa đào tạo HIV/AIDS một cách cụ thể, dành cho y tá, nữ hộ sinh, bác sĩ… ”, bà Nghĩa cho biết.

Ông Nguyễn Duy Ánh, Phó giám đốc Bệnh viện Phụ sản Hà Nội cũng thừa nhận: “Hiện tại, bệnh viện mới chỉ làm công tác tiếp nhận xử lý bệnh nhân sản phụ khoa nhiễm HIV, còn tuyên truyền, giáo dục cho cán bộ y, bác sỹ rất hạn chế. Tôi xin lỗi những ai đã trải qua cảm giác bị nhân viên y tế đối xử không đúng, có thái độ kỳ thị”.

Thạc sĩ Lã Thị Lan, Phó giám đốc Trung tâm Phòng chống HIV/ AIDS Hà Nội cho biết, hiện cả thành phố có hơn 3.000 phụ nữ nhiễm HIV đang sống với 86% người nhiễm HIV từ 15 đến 39 tuổi (độ tuổi sinh đẻ). Vì thế, công tác dự phòng lây nhiễm HIV từ mẹ sang con là rất cần thiết.

“Nếu các bệnh viện, y bác sĩ sản phụ khoa không nỗ lực chung tay, còn kỳ thị thì sẽ có rất nhiều trẻ bị nhiễm HIV ra đời. Đó sẽ là gánh nặng cho xã hội”, thạc sĩ Lan chia sẻ.

Trong buổi họp báo nhân ngày phòng chống HIV toàn cầu, diễn ra hôm qua tại Hà Nội, ông Steve Kraus, Giám đốc khu vực châu Á – Thái Bình Dương, Chương trình phối hợp của Liên hợp quốc về HIV/AIDS, cũng nhấn mạnh: “Sự kỳ thị của cộng đồng, của nhân viên y tế không chỉ là vấn đề của riêng Việt Nam. Điều cần lưu ý là quốc gia nào vẫn còn kỳ thị với người bị HIV thì số lượng người mang trong mình căn bệnh này sẽ còn tăng cao. Thay vì đẩy họ ra xa, tại sao chúng ta không kéo lại, giúp rõ hiểu hơn về căn bệnh, để bảo vệ chính những người xung quanh”.

Cũng theo ông, trong 20 năm qua Việt Nam đã được được những thành tựu tích cực trong cuộc chiến chống lại căn bệnh thế kỷ. Tỷ lệ nhiễm HIV đã chững lại và có ít người tử vong do căn bệnh này hơn. Tuy nhiên để duy trì sự bền vững thì cần phải xác định rõ phòng bệnh hơn chữa bệnh, giảm phân biệt, kỳ thị với những người mang HIV.

“Nếu cứ chữa cho một người mà có hai người mắc bệnh thì chi phí sẽ rất lớn. Trong khi đó, ngân sách dành cho hoạt động này ngày càng bị cắt giảm”, ông Steve nói.




Bài viết này quá chính xác. Không chỉ ở Hà Nội mà ở BV Từ Dũ TPHCM tình hình cũng không sáng sủa hơn
Offline hoavu  
#6 Đã gửi : 07/02/2012 lúc 09:11:56(UTC)
hoavu

Danh hiệu: Thành viên gắn bó

Nhóm: Thành viên chính thức, Hội viên Câu lạc bộ ARV, Người điều hành chung
Gia nhập: 08-12-2011(UTC)
Bài viết: 657
Man
Đến từ: Nơi sinh ra....

Thanks: 1936 times
Được cảm ơn: 637 lần trong 356 bài viết
Tôi cầu mong sớm có thuốc chữa để không còn có những câu chuyện đau lòng về sự kỳ thị như trên. Thật xót xa ...
UserPostedImage
Bạn đang lo lắng và hoang mang lo sợ về HIV. Hãy gọi cho chúng tôi :0933 432 579
Offline meokoy  
#7 Đã gửi : 08/02/2012 lúc 08:11:44(UTC)
meokoy

Danh hiệu: Member

Nhóm: Guests
Gia nhập: 28-08-2010(UTC)
Bài viết: 10

Được cảm ơn: 11 lần trong 5 bài viết
có bức xúc thế bức xúc nữa cũng chỉ thế thui mà . bác sỹ Việt Nam là vậy , chẳng hiểu câu " Lương y như từ mẫu" thích hợp với mấy người làm bác sỹ hiện nay. E cũng là 1 phụ nữ có H,cũng mong muốn được làm mẹ nhưng thấy bác sỹ bây giờ như vậy thật sự e cũng sợ.nếu sợ thì xin nghỉ việc đừng làm nữa Các bác sỹ nên xem lại tư cách bác sỹ của mình nếu người nhà của mình cũng bị H và cũng bị đối xử kỳ thị như vậy liệu có bức xúc ko?
Rss Feed  Atom Feed
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.