  Danh hiệu: Thành viên gắn bóNhóm: Thành viên chính thức, Hội viên Câu lạc bộ ARV
Gia nhập: 05-12-2011(UTC) Bài viết: 208  Đến từ: Nơi mẹ sinh tôi ra. Thanks: 49 times Được cảm ơn: 120 lần trong 83 bài viết
|
Phụ nữ nhiễm HIV có nên cho con bú sữa mẹ?
.jpg)
Hiện nay, nhiều bà mẹ mang thai khi biết mình nhiễm HIV vẫn muốn sinh con. Vậy phụ nữ nhiễm HIV nên cho criminal bú sữa mẹ grain cho ăn sữa thay thế?
Ủy Ban Quốc gia phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm đã đưa ra khuyến cáo người mẹ nhiễm HIV không nên cho con bú vì HIV có trong sữa mẹ và có thể truyền sang con khi cho bú.
Vì vậy, phụ nữ nhiễm HIV nên nuôi con bằng sữa thay thế. Theo các chuyên gia, hiện nay thức ăn thay thế sữa mẹ hiệu quả là sữa bột; không được thay thế sữa mẹ bằng nước hoa quả, nước đường hoặc cháo, bột.
Cho trẻ ăn hoàn toàn bằng sữa thay thế là một biện pháp có hiệu quả làm giảm nguy cơ nhiễm HIV cho con khi người mẹ nhiễm HIV. Nếu tuân thủ tuyệt đối sẽ loại bỏ được nguy cơ lây truyền HIV từ mẹ sang con.
Phụ nữ nhiễm HIV chỉ nên chọn một cách nuôi con, hoặc là bú sữa mẹ hoặc là ăn sữa ngoài hoàn toàn. Tuyệt đối không nên cho trẻ vừa bú mẹ vừa ăn sữa ngoài thay thế, vì trẻ sẽ càng có nguy cơ nhiễm HIV cao, thậm chí cao hơn là nếu trẻ chỉ bú mẹ.
Sữa bột cung cấp cho bé phần lớn các chất dinh dưỡng cần thiết để phát triển và khỏe mạnh vì các thành phần của nó gần giống sữa mẹ. Tuy nhiên sữa bột phải được pha đúng cách nếu không sẽ nguy hiểm cho trẻ. Nếu không dùng nước đun sôi để pha sữa đúng cách, trẻ sẽ dễ bị tiêu chảy hoặc có thể bị suy dinh dưỡng.
Sữa bột không có yếu tố bảo vệ trẻ như trong sữa mẹ. Ngoài ra, trẻ có thể bị dị ứng với sữa bột như có các dấu hiệu mẩn đỏ ở da, tiêu chảy, chướng bụng hoặc táo bón. Trong vòng 6 tháng đầu, cần tránh cho trẻ dùng những loại sữa đặc có đường, sữa gầy và sữa ít chất béo.
Nếu các bà mẹ không có sự lựa chọn nào khác mà quyết định cho con bú sữa mẹ thì cần phải vệ sinh đầu vú sạch sẽ, thường xuyên và cho con bú hoàn toàn bằng sữa mẹ mà không dùng sữa thay thế bất cứ thức ăn, nước uống nào khác.
Đặc biệt, cần ngừng cho trẻ bú càng sớm càng tốt, muộn nhất là khi trẻ 6 tháng tuổi. Khi ngừng cho trẻ bú sữa mẹ cần chuyển ngay sang sử dụng thức ăn thay thế như sữa bột, bột, cháo. Sau 6 tháng tuổi, trẻ có thể ăn được những thức ăn thông thường như những trẻ khác.
Bên cạnh đó, trẻ cần được đưa đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được theo dõi và xét nghiệm nhằm xác định sớm tình trạng nhiễm HIV, điều trị dự phòng các nhiễm trùng cơ hội | Ta ném mình giữa dòng đời đen bạc/ Mất mát đắng cay một thời lầm lỡ. |
|
|
|
  Danh hiệu: Thành viên gắn bóNhóm: Thành viên chính thức, Hội viên Câu lạc bộ ARV
Gia nhập: 05-12-2011(UTC) Bài viết: 208  Đến từ: Nơi mẹ sinh tôi ra. Thanks: 49 times Được cảm ơn: 120 lần trong 83 bài viết
|
Nên cho trẻ bú sữa người mẹ nhiễm HIV
Bú mẹ là cách tốt nhất.
Đối với những đứa trẻ có mẹ nhiễm HIV, bú mẹ an toàn hơn ăn sữa bò hoặc kết hợp sữa bò và sữa mẹ. Đó là kết luận của nhóm nghiên cứu do bác sĩ Anna Coutsoudis, Đại học Natal, Nam Phi dẫn đầu.
Nghiên cứu được thực hiện trên 551 bà mẹ nhiễm HIV. Họ được chia làm 3 nhóm:
- Nhóm 1: 118 người nuôi con bằng phương pháp tự nhiên (chỉ bú mẹ hoàn toàn) trong ít nhất 3 tháng.
- Nhóm 2: 157 người nuôi con bằng phương pháp nhân tạo (cho ăn sữa bò và thức ăn khác) và không bao giờ cho con bú.
- Nhóm 3: 276 người nuôi con bằng phương pháp kết hợp (vừa cho con bú, vừa cho ăn thêm sữa bò và thức ăn khác).
Những phụ nữ này đã tự quyết định phương thức nuôi con sau khi được giải thích về nguy cơ truyền bệnh HIV qua sữa và tính ưu việt của sữa mẹ.
Khi được 6 tháng, những đứa trẻ nhóm 1 và 2 có tỷ lệ nhiễm HIV ngang nhau. Còn ở nhóm 3 (vừa bú mẹ vừa ăn sữa bò), tỷ lệ nhiễm bệnh cao hơn hẳn. Đến 15 tháng tuổi, những trẻ nhóm 1 (bú mẹ hoàn toàn) có nguy cơ nhiễm HIV thấp nhất (25%), trong khi tỷ lệ này là cao nhất ở nhóm được nuôi kết hợp (36%).
Cần kiểm nghiệm
Các tác giả đưa ra kết luận là những đứa trẻ được nuôi hoàn toàn bằng sữa mẹ ít nhất trong 3 tháng có nguy cơ nhiễm HIV thấp nhất. Kết quả này trái ngược với những khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và UNICEF, cho rằng phụ nữ nhiễm HIV nên tránh hoặc hạn chế cho con bú nếu có nguồn thức ăn thay thế. Mặt khác, các tổ chức này cũng khuyến cáo phụ nữ không nhiễm HIV cho con bú hoàn toàn ít nhất là trong vòng 6 tháng, vì sữa mẹ làm giảm nguy cơ tiêu chảy, dị ứng và bệnh hô hấp.
Các nhà nghiên cứu không rõ vì sao chế độ ăn kết hợp lại làm tăng nguy cơ nhiễm HIV. Họ phỏng đoán rằng những thức ăn không phải sữa mẹ gây tổn thương cho đường tiêu hoá của trẻ, do đó làm tăng nguy cơ nhiễm HIV. Một nghiên cứu khác tại Guatemala cho thấy, tổn thương lợi ở các trẻ nuôi kết hợp lớn hơn ở trẻ chỉ bú mẹ.
Phát hiện này rất có ích nhưng cần được kiểm nghiệm. Một điều đã rõ là HIV có thể truyền từ mẹ sang con.
Việt Báo (Theo_VnExpress.net)
| Ta ném mình giữa dòng đời đen bạc/ Mất mát đắng cay một thời lầm lỡ. |
|
|
|
  Danh hiệu: Thành viên gắn bóNhóm: Thành viên chính thức, Hội viên Câu lạc bộ ARV
Gia nhập: 05-12-2011(UTC) Bài viết: 208  Đến từ: Nơi mẹ sinh tôi ra. Thanks: 49 times Được cảm ơn: 120 lần trong 83 bài viết
|
Dinh dưỡng cho trẻ sinh ra từ bà mẹ nhiễm HIV
Đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi có mẹ bị nhiễm HIV: bà mẹ nhiễm HIV không nên cho con bú như vậy có thể lây HIV cho con qua sữa mẹ. Trẻ phải được nuôi bằng thực phẩm thay thế, nuôi bằng loại sữa phù hợp, bảo đảm chất lượng, có thể là sữa công thức sơ sinh có bán ngoài thị trường hay sữa tự chế biến có bổ sung vi chất.Cách thức nuôi dưỡng trẻ là điều hết sức quan trọng trong việc giảm thiểu nguy cơ lây truyền HIV qua sữa mẹ và nguy cơ tiêu chảy cũng như suy dinh dưỡng do cho trẻ ăn sữa thay thế thiếu vệ sinh ở bà mẹ có HIV và trẻ em. Bà mẹ hay người chăm sóc vẫn biết pha chế sữa công thức sơ sinh một cách an toàn và đầy đủ, liên tục để sữa bảo đảm an toàn vệ sinh và hạn chế nguy cơ gây tiêu chảy, suy dinh dưỡng.
Đối với trẻ từ 6 tháng đến 2 tuổi: Cho ăn bổ sung (ăn sam, ăn dặm). Sữa (sữa hộp, sữa tươi, sữa đậu nành...) là một phần chế độ ăn của trẻ nhiễm HIV. Thực phẩm cho trẻ đủ 4 nhóm. Nấu bột hay cháo cần có: thịt, cá, tôm, cua, đậu phụ, trứng hoặc lạc, vừng; rau, củ, quả như rau ngót, rau dền, rau muống, bí ngô. Thêm 1-2 thìa mỡ hay dầu ăn. Quả chín đặc biệt tốt cho trẻ nhiễm HIV, cần chú ý cho trẻ ăn hàng ngày. Về số bữa ăn bổ sung trong ngày: Trẻ từ 6-12 tháng tuổi có thể cho ăn 2-3 bữa/ngày. Trẻ từ 13-24 tháng tuổi cho ăn 3-4 bữa/ngày kèm thêm 2 bữa phụ như nước quả hay quả chín, sữa bò hay sữa đậu nành, bánh quy... Nếu trẻ không ăn thêm sữa, cho ăn 3 bữa chính và 2 bữa phụ/ngày. Bà mẹ và người chăm sóc có khả năng đáp ứng đủ thức ăn thay thế để bảo đảm cho sự tăng trưởng và phát triển bình thường của trẻ.
Đối với trẻ trên 2 tuổi: trẻ ăn 3 bữa chính cùng gia đình, mỗi bữa từ 1-2 bát, ưu tiên cho trẻ ăn thức ăn giàu dinh dưỡng như: thịt, cá, tôm, cua, trứng, đậu và rau xanh. Giữa các bữa ăn chính cần cho trẻ ăn thêm 2 bữa phụ: sữa, bánh, quả chín. Bữa ăn cần có đủ 4 nhóm thức ăn từ nguồn sẵn có tại địa phương: chất bột (gạo, ngô...), chất đạm từ các loại thịt (tốt nhất là thịt bò và thịt gia cầm), đậu đỗ (đậu phụ, vừng, lạc), chất béo (từ dầu thực vật và mỡ động vật, nên chọn mỡ gà, vừng lạc), vitamin, chất khoáng và chất xơ (rau củ, rau lá và quả chín). Chế biến thức ăn phải bảo đảm vệ sinh. Cần cho trẻ uống đủ nước, mỗi ngày 6-8 cốc nước (200ml/cốc) gồm nước đun sôi, nước rau, nước quả. Dinh dưỡng đầy đủ sẽ giúp trẻ chống lại các bệnh nhiễm khuẩn.
Trên đây, là những yếu tố cơ bản về chế độ dinh dưỡng cho trẻ sinh ra từ bà mẹ nhiễm HIV, một chế độ dinh dưỡng đầy đủ và an toàn đối với trẻ là rất quan trọng, vì vậy các bà mẹ hay người chăm sóc trẻ cần bảo đảm cho trẻ một chế độ dinh dưỡng phù hợp để trẻ có thể phát triển bình thường.
Tuy nhiên, không nuôi con bằng sữa mẹ cũng có nhiều điều bất lợi bao gồm các nguy cơ đối với sức khỏe của trẻ. Các bà mẹ cần thường xuyên tiếp cận thông tin, cân nhắc khi lựa chọn cách nuôi trẻ phù hợp với hoàn cảnh của mình. Hy vọng rằng những bà mẹ nhiễm HIV sẽ biết cách chăm sóc để có những đứa con khoẻ mạnh. | Ta ném mình giữa dòng đời đen bạc/ Mất mát đắng cay một thời lầm lỡ. |
|
|
|
  Danh hiệu: Thành viên gắn bóNhóm: Thành viên chính thức, Hội viên Câu lạc bộ ARV
Gia nhập: 05-12-2011(UTC) Bài viết: 208  Đến từ: Nơi mẹ sinh tôi ra. Thanks: 49 times Được cảm ơn: 120 lần trong 83 bài viết
|
Thêm lựa chọn điều trị cho trẻ nhiễm HIV
Cơ quan Quản lý Thuốc và Thực phẩm Hoa Kỳ (FDA) mới đây đã phê chuẩn thuốc Isentress để điều trị nhiễm HIV-1 cho trẻ em và người vị thành niên.
Thuốc này đã được FDA phê chuẩn lần đầu vào tháng 10/2007 để sử dụng cho người lớn.
Edward Cox thuộc Trung tâm Nghiên cứu và Đánh giá Thuốc của FDA cho biết nhiều trẻ nhỏ và trẻ vị thành niên đang sống chung với HIV và việc phê chuẩn này mang lại cho họ thêm một lựa chọn điều trị quan trọng.

Isentress là thuốc viên dùng 2 lần/ngày, thuốc cũng sẵn có dưới dạng nhai. Dạng nhai được cho phép dùng ở trẻ từ 2 – 11 tuổi.
Theo FDA, các tác dụng do điều trị hay được báo cáo nhất ở bệnh nhân dùng Isentress bao gồm những vấn đề về giấc ngủ và đau đầu.
Theo Xinhua | Ta ném mình giữa dòng đời đen bạc/ Mất mát đắng cay một thời lầm lỡ. |
|
|
|
  Danh hiệu: Thành viên gắn bóNhóm: Thành viên chính thức, Hội viên Câu lạc bộ ARV
Gia nhập: 05-12-2011(UTC) Bài viết: 208  Đến từ: Nơi mẹ sinh tôi ra. Thanks: 49 times Được cảm ơn: 120 lần trong 83 bài viết
|
Cho trẻ phơi nhiễm với HIV dùng Nevirapine đến 6 tháng tuổi
Một kết quả nghiên cứu mới công bố hồi đầu tháng 1/2012 của Hội AIDS quốc tế (ký hiệu HPTN 046) cho thấy, nếu trẻ sơ sinh phơi nhiễm với HIV (sinh ra từ các bà mẹ nhiễm HIV) dùng thuốc kháng vi rút (ARV) Nevirapine, mỗi ngày trong suốt 6 tháng đầu đời sẽ làm giảm hơn 50% nguy cơ lây nhiễm HIV của chúng.
Các nghiên cứu trước đây từng chỉ ra rằng việc dùng Nevirapine, một ngày một viên trong 6 tuần, 14 tuần và 28 tuần tuổi (cho những trẻ sơ sinh bị phơi nhiễm với HIV do bú sữa người mẹ nhiễm HIV) cũng làm giảm nguy cơ lây nhiễm HIV nhiều hơn so với việc dùng một liều đơn Navirapine vào lúc sinh hoặc trong ngày đầu tiên sau sinh. Còn trong nghiên cứu HPTN 046 này các tác giả đã xem xét tác động của việc tiếp tục cho trẻ phơi nhiễm với HIV dùng Nevirapine đến 6 tháng tuổi.
HPTN 046 đã được tiến hành ở các nước Châu Phi và Nam Phi, Tanzania, Uganda và Zimbabwe, với sự tham gia của 1527 đứa trẻ, từ 16/9/2008 đến 12/3/2010, trong đó 762 trẻ được dùng Nevirapine và 765 đứa trẻ dùng giả dược. Vào cuối kỳ theo dõi, trong số trẻ dùng Nevirapine đến 6 tháng tuổi có 1,1% bị nhiễm HIV, trong khi tỷ lệ này trong nhóm trẻ dùng giả dược là 2,4%.
Kết quả nghiên cứu còn cho thấy, một khi ngừng sử dụng Nevirapine thì nguy cơ lây nhiễm HIV lại “quay trở lại” với tỷ lệ ngang bằng với nhóm không dùng Nevirapine. Do vậy, các tác giả tin tưởng rằng, phát hiện mới này của họ sẽ cung cấp bằng chứng cho các khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới về việc tiếp tục cho trẻ em phơi nhiễm với HIV dùng thuốc dự phòng phơi nhiễm trong suốt thời gian bú sữa mẹ, ít nhất là trong 6 tháng tuổi hoặc dài hơn.
(Theo tạp chí AIDS &CD
| Ta ném mình giữa dòng đời đen bạc/ Mất mát đắng cay một thời lầm lỡ. |
|
|
|
  Danh hiệu: Thành viên gắn bóNhóm: Thành viên chính thức, Hội viên Câu lạc bộ ARV
Gia nhập: 05-12-2011(UTC) Bài viết: 208  Đến từ: Nơi mẹ sinh tôi ra. Thanks: 49 times Được cảm ơn: 120 lần trong 83 bài viết
|
PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ CÓ ABACAVIR TỎ RA
ĐẦY HỨA HẸN CHO TRẺ EM NHIỄM HIV
Trị liệu kháng vi-rút có abacavir (chất ức chế men sao chép ngược) có thể là trị liệu quan trọng hàng đầu ở trẻ em nhiễm HIV-1, theo các kết quả có được của một thử nghiệm lâm sàng mới đây.
Lựa chọn trị liệu kháng vi-rút ở trẻ em có phần giới hạn vì các công thức thuốc không thích hợp và thiếu dữ liệu về tính năng chuyển hóa thuốc. Trong nghiên cứu này, một đội ngũ bao gồm các nghiên cứu viên từ nhiều trung tâm đã nghiên cứu hiệu lực và độ an toàn của trị liệu phối hợp hai loại thuốc ức chế men sao chép ngược ở trẻ chưa từng được điều trị thuốc kháng vi-rút, có hay không kèm theo ức chế protease.
Thử nghiệm lâm sàng của Mạng lưới Điều trị AIDS của Hội Nhi Khoa Châu Âu Số 5 (The Paediatric European Network for Treatment of AIDS = PENTA) đã thu dung 128 trẻ, trung bình 7 tuổi, từ 9 quốc gia. Trẻ tham gia nghiên cứu được chia ngẫu nhiên vào một trong 3 phác đồ có chứa 2 thuốc ức chế men sao chép ngược. Ba mươi sáu trẻ được điều trị bằng 2 thứ thuốc zidovudine và lamivudine, 45 trẻ dùng zidovudine/abacavir và 47 trẻ dùng lamivudine/abacavir.
Trong số này, 73 trẻ đã ở giai đoạn bệnh tiến triển và được dùng thêm ức chế protease là nelfinavir; số còn lại không có triệu chứng được phân ngẫu nhiên hoặc dùng giả dược hoặc dùng nelfinavir.
Trẻ em ở nhóm dùng lamivudine/abacavir có mức HIV-1 RNA giảm hơn một cách có ý nghĩa so với trẻ ở các phác đồ khác, với nồng độ vi-rút giảm trung bình từ 5Lg (Lg: logarit cơ số 10) bản mã/ml cho đến 2.63Lg bản mã/ml. Số bản mã trung bình giảm ở các nhóm zidovudine/lamivudine và zidovudine/abacavir lần lượt là 1.71 và 2.19 Lg/ml, theo bài báo cáo được xuất bản trên tờ Lancet Tháng 3 số 02.
Bác sĩ Diana M. Gibb từ Đơn vị Thử nghiệm Lâm sàng của Hội đồng Nghiên cứu Y khoa trong một tuyên bố với báo chí nói: “Kết quả của thử nghiệm PENTA 5 cho thấy các phác đồ có chứa abacavir hữu hiệu hơn zidovudine/lamivudine ở trẻ nhiễm HIV-1 chưa từng được điều trị.”
Tại Hội nghị lần thứ 9 về Retrovirus es và Các Nhiễm Trùng Cơ Hội ở Seatle, Bác sĩ Gibb đã nói với Reuters Health: “Đây là một trong số ít những thử nghiệm ở trẻ em trước đây chưa được điều trị. Người ta vẫn còn lo ngại vì abacavir/lamivudine chưa bao giờ được sử dụng ở người lớn như là thuốc chủ yếu vì cả hai thứ thuốc này có thể bị kháng thuốc theo cùng một phương cách, và người ta nghĩ rằng sẽ gặp phải rắc rối khi sử dụng chung như thế. Chúng tôi đã có nhiều bàn cãi trước khi thử nghiệm này… Phối hợp abacavir/lamivudine thật sự hơn hẳn hai phác đồ kia ở tuần thứ 48. Nhưng thật vậy, nhìn chung, các phác đồ có phối hợp với abacavir tốt hơn zidovudine và lamivudine”
Dữ liệu theo dõi sau 2 năm cho thấy các diễn biến thuận lợi cũng tương tự như ở nhóm lamivudine/abacavir. Bác sĩ Gibb nói tiếp: “Chúng tôi thật sự không thấy nhiều trường hợp quá mẫn cảm với abacavir. Chúng tôi có một trẻ bị phản ứng thuốc và một trẻ khác có thể bị phản ứng thuốc. Chúng tôi cũng có một số trẻ ngưng điều trị vì bị sốt. Độc tính thuốc hầu hết biểu hiện ở tháng đầu tiên và tương tự như cái chúng tôi thấy ở người lớn… Một trong những điều mà chúng tôi nhận thấy là hoạt động tái tạo của tuyến ức ở trẻ em, đây là một tin đáng mừng, số CD4 ở những trẻ này thật sự thấp khi bắt đầu điều trị nhưng trẻ có đáp ứng điều trị rất tốt.”
London/Seattle (Reuters Health)
| Ta ném mình giữa dòng đời đen bạc/ Mất mát đắng cay một thời lầm lỡ. |
|
|
|
  Danh hiệu: Thành viên gắn bóNhóm: Thành viên chính thức, Hội viên Câu lạc bộ ARV
Gia nhập: 05-12-2011(UTC) Bài viết: 208  Đến từ: Nơi mẹ sinh tôi ra. Thanks: 49 times Được cảm ơn: 120 lần trong 83 bài viết
|
THUỐC TRỊ HIV, CON DAO HAI LƯỠI ĐỐI VỚI TRẺ SƠ SINH
Thuốc nevirapine chống virus có thể giúp những trẻ có mẹ nhiễm HIV không bị nhiễm virus khi bú sữa. Tuy nhiên, thuốc lại làm tăng nguy cơ tạo ra loại HIV kháng thuốc nếu chúng nhiễm vào trẻ trong một năm đầu. Đó là kết quả của một nghiên cứu mới đây đăng trên tạp chí PLOS.
Cho đến nay, các bác sĩ vẫn cho rằng loại thuốc được dùng trong 6 tuần này là phương pháp ngăn chặn lây nhiễm HIV từ mẹ sang con hiệu quả nhất.
Nghiên cứu mới cho thấy nevirapine làm tăng tỉ lệ mắc phải HIV kháng thuốc ở trẻ. Do đó, các tác giả nghiên cứu đề nghị dùng thêm các chất ức chế protease (protease inhibitors-PI) để tăng khả năng đề kháng các chủng virus kháng thuốc.
“Trước khi có các biện pháp can thiệp hữu hiệu hơn, kéo dài thời gian dùng nevirapine là bước đi hợp lý để ngăn chặn sự lây nhiễm của bệnh qua đường bú”- TS Deborah Persaud thuộc bệnh viện John Hopkins cho biết. Nghiên cứu cũng cho thấy việc dùng thuốc tỏ ra hợp lý nhất cho các bà mẹ nhiễm HIV ở các nước đang phát triển nơi cho con bú sữa bình khó thực hiện được vì giá cả, độ an toàn và tính sẵn có của sữa bột.
Tỉ lệ nhiễm HIV ước tính khoảng 1/10 trẻ bú mẹ nhiễm HIV. Giai đoạn xảy ra chủ yếu là 14 tuần đầu đời, dựa theo số liệu của tổ chức Y tế thế giới (WHO). WHO vẫn khuyên các bà mẹ cho con bú ít nhất 6 tháng dù biết nguy cơ truyền HIV từ mẹ sang con.
Hai nghiên cứu đăng trong năm 2008 cho thấy điều trị bằng nevirapine trong 6 tuần làm giảm một nửa nguy cơ truyền HIV qua đường bú và nếu dùng trong 14 tuần, nguy cơ này giảm tới 66%. | Ta ném mình giữa dòng đời đen bạc/ Mất mát đắng cay một thời lầm lỡ. |
|
|
|
  Danh hiệu: Thành viên gắn bóNhóm: Thành viên chính thức, Hội viên Câu lạc bộ ARV
Gia nhập: 05-12-2011(UTC) Bài viết: 208  Đến từ: Nơi mẹ sinh tôi ra. Thanks: 49 times Được cảm ơn: 120 lần trong 83 bài viết
|
Thuốc chống sốt rét giảm nguy cơ truyền HIV qua sữa mẹ
Nghiên cứu trong phòng thí nghiệm của Bỉ cho thấy, thuốc chống sốt rét chloroquine, vốn có khả năng kìm hãm quá trình tái sinh của HIV, sẽ tích lũy rất nhiều ở các tế bào tuyến sữa, làm giảm lượng virus có trong sữa mẹ. Nghiên cứu mở ra hy vọng lớn cho các nước nghèo.
Các thuốc chống HIV hiện nay có thể làm giảm đáng kể nguy cơ người mẹ nhiễm HIV truyền virus cho con trong thời gian cuộc đẻ. Tuy nhiên, cho con bú sữa của bà mẹ nhiễm HIV chiếm tới 50% nguy cơ truyền bệnh từ mẹ sang con.
Giải pháp không cho con bú tuy đơn giản nhưng lại không phù hợp với các nước nghèo, nơi tình trạng nhiễm HIV đang rất phức tạp. Cần có tiền để mua sữa bột và nước sạch để pha sữa. Tại những nước mà tập tục cho con bú là phổ biến, nỗi sợ người khác biết mình nhiễm HIV cũng cản trở người mẹ mua sữa bột cho con dùng. Ngoài ra, sữa mẹ còn đem lại nhiều lợi ích khác cho trẻ.
Theo các tác giả, ưu điểm của chloroquine là rẻ tiền, dễ kiếm và ít có hiệu quả phụ nếu sử dụng ở liều thấp. Ngoài ra, thuốc cũng không gây tâm lý e ngại về mặt xã hội.
Các nhà khoa học dự định tiến hành nghiên cứu hiệu quả của thuốc trên phụ nữ cho con bú tại vùng hạ Sahara. Báo cáo được đăng trên Tạp chí AIDS ra ngày 23/11.
Theo Reuters | Ta ném mình giữa dòng đời đen bạc/ Mất mát đắng cay một thời lầm lỡ. |
|
|
|
  Danh hiệu: Thành viên gắn bóNhóm: Thành viên chính thức, Hội viên Câu lạc bộ ARV
Gia nhập: 05-12-2011(UTC) Bài viết: 208  Đến từ: Nơi mẹ sinh tôi ra. Thanks: 49 times Được cảm ơn: 120 lần trong 83 bài viết
|
Cơ hội dành cho trẻ em nhiễm HIV
Nghiên cứu mới nhất cho thấy những trẻ nhiễm HIV được tiêm kháng thể trong những tuần đầu tiên sau khi sinh có khả năng được cứu sống hơn là những trẻ chưa được xử lý.
Điều đó đã đem lại niềm hi vọng cho nhiều bệnh nhi.
Theo nghiên cứu mới nhất của Viện Kháng nguyên và bệnh siêu vi trùng Quốc gia Hoa Kỳ, kháng thể được đưa vào những trẻ nhiễm bệnh ở Nam Phi thậm chí đã giúp chúng khoẻ mạnh và sống lâu hơn những trẻ chỉ được điều trị sau khi đã phát bệnh .
Hướng dẫn của Tổ chức Y tế Thế giới cho rằng chỉ nên phân phối thuốc khi có dấu hiệu của bệnh hoặc khi thấy sự suy giảm của hệ miễn dịch. Nhưng Nam Phi đang rất hi vọng những nghiên cứu mới này được đưa lên WHO và các tổ chức Y tế khác để họ được làm theo hướng dẫn mới này.
Tiến sĩ Avi Violary của trường Đại Học Witwatersrand tại Johannesburg cho biết: “Đây thực sự là tin tốt lành cho các bệnh nhi và cha mẹ của họ". Ông đã trình bày nghiên cứu trên vào thứ tư trong Diễn đàn Cộng đồng Aids Quốc tế tại Sydney.
Cuộc thử nghiệm trên 377 trẻ sơ sinh từ 6 đến 12 tuần tuổi, bắt đầu vào tháng 7 năm 2005 tại Soweto và Cape Town (Nam Phi). Trong số trẻ đã được tiêm kháng thể rất sớm khi chưa có triệu chứng của bệnh, chỉ có 4% đã chết sau khoảng thời gian 48 tuần, còn nhóm chỉ được điều trị khi trẻ đã xuất hiện triệu chứng là 16%.
“Kết quả cuộc thử nghiệm này có hàm ý về sức khoẻ cộng đồng quan trọng trên toàn thế giới”, tiến sĩ Anthony Fauci, chuyên gia nghiên cứu bệnh Aids hàng đầu và là Giám đốc Viện Kháng thể và bệnh siêu vi trùng Quốc gia Hoa Kỳ đã phát biểu.
Hàng năm, trên toàn thế giới, khoảng nửa tỷ trẻ em sinh ra đã nhiễm HIV. Trong năm đầu đời, hệ miễn dịch của chúng hầu như không phát triển hoàn thiện, làm chúng càng dễ bị nhiễm bệnh hơn.
Tiến sĩ Mark Cotton - đồng tác giả cuộc nghiên cứu cho rằng việc sớm phát hiện ra những trẻ dương tính với HIV là rất quan trọng để những người bảo hộ có thể kịp thời điều trị cho chúng.
Theo Chinadaily
| Ta ném mình giữa dòng đời đen bạc/ Mất mát đắng cay một thời lầm lỡ. |
|
|
|
  Danh hiệu: Thành viên gắn bóNhóm: Thành viên chính thức, Hội viên Câu lạc bộ ARV
Gia nhập: 05-12-2011(UTC) Bài viết: 208  Đến từ: Nơi mẹ sinh tôi ra. Thanks: 49 times Được cảm ơn: 120 lần trong 83 bài viết
|
Kẽm có thể bảo vệ trẻ nhiễm HIV
Bổ sung kẽm có thể là cách thức đơn giản và an toàn trong phòng bệnh tiêu chảy và nâng cao sức miễn dịch của trẻ em nhiễm HIV.
Kẽm là khoáng chất thiết yếu cho sự phát triển và hoạt động của hệ miễn dịch, song lâu nay người ta lo ngại rằng đối với bệnh nhân HIV, kẽm có thể gây nguy hiểm vì virus gây AIDS cũng cần nó để sinh sản.
Tuy nhiên, trong nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học Mỹ và Nam Phi, người ta nhận thấy kẽm an toàn cho bệnh nhi HIV - virus gây suy yếu miễn dịch và khiến người bệnh dễ tử vong vì bất kỳ căn bệnh truyền nhiễm nào.
Trong 96 trẻ tham gia nghiên cứu, những em được bổ sung kẽm trong vòng 6 tháng ít bị tiêu chảy hơn so với những em dùng giả dược. Kẽm cũng gây ra bất kỳ phản ứng phụ nào, trưởng nhóm nghiên cứu William Moss, Trường Johns Hopkins khẳng định.
Hiện nay, mặc dù Tổ chức Y tế Thế giới đã nâng cao cơ hội tiếp cận thuốc trị AIDS ở các nước nghèo, song biện pháp này không tới được với nhiều trẻ. "Hậu quả là hơn một nửa số trẻ nhiễm HIV tử vong trước 3 tuổi, phần lớn là do các bệnh truyền nhiễm đường hô hấp và tiêu chảy".
Theo thống kê mới nhất của UNAIDS, thế giới hiện có khoảng 40,3 triệu người, bao gồm 2,3 triệu trẻ em dưới 15 tuổi, đang chung sống với HIV. Riêng trong năm 2005 đã có khoảng 570.000 trẻ em chết vì AIDS, trong khi còn rất ít biện pháp can thiệp làm giảm số ca tử vong ở trẻ nhiễm HIV.
(theo Reuters)
| Ta ném mình giữa dòng đời đen bạc/ Mất mát đắng cay một thời lầm lỡ. |
|
|
|
  Danh hiệu: Thành viên gắn bóNhóm: Thành viên chính thức, Hội viên Câu lạc bộ ARV
Gia nhập: 05-12-2011(UTC) Bài viết: 208  Đến từ: Nơi mẹ sinh tôi ra. Thanks: 49 times Được cảm ơn: 120 lần trong 83 bài viết
|
Trẻ cắn nhau không làm lây HIV
Hầu hết phụ huynh có con học mẫu giáo đều lo rằng việc trẻ học cùng các em bé nhiễm HIV sẽ có thể dẫn đến lây bệnh nếu cắn nhau gây chảy máu. Tuy nhiên, các chuyên gia y tế cho biết, khả năng lây bệnh qua đường này gần như bằng không.
Tiến sĩ Nguyễn Huy Nga, nguyên cục trưởng Cục phòng chống HIV/AIDS Bộ Y tế, khẳng định: về mặt lý thuyết, HIV có thể lây qua việc tiếp xúc với các dịch sinh học trong cơ thể người bệnh. Do đó, nhiều người sợ rằng việc trẻ cắn nhau có thể làm lây virus này từ nước bọt, nhất là khi làm chảy máu. Tuy nhiên, đến nay, thế giới chưa hề ghi nhận một trường hợp nào lây nhiễm do hôn nhau hay cắn nhau.
"HIV không quá dễ lây như người ta tưởng" - bác sĩ Phạm Nguyên Bằng, Chương trình phòng chống HIV/AIDS thuộc Quỹ dân số Liên Hợp Quốc, nói. Theo ông, khả năng lây nhiễm HIV khi trẻ cắn nhau gần như bằng không. Giả dụ như trẻ cắn nhau đến mức chảy máu thì có hai khả năng xảy ra.
Thứ nhất, trẻ khỏe mạnh cắn trẻ nhiễm HIV: Máu của trẻ nhiễm HIV nếu dây vào miệng em bé khỏe mạnh thì cũng chỉ lượng rất ít, không đủ làm lây bệnh ngay cả khi miệng có xây xát. Mặt khác, virus cũng bị nước bọt tiêu diệt và nếu trẻ nuốt máu đó xuống dạ dày thì đến lượt dịch vị cũng làm chết virus.
Thứ hai, trẻ nhiễm HIV cắn trẻ khỏe mạnh: Trong nước bọt của người nhiễm HIV cũng có virus này nhưng với một lượng rất nhỏ, không thể gây lây nhiễm. "Các nhà khoa học đã tính rằng, để đủ lượng virus HIV để làm lây bệnh thì phải cần đến 2 lít nước bọt" - bác sĩ Nguyên Bằng nói. Nếu em bé bị cắn chảy máu, dòng máu chảy ra cũng có xu hướng đẩy nước bọt có virus và chảy tiếp ra ngoài chứ không hút vào bên trong. Trường hợp em bé nhiễm HIV bị chảy máu chân răng và máu dính vào vết thương của bé kia cũng vậy.
Cũng như ông Huy Nga, bác sĩ Bằng khẳng định trên thế giới chưa từng có người nào lây nhiễm HIV qua việc cắn nhau, dù đây là hành vi thường tình của các em bé tuổi nhà trẻ, mẫu giáo ở khắp năm châu. | Ta ném mình giữa dòng đời đen bạc/ Mất mát đắng cay một thời lầm lỡ. |
|
|
|
  Danh hiệu: Thành viên gắn bóNhóm: Gia nhập: 09-05-2012(UTC) Bài viết: 237  Đến từ: Nơi Mẹ sinh tôi ra Thanks: 116 times Được cảm ơn: 103 lần trong 76 bài viết
|
Trẻ phơi nhiễm với HIV có nguy cơ mắc một số bệnh nhiễm trùng
Theo một kết quả nghiên cứu đăng trên Tạp chí Hiệp hội Y khoa Mỹ thì những đứa trẻ sinh ra từ mẹ nhiễm HIV (phơi nhiễm với HIV), nếu không nhiễm HIV thì cũng thường chỉ có ở mức thấp các kháng thể kháng lại một số bệnh nhiễm trùng như uốn ván, viêm phổi do khuẩn cầu, viêm gan B…
Ví dụ, trong nghiên cứu này, nhóm các nhà khoa học thuộc Imperial College, Luân Đôn, Anh đã phát hiện ra rằng, những đứa trẻ sinh ra từ mẹ nhiễm HIV nhưng không nhiễm HIV có nồng độ kháng thể kháng vi rút gây viêm gan B ở mức 21% so với mức 54% ở những đứa trẻ sinh ra từ mẹ không nhiễm HIV; Tỷ lệ này đối với Cúm Haemophilus típ B (HiB) tương ứng là 17% và 52%...
Các chuyên gia cho rằng, kết quả nghiên cứu trên đã phần nào giúp giải thích tại sao những đứa trẻ sinh ra từ mẹ nhiễm HIV, dù không nhiễm HIV vẫn có nguy cơ cao mắc một số bệnh nhiễm trùng; đồng thời cũng đặt ra vấn đề nghiên cứu để có chế độ tiêm chủng phù hợp cho các phụ nữ mang thai nhiễm HIV, cũng như con của họ sau sinh…
Nguồn: Theo TheBody
|
|
|
|
  Danh hiệu: Thành viên gắn bóNhóm: Gia nhập: 09-05-2012(UTC) Bài viết: 237  Đến từ: Nơi Mẹ sinh tôi ra Thanks: 116 times Được cảm ơn: 103 lần trong 76 bài viết
|
Việc kết hợp 03 loại thuốc có thể làm giảm thêm ½ nguy cơ lây truyền HIV qua bú sữa mẹ.
Việc cho con bú sữ mẹ có ý nghĩa sống còn đối với sức khỏe và sự trưởng thành của trẻ đặc biệt là ở các địa phương thiếu nguồn lực. Tuy nhiên, trong trường hợp người mẹ nhiễm HIV, nếu bú sữa mẹ, đứa trẻ có nguy cơ bị lây nhiễm HIV từ mẹ truyền sang. Bởi vậy, nhóm các nhà khoa học của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và của 5 địa bàn ở Burkina Faso, Kenya và Nam Phi đã tiến hành một cuộc thử nghiệm ngẫu nhiên có kiểm soát nhằm kiểm tra xem liệu việc cho phụ nữ nhiễm HIV sử dụng phối hợp 3 loại thuốc kháng vi rút (ARV) trong thời gian cho con bú có hiệu quả hơn trong việc dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con hơn chế độ điều trị theo chuẩn thông thường hiện nay ở các nước này hay không. Kết quả cho thấy, số lũy tích lây nhiễm HIV ở trẻ em đến 12 tháng tuổi trong nhóm có mẹ dùng 03 loại thuốc ARV thấp hơn 43% so với nhóm dùng chế độ điều trị ARV theo chuẩn thông thường.
Được biết, 03 loại thuốc kết hợp gồm zidovadine (AZT), Lamivudine (3TC) và Lopinavir được tăng cường bởi Ritonavir (LOP – 2) được cho bà mẹ nhiễm HIV dùng 2 lần/ngày, bắt đầu từ tuần thứ 28 đến tuần thứ 34 của thai kỳ và tối đa đến 6,5 tháng cho con bú sau sinh. Chế độ điều trị theo chuẩn thông thường ở các nước trên chỉ có AZT 02 lần/ngày cũng trong khoảng thời gian trên của thai kỳ và thêm 01 liều đơn Nevirapine (NVP) khi sinh.
Nguồn: Theo TheBody
|
|
|
|
  Danh hiệu: Thành viên gắn bóNhóm: Gia nhập: 09-05-2012(UTC) Bài viết: 237  Đến từ: Nơi Mẹ sinh tôi ra Thanks: 116 times Được cảm ơn: 103 lần trong 76 bài viết
|
Trẻ phơi nhiễm HIV tăng nguy cơ chậm ngôn ngữ
Các nhà nghiên cứu đã xem xét 468 trẻ em độ tuổi từ 7 – 16 được sinh bởi những bà mẹ bị nhiễm HIV trong thời gian mang thai. Trong số đó, 306 trẻ bị nhiễm HIV và 162 trẻ không bị nhiễm virus này.
Các nhà nghiên cứu thuộc Viện Sức khỏe quốc gia Hoa Kỳ cho biết tính chung, 35% số trẻ này gặp khó khăn về việc nghe các từ và biểu thị bằng lời.
Trong một loạt các bài kiểm tra khả năng ngôn ngữ, điểm số trung bình của những trẻ phơi nhiễm HIV trước khi sinh nằm trong số 21% trẻ có điểm thấp nhất.

Các nhà nghiên cứu cho biết tất cả những trẻ phơi nhiễm HIV trước khi sinh có xu hướng bị chậm phát triển ngôn ngữ, bất kể liệu sau đó chúng có bị nhiễm HIV hay không.
Nghiên cứu được đăng trên tờ Journal of Developmental and Behavioral Pediatrics.
Các nhà nghiên cứu gợi ý rằng sàng lọc thường xuyên để phát hiện suy giảm ngôn ngữ có thể mang lại lợi ích cho những trẻ bị phơi nhiễm HIV trước khi sinh, ngay cả ở những trẻ không có biểu hiện rõ ràng về các vấn đề ngôn ngữ.
|
|
|
|
  Danh hiệu: Thành viên gắn bóNhóm: Gia nhập: 09-05-2012(UTC) Bài viết: 237  Đến từ: Nơi Mẹ sinh tôi ra Thanks: 116 times Được cảm ơn: 103 lần trong 76 bài viết
|
Trẻ phơi nhiễm HIV trước khi sinh tăng rủi ro mất thính giác
Một nghiên cứu mới cho thấy trẻ có mẹ nhiễm HIV khi mang thai tăng rủi ro mất thính giác, theo Healthday.
Nghiên cứu được tiến hành trên 200 trẻ tuổi từ 7-16, bị phơi nhiễm HIV trước khi sinh và 60% trong số chúng đều có vấn đề ở thính giác.

Ảnh minh họa: Shutterstock
|
Căn cứ vào kết quả nghiên cứu, các nhà khoa học thuộc Mạng lưới Nghiên cứu sức khỏe quốc gia Mỹ thuộc Viện Sức khỏe trẻ em và sự phát triển con người Mỹ (NICHD) cho biết, trẻ không bị nhiễm HIV nhưng có mẹ nhiễm HIV trong thời kỳ mang thai tăng 20% rủi ro mất thính giác.
Tiến sĩ George Siberry, thuộc NICHD cho biết, trẻ phơi nhiễm HIV trước khi sinh có rủi ro cao về chứng mất thính giác và quan trọng là những người chăm sóc chúng phải nhận thức rõ điều đó.
Howard Hoffman, Giám đốc Chương trình Thống kê và Khoa dịch tễ học thuộc Viện Khiếm thính và Rối loạn giao tiếp khác của Mỹ nói: “Nếu cha mẹ và giáo viên biết những trẻ này gặp vấn đề về thính giác, có thể tạo điều kiện để giúp trẻ giao tiếp tốt hơn bằng cách cho trẻ ngồi dãy ghế phía trên của lớp học hoặc tránh các tiếng ồn”.
Một cuộc nghiên cứu trước đây cho thấy trẻ nhiễm HIV dễ bị nhiễm trùng tai giữa và về lâu dài cũng có thể bị mất thính giác.
Theo: Thanh Niên Online
|
|
|
|
  Danh hiệu: Thành viên gắn bóNhóm: Gia nhập: 09-05-2012(UTC) Bài viết: 237  Đến từ: Nơi Mẹ sinh tôi ra Thanks: 116 times Được cảm ơn: 103 lần trong 76 bài viết
|
Triệu chứng HIV ở trẻ em
Nhiễm HIV ở trẻ em được chia thành 4 giai đoạn lâm sàng, dựa vào cách phân chia này các bác sỹ có thể đưa ra phác đồ điều trị phù hợp cho bệnh nhân.
Triệu chứng HIV ở trẻ em được phân theo các giai đoạn lâm sàng như sau
1. Giai đoạn lâm sàng 1
-Không có triệu chứng
-Hạch to toàn thân dai dẳng
2. Giai đoạn lâm sàng 2
Triệu chứng lâm sàng nhẹ
-Gan lách to dai dẳng không xác định được nguyên nhân
-Phát ban, sẩn ngứa
-Nhiễm nấm móng, viêm khóe miệng, đỏ viền lợi
-Nhiễm virut mụn cơm lan tỏa( do virut HPV)
-U mềm lây lan tỏa
-Loét miệng tái diễn
-Sưng tuyến mang tai dai dẳng không xác định được nguyên nhân
-Herpes Zoster( Zo na)
-Viêm đường hô hấp trên tái diễn ( viêm tai giữa, chảy mủ tai…)
3. Giai đoạn lâm sàng 3
Triệu chứng lâm sàng tiến triển
-Suy dinh dưỡng hoặc gầy sút mức độ vừa phải không xác định được nguyên nhân, không đáp ứng với điều trị thông thường
-Tiêu chảy > 14 ngày không rõ nguyên nhân
-Sốt dai dẳng không xác định được nguyên nhân
-Nhiễm Candida miệng dai dẳng ( sau 6-8 tuần tuổi)
-Bạch sản dạng long ở miệng
-Viêm loét, hoại tử lợi hoặc viêm quanh cuống răng cấp
-Lao hạch, lao phổi
-Viêm phổi nặng tái diễn
-Viêm phổi kẽ thâm nhiễm Lympho bào có triệu chứng
-Bệnh phổi liên quan đến HIV, bao gồm cả giãn phế quản
-Thiếu máu ( < 80g/l), giảm bạch cầu hạt ( < 0,5x109/ l) hoặc giảm tiểu cầu( < 50x109/l) mạn tính không xác định được nguyên nhân
4. Giai đoạn lâm sàng 4
Triệu chứng lâm sàng nặng
-Suy mòn, suy kiệt hoặc suy dinh dưỡng nặng không xác định được nguyên nhân, không đáp ứng với điều trị thông thường
-Viêm phổi do Pneumocystis jroveci( PCP)
-Nhiễm trùng nặng tái diễn do vi khuẩn (tràn mủ màng phổi, viêm cơ mủ…trừ viêm phổi)
-Nhiễm Herpes simplex mạn tính ( herpes miệng hoặc da kéo dài hơn 1 tháng hoặc herpes nội tạng bất kỳ cơ quan nào)
-Nhiễm Candida thực quản, khí quản hoặc phổi
-Lao ngoài phổi( trừ lao hạch)
-Sarcoma Kaposi
-Nhiễm Cytomegalovirus( CMV): Viêm võng mạc hoặc nhiễm cơ quan khác, xuất hiện khi trẻ> 1 tháng tuổi
-Bệnh Toxoplasma ở hệ thần kinh( sau 1 tháng tuổi)
-Nhiễm nấm Cryptococus ngoài phổi( bao gồm cả viêm màng não)
-Bệnh não do HIV
-Nhiễm nấm lan tỏa ( nấm lưu hành địa phương như Penicillium, Histoplasma)
-Nhiễm Mycobacteria không phải lao, lan tỏa
-Bệnh do Cryptosporidium( có tiêu chảy)
-Bệnh do Isospora mạn tính
-U lympho ở não hoặc u lympho không Hogkin tế bào B
-Bệnh lý não chất trắng đa ổ tiến triển
-Bệnh lý thận hoặc bệnh lý cơ tim có triệu chứng, liên quan đến HIV
Theo: sức khỏe.com
http://suckhoe68.com/suc-khoe-chuyen-khoa_1/benh-truyen-nhiem/trieu-chung-hiv-o-tre-em.html
|
|
|
|
Di chuyển
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.
|