Trang chủ HIV  |  Web Link  |  Giới thiệu |  Liên hệ  |  English 
hiv logo

Thông báo

Icon
Error

Đăng nhập


2 Trang12>
Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to last unread
Offline Tứ phương  
#1 Đã gửi : 21/05/2012 lúc 10:06:49(UTC)
Tứ phương

Danh hiệu: Thành viên gắn bó

Nhóm: Thành viên chính thức, Hội viên Câu lạc bộ ARV
Gia nhập: 05-12-2011(UTC)
Bài viết: 208
Man
Đến từ: Nơi mẹ sinh tôi ra.

Thanks: 49 times
Được cảm ơn: 120 lần trong 83 bài viết
                              Viêm phổi do vi khuẩn ở trẻ nhiễm HIV

    Viêm phổi là nguyên nhân hàng đầu khiến trẻ phải nhập viện và gây tử vong ở trẻ nhiễm HIV. Khi bị viêm phổi do vi khuẩn tái phát chỉ điểm tình trạng miễn dịch bị ức chế ở giai đoạn lâm sàng 3...
    Liên cầu Streptococcus pneumoniae là loại vi khuẩn gây viêm phổi phổ biến nhất ở cả trẻ nhiễm HIV và trẻ bình thường (không nhiễm HIV). Ngoài ra còn có các loại khác như H. influenzae, Klebsiella, Staphlococcus aureus và vi khuẩn gram âm (E.coli, Enterobacter, Salmonella...) thường xâm nhập mũi hầu trước khi gây viêm phổi.
 
    Khi bị viêm phổi do vi khuẩn, bệnh thường khởi phát cấp tính. Trẻ sẽ có những triệu chứng như: sốt, ho, thở nhanh, bệnh nặng sẽ kèm theo rút lõm lồng ngực, tím tái và li bì, hôn mê. Nghe phổi thấy có tiếng ran, rì rào phế nang giảm hoặc tiếng rít phế quản (viêm phổi thùy).
 
Giảm bão hòa ôxy máu (dưới 90%). Dựa vào các triệu chứng lâm sàng này có thể chẩn đoán được viêm phổi. Ngoài ra, một số xét nghiệm có thể giúp phát hiện ra tác nhân gây bệnh. Ở viêm phổi do vi khuẩn có chỉ số bạch cầu tăng cao, đặc biệt là bạch cầu trung tính. Khi cấy máu có thể tìm thấy vi khuẩn gây bệnh, đặc biệt là viêm phổi ở những bệnh nhân nhiễm HIV.
UserPostedImage
 Ảnh minh họa (nguồn Internet)
   Trường hợp viêm phổi nhẹ, chỉ cần điều trị ngoại trú. Dùng amoxycillin trong 7 ngày. Nếu không đáp ứng, hoặc bệnh nhân bị nghi nhiễm Hib có beta - lactamas, cần chuyển sang điều trị bằng amoxycillin - acid clavulanic trong 7 ngày.
   Nếu trẻ bị dị ứng với penicillin có thể điều trị bằng nhóm macrolid như erythromycin, azithromycin hoặc clarithromycin. Nếu trẻ đang điều trị dự phòng bằng co-trimoxazol, không nên dùng co-trimoxazol để điều trị viêm phổi trừ khi trẻ bị nghi viêm phổi PCP và trong trường hợp viêm phổi PCP cần sử dụng co-trimoxazol liều cao. Giảm đau/hạ sốt bằng paracetamol, mỗi 6-8 giờ/lần. Đối với những trẻ bị viêm phổi tái phát (hơn 3 lần/năm), cần phải theo dõi kỹ hơn để loại trừ nhiễm lao, dị vật trong phổi hoặc bệnh phổi mạn tính.
Đối với những trường hợp viêm phổi nặng, cần điều trị nội trú, kết hợp điều trị hỗ trợ và điều trị đặc hiệu.
-  Điều trị hỗ trợ: Cho thở ôxy nếu có thở nhanh, khó thở, rút lõm lồng ngực, tím tái và/hoặc giảm ôxy máu. Nếu có thiếu máu nặng cần truyền hồng cầu khối. Uống đủ nước, đồng thời theo dõi lượng dịch vào và ra. Nếu suy hô hấp nặng, cho trẻ ăn bằng ống xông dạ dày để tránh hít vào khi đang ăn. Trường hợp trẻ bị nôn  có thể truyền dịch đường tĩnh mạch một cách cẩn trọng để tránh tiếp quá nhiều dịch. Dùng paracetamol để hạ sốt, giảm đau và bổ sung vitamin A nếu trẻ không được bổ sung vitamin A trong vòng 3 tháng gần đây.
- Điều trị đặc hiệu: Điều trị bằng kháng sinh đặc hiệu tùy thuộc vào tác nhân gây bệnh. Tuy nhiên khi không thể xác định được vi khuẩn gây bệnh, liệu pháp nên áp dụng là: kháng sinh ưu tiên dùng ceftriaxon tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm bắp cho đến khi ổn định. Nếu không có ceftriaxon có thể thay thế bằng ampicillin và gentamycin (tiêm bắp).
  Đối với trẻ dưới 1 tuổi cần xem xét liệu có phải viêm phổi do PCP để điều trị phù hợp bằng co-trimoxazol liều cao. Nếu bệnh viêm phổi có đi kèm với các tổn thương da do tụ cầu đặc trưng (như mụn mủ), chụp Xquang ngực phát hiện khí phế thũng và bệnh xảy ra sau khi bệnh nhi bị sởi hoặc nhiễm virut thì có thể nghĩ đến viêm phổi do tụ cầu. Khi đó, phác đồ điều trị cần bổ sung thêm cloxacillin tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm bắp hoặc vancomycin.
Khi trẻ có tiền sử nhập viện hoặc viêm phổi tái phát với tổn thương dạng đông đặc trên cùng một thùy và đáp ứng kém với kháng sinh bậc 1, đờm nhầy xanh, bị giãn cuống phổi hoặc bệnh phổi mạn tính có thể nghĩ đến tác nhân gây bệnh là do vi khuẩn gram âm đường ruột thì cần bổ sung gentamycin hay ceftazidim vào phác đồ điều trị.             
 
                                       BS.nguyễn Bích Ngọc (Theo tài liệu của Bộ Y tế)

Ta ném mình giữa dòng đời đen bạc/ Mất mát đắng cay một thời lầm lỡ.
thanks 1 người cảm ơn Tứ phương cho bài viết.
hoanguyen_hn trên 04-06-2012(UTC) ngày
Quảng cáo
Offline Tứ phương  
#2 Đã gửi : 21/05/2012 lúc 10:10:10(UTC)
Tứ phương

Danh hiệu: Thành viên gắn bó

Nhóm: Thành viên chính thức, Hội viên Câu lạc bộ ARV
Gia nhập: 05-12-2011(UTC)
Bài viết: 208
Man
Đến từ: Nơi mẹ sinh tôi ra.

Thanks: 49 times
Được cảm ơn: 120 lần trong 83 bài viết
                           Tìm được vacxin cho trẻ nhiễm HIV

   Các nhà khoa học thuộc Công ty Dược phẩm Wyeth (Mỹ) vừa tìm được một vacxin có thể phòng 9 loại khuẩn cầu khác nhau gây bệnh viêm phổi và viêm màng não, thậm chí có tác dụng phòng chống những căn bệnh này ở trẻ em bị nhiễm HIV.

   Thử nghiệm lâm sàng trên 40.000 trẻ em ở Soweto (Nam Phi) cho thấy, loại vacxin này giúp làm giảm 25% tỷ lệ viêm phổi. Nó còn làm giảm đáng kể bệnh khuẩn cầu phổi và chống các loại vi khuẩn kháng thuốc kháng sinh của căn bệnh này rất hiệu quả. Vacxin cũng có thể ngăn chặn sự lây vi khuẩn từ trẻ em sang người lớn.

   Giáo sư Keith Klugman, chuyên viên y tế của Đại học Emory (Mỹ), cho biết từ trước đến nay chưa có một loại vacxin nào có thể phòng bệnh khuẩn cầu phổi ở trẻ em bị nhiễm HIV. Trong khi đó, vacxin mới làm giảm được hơn 80% tỷ lệ mắc bệnh khuẩn cầu phổi ở nhóm trẻ không nhiễm HIV và hơn 65% ở nhóm trẻ bị nhiễm.

   Theo ước tính của Tổ chức Y tế thế giới, trên thế giới có 4 triệu trẻ em chết vì bệnh viêm phổi mỗi năm, hầu hết là ở các nước đang phát triển tại khu vực miền nam sa mạc Sahara. Trẻ em bị nhiễm virus HIV có nguy cơ chết vì bệnh viêm phổi cao gấp 40 lần các em khác.

                                                         Việt Báo (Theo_VnExpress.net)

Ta ném mình giữa dòng đời đen bạc/ Mất mát đắng cay một thời lầm lỡ.
thanks 1 người cảm ơn Tứ phương cho bài viết.
hoanguyen_hn trên 04-06-2012(UTC) ngày
Offline Tứ phương  
#3 Đã gửi : 21/05/2012 lúc 10:14:25(UTC)
Tứ phương

Danh hiệu: Thành viên gắn bó

Nhóm: Thành viên chính thức, Hội viên Câu lạc bộ ARV
Gia nhập: 05-12-2011(UTC)
Bài viết: 208
Man
Đến từ: Nơi mẹ sinh tôi ra.

Thanks: 49 times
Được cảm ơn: 120 lần trong 83 bài viết
                                   Chăm sóc trẻ bị nhiễm HIV
UserPostedImage
    Hằng năm cả nước có trên 2 triệu phụ nữ mang thai. Theo thống kê giám sát, tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm này là 0,39%. Như vậy, ước tính mỗi năm có hàng ngàn phụ nữ mang thai nhiễm HIV tại Việt Nam.

   Theo các kết quả nghiên cứu, tỷ lệ lây nhiễm HIV từ mẹ sang con ở nước ta vào khoảng 30-40%. Ước tính hiện nay trên toàn quốc có khoảng 8.500 trẻ em trong độ tuổi từ 0-15 tuổi đang chung sống với HIV/AIDS. Vậy nên chăm sóc sức khỏe cho những trẻ bị nhiễm HIV như thế nào?

   Trước tiên, phải ngăn ngừa ốm ở những trẻ này bằng cách cho trẻ được sống trong một môi trường vệ sinh, sạch sẽ, an toàn. Trẻ nhiễm HIV hệ thống miễn dịch bị suy giảm nên có nguy cơ mắc các bệnh cao hơn những trẻ khác và nếu mắc thì bệnh cũng diễn biến trầm trọng hơn. Vì vậy đối với các bệnh đã có vacxin phòng, cần bảo đảm trẻ được tiêm chủng đầy đủ. Với các bệnh thông thường khác, phải cách ly trẻ xa với những trẻ ốm hoặc những người ốm, nhất là bệnh nhân lao.

   Tạo cho trẻ một cuộc sống gia đình khỏe mạnh, tình cảm

   Dạy, hướng dẫn cho trẻ biết chăm sóc, giữ gìn vệ sinh cá nhân. Tạo cho trẻ có thói quen thường xuyên rửa tay, không chơi, hoặc ở gần các súc vật nuôi (chó, mèo...). Đánh răng cho trẻ cho tới tận khi chúng có thể tự làm. Mỗi năm hai lần cho trẻ đi khám răng miệng. Dấu hiệu đầu tiên của trẻ nhiễm HIV có thể là những vết đau ở miệng. Hãy báo cho bác sĩ nha khoa để trẻ được thăm khám cẩn thận. Đánh răng cho trẻ đúng cách như bác sĩ nha khoa hướng dẫn.

   Về dinh dưỡng, cần cho trẻ được nuôi dưỡng theo một chế độ ăn uống tốt nhất. Nên tham khảo thầy thuốc về sự lựa chọn loại thức ăn phù hợp với cơ thể trẻ. Những trẻ này thường biếng ăn, vì vậy nên thay đổi các món ăn cho đa dạng. Thức ăn cần chế biến kỹ bảo đảm dễ tiêu hóa, ngon miệng. Thức ăn phải bảo đảm vệ sinh, tươi, chế biến xong ăn ngay.

   Hầu hết trẻ đều hiếu động, tuy nhiên cũng cần khuyến khích động viên trẻ rèn luyện thân thể, tập thể dục thường xuyên. Trẻ nhiễm HIV cần được ngủ nhiều, có thời gian nghỉ ngơi nhiều hơn so với trẻ bình thường khác. Người thân nên dành nhiều thời gian chơi, nói chuyện, ôm ấp trẻ. Đến bác sĩ để được tư vấn xem trẻ cần phải dùng những loại thuốc gì, rồi cho uống đúng loại thuốc, đúng thời gian. Không được cho trẻ uống các loại đồ uống kích thích, rượu... Giúp cho trẻ có một cuộc sống bình thường như chơi, tiếp xúc bình thường với những đứa trẻ khác cùng trang lứa.

   Cần thông báo ngay cho thầy thuốc khi thấy trẻ nhiễm HIV có những triệu chứng như: sốt; ho; thở nhanh và khó; chán ăn và gầy sút nhanh; xuất hiện những đốm trắng hoặc những vết đau trong miệng; xuất hiện những mụn không biến mất; đi ngoài phân có máu; tiêu chảy, nôn mửa; tiếp xúc với người bị sởi, lao, thủy đậu hoặc các bệnh lây khác.

   Bảo đảm cho trẻ được điều trị và theo dõi liên tục

   Trẻ nhiễm HIV có thể vẫn tiếp tục khỏe mạnh trong một thời gian dài, nhưng để theo dõi được diễn biến sức khỏe của trẻ cần thường xuyên cho trẻ được kiểm tra máu. Các tế bào CD4 có thể giúp bảo vệ cơ thể chống lại các vi khuẩn, virut. Ở những trẻ nhiễm HIV, tế bào này bị HIV tấn công phá hủy. Dựa vào kết quả xét nghiệm số lượng tế bào CD4, thầy thuốc sẽ chỉ định các loại thuốc điều trị.

                                                                             Theo Sức khỏe & đời sống


Ta ném mình giữa dòng đời đen bạc/ Mất mát đắng cay một thời lầm lỡ.
thanks 1 người cảm ơn Tứ phương cho bài viết.
hoanguyen_hn trên 04-06-2012(UTC) ngày
Offline Tứ phương  
#4 Đã gửi : 21/05/2012 lúc 10:18:47(UTC)
Tứ phương

Danh hiệu: Thành viên gắn bó

Nhóm: Thành viên chính thức, Hội viên Câu lạc bộ ARV
Gia nhập: 05-12-2011(UTC)
Bài viết: 208
Man
Đến từ: Nơi mẹ sinh tôi ra.

Thanks: 49 times
Được cảm ơn: 120 lần trong 83 bài viết
                          KẾT HỢP ĐIỀU TRỊ CHO TRẺ EM NHIỄM HIV
   Trước đây, khi chưa có thuốc điều trị ARV thì tỷ lệ tử vong của trẻ em nhiễm HIV rất cao. Hai năm trở lại đây, với sự tài trợ của Quỹ Clinton, chúng ta đã triển khai được 28 điểm điều trị ARV cho trẻ em ở các tỉnh có nhiều trẻ em nhiễm HIV. Tính đến hết tháng 2/2008, tổng số trẻ em đuợc tiếp cận với dịch vụ chăm sóc điều trị này trong hệ thống này đã là 2055 cháu. Trong số đó, 1069 cháu đang được điều trị ARV.

   Thạc sĩ Nguyễn Văn Kính, Phó Cục trưởng Cục phòng, chống HIV/AIDS cho biết: Tỷ lệ tử vong của trẻ em nhiễm HIV giảm được rất nhiều do chúng ta có thuốc tốt và điều trị tốt. Các cháu được điều trị ARV có sức khỏe rất tốt. Cuộc sống của các cháu được kéo dài và có chất lượng. Nhiều cháu đã đến tuổi đi học.

   Hiện nay, việc điều trị cho trẻ em nhiễm HIV đang được lồng ghép ở Phòng khám ngoại trú cho người lớn. Bởi vì nếu thiết lập cả một hệ thống dành riêng cho trẻ em giống như hệ thống dành cho người lớn thì vô cùng tốn kém và không đủ kinh phí để thực hiện.

   Có nhiều mô hình kết hợp rất tốt ngay ở tuyến huyện ví dụ như khi người mẹ nhiễm HIV đến điều trị theo dõi khám chữa bệnh thì mang cả con đi. Hoặc những người mẹ đã phát hiện nhiễm HIV từ lúc mang thai, khi sinh con thì 2 mẹ con cùng đến phòng khám ngoại trú để được theo dõi sức khỏe.Việc lồng ghép này bước đầu đã tỏ rõ tính ưu việt của nó.

   Thạc sĩ Nguyễn Văn Kính cho biết thêm: Sau này khi số lượng trẻ em nhiễm HIV nhiều lên thì vai trò của ngành nhi sẽ thể hiện nổi bật. Hiện nay, đang dần từng bước, chúng tôi phối kết hợp hoạt động của các chuyên khoa trong hệ thống y tế để cung cấp các dịch vụ này chăm sóc và điều trị trẻ em nhiễm HIV/AIDS .Ví dụ đặt ở Phòng khám ngoại trú tuyến huyện, gắn vào chăm sóc người lớn, gắn vào chăm sóc nhi khoa, gắn vào hệ thống sản khoa, hệ thống lao, điều trị lao/HIV.

   Bộ Y tế cung cấp các dịch vụ chăm sóc hỗ trợ toàn diện cho trẻ em nhiễm HIV. Hệ thống chăm sóc hỗ trợ này tập trung vào 2 hệ thống chính là: Dựa trên hệ thống y tế sẵn có và Chăm sóc hỗ trợ điều trị cho các cháu đang ở trong các trường trại hoặc các trường giáo dưỡng hoặc những trường đào tạo.

   Đối với hệ thống y tế, chúng ta đã triển khai 28 điểm điều trị ARV.

   Bên cạnh đó, còn một số cháu nằm trong trường trại hoặc trường giáo dưỡng. Hà Nội có Trung tâm giáo dục lao động xã hội số 2 ở Ba Vì, TP Hồ Chí Minh có Trung tâm Tam Bình, TP Vũng Tàu có một trung tâm. Các cháu này được chăm sóc trong môi trường rất tốt và thuốc điều trị cũng do Quỹ Clinton cung cấp.

   Trung tâm giáo dục lao động lao động số 2 có một bác sĩ, hai y sĩ và một y tá đã được Viện Nhi Trung ương huấn luyện nhiều đợt về chăm sóc và điều trị cho trẻ em nhiễm HIV. Bây giờ họ đã có nhiều kinh nghiệm để chăm sóc và điều trị cho các cháu. Việnh Nhi trung ương vẫn tiếp tục hỗ trợ kỹ thuật cho Trung tâm. Trong những trường hợp Trung tâm gặp khó khăn, nếu có yêu cầu thì bác sĩ của Viện Nhi sẵn sàng đến bất cứ lúc nào để hỗ trợ cho họ về mặt chuyên môn. Trong những trường hợp bệnh nhân quá nặng tức là bệnh nhân có nhu cầu nhập viện thì Viện Nhi sẵn sàng nhận vào khoa Truyền nhiễm để chăm sóc các cháu.

   Trung tâm Tam Bình được Bệnh viện Nhi đồng 1 hỗ trợ cũng tương tự như vậy. Như vậy, hiện nay các dịch vụ chăm sóc và điều trị cho trẻ em nhiễm HIV đã sẵn có hơn trước rất nhiều, thuốc điều trị ARV hiện tại vẫn do Quỹ Clinton cung cấp miễn phí. Do đó, những người cha người mẹ và những người đang chăm sóc các cháu nhiễm HIV nên cởi mở, bộc lộ tình trạng của đứa trẻ để nhận được sự giúp đỡ của ngành y tế và cộng đồng.
                                Theo trang: Thông tin phòng chống HIV-AIDS
Ta ném mình giữa dòng đời đen bạc/ Mất mát đắng cay một thời lầm lỡ.
thanks 1 người cảm ơn Tứ phương cho bài viết.
hoanguyen_hn trên 04-06-2012(UTC) ngày
Offline Tứ phương  
#5 Đã gửi : 21/05/2012 lúc 10:23:14(UTC)
Tứ phương

Danh hiệu: Thành viên gắn bó

Nhóm: Thành viên chính thức, Hội viên Câu lạc bộ ARV
Gia nhập: 05-12-2011(UTC)
Bài viết: 208
Man
Đến từ: Nơi mẹ sinh tôi ra.

Thanks: 49 times
Được cảm ơn: 120 lần trong 83 bài viết

             Chăm sóc trẻ em nhiễm HIV/AIDS tại gia đình và cộng đồng

    Trẻ nhiễm HIV/AIDS cần được dinh dưỡng tốt để có đủ sức khỏe chống lại các bệnh nhiễm khuẩn, làm chậm quá trình chuyển sang AIDS và đáp ứng được nhu cầu phát triển của trẻ.
Khi trẻ bị các bệnh ngoài da
   Các bệnh ngoài da rất hay gặp ở trẻ nhiễm HIV do các vi khuẩn, virut, ký sinh trùng và nấm gây nên.
  Mụn nhọt: Trẻ nhiễm HIV khi bị mụn nhọt cần được tắm rửa sạch sẽ hằng ngày. Sau mỗi lần tắm lau khô cho trẻ, rồi bôi nước sát khuẩn tại chỗ như: thuốc tím gentian 0,25% hoặc xanh methylen 2% hoặc betadin 3%. Cần đưa trẻ đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị nếu mụn nhọt lan rộng, trẻ bị sốt, tình trạng toàn thân mệt mỏi, lờ đờ, nôn.
Ghẻ: Khi trẻ nhiễm HIV bị ghẻ, nếu là trẻ nhỏ - bôi mỡ lưu huỳnh 5-10%, để 10-12 giờ sau đó tắm sạch bằng nước xà phòng. Đối với trẻ lớn, bôi dung dịch gammbenzen hexachlorit 0,3% hoặc DEP, sau đó tắm sạch.
   Tránh không để dịch mụn dây ra môi trường hoặc người khác.
Khi bị các bệnh ngoài da nặng: Những trẻ nhiễm HIV bị các bệnh ngoài da nặng cần được đưa đến bệnh viện để thầy thuốc điều trị.
Khi trẻ bị sốt
   Nếu nhiệt độ cặp nách của trẻ từ 37,5oC trở lên là trẻ đã bị sốt. Trẻ nhiễm HIV bị sốt có thể do các nguyên nhân khác nhau: Do trẻ bị nhiễm vi khuẩn, virut, ký sinh trùng, hoặc bị say nắng, hoặc do chính tình trạng nhiễm HIV... Lúc này cần cởi bớt quần áo trẻ đang mặc, chườm mát bằng khăn ấm, ẩm, cho trẻ uống nhiều nước, cho uống hoặc đặt hậu môn thuốc hạ nhiệt paracetamol nếu trẻ sốt trên 38,5oC.
  Liều lượng thuốc paracetamol được tính như sau: Tính theo cân nặng của trẻ, 10mg/1kg cân nặng một lần uống (mỗi lần uống cách nhau khoảng 4-6 giờ). Ví dụ: trẻ nặng 10kg, uống viên 0,1g/lần.
Hoặc tính theo tuổi (nếu không biết cân nặng): Loại viên có hàm lượng 0,1g.
Cần phải đưa trẻ bị sốt đến bệnh viện khi nhiệt độ lên cao trên 38,5oC, đã cho uống thuốc hạ nhiệt mà không đỡ, trẻ bị co giật, hoặc khi trẻ bị sốt kéo dài trên một tuần (kể cả sốt nhẹ).
   Khi trẻ bị tiêu chảy
Khi trẻ bị đi ngoài từ 3 lần/ngày trở lên, phân lỏng, nhiều nước là trẻ bị tiêu chảy. Trẻ nhiễm HIV dễ bị tiêu chảy nặng và kéo dài hơn. Tiêu chảy làm cơ thể trẻ mất nước, sụt cân, chán ăn và suy kiệt. Trẻ nhiễm HIV bị tiêu chảy là do các nguyên nhân khác nhau như bị nhiễm khuẩn đường tiêu hóa; do chính HIV hoặc do bị ngộ độc thức ăn. Khi trẻ nhiễm HIV bị tiêu chảy cần bù nước cho trẻ bằng cách cho trẻ uống nhiều nước hơn (nước lọc, dung dịch ORESOL, HYDRIT pha theo hướng dẫn ghi trên gói). Cho trẻ uống từ từ bằng thìa (muỗng). Cùng với bù nước, cần cho trẻ ăn bình thường, có đủ chất dinh dưỡng và không ăn kiêng. Sau khi ngừng tiêu chảy, tăng cường cho trẻ ăn (ăn thêm mỗi ngày 1 bữa trong vòng 2 tuần).
Cần đưa trẻ đến ngay bệnh viện khi tiêu chảy kèm theo sốt, nôn; hoặc khi trẻ bị mất nước nhiều (biểu hiện khát nước nhiều, mắt trũng, da khô, quấy khóc, lờ đờ, đái ít hoặc không đái); hoặc khi phân có máu nhày, đờm; hoặc khi tiêu chảy kéo dài trên 1 tuần.
   Dinh dưỡng cho trẻ nhiễm HIV/AIDS:
Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ dưới 6 tháng tuổi, tuy nhiên bà mẹ nhiễm HIV cho con bú sẽ có thể làm lây HIV cho con qua sữa mẹ (100 bà mẹ nhiễm HIV cho con bú có khoảng 20 trẻ bị lây). Vì vậy, bà mẹ nhiễm HIV có thể lựa chọn các phương án sau đây:
Nếu bà mẹ có đủ điều kiện thì cho trẻ ăn các loại sữa khác không phải sữa mẹ (tốt nhất là cho ăn sữa bột dành riêng cho trẻ dưới 6 tháng tuổi).
Phương thức này có ưu điểm là tránh cho trẻ không bị lây truyền HIV qua sữa mẹ, nhưng cũng có không ít nhược điểm: Đây không phải là thức ăn tốt nhất cho trẻ; Dễ bị nhiễm khuẩn nếu pha sữa không đúng, không vệ sinh; Đắt tiền. Bởi vậy nếu chọn sữa bột thay thế sữa mẹ, bạn cần phải biết cách pha sữa đúng, cho trẻ ăn đủ số lượng ghi trên nhãn hộp sữa, bảo đảm vệ sinh khi pha sữa (rửa tay, luộc dụng cụ...) và quan trọng là phải có đủ tiền để mua sữa.
   Cho trẻ bú mẹ
Cho bú mẹ hoàn toàn: Chỉ bú mẹ, không cho trẻ ăn, uống bất cứ thức ăn, nước uống nào khác kể cả nước lọc (trừ thuốc theo chỉ định của bác sĩ). Bà mẹ nhiễm HIV chỉ nên cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong một vài tháng đầu, bởi thời gian bú mẹ càng dài, nguy cơ làm lây truyền HIV sang con càng cao. Cho trẻ bú đúng cách (miệng trẻ mở rộng, ngậm sâu vào quầng đen của vú). Tránh làm đầu vú bị viêm nhiễm và trầy xước. Phát hiện và điều trị sớm viêm loét, tưa miệng ở trẻ. Có thể diệt HIV bằng cách vắt sữa mẹ (bằng tay hoặc dùng bơm), đun sôi rồi làm nguội ngay bằng cách ngâm cốc sữa vào nước lạnh, cho ăn bằng cốc/ly, thìa/muỗng. Sau khi cai sữa, cho trẻ ăn sữa khác thay thế sữa mẹ.
   Chăm sóc tâm lý, tình cảm cho trẻ nhiễm HIV
  Trẻ nhiễm HIV cũng như mọi trẻ em khác đều có quyền được nuôi dưỡng, chăm sóc, học tập và vui chơi tại gia đình và cộng đồng.
   Không xa lánh, bỏ rơi trẻ nhiễm HIV
  Tại gia đình: Trẻ nhiễm HIV cần được sống tại gia đình cùng bố mẹ, anh chị em và người thân. Đối với trẻ đã lớn nhiễm HIV, cần giúp trẻ xóa bỏ mặc cảm, động viên, khích lệ, cởi mở tâm tình, tạo tâm lý bình thường.
Tại cộng đồng: Đối với những trẻ nhiễm HIV không còn người thân, cần đưa cháu đến các cơ sở để nuôi dạy. Tổ chức các hoạt động giúp đỡ trẻ nhiễm HIV/AIDS. Tạo điều kiện để trẻ được hòa nhập cộng đồng. Tìm người tự nguyện nhận chăm sóc hoặc làm con nuôi.
Không kỳ thị, phân biệt đối xử
 Tại gia đình: trẻ nhiễm HIV phải được yêu thương, quý mến trong gia đình có bố mẹ và người thân. Trẻ nhiễm HIV cần được ăn cùng mâm, dùng chung các vật dụng thông thường cũng như nhà vệ sinh...
 Tại cộng đồng: Trẻ nhiễm HIV phải được học chung trong các nhà trẻ, mẫu giáo, trường học theo độ tuổi phù hợp với các trẻ bình thường khác. Trẻ nhiễm HIV cũng phải được vui chơi và tham gia các hoạt động xã hội cùng những trẻ bình thường khác.
                                                                  Bác Sỹ: Nguyễn Minh Nguyệt
                                                                    

Ta ném mình giữa dòng đời đen bạc/ Mất mát đắng cay một thời lầm lỡ.
thanks 1 người cảm ơn Tứ phương cho bài viết.
hoanguyen_hn trên 04-06-2012(UTC) ngày
Offline Tứ phương  
#6 Đã gửi : 21/05/2012 lúc 10:39:09(UTC)
Tứ phương

Danh hiệu: Thành viên gắn bó

Nhóm: Thành viên chính thức, Hội viên Câu lạc bộ ARV
Gia nhập: 05-12-2011(UTC)
Bài viết: 208
Man
Đến từ: Nơi mẹ sinh tôi ra.

Thanks: 49 times
Được cảm ơn: 120 lần trong 83 bài viết
  Viêm đường hô hấp trên ở trẻ nhiễm HIV: Dấu hiệu chuyển giai đoạn bệnh?

   Mặc dù nhiễm trùng đường hô hấp không khẳng định bệnh tiến triển sang giai đoạn AIDS và cũng không phải là điều kiện để bắt đầu điều trị thuốc kháng virut (ARV), nhưng nếu các bệnh này xảy ra mạn tính hoặc tái diễn được xem là triệu chứng giai đoạn lâm sàng 2 ở trẻ nhiễm HIV...

   Bệnh thường gặp ở trẻ

  Các nhiễm trùng đường hô hấp trên (viêm tai giữa, chảy mủ tai, viêm xoang và viêm họng) là một trong những bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ và xảy ra phổ biến hơn ở trẻ nhiễm HIV.

  Phần lớn các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp trên ở trẻ có liên quan đến nhiễm virut đường hô hấp gây ra. Nhiễm virut theo mùa cũng là nguyên nhân gây viêm tai giữa, viêm xoang và viêm họng theo mùa. Nhiễm trùng virut khiến cho trẻ dễ bị bội nhiễm do vi khuẩn xâm nhập, đặc biệt là liên cầu và tụ cầu.

 UserPostedImage
 Ảnh minh họa (nguồn Internet)
Do đặc điểm giải phẫu tai ở trẻ em:

   Vòi nhĩ nằm ngang và nhỏ nên dễ bị bịt kín, gây ứ đọng dịch nên trẻ em hay bị viêm tai giữa, viêm xoang và viêm họng... đặc biệt ở lứa tuổi từ 2-6 tuổi. Hầu hết trẻ nhiễm HIV đều bị viêm tai giữa khi 3 tuổi và có đến 80% trẻ bị tái phát và các biến chứng hay xảy ra như thủng màng nhĩ, chảy nước tai và điếc.

Viêm tai giữa và xoang: Thường đi kèm với triệu chứng nhiễm virut đường hô hấp trên như chảy nước mũi, sốt nhẹ, viêm họng, sưng hạch và ho. Bệnh nhi bị viêm tai hoặc viêm xoang cấp tính thường bị đau tai hoặc đau vùng xoang. Nếu là nhiễm virut thì các triệu chứng sẽ mất đi sau vài ngày. Đối với viêm tai giữa hoặc viêm xoang do vi khuẩn, các triệu chứng có thể kéo dài hơn, kèm theo đau nhiều và sốt cao hơn. Viêm xoang có thể lan sang ổ mắt gây nhiễm trùng mắt hoặc lan vào hộp sọ.
 
Viêm tai giữa có thể dẫn tới thủng màng nhĩ và làm giảm bớt cơn đau ở tai. Trẻ bị thủng màng nhĩ thường bị chảy mủ tai mạn tính và bệnh có thể nặng lên nếu có viêm tai ngoài do vi khuẩn (như trực khuẩn mủ xanh) hoặc nấm (Candida Albicans). Nếu không được điều trị, viêm tai giữa có thể gây viêm tai xương chũm thậm chí dẫn đến viêm não hoặc áp-xe não. Với trẻ có hệ thống miễn dịch bị tổn thương, viêm tai giữa dễ dẫn đến biến chứng nhiễm trùng huyết hơn.
Viêm hầu họng: Ở trẻ thường do nhiễm virut hoặc liên cầu nhóm A Streptococcus pyogenes. Không thể phân biệt chính xác 2 kiểu nhiễm trùng này dựa trên các dấu hiệu lâm sàng, nhưng nhiễm liên cầu thường ít gây chảy nước mũi hơn. Viêm họng do liên cầu khuẩn thường đi kèm với sưng hạch dưới hàm, sốt, viêm amidan và đôi khi có sốt phát ban.

Điều trị như thế nào?

Viêm đường hô hấp trên do virut chỉ cần điều trị hỗ trợ bằng thuốc giảm đau và hạ sốt như paracetamol. Trẻ lớn nhiễm HIV mà hệ thống miễn dịch vẫn ổn định cần được theo dõi từ 2-3 ngày kể từ khi xuất hiện triệu chứng rõ rệt trước khi dùng thuốc kháng sinh điều trị viêm tai giữa hoặc viêm xoang, vì phần lớn người chăm sóc thường tự ý điều trị cho trẻ. Trẻ nhỏ dưới 2 tuổi và trẻ bị ức chế miễn dịch nặng hơn cần phải được điều trị sớm để tránh biến chứng nghiêm trọng.

 UserPostedImage
 Viêm tai giữa.
Điều trị viêm tai giữa và viêm xoang:


   Để điều trị viêm tai giữa và viêm xoang dùng kháng sinh amoxicillin để diệt các mầm bệnh. Do mới xuất hiện hiện tượng dung nạp thuốc ở phế cầu nên khuyến nghị sử dụng liều cao hơn so với trước đây. Trong trường hợp thất bại với liệu pháp trên cần chuyển trẻ sang điều trị bằng cephalosporin để chống lại vi khuẩn gram âm sản sinh beta - lactamase và phế cầu kháng penicillin. Thuốc kháng sinh nhóm macrolid như erythromycin hay azithromycin  là các thuốc thay thế hợp lý đối với trẻ bị dị ứng penicillin, mặc dù hoạt động của các thuốc này khá hạn chế do phế cầu có khả năng kháng macrolid cao hơn. Thời gian điều trị 7 - 10 ngày.

  Trẻ bị viêm tai chảy nước cần được chữa tại chỗ, thông thường bằng thuốc fluoroquinolon nhỏ tai kết hợp làm khô tai. Có thể sử dụng thuốc kháng sinh đường uống (amoxicillin) kết hợp với liệu pháp điều trị tại chỗ nếu trẻ bị sốt hoặc mệt nhiều.

   Đối với viêm xoang cấp tính, các biện pháp điều trị hỗ trợ tại chỗ như rửa mũi bằng nước muối, xông xoang mũi để chống sung huyết cũng rất quan trọng. Có thể dùng thuốc kháng sinh bậc 2 như hướng dẫn ở trên trong trường hợp thất bại điều trị. Thời gian điều trị 10 -14 ngày.

    Và cách phòng ngừa

  Trẻ viêm đường hô hấp trên đồng thời nhiễm HIV ở giai đoạn tiến triển cần được điều trị Co-trimoxazol dự phòng viêm phổi do P.Jiroveci (PCP). Loại kháng sinh này cũng có tác dụng chống nhiễm trùng đường hô hấp do vi khuẩn.

  Chủng ngừa Haemophilus influenzae type b (Hib) và phế cầu khuẩn được chứng minh giúp giảm hiện tượng nhiễm trùng đường hô hấp do vi khuẩn. Vì phần lớn trường hợp viêm tai giữa và viêm xoang là do nhiễm virut cho nên hiệu quả điều trị khá khiêm tốn mặc dù quan sát cho thấy các liệu pháp trên giúp cắt giảm đáng kể các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn.    

                                                                                 BS. Nguyễn Bích Ngọc
Ta ném mình giữa dòng đời đen bạc/ Mất mát đắng cay một thời lầm lỡ.
thanks 1 người cảm ơn Tứ phương cho bài viết.
hoanguyen_hn trên 04-06-2012(UTC) ngày
Offline Tứ phương  
#7 Đã gửi : 21/05/2012 lúc 10:43:08(UTC)
Tứ phương

Danh hiệu: Thành viên gắn bó

Nhóm: Thành viên chính thức, Hội viên Câu lạc bộ ARV
Gia nhập: 05-12-2011(UTC)
Bài viết: 208
Man
Đến từ: Nơi mẹ sinh tôi ra.

Thanks: 49 times
Được cảm ơn: 120 lần trong 83 bài viết
                              Tổn thương da và niêm mạc ở trẻ nhiễm HIV

   Tổn thương da là một trong các bệnh lý nhiễm trùng cơ hội hay gặp ở trẻ nhiễm HIV/AIDS. Biểu hiện của tổn thương da có liên quan chặt chẽ với tình trạng suy giảm miễn dịch. Việc chẩn đoán bệnh chủ yếu dựa vào biểu hiện lâm sàng và một số xét nghiệm được chỉ định khi cần thiết.
   Nhiễm trùng tại chỗ
  Biểu hiện của nhiễm trùng tại chỗ là mụn, nhọt ngoài da, chốc, viêm loét, đến viêm cơ, xương. Trẻ có thể có biểu hiện sốt. Các nhiễm trùng tại chỗ này có thể do vi khuẩn (thường do tụ cầu, liên cầu tan huyết), do nấm (Candida, Penicillium marneffei...), do virut (HSV, VZV, HPV) và các loại ký sinh trùng khác như ghẻ, dị ứng, côn trùng.
  Việc chẩn đoán và điều trị các nhiễm trùng tại chỗ cũng giống như đối với trẻ không nhiễm HIV. Nếu là vi khuẩn có thể dùng thuốc kháng sinh như amoxiciclin hoặc oxacilin. Nếu do virut (VZV, HPV) dùng thuốc chống virut acyclovir. Dùng đường tiêm hay uống tùy theo mức độ nặng, nhẹ của bệnh.

 
   Nhiễm nấm Candida
  Nhiễm nấm Candida thường có do suy giảm miễn dịch nặng. Bệnh dai dẳng, hay tái phát.
Candida miệng: tạo thành mảng, đám giả mạc trắng, dễ bong ở lưỡi, lợi, trong má, vòm họng. Có thể dùng clotrimazol viên ngậm, miconazol, nystatin đánh lưỡi.
Candida họng, thực quản: có triệu chứng khó nuốt, nuốt đau. Dùng fluconazol trong 2-3 tuần.
Candida da: dát đỏ lan tỏa, đóng vẩy, xung quanh có sẩn vệ tinh, có thể có mụn mủ hay viêm nang lông mủ, hay ở nách, bẹn, quanh móng. Bệnh nấm Candida xâm nhập dùng amphotericin B trong 2 - 3 tuần.
  Việc chẩn đoán dựa vào lâm sàng. Nếu điều trị không thuyên giảm soi tươi tìm nấm hoặc soi thực quản. Nuôi cấy để phân loại nếu biểu hiện lâm sàng không điển hình.
   Dạng nốt sẩn nổi trên da
  Có các triệu chứng toàn thân như sốt cao kéo dài, có biểu hiện thiếu máu; gan, lách, hạch to; sụt cân, xuất hiện khi tế bào CD4 ở ngưỡng suy giảm miễn dịch nặng. Việc chẩn đoán dựa vào lâm sàng. Nguyên nhân do nấm:
Nấm Penicilium marneffei: hay gặp (chiếm 70% bệnh nấm). Có triệu chứng toàn thân. Ban thường nổi trên mặt da có hoại tử đen ở vùng trung tâm, chủ yếu ở đầu, mặt, phần trên thân mình. Tế bào CD4 thường <15%.
 UserPostedImage
 Tổn thương da do zona.
Nấm Cryptococcus neoformans:
ít gặp hơn (chiếm 10% bệnh nấm), thường xuất hiện ở trẻ trên 6 tuổi. Có triệu chứng toàn thân. Ban toàn thân, dạng nốt sẩn, có thể có loét và hoại tử ở trung tâm. Thường có tổn thương viêm màng não hoặc viêm phổi. Tế bào CD4 thường dưới 100/mm3.
Nấm Histoplasma: ít gặp (chiếm 5 - 10% bệnh nấm). Có triệu chứng toàn thân. Hay kèm theo tổn thương phổi, màng não, tiêu chảy. Đôi khi tổn thương da là dát sẩn và ban xuất huyết.
Có thể soi tươi hoặc cấy tổ chức tổn thương tìm nấm. Ngoài ra dạng nốt sẩn nổi trên da còn gặp ở dạng:
U mềm lây: hay gặp, không có triệu chứng toàn thân với các biểu hiện sẩn trong, hình bán cầu lõm giữa, chứa chất bã đậu, không hoại tử, thường ở mặt hoặc sinh dục, ngực, bụng, cánh tay, mông, đùi.
U nhú ở người (bệnh mào gà sinh dục): có u nhú giống súp lơ, màu hồng tươi, mềm, có chân, không đau, dễ chảy máu. Hoặc dạng hạt cơm phẳng rộng hoặc hạt cơm có sẩn sừng dày lên, khu trú ở hậu môn, sinh dục. Không có triệu chứng toàn thân...
   Các thuốc điều trị đối với nấm dùng amphotericin B, itraconazol, fluconazol. Đối với u mềm lây dùng phương pháp đốt lạnh hoặc nạo tổn thương. Nếu không có hiệu quả dùng thuốc bôi imiquimod hoặc cidofovir. Liệu pháp ARV có tác dụng phòng và điều trị u mềm lây. Đối với u nhú: bôi podophylin hoặc acid trichloroacetic. Nếu tổn thương ở họng miệng chỉ định đốt lạnh, đốt điện, laser.
Lưu ý: Khi dùng podophyllin chỉ chấm vào tổn thương, không để giây ra da và niêm mạc lành. Sau khi bôi thuốc từ 1- 4 giờ, bệnh nhân phải rửa chỗ bôi thuốc. Sau 4 - 6 tuần không kết quả thì dùng biện pháp đốt.
   Ban dạng phỏng nước
  Nguyên nhân là do virut trong các bệnh cảnh:
Zona (giời leo) do Herpes zoster (HZV): với biểu hiện phỏng nước, đau rát, ở một bên cơ thể, dọc theo tiết đoạn thần kinh da, thường là vùng liên sườn, ngực, đầu, mặt.
Thủy đậu do Varicella zoster- (VZV): phỏng nước nhiều giai đoạn, khắp cơ thể, khi vỡ để lại vết loét.
Herpes simplex (HSV): nhiều mụn nước, vỡ tạo thành vết loét chợt rồi đóng vẩy, khu trú quanh miệng, hậu môn, sinh dục. Nếu lan đến thực quản gây khó nuốt, nuốt đau, có thể lan đến khí - phế quản. Bệnh hay tái phát và có thể có biến chứng viêm não.
Điều trị: Bôi xanh methylen, milian tại chỗ chống bội nhiễm. Thuốc chống virut tại chỗ ít có hiệu quả, gây kích thích tổn thương. Thuốc toàn thân có tác dụng tốt nhất đối với HZV trong vòng 72 giờ đầu có nốt phỏng. Thể nhẹ, chức năng miễn dịch tốt uống acyclovir trong 7 ngày. Thể nặng, zona lan tỏa tiêm tĩnh mạch acyclovir 7 - 14 ngày. Phòng tái phát 1 lần trở lên trong một tháng dùng acyclovir kéo dài.
                                                                          BS. Nguyễn Bích Ngọc
Ta ném mình giữa dòng đời đen bạc/ Mất mát đắng cay một thời lầm lỡ.
thanks 1 người cảm ơn Tứ phương cho bài viết.
hoanguyen_hn trên 04-06-2012(UTC) ngày
Offline Tứ phương  
#8 Đã gửi : 21/05/2012 lúc 10:53:47(UTC)
Tứ phương

Danh hiệu: Thành viên gắn bó

Nhóm: Thành viên chính thức, Hội viên Câu lạc bộ ARV
Gia nhập: 05-12-2011(UTC)
Bài viết: 208
Man
Đến từ: Nơi mẹ sinh tôi ra.

Thanks: 49 times
Được cảm ơn: 120 lần trong 83 bài viết
                     ARV giúp trẻ em nhiễm HIV chống lại… bệnh sởi

    Theo tin của tờ Westly, nhóm các nhà khoa học Mỹ cho biết họ đã nghiên cứu về mối liên hệ giữa tỷ lệ nhiễm HIV và sự gia tăng số trẻ em bị tử vong do bệnh sởi ở các nước trong khu vực cận Sahara, Châu Phi.

    Kết quả cho thấy, trẻ em nhiễm HIV không có đáp ứng đối với vắc xin chống sởi, thậm chí cả khi các em đã được tiêm chủng lần 2 vào tháng tuổi thứ chín (theo khuyến cáo hiện hành của Tổ chức Y tế Thế giới).

    Tuy nhiên, nếu được điều trị bằng thuốc kháng vi rút (ARV) trước khi tiêm chủng thì trẻ em nhiễm HIV cũng có đáp ứng miễn dịch tốt đối với sởi. Bằng chứng nghiên cứu đưa ra là chỉ có 33% trong số trẻ em nhiễm HIV ở Kenya (tham gia nghiên cứu) được tiêm chủng vắc xin chống sởi khi sinh duy trì được kháng thể kháng lại sởi đến tuổi thứ 5, nhưng tỷ lệ này tăng lên trên 70% trong nhóm trẻ nhiễm HIV được tái tiêm chủng sau 6 tháng điều trị ARV.
                                                                            Nguồn:  Theo TheBody
Ta ném mình giữa dòng đời đen bạc/ Mất mát đắng cay một thời lầm lỡ.
thanks 1 người cảm ơn Tứ phương cho bài viết.
hoanguyen_hn trên 04-06-2012(UTC) ngày
Offline Tứ phương  
#9 Đã gửi : 21/05/2012 lúc 10:56:30(UTC)
Tứ phương

Danh hiệu: Thành viên gắn bó

Nhóm: Thành viên chính thức, Hội viên Câu lạc bộ ARV
Gia nhập: 05-12-2011(UTC)
Bài viết: 208
Man
Đến từ: Nơi mẹ sinh tôi ra.

Thanks: 49 times
Được cảm ơn: 120 lần trong 83 bài viết

                         
Chẩn đoán HIV ở trẻ em sinh ra từ mẹ nhiễm HIV         

    Việc chẩn đoán (virut học) HIV sớm ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ sẽ tạo điều kiện:
- Phát hiện sớm trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị nhiễm HIV; đây cũng là bước đầu tiên để trẻ được chăm sóc và điều trị;
- Phát hiện được trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị phơi nhiễm nhưng chưa bị nhiễm nhưng chưa bị nhiễm để có các biện pháp dự phòng đảm bảo cho trẻ không bị nhiễm bệnh;
- Trợ giúp trong việc sử dụng hiệu quả các nguồn cần thiết bằng cách cung cấp thuốc điều trị ARV cho những bệnh nhân cần điều trị;

- Cải thiện sức khỏe tâm lý cho gia đình và đứa trẻ nói riêng, bao gồm cả việc giảm kỳ thị, phân biệt đối xử và những tổn thương về tâm lý khác cho trẻ chưa bị nhiễm HIV đồng thời tăng cơ hội cho trẻ mồ côi được nhận nuôi;
- Giúp đỡ cha mẹ và/hoặc con cái của họ, những người bị nhiễm HIV lập kế hoạch cho cuộc sống.
   Các xét nghiệm về huyết thanh học chỉ phù hợp cho việc phát hiện HIV ở người lớn, xét nghiệm này không phải là phương pháp đáng tin cậy để chẩn đoán HIV cho trẻ nhỏ dưới 18 tháng bởi vì các bà mẹ mang thai nhiễm HIV đều truyền kháng thể kháng HIV sang cho con qua nhau thai. Việc phân tích các kháng thể HIV dương tính trong xét nghiệm rất phức tạp do kháng thể HIV của người mẹ có thể còn tồn tại đến 18 tháng (nếu trẻ không bị nhiễm HIV, kháng thể này sẽ mất dần đi và sẽ hết vào khoảng tháng thứ 9 đến trước 18 tháng tuổi). Từ khi trẻ 18 tháng tuổi, việc chẩn đoán những trường hợp nhiễm HIV dương tính giống như người lớn:
- Với trẻ không bú mẹ hoặc đã ngừng bú mẹ hoàn toàn trước xét nghiệm 3 tháng:
    + Nếu trẻ > 18 tháng tuổi xét nghiệm kháng thể dương tính theo phương cách III, nghĩa là trẻ đã bị nhiễm HIV
    + Nếu trẻ > 18 tháng tuổi xét nghiệm kháng thể âm tính nghĩa là trẻ không bị nhiễm HIV.
- Với trẻ đang bú sữa mẹ hoặc đã từng bú sữa mẹ trong vòng 3 tháng:
    + Nếu trẻ > 18 tháng tuổi xét nghiệm kháng thể dương tính theo phương cách III nghĩa là trẻ đã bị nhiễm HIV
    + Nếu trẻ > 18 tháng tuổi vẫn bú mẹ hoặc đã từng bú mẹ trong vòng 3 tháng qua, nếu xét nghiệm kháng thể âm tính thì vẫn cần phải lấy máu xét nghiệm lại 3 tháng sau khi không bú mẹ hoàn toàn mới có kết luận cuối cùng.
   Chẩn đoán sớm nhiễm HIV ở trẻ bằng phương pháp xét nghiệm trực tiếp: Chẩn đoán sớm các trường hợp nhiễm HIV ở trẻ sinh ra từ các bà mẹ nhiễm HIV rất khó khăn vì liên quan đến 3 yếu tố: lượng virut từ mẹ truyền sang con, trẻ đã được dùng thuốc điều trị kháng virut hay chưa, và trẻ vẫn tiếp tục hay là dừng bú sữa mẹ. Về nguyên tắc có thể dùng phương pháp xét nghiệm trực tiếp để chẩn đoán:
  1.    Kỹ thuật PCR (Polymerase Chain Reaction)
Trong số các phương pháp hiện có để chẩn đoán HIV ở trẻ sơ sinh, kỹ thuật xét nghiệm PCR tìm DNA tiền virut trong máu trong các tế bào nhiễm hiện đang được sử dụng phổ biến và được coi là một phương pháp chuẩn. Những nghiên cứu gần đây đã chứng minh rằng xét nghiệm RT-PCR phát hiện RNA của virut trong huyết tương cũng là một phương pháp xét nghiệm thay thế phù hợp và đáng tin cậy.
Phản ứng PCR là một kỹ thuật cho phép khuyếch đại một lượng rất nhỏ phân tử ADN ban đầu với các mồi đặc hiệu nhờ hoạt động của men ADN polymerase
Kỹ thuật RT-PCR gồm hai giai đoạn:
-     Giai đoạn đầu từ sợi ARN của virut nhờ một enzyme RT sao chép ngược và một mồi đặc hiệu hoặc một hexan nucleotide là một mồi ngẫu nhiên (random primer) có thể tổng hợp nên sợi ADNc bổ sung.
-     Giai đoạn sau là quá trình khuyếch đại của phản ứng PCR với các cặp mồi đặc hiệu. Kỹ thuật PCR và RT-PCR có độ nhạy cao, nhưng rất phức tạp, chi phí cao, đòi hỏi các thiết bị và phòng thí nghiệm đầy đủ tiêu chuẩn nhằm chống lây nhiễm chéo, và đặc biệt các cán bộ kỹ thuật phải có kinh nghiệm và được đào tạo. Hiện nay kỹ thuật xét nghiệm DNA và RNA còn được thực hiện trên mẫu máu khô (DBS), đây là một bước phát triển đáng kể đặc biệt trong điều kiện lấy mẫu, vận chuyển và lưu giữ phức tạp.
  2.    Xét nghiệm tìm kháng nguyên p24
Kháng nguyên p24 là protein quan trọng cấu thành của lõi virut, bao bọc các chất liệu di truyền. p24 là một chỉ số trực tiếp phản ánh sự nhân lên của virut. Kháng nguyên p24 tồn tại dưới dạng tự do hoặc trong phức hợp kháng nguyên – kháng thể. Phương pháp này dựa trên kỹ thuật ELISA, do đó có chi phí thấp hơn, không đòi hỏi khả năng phòng thí nghiệm quá khắt khe. Tuy nhiên, trên thực tế, việc thực hiện những xét nghiệm cũng cần có kỹ thuật viên xét nghiệm lành nghề. Phương pháp này có độ nhạy kém nhưng độ đặc hiệu tương đối cao.
Bất kể sử dụng phương pháp nào để xét nghiệm, các yếu tố sau đều cần được xem xét:
- Xét nghiệm cho trẻ từ 6 tuần tuổi sẽ cho kết quả chính xác hơn (độ nhạy >98%) và có hiệu quả hơn.
- Khẳng định kết quả PCR dương tính ở mẫu bệnh phẩm thứ hai. Để phục vụ công tác điều trị lâm sàng, kết quả xét nghiệm dương tính được làm từ một mẫu bệnh phẩm hoặc tiến hành xét nghiệm lại trên cùng một mẫu bệnh phẩm cũng đã có giá trị.
- Tiến hành một xét nghiệm chẩn đoán HIV sớm tại tuần tuổi thứ sáu cho tất cả trẻ em phơi nhiễm với HIV sẽ xác định được số lượng lớn trẻ bị nhiễm trước, trong và ngay sau sinh và do đó có thể xác định được số lượng trẻ sơ sinh cần được điều trị ARV.
- Việc xét nghiệm trước 6 tuần tuổi tìm DNA và RNA của virut có thể phát hiện virut HIV ở trẻ sơ sinh bị nhiễm trong tử cung, tuy nhiên, việc này không được khuyến cáo sử dụng trong các chương trình quốc gia.
- Thời điểm xét nghiệm cần xem xét đến việc cho con bú vì nguy cơ truyền HIV từ mẹ sang con vẫn tiếp tục thông qua quá trình cho bú.
- Xét nghiệm virut học cũng cần thiết đối với trẻ em đến khám tại cơ sở y tế với dấu hiệu và triệu chứng nhiễm HIV vì đây chính là nơi mà phần lớn các ca nhiễm HIV được phát hiện cho dù mức độ bao phủ của chương trình phòng ngừa lây truyền từ mẹ sang con thấp.
Ta ném mình giữa dòng đời đen bạc/ Mất mát đắng cay một thời lầm lỡ.
thanks 1 người cảm ơn Tứ phương cho bài viết.
hoanguyen_hn trên 04-06-2012(UTC) ngày
Offline Tứ phương  
#10 Đã gửi : 21/05/2012 lúc 10:59:14(UTC)
Tứ phương

Danh hiệu: Thành viên gắn bó

Nhóm: Thành viên chính thức, Hội viên Câu lạc bộ ARV
Gia nhập: 05-12-2011(UTC)
Bài viết: 208
Man
Đến từ: Nơi mẹ sinh tôi ra.

Thanks: 49 times
Được cảm ơn: 120 lần trong 83 bài viết
                             Chú ý chẩn đoán lao ở trẻ em nhiễm HIV

   Người nhiễm HIV thì nguy cơ nhiễm lao cao hơn người bình thường. Và bệnh Lao lại là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở bệnh nhân nhiễm HIV.
   Bệnh Lao ở trẻ em khác bệnh lao ở người lớn và bệnh lao ở trẻ em nhiễm HIV còn khác biệt hơn nữa do đó cần chú ý trong việc chẩn đoán lao ở trẻ em nhiễm HIV để có thể phát hiện sớm và điều trị dự phòng cho trẻ. Hoặc điều trị sớm tránh trường hợp bệnh lao lan tỏa ra khắp cơ thể.
   Giáo sư, Tiến sĩ Troy.M.Martin đang hỗ trợ về kỹ thuật trong việc chẩn đoán và điều trị cho trẻ em nhiễm HIV ở những tỉnh dự án của Quỹ Clinton cho biết:
   Chẩn đoán lao ở trẻ em khó hơn chẩn đoán lao ở người lớn và thường phải dự đoán. Chẩn đoán phải dựa vào: kết hợp các dấu hiệu và triệu chứng lâm sàng; tiền sử tiếp xúc với người nhà nhiễm lao; Test dưới da; X quang phổi.
   Chẩn đoán dựa vào xét nghiệm đờm thường khó vì trẻ em ít khi ho ra đờm nên việc lấy đờm làm xét nghiệm cũng khó khăn hoặc nếu có ho ra đờm thì cũng ít khi tìm thấy trực khuẩn lao. Khi HIV đang tiến triển test dưới da (thử măng tu) thường cho kết quả âm tính. Do đó, kết quả test dưới da âm tính không có nghĩa là trẻ không nhiễm lao. Chụp X quang phổi là xét nghiệm giúp ích nhất cho chẩn đoán.
   Trẻ em thường nhiễm lao từ những thành viên trong gia đình như bố, mẹ, ông bà, anh, chị, em. Do đó, khi các cháu đến khám bệnh, bác sĩ phải hỏi xem trong gia đình có ai mắc bệnh lao hay không? Nếu mắc thì đã được điều trị chưa? Điều trị theo phác đồ nào? Dùng thuốc gì? Điều này vô cùng quan trọng vì nếu trẻ bị nhiễm lao từ một người mắc lao kháng thuốc thì chủng kháng thuốc đó có thể truyền cho em bé.
   Lao kháng thuốc gồm có: Kháng một thuốc, kháng nhiều thuốc và kháng đa thuốc. Kháng một thuốc là chỉ kháng với một thuốc điều trị lao. Kháng nhiều thuốc là kháng với hơn một thuốc điều trị lao, nhưng không kháng đồng thời với cả INH và RIF. Kháng đa thuốc là kháng ít nhất đồng thời cả INH và RIF - hai thuốc được xem là điều trị lao hiệu quả nhất.
Trẻ em nhiễm HIV có nguy cơ lao ngoài phổi và nhiễm Mycobacteria máu tăng cùng với tiến triển của tình trạng suy giảm miễn dịch. Nhiễm HIV làm cho bệnh Lao tiến triển nhanh hơn; làm tăng nguy cơ bệnh toàn thể (lao kê), bệnh thần kinh trung ương (viêm màng não), nhiều hạch trong lồng ngực, hạch nội tạng (lao ổ bụng).
   Ở trẻ em, hệ miễn dịch chưa hoàn thiện nên bệnh lao dễ lan tỏa ra cả cơ thể do đó cần chú ý chẩn đoán lao sớm ở trẻ nhiễm HIV. Phát hiện lao sớm, dùng  thuốc điều trị INH có thể tiêu diệt hoàn toàn vi khuẩn lao.
                                                                        
(Theo Aids-cd.hiv.com.vn)
Ta ném mình giữa dòng đời đen bạc/ Mất mát đắng cay một thời lầm lỡ.
thanks 1 người cảm ơn Tứ phương cho bài viết.
hoanguyen_hn trên 04-06-2012(UTC) ngày
Offline Tứ phương  
#11 Đã gửi : 21/05/2012 lúc 11:03:37(UTC)
Tứ phương

Danh hiệu: Thành viên gắn bó

Nhóm: Thành viên chính thức, Hội viên Câu lạc bộ ARV
Gia nhập: 05-12-2011(UTC)
Bài viết: 208
Man
Đến từ: Nơi mẹ sinh tôi ra.

Thanks: 49 times
Được cảm ơn: 120 lần trong 83 bài viết
                           Sẽ có thuốc trị HIV dành cho trẻ em?                                                                    Raltegravir, một thuốc kháng retrovirus làm trì hoãn sự lây lan của virus HIV hứa hẹn trở thành một phương pháp mới điều trị HIV cho trẻ em và trẻ vị thành niên.
  UserPostedImage
Thuốc Raltegravir

   Thuốc này được FDA phê chuẩn vào ngày 21/12/2011 sử dụng kết hợp với các thuốc kháng retrovirus khác để điều trị cho trẻ từ 2 - 18 tuổi.  Raltegravir thuộc nhóm chất ức chế integrase HIV và được FDA phê chuẩn sử dụng ở người lớn năm 2007.
 
   Trong một thử nghiệm trên người, trung tâm xem xét độ an toàn và hiệu lực của raltegravir ở trẻ em và trẻ vị thành niên nhiễm HIV, các nhà nghiên cứu Trường Y ĐH Stony Brook (Mỹ) đã tập hợp 95 bệnh nhân độ tuổi từ 2-18 được điều trị bằng phác đồ thuốc HIV khác trước khi dùng raltegravir. 53% số đối tượng tham gia có lượng vi-rút HIV không phát hiện được trong máu sau 24 tuần điều trị bằng raltegravir.
 
   TS. Nachman giải thích rằng Raltegravir là một lựa chọn mới quan trọng cho trẻ em bị nhiễm HIV. Thử nghiệm lâm sàng cho thấy hiệu quả của thuốc ở trẻ em nhiễm HIV thất bại với các phác đồ thuốc khác và thuốc cũng có tác dụng chống virus.
Đối với trẻ nhỏ, raltegravir được dùng dưới dạng nhai trong khi trẻ lớn tuổi hơn dùng raltegravir dạng viên 2 lần/ngày.
 
   Theo FDA, tác dụng phụ hay gặp nhất do sử dụng raltegravir bao gồm đau đầu và mất ngủ. Tần suất tác dụng phụ là tương tự nhau ở trẻ em và người lớn.
 
   TS. Nachman cho biết việc đánh giá sử dụng raltegravir để điều trị cho trẻ em và trẻ vị thành niên bị nhiễm HIV vẫn sẽ được tiếp tục và mỗi đối tượng tham gia sẽ được theo dõi trong 5 năm. Trong thời gian theo dõi, nhóm nghiên cứu sẽ tiếp tục đánh giá hiệu quả cũng như các biến chứng lâu dài của raltegravir ở các đối tượng nghiên cứu.
 
                                                                         Theo Medicalnewstoday
Ta ném mình giữa dòng đời đen bạc/ Mất mát đắng cay một thời lầm lỡ.
thanks 1 người cảm ơn Tứ phương cho bài viết.
hoanguyen_hn trên 04-06-2012(UTC) ngày
Offline Tứ phương  
#12 Đã gửi : 21/05/2012 lúc 11:07:12(UTC)
Tứ phương

Danh hiệu: Thành viên gắn bó

Nhóm: Thành viên chính thức, Hội viên Câu lạc bộ ARV
Gia nhập: 05-12-2011(UTC)
Bài viết: 208
Man
Đến từ: Nơi mẹ sinh tôi ra.

Thanks: 49 times
Được cảm ơn: 120 lần trong 83 bài viết
                         Tìm được vacxin cho trẻ nhiễm HIV

    Các nhà khoa học thuộc Công ty Dược phẩm Wyeth (Mỹ) vừa tìm được một vacxin có thể phòng 9 loại khuẩn cầu khác nhau gây bệnh viêm phổi và viêm màng não, thậm chí có tác dụng phòng chống những căn bệnh này ở trẻ em bị nhiễm HIV.
 
   Thử nghiệm lâm sàng trên 40.000 trẻ em ở Soweto (Nam Phi) cho thấy, loại vacxin này giúp làm giảm 25% tỷ lệ viêm phổi. Nó còn làm giảm đáng kể bệnh khuẩn cầu phổi và chống các loại vi khuẩn kháng thuốc kháng sinh của căn bệnh này rất hiệu quả. Vacxin cũng có thể ngăn chặn sự lây vi khuẩn từ trẻ em sang người lớn.

   Giáo sư Keith Klugman, chuyên viên y tế của Đại học Emory (Mỹ), cho biết từ trước đến nay chưa có một loại vacxin nào có thể phòng bệnh khuẩn cầu phổi ở trẻ em bị nhiễm HIV. Trong khi đó, vacxin mới làm giảm được hơn 80% tỷ lệ mắc bệnh khuẩn cầu phổi ở nhóm trẻ không nhiễm HIV và hơn 65% ở nhóm trẻ bị nhiễm.

   Theo ước tính của Tổ chức Y tế thế giới, trên thế giới có 4 triệu trẻ em chết vì bệnh viêm phổi mỗi năm, hầu hết là ở các nước đang phát triển tại khu vực miền nam sa mạc Sahara. Trẻ em bị nhiễm virus HIV có nguy cơ chết vì bệnh viêm phổi cao gấp 40 lần các em khác.

                                                                            Việt Báo (Theo_VnExpress.net)

Ta ném mình giữa dòng đời đen bạc/ Mất mát đắng cay một thời lầm lỡ.
thanks 1 người cảm ơn Tứ phương cho bài viết.
hoanguyen_hn trên 04-06-2012(UTC) ngày
Offline Tứ phương  
#13 Đã gửi : 21/05/2012 lúc 11:10:07(UTC)
Tứ phương

Danh hiệu: Thành viên gắn bó

Nhóm: Thành viên chính thức, Hội viên Câu lạc bộ ARV
Gia nhập: 05-12-2011(UTC)
Bài viết: 208
Man
Đến từ: Nơi mẹ sinh tôi ra.

Thanks: 49 times
Được cảm ơn: 120 lần trong 83 bài viết
                             Những trẻ nào không nên tiêm chủng?

   Không có nhiều chống chỉ định trong tiêm chủng. Tất cả trẻ em cần được tiêm chủng, trừ một số trường hợp đặc biệt. Chẳng hạn, những trẻ bị bệnh AIDS không nên tiêm vacxin BCG (phòng lao).

   Những trẻ bị nghi ngờ nhiễm HIV hoặc đã có dấu hiệu của bệnh AIDS cần được tiêm vacxin sởi khi được 6 tháng tuổi và nhắc lại lúc 9 tháng tuổi.

   Đối với những trẻ đã có phản ứng quá mẫn cảm khi tiêm vacxin, không nên tiêm tiếp những liều tiếp theo. Người có tiền sử dị ứng với các thành phần của vacxin cũng không nên tiêm.

   Còn những trường hợp sau vẫn nên đi tiêm chủng:

- Có tiền sử dị ứng hoặc hen (trừ trường hợp bạn biết rõ dị ứng với một thành phần nào đó của vacxin).

- Ốm nhẹ (như viêm nhiễm đường hô hấp hoặc tiêu chảy) có thân nhiệt dưới 38,5 độ C.

- Tiền sử gia đình co giật, động kinh, hoặc ngất.

- Đang điều trị các thuốc kháng sinh.

- Nhiễm hoặc nghi ngờ nhiễm HIV nhưng chưa biểu hiện triệu chứng AIDS.

- Dấu hiệu và triệu chứng của AIDS, ngoại trừ vacxin BCG.

- Các bệnh mạn tính (như bệnh về tim, phổi, thận) hoặc bệnh gan.

- Các bệnh thần kinh bẩm sinh như bại não hoặc hội chứng Down.

- Đẻ non hoặc nhẹ cân (không nên trì hoãn tiêm vacxin).

- Đã hoặc sắp phẫu thuật.

- Suy dinh dưỡng.

- Có tiền sử vàng da khi đẻ.

Nếu trẻ bị tiêu chảy khi uống vacxin bại liệt OPV, cần cho uống một liều bổ sung cách liều thứ 3 ít nhất 4 tuần.

   Lưu ý khi tiêm chủng:

- Nếu tiêm hơn một loại vacxin trong cùng một thời điểm, phải sử dụng riêng bơm kim tiêm cho từng loại vacxin; không được tiêm cùng một chỗ ở đùi hoặc tay. Mỗi loại vacxin cần được tiêm ở những vị trí khác nhau.

- Không tiêm hơn một liều của cùng một loại vacxin cho phụ nữ hoặc trẻ em trong một lần tiêm chủng.

- Tiêm đúng khoảng cách. Phải đợi tối thiểu 4 tuần giữa các liều đối với OPV, DPT (bạch hầu, ho gà, uốn ván) và viêm gan B.

                                                              (Theo Sức Khỏe & Đời Sống)


Ta ném mình giữa dòng đời đen bạc/ Mất mát đắng cay một thời lầm lỡ.
thanks 1 người cảm ơn Tứ phương cho bài viết.
hoanguyen_hn trên 04-06-2012(UTC) ngày
Offline Tứ phương  
#14 Đã gửi : 21/05/2012 lúc 11:17:11(UTC)
Tứ phương

Danh hiệu: Thành viên gắn bó

Nhóm: Thành viên chính thức, Hội viên Câu lạc bộ ARV
Gia nhập: 05-12-2011(UTC)
Bài viết: 208
Man
Đến từ: Nơi mẹ sinh tôi ra.

Thanks: 49 times
Được cảm ơn: 120 lần trong 83 bài viết
                                                Trẻ em và HIV
 
     Trẻ em có HIV thường chuyển sang giai đoạn AIDS nhanh hơn người lớn. Các trẻ nghi ngờ có HIV cần được uống Cotrimoxazole ngay sau khi sinh cho đến khi xác định chắc chắn là không có HIV. Trẻ em có HIV không nên tiêm phòng lao hoặc uống phòng bại liệt.
 
   I.      Đặc điểm của nhiễm HIV ở trẻ em
 
  So với người lớn, trẻ em có HIV thường có diễn biến bệnh nhanh hơn nhiều và nếu không được điều trị thì phần lớn các cháu sẽ bị bệnh rất nhanh và tử vong trong vòng vài năm.
 
  Trẻ em có HIV có thể chậm lớn hơn và chậm dậy thì hơn những trẻ không có HIV.
 
  Số lượng tế bào CD4 trên trẻ nhỏ cũng khác so với người lớn. Thông thường, lượng tế bào CD4 trên trẻ nhỏ cũng khác so với người lớn. Lượng CD4 trung bình ở trẻ 6 tháng tuổi là vào khoảng 3.000 tế bào, ở trẻ 1 tuổi là 1.500 và thường vào khoảng trên 1.000 ở trẻ từ 1 đến 6 tuổi còn trẻ trên 6 tuổi có lượng CD4 gần tương đương với người lớn. Vì vậy, người ta thường phải sử dụng bảng đối chiếu CD4 để đánh giá mức độ suy giảm miễn dịch ở từng độ tuổi, hoặc tính tỷ lệ tế bào CD4 trên tổng số tế bào bạch cầu (CD4%). Tỷ lệ này bình thường vào khoảng 40%. Khi tỷ lệ này giảm xuống dưới 20% thì cơ thể có nhiều khả năng mắc các nhiễm trùng cơ hội, như trong trường hợp CD4 của người lớn ở dưới 200 tế bào.
 
   II.   Thuốc kháng virus cho trẻ em
 
  Việc phân giai đoạn nhiễm HIV ở trẻ em phức tạp hơn người lớn. Dự kiến đầu năm 2005, Tổ chức Y tế Thế giới sẽ đưa ra khuyến nghị về việc phân chia giai đoạn cho trẻ em.
 
  Nhìn chung, việc bắt đầu điều trị thuốc kháng virus cho trẻ em dựa trên 2 yếu tố, biểu hiện lâm sàng và tỷ lệ CD4(CD4%). Khi trẻ có các bệnh lý nhiễm HIV nặng và có tỷ lệ CD4 từ 20% trở xuống, đặc biệt là dưới 15% thì trẻ cần được điều trị bằng thuốc kháng virus.
 
  Phần lớn các phác đồ thuốc kháng virus dùng cho người lớn đều dùng được cho trẻ em. Tuy nhiên, cần lưu ý là Efavirenz (EFV, Sustiva) không được phép dùng cho trẻ em có cân nặng dưới 10kg hoặc dưới 3 tuổi.
 
  Liều lượng thuốc dùng cho trẻ em là theo cân nặng của trẻ. Hiện nay trên thế giới, nhiều loại thuốc kháng virus đã có dạng si-rô dành riêng cho trẻ em những ở Việt Nam hiện nay chưa có. Để khắc phục, một số bác sỹ đã dùng thuốc của người lớn, cắt ra để điều trị cho trẻ em. Đây là giải pháp tạm thời vì việc chia thuốc bằng phương pháp thủ công như vậy không đảm bảo liều dùng chính xác cho trẻ.
 
   III.           Một số điểm cần lưu tâm
 
 1) Uống Cotrimoxazole để dự phòng nhiễm trùng cơ hội
 
·                           tất cả trẻ em do các bàn mẹ có HIV sinh ra đều cần uống Cotrimoxazole để dự phòng nhiễm trùng cơ hội.
 
·                           liều lượng: nửa (1/2) viên đơn (viên 480mg) cho trẻ dưới 10kg, một viên đơn cho trẻ từ 10-25/kg và một viên kép (960mg) cho trẻ trên 25kg.
 
·                           chỉ nên cho trẻ ngừng uống khi đã xác định chắc chắn là trẻ không nhiễm HIV và trẻ không bú mẹ, hoặc sau khi trẻ đã được điều trị bằng thuốc kháng virus và có dấu hiệu phục hồi tốt.
 
 2)Tiêm phòng( chủng ngừa)
 
  Nhìn chung việc tiêm phòng cho trẻ em có HIV là an toàn và cần thiết. Đặc biệt, một số bệnh như sởi và thuỷ đậu khi gây bệnh ở những trẻ có HIV có thể diễn biến rất nặng vì vậy nên tiêm phòng cho các em bé những bệnh này.
 
  Vắc-xin thuỷ đậu hiện không có trong chương trình tiêm chủng mở rộng nhưng nhiều trung tâm y tế dự phòng của các thành phố lớn có loại vắc-xin này.
 
  Tuy nhiên, có một số loại vắc-xin mà bản chất là virus vẫn còn sống mà bị làm yếu đi (vắc-xin giảm độc lực) thì không nên dùng cho trẻ có HIV hoặc nghi ngờ có HIV (ví dụ như con mới sinh của bà mẹ có HIV) để đề phòng trường hợp cơ thể các em quá yếu, không những không tạo được miễn dịch chống lại virus đó mà còn bị mắc bệnh ví dụ như vắc-xin tiêm phòng lao và vắc-xin uống phòng bại liệt trong chương trình tiêm chủng mở rộng ở Việt Nam hiện nay.
Ta ném mình giữa dòng đời đen bạc/ Mất mát đắng cay một thời lầm lỡ.
thanks 1 người cảm ơn Tứ phương cho bài viết.
hoanguyen_hn trên 04-06-2012(UTC) ngày
Offline Tứ phương  
#15 Đã gửi : 21/05/2012 lúc 11:23:26(UTC)
Tứ phương

Danh hiệu: Thành viên gắn bó

Nhóm: Thành viên chính thức, Hội viên Câu lạc bộ ARV
Gia nhập: 05-12-2011(UTC)
Bài viết: 208
Man
Đến từ: Nơi mẹ sinh tôi ra.

Thanks: 49 times
Được cảm ơn: 120 lần trong 83 bài viết
                           CHỦNG NGỪA CÁC BỆNH NHIỄM KHUẨN NẶNG Ở
                                           TRẺ EM BỊ NHIỄM HIV

  Các từ viết tắt:
  BCG: vắc-xin ngừa lao
  DT (Diptheria, Tetanus toxoids): các độc tố của Bạch hầu, Uốn váng
  DTaP (Diptheria, tetatus, acellular pertussis): Bạch hầu, uốn váng và ho gà
  HBIG (Hepatitis B immunoglobulin): globulin miễn dịch viêm gan B
  Hep A (hepatitis A): Viêm gan A
  Hep B (Hepatitis B): Viêm gan B
  HiB (Haemophilus influenzae type b)
  IGIV (Intravenous immunoglobulin): globulin miễn dịch tiêm tĩnh mạch
  IPV (Inactivated polio vaccine): vắc-xin bại liệt bất họat
  MMR (Measles, mumps and rubella): sởi, quai bị và rubella
  OPV ( Oral polio vaccine): Vắc-xin bại liệt dạng uống
  PCV ( Pneumococcal conjugate): cộng hợp phế cầu
  Var (Varicella): Thủy đậu
  VZIG (Varicella-zoster immunoglobulin): globulin miễn dịch với thủy đậu và zô-na

      TỔNG QUAN:
  Dữ liệu về việc sử dụng các vắc-xin vi khuẩn và vi-rút sống hiện nay ở trẻ em nhiễm HIV còn giới hạn, nhưng các biến chứng sau chủng ngừa BCG và sởi đã được tường thuật. Vì đã có báo cáo các trường hợp sởi nặng ở trẻ em nhiễm HIV, bao gồm cả các trường hợp tử vong do sởi, chiếm khoảng 40%, nên việc chủng ngừa sởi (có trong vắc-xin MMR) được khuyến cáo cho hầu hết các trường hợp nhiễm HIV ở trẻ em, bao gồm cả trẻ có triệu chứng nhưng chưa suy giảm miễn dịch nặng, cũng như cả trẻ không triệu chứng. Nên tiêm Vắc-xin cho trẻ lúc 12 tháng tuổi để tăng cường khả năng đáp ứng miễn dịch. Trong vùng có dịch sởi, nên tiêm vắc-xin sớm hơn, chẳng hạn lúc 6-9 tháng tuổi, sau đó tiêm tiếp một mũi vào 12 tháng tuổi (hay một tháng sau tiêm mũi đầu tiên). Đối với trường hợp tiêm liều thứ nhất lúc 12 tháng tuổi, thì sau một tháng tiêm tiếp liều thứ hai để kích thích chuyển đổi huyết thanh càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, đối với bệnh nhân nhiễm HIV suy giảm miễn dịch trầm trọng, tức là có số tế bào CD4 thấp hay tỉ lệ CD4 so với toàn bộ tế bào lym-phô khá thấp thì không nên chủng  vắc-xin sởi.
  Vắc-xin thủy đậu nên được cân nhắc kỹ lưỡng khi tiêm cho trẻ nhiễm HIV không triệu chứng hay có triệu chứng nhẹ với tỉ lệ tế bào CD4 chiếm trên 25% so với toàn bộ lym-phô bào. Trẻ nhiễm HIV không hay có triệu chứng cũng nên được chủng các vắc-xin thường quy khác như DTaP, IPV, Viêm gan B, và HiB cộng hợp, theo lịch tiêm chủng đã khuyến cáo. Chủng ngừa vắc-xin cúm cũng được khuyến cáo ở trẻ nhiễm HIV. Chủng ngừa phế cầu cũng được chỉ định dựa vào tuổi và các khuyến cáo đặc thù cho vắc-xin. Các dữ liệu về tác động của tiêm chủng thường quy đối với tải lượng vi-rút còn khá hạn chế. Một số nghiên cứu ở người lớn cho thấy có sự gia tăng thoáng qua mức ARN-HIV sau khi tiêm vắc-xin cúm và phế cầu, trong khi các nghiên cứu khác lại không cho thấy điều này. Không có bằng chứng cho rằng sự gia tăng thoáng qua này ảnh hưởng đến diễn tiến của bệnh.
Ở Hoa Kỳ, BCG bị chống chỉ định ở bệnh nhân nhiễm HIV. Trên thế giới, ở một số vùng có tỉ suất nhiễm lao mới cao, Tổ chức y tế thế giới (WHO) khuyến cáo chủng ngừa BCG cho trẻ nhiễm HIV không triệu chứng.
  Người ta không khuyến cáo việc xét nghiệm HIV ở trẻ em một cách thường quy hay mở rộng trước khi tiêm chủng. Trẻ không biểu hiện lâm sàng hay không biểu hiện một yếu tố nguy cơ nhiễm HIV nào nên được chủng ngừa theo như khuyến cáo của việc chủng ngừa thường quy.
Lọại vi-rút Thủy đậu – Zô-na có trong vắc-xin rất hiếm khi truyền từ người khỏe mạnh. Vì vậy, các thành viên trong gia đình của người nhiễm HIV có thể được chủng ngừa vắc-xin thủy đậu sống. Không cần phải đề phòng nếu sau khi tiêm ngừa vắc-xin mà trẻ không có dấu hiệu nổi mẫn. Người được tiêm ngừa nếu có nổi mẫn thì phải tránh tiếp xúc với những cá thể bị suy giảm miễn dịch trong suốt thời gian nổi mẫn. Nếu như người suy giảm miễn dịch mắc thủy đậu do tiếp xúc như trong trường hợp đã nêu thì bệnh sẽ diễn tiến nhẹ; không cần phải chỉ định dùng VZIG để phòng ngừa sự lây truyền bệnh do tiếp xúc.
     CHỦNG NGỪA CHO TRẺ BỊ SUY GIẢM MIỄN DỊCH
  Tính an toàn và hiệu quả của các vắc-xin tiêm cho người bị suy giảm miễn dịch hầu như phụ thuộc vào bản chất và mức độ suy giảm miễn dịch. Người bị suy giảm miễn dịch thay đổi theo mức độ suy giảm miễn dịch và tính cảm nhiễm với nhiễm trùng. Các điều kiện suy giảm miễn dịch có khả năng tập hợp lại thành 2 nhóm chính: các rối lọan hệ thống miễn dịch nguyên phát và thứ phát. Rối loạn hệ thống miễn dịch nguyên phát thông thường có tính di truyền, bao gồm các rối loạn miễn dịch (dịch thể) các lym-phô bào B, miễn dịch (qua trung gian tế bào)lym-phô T, bổ thể, và chức đại thực bào. Rối loạn hệ thống miễn dịch thứ phát thường có tính mắc phải và xảy ra ở người nhiễm HIV hoặc hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải, u ác tính, hoặc trong các trường hợp ghép mô cấy phải dùng xạ trị hay trị liệu ức chế miễn dịch. Thông thường, người bị suy giảm miễn dịch nặng hay ở người mà tình trạng miễn dịch chưa được biết chắc chắn thì không nên tiêm loại vắc-xin sống cho dù là vi-rút hay vi trùng vì sẽ có nguy cơ tiến triển thành bệnh.
  Các vắc-xin bất hoạt và các globulin miễn dịch nên được sử dụng một cách thích hợp vì nguy cơ biến chứng ở người suy giảm miễn dịch không gia tăng khi dùng các sản phẩm này. Tuy nhiên, ở trẻ suy giảm miễn dịch, đáp ứng miễn dịch với các vắc-xin bất hoạt (ví dụ như: DTaP, viêm gan B, bại liệt bất hoạt, Hib, phế cầu và cúm) có thể thay đổi và không đầy đủ. Vì vậy, tính sinh miễn dịch của các vắc-xin ở những trẻ này có thể bị giảm đi một cách đáng kể. Ở trẻ bị suy giảm miễn dịch thứ phát, khả năng phát triển đáp ứng miễn dịch đầy đủ phụ thuộc vào lúc xảy ra tình trạng ức chế miễn dịch.
  Các vắc-xin sống bị chống chỉ định ở hầu hết các bệnh nhân bị khiếm khuyết tế bào lym-phô B ngoại trừ thiếu hụt IgA và cho tất cả các bệnh nhân rối loạn chức năng miễn dịch qua trung gian tế bào lym-phô T. Các vắc-xin sởi và thủy đậu nên được cân nhắc ở trẻ có rối loạn lym-phô B; tuy nhiên, đáp ứng kháng thể có thể không xảy ra vì đang mắc bệnh hay vì bệnh nhân đang được tiêm tĩnh mạch globulin miễn dịch định kỳ. Các trường hợp nhiễm trùng gây tử vong do vi-rút từ các vắc-xin bại liệt và sởi đã xảy ra ở trẻ có rối loạn chức năng tế bào T sau khi sử dụng các vắc-xin sống này. Vắc-xin bại liệt uống không còn được khuyến cáo trong sử dụng thường quy ở Hoa Kỳ. Các vắc-xin bất hoạt nên được chỉ định. Trẻ thiếu hụt khả năng tổng hợp kháng thể thì không có khả năng đáp ứng với bất cứ một vắc-xin nào để tân tạo kháng thể và nên cho dùng globulin miễn dịch đều đặn (thường là IGIV) để tạo ra miễn dịch thụ động bảo vệ trẻ khỏi các bệnh nhiễm trùng. Các globulin miễn dịch đặc hiệu (thí dụ Globulin miễn dịch Thủy đậu – Zôna (VZIG) hiện đang lưu hành dùng để phòng ngừa sau tiếp xúc một số bệnh nhiễm trùng. Trẻ thiếu hụt kháng thể và tế bào lym-phô B nhẹ có mức độ đáp ứng với vắc-xin trung bình và có thể cần phải theo dõi hiệu giá kháng thể để xác nhận tính sinh miễn dịch.
  Nhiều yếu tố nên được cân nhắc trong chủng ngừa cho trẻ bị suy giảm miễn dịch thứ phát, bao gồm căn bệnh đã đề cập, trị liệu ức chế miễn dịch (liều và loch điều trị), và các bệnh nhiễm trùng và bệnh sử chủng ngừa của bệnh nhân. Các vắc-xin sống thông thường bị chống chỉ định bởi vì gia tăng nguy cơ bị các tác dụng phụ nguy hiểm. Một số ngoại lệ ở trẻ bị nhiễm HIV là chúng không bị suy giảm miễn dịch trầm trọng, và trong trường hợp này vắc-xin phối hợp sởi, quai bị và rubella (MMR) được khuyến cáo sử dụng; có thể xét đến việc dùng vắc-xin thủy đậu nếu tỷ lệ tế bào CD4 > 25%. Việc sử dụng vắc-xin thủy đậu ở trẻ em có ung thư lymphô bào cấp trong giai đoạn thoái lui nên được cân nhắc bởi vì nguy cơ phát triển thủy đậu tự nhiên chiếm ưu thế so với nguy cơ phát triển thủy đậu do vi-rút từ vắc-xin sống giảm độc lực.
 Theo: Arthur Ammann, Immunization of HIV-exposed or –infected infants and Children,
 Women, Children and HIV, Second Edition, published April 2002


Ta ném mình giữa dòng đời đen bạc/ Mất mát đắng cay một thời lầm lỡ.
thanks 1 người cảm ơn Tứ phương cho bài viết.
hoanguyen_hn trên 04-06-2012(UTC) ngày
Offline Tứ phương  
#16 Đã gửi : 21/05/2012 lúc 11:30:29(UTC)
Tứ phương

Danh hiệu: Thành viên gắn bó

Nhóm: Thành viên chính thức, Hội viên Câu lạc bộ ARV
Gia nhập: 05-12-2011(UTC)
Bài viết: 208
Man
Đến từ: Nơi mẹ sinh tôi ra.

Thanks: 49 times
Được cảm ơn: 120 lần trong 83 bài viết
                                        Điều trị ARV cho trẻ nhiễm HIV

   Mục đích của điều trị thuốc kháng virus (ARV) cho trẻ em nhiễm HIV nhằm ức chế sự nhân lên của virus và kìm hãm lượng virus trong máu ở mức thấp nhất; Phục hồi chức năng miễn dịch, giảm nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng cơ hội; Cải thiện chất lượng sống và tăng khả năng sống sót ở trẻ; Duy trì sự phát triển bình thường cho trẻ cả về thể chất và trí tuệ.

 UserPostedImage
 Cần tuân thủ tuyệt đối phác đồ điều trị ARV cho trẻ
nhiễm HIV  Trẻ cần phải tuân thủ điều trị tuyệt đối.

  Điều trị ARV là một phần trong tổng thể các dịch vụ chăm sóc, dinh dưỡng, hỗ trợ y tế, tâm lý và xã hội cho trẻ nhiễm HIV/AIDS. Bất cứ phác đồ điều trị nào cũng phải có ít nhất 3 loại thuốc. Cần chú ý, điều trị ARV là điều trị suốt đời nên trẻ cần phải tuân thủ điều trị tuyệt đối để đảm bảo hiệu quả điều trị và tránh kháng thuốc.

  Theo hướng dẫn mới nhất ngày 2/11/2011 của Bộ Y tế, đối với trẻ dưới 24 tháng tuổi đã từng tiếp xúc với NVP hoặc EFV (Efavirenz) do mẹ điều trị thuốc kháng virus hoặc sử dụng thuốc kháng virus để dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con dùng AZT + 3TC + LPV/r.

  Đối với trẻ dưới 24 tháng tuổi không có hoặc không rõ tiền sử tiếp xúc với NVP hoặc EFV do mẹ điều trị thuốc kháng virus hoặc sử dụng thuốc kháng virus để dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con dùng AZT + 3TC + NVP. Trẻ từ 24 tháng tuổi đến 36 tháng tuổi dùng AZT/d4T (Stavudine) + 3TC + NVP. Trẻ trên 36 tháng tuổi dùng AZT +3TC + NVP/EFV. Trong trường hợp không sử dụng được AZT thay bằng ABC (Abacavir). Nếu có chống chỉ định với ABC thì thay bằng d4T.

  Trẻ được điều trị bằng thuốc kháng virus cần được tái khám và phát thuốc định kỳ 1-2 tháng/lần. Khi bắt đầu điều trị trẻ cần được tái khám sớm để được tư vấn, hỗ trợ tuân thủ và theo dõi các tác dụng phụ của thuốc. Khi đã đảm bảo trẻ tuân thủ điều trị và dung nạp thuốc tốt, lâm sàng cải thiện, thì thời gian giữa các lần tái khám có thể dài hơn.

  Khi phát hiện ra việc quên cho trẻ uống thuốc theo lịch thì điều đầu tiên là phải cho trẻ uống ngay liều thuốc vừa quên. Tiếp theo tính thời gian uống liều kế tiếp theo lịch như thường lệ. Nếu thời gian đến liều uống kế tiếp còn trên 4 giờ, cho trẻ uống liều đó vào đúng thời gian theo lịch như bình thường. Thời gian đến liều uống kế tiếp còn dưới 4 giờ, không được cho trẻ uống liều kế tiếp theo lịch cũ  mà phỉa đợi trên 4 giờ mới cho uống. Nếu quên cho trẻ uống hơn 2 liều trong 1 tuần, hãy báo cho bác sĩ của trẻ để được hướng dẫn.          

                                                                 (Theo báo Sức khoẻ đời sống)
Ta ném mình giữa dòng đời đen bạc/ Mất mát đắng cay một thời lầm lỡ.
thanks 1 người cảm ơn Tứ phương cho bài viết.
hoanguyen_hn trên 04-06-2012(UTC) ngày
Offline Tứ phương  
#17 Đã gửi : 22/05/2012 lúc 05:28:09(UTC)
Tứ phương

Danh hiệu: Thành viên gắn bó

Nhóm: Thành viên chính thức, Hội viên Câu lạc bộ ARV
Gia nhập: 05-12-2011(UTC)
Bài viết: 208
Man
Đến từ: Nơi mẹ sinh tôi ra.

Thanks: 49 times
Được cảm ơn: 120 lần trong 83 bài viết
           BIỂU HIỆN LÂM SÀNG VÀ NHIỄM TRÙNG CƠ HỘI
                    HAY GẶP Ở TRẺ NHIỄM HIV

                 
  Biểu hiện lâm sàng và nhiễm trùng cơ hội hay gặp ở trẻ bị nhiễm HIV từ mẹ

  Kháng thể là các protein trong hệ miễn dịch, có nhiệm vụ nhận dạng và chống virut cũng như vi khuẩn hoặc tìm kiếm, tiêu diệt tế bào đột biến, trong đó có cả tế bào gây ung thư. Vì vậy, muốn chẩn đoán sớm phải dựa vào các xét nghiệm tìm kháng nguyên HIV (kháng nguyên là những chất được tiết ra bởi vi khuẩn hoặc vi trùng để làm hại cơ thể) – hay nói cách khác là tìm chính virus HIV ngay sau đẻ, vào các thời điểm 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng sau khi sinh.  


  Hiện nay, xét nghiệm tìm kháng nguyên HIV để chẩn đoán sớm cho trẻ đã được thực hiện tại Việt Nam ở Viện Vệ sinh Dịch tế Trung ương.
 
  Khi nhiễm HIV ở trẻ cũng có một số biểu hiện lâm sàng sau đây:
 
  Thời gian ủ bệnh
 
  Với những trẻ bị lây nhiễm từ bào thai, khi sinh ra, hầu hết trẻ đều bình thường, khoẻ mạnh, chỉ có một số ít có cân nặng thấp hơn so với tuổi thai.
 
  Với những trẻ bị lây nhiễm trong khi sinh hoặc sau sinh (do bú sữa mẹ) thì một vài tuần sau sinh có thể có những biểu hiện sốt nhẹ, mệt mỏi, quấy khóc, có thể khám thấy gan lách to (gần giống với giai đoạn tiền triệu chứng của người lớn nhiễm HIV).
 
  Số trẻ nhiễm HIV tuỳ theo biểu hiện lâm sàng xảy ra sau đó sớm hay muộn được chia thành 2 nhóm:
 
 - Nhóm có thời gian ủ bệnh ngắn: chiếm khoảng 20% với các biểu hiện lâm sàng xảy ra trung bình từ 3 đến 6 tháng sau sinh.
 
 - Nhóm thời gian ủ bệnh dài: chiếm khoảng 80% với các biểu hiện lâm sàng xảy ra trung bình ở giai đoạn 5 đến 7 tuổi.
 
  Như vậy, so với người lớn, thời gian ủ bệnh của trẻ ngắn hơn và thường tiến triển tới AIDS nhanh hơn và nặng hơn.
 
  Giai đoạn có biểu hiện lâm sàng
 
 a. Các biểu hiện lâm sàng
 
 Hạch to: thường thấy hạch to nhỏ không đều ở nhiều nơi, nhiều nhất là vùng cổ, dưới hàm, nách, bẹn, thường không đau, mật độ chắc, diễn biến dai dẳng.
 
 Gan lách to: Có thể gặp gan to hoặc lách to riêng biệt hoặc cả gan lách đều to (thường to ít và không có biến đổi đặc biệt về hình thể và tính chất).
 
 Không tăng cân hoặc sút cân: thường xảy ra ở giai đoạn muộn, trẻ sút cân nhiều ở giai đoạn AIDS tiến triển muộn và đặc biệt có nhiễm trùng cơ hội.
 
 Sốt kéo dài: Giai đoạn đầu thường sốt dai dẳng không có quy luật, không rõ căn nguyên, có thể nặng lên khi có nhiễm trùng cơ hội. Sốt thường kéo dài khoảng hơn 1 tháng
 
 Tiêu chảy mạn tính: Thường xảy ra ở giai đoạn AIDS tiến triển nặng, kết hợp với nhiễm khuẩn đường ruột.
 
 Ngoài ra có thể gặp các tổn thương thần kinh, bệnh viêm phổi kẽ thâm nhiễm lympho, viêm tuyến mang tai, xuất huyết giảm tiểu cầu, tan máu tự nhiên, viêm cơ tim, viêm thận,... và ung thư da dạng sarcoma Kaposi (mặc dù ở trẻ em hiếm gặp hơn nhiều so với người lớn).
 
 b. Các nhiễm trùng cơ hội hay gặp
 
 Nhiễm trùng da: hay gặp do các loại virut herpes, chốc lở do tụ cầu, liên cầu và có thể do một số loại nấm.
 
 Nhiễm trùng phổi: Hay gặp nhất là viêm phổi do một số loại virut hoặc một số loại nấm. Đặc biệt cần chú ý đến bệnh lao phổi. Tỷ lệ mắc bệnh lao phổi ở những trẻ nhiễm HIV thường khá cao.
 
 Nhiễm trùng tiêu hoá: Cũng thường xảy ra do mắc các loại vi khuẩn viêm dạ dày - ruột như E.coli, Salmonella, trực khuẩn lỵ,... và có thể do nấm đặc biệt là nấm Candida albicans.
 
 Ngoài những loại nhiễm trùng cơ hội hay gặp kể trên còn có thể gặp viêm màng não do nấm, viêm gan virut các loại…
 
  Khi các trẻ chưa được xét nghiệm và chẩn đoán HIV, các bà mẹ cũng cần chú ý những biểu hiện bất thường của trẻ và cần đến bác sỹ để được khám, chẩn đoán và có hướng điều trị cụ thể.
 

 
Ta ném mình giữa dòng đời đen bạc/ Mất mát đắng cay một thời lầm lỡ.
thanks 1 người cảm ơn Tứ phương cho bài viết.
hoanguyen_hn trên 04-06-2012(UTC) ngày
Offline Tứ phương  
#18 Đã gửi : 22/05/2012 lúc 06:26:42(UTC)
Tứ phương

Danh hiệu: Thành viên gắn bó

Nhóm: Thành viên chính thức, Hội viên Câu lạc bộ ARV
Gia nhập: 05-12-2011(UTC)
Bài viết: 208
Man
Đến từ: Nơi mẹ sinh tôi ra.

Thanks: 49 times
Được cảm ơn: 120 lần trong 83 bài viết
                             MỚM THỨC ĂN LÂY NHIỄM HIV
   Theo một cảnh báo tại hội nghị khoa học ở Boston, Mỹ, thức ăn mà người mẹ nhai trước để mớm cho bé có thể truyền virus HIV.
   Nhai và mớm là việc làm phổ biến của phụ nữ tại các quốc gia nghèo, đang phát triển.
Các nhà khoa học của Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa bệnh tật Mỹ (CDC) cho biết, máu chứ không phải nước bọt đã truyền HIV, có thể do người mẹ bị chảy máu răng hoặc miệng. Và thức ăn nhiễm HIV này lại truyền vào đứa trẻ qua các vết rách hoặc viêm trong miệng và đường tiêu hóa.
   CDC khẳng định rằng cần nghiên cứu thêm, nhưng khuyến cáo các bậc cha mẹ hay bảo mẫu không nhai mớm thức ăn cho trẻ.
   Trong vụ một đứa trẻ gốc châu Phi ở Miami có kết quả dương tính HIV năm 1993, người chăm sóc là bác ruột nhiễm HIV đã truyền cho đứa trẻ qua đường mớm thức ăn.
Trong hai trường hợp khác, một bé gái 8 tháng tuổi và một bé trai 3 tuổi đều nhiễm HIV từ mẹ bị bệnh.
Ta ném mình giữa dòng đời đen bạc/ Mất mát đắng cay một thời lầm lỡ.
thanks 1 người cảm ơn Tứ phương cho bài viết.
hoanguyen_hn trên 04-06-2012(UTC) ngày
Offline Tứ phương  
#19 Đã gửi : 22/05/2012 lúc 06:29:48(UTC)
Tứ phương

Danh hiệu: Thành viên gắn bó

Nhóm: Thành viên chính thức, Hội viên Câu lạc bộ ARV
Gia nhập: 05-12-2011(UTC)
Bài viết: 208
Man
Đến từ: Nơi mẹ sinh tôi ra.

Thanks: 49 times
Được cảm ơn: 120 lần trong 83 bài viết
            Cách nuôi dưỡng trẻ nhỏ sinh ra từ mẹ nhiễm HIV

   HIV có thể truyền từ người mẹ nhiễm HIV sang con trong khi có thai, khi đẻ và khi cho con bú. Đây được gọi là đường lây truyền từ mẹ sang con. Người mẹ nhiễm HIV cần cho con bú đúng cách, tránh làm nứt vú, viêm vú…

   Theo một số điều tra, ước tính nguy cơ lây truyền HIV từ mẹ sang con theo từng giai đoạn nếu không được can thiệp như sau: Trong khi mang thai: 5-10%; Trong khi chuyển dạ và đẻ: 10-15%; Trong thời gian cho con bú 5-20%; Tính chung nếu không nuôi con bằng sữa mẹ (NCBSM) 15-25%; Tính chung nếu NCBSM đến 6 tháng: 20-35%; Tính chung nếu NCBSM đến 18-24 tháng: 30-45%.
- Khoảng 2/3 trẻ sinh ra từ mẹ nhiễm HIV sẽ không bị nhiễm kể cả không được can thiệp như dùng thuốc chống virut hoặc mổ đẻ.
- Khoảng 5-20% trẻ sinh ra từ mẹ nhiễm HIV sẽ bị nhiễm virut qua sữa mẹ. Nguy cơ này vẫn tiếp tục chừng nào bà mẹ vẫn còn cho con bú, tỷ lệ này tăng lên hay giảm đi theo thời gian cho con bú.
- Bú mẹ hoàn toàn trong vài tháng đầu có thể làm giảm nguy cơ lây nhiễm hơn là ăn hỗn hợp. Nhiều nghiên cứu vẫn đang tiếp tục làm rõ hơn vấn đề này.
Những yếu tố ảnh hưởng đến sự lây truyền HIV từ mẹ sang con qua sữa mẹ
- Nhiễm HIV mới trong lúc có thai và cho con bú, vì lúc này lượng virut trong máu cao làm trẻ dễ bị nhiễm hơn. Nhiễm HIV thể nặng mà không được điều trị thì lượng virut trong máu cao dễ lây truyền cho con. Thời gian cho bú mẹ càng dài, nguy cơ càng cao. Bú mẹ hoàn toàn trong vài tháng đầu ít nguy cơ hơn ăn hỗn hợp.
Người ta cho rằng, các thức ăn, đồ uống khác có thể là nguyên nhân gây ra tiêu chảy làm tổn thương niêm mạc ruột. Điều này làm cho virut dễ xâm nhập vào cơ thể trẻ. Tình trạng nứt núm vú, áp-xe vú sẽ tăng nguy cơ lây. Tình trạng miệng của trẻ bị đau hoặc tưa miệng làm cho virut dễ dàng truyền sang trẻ qua vùng niêm mạc bị tổn thương.
   Lựa chọn cách nuôi trẻ như thế nào là tốt nhất?
   5 điều kiện của thức ăn thay thế:
- Được chấp nhận: Bà mẹ không gặp cản trở nào về tập quán, các vấn đề xã hội, sự sợ hãi hoặc kỳ thị khi nuôi trẻ bằng thức ăn thay thế.
- Có khả năng: Bà mẹ (hoặc gia đình) có đủ thời gian, kiến thức, kỹ năng và các nguồn lực khác để chuẩn bị thức ăn thay thế phù hợp lứa tuổi của trẻ.
- Đáp ứng được: Bà mẹ và gia đình được cộng đồng y tế hỗ trợ khi cần, bảo đảm đủ thức ăn thay thế cho trẻ mà không ảnh hưởng đến sức khỏe và tình trạng dinh dưỡng của gia đình.
- Lâu dài: Những thức ăn thay thế phải được cung cấp liên tục theo nhu cầu của trẻ đến 1 tuổi hoặc lâu hơn.
- An toàn: Thức ăn thay thế phải được chế biến, bảo quản đúng cách, hợp vệ sinh, đủ chất lượng cho trẻ.
  Trước hết, bà mẹ hãy nhận biết những lợi ích và bất lợi của việc NCBSM hoàn toàn sau đây:
  Lợi ích: Sữa mẹ là thức ăn hoàn hảo nhất, bảo vệ trẻ chống lại nhiều bệnh, đặc biệt là tiêu chảy và nhiễm khuẩn hô hấp. Cung cấp đầy đủ dinh dưỡng và nước, do đó trẻ không cần thức ăn, nước uống nào khác. Sữa mẹ luôn có sẵn, không mất tiền và không cần thời gian chuẩn bị. So với ăn hỗn hợp thì bú mẹ hoàn toàn trong vài tháng đầu nguy cơ nhiễm HIV thấp hơn. Bú mẹ giúp bà mẹ kế hoạch hóa gia đình, chậm có thai trở lại.
  Bất lợi: Trẻ càng bú kéo dài càng tăng nguy cơ phơi nhiễm với HIV. Nếu cho trẻ uống thêm nước hay các thức ăn, đồ uống khác (ăn hỗn hợp) sẽ làm tăng nguy cơ tiêu chảy và các bệnh nhiễm khuẩn khác. Vì vậy, cần hỗ trợ để các bà mẹ cho trẻ ăn sữa mẹ hoàn toàn cho đến khi họ lựa chọn được cách nuôi dưỡng khác cho trẻ. NCBSM hoàn toàn sẽ khó khăn cho bà mẹ đi làm vì không thể mang theo con đi cùng. Khó khăn đối với các bà mẹ bị bệnh.
   Các bà mẹ bị nhiễm HIV sẽ có 2 cách lựa chọn sau:
- Nếu hoàn cảnh kinh tế gia đình khó khăn thì có thể lựa chọn NCBSM trong vài tháng đầu. Vì lúc này trẻ không được nuôi dưỡng tốt sẽ bị suy dinh dưỡng và nhiễm nhiều bệnh tật gây nguy hiểm hơn. Nhưng nên ngừng cho bú sớm ngay khi đã chuẩn bị đủ thức ăn thay thế đáp ứng 5 điều kiện.
  Khi đã chọn NCBSM phải cho trẻ bú đúng cách để tránh làm nứt núm vú, viêm vú của mẹ vì cả hai đều có thể tăng nguy cơ lây truyền HIV. Với một số bà mẹ không có thức ăn thay thế đủ 5 điều kiện mà muốn ngừng cho trẻ bú trực tiếp thì nên vắt sữa ra đun nóng. Dù rằng đun nóng sữa mẹ sẽ làm giảm các yếu tố miễn dịch và các enzym cần thiết nhưng vẫn còn các chất dinh dưỡng như đạm, đường, mỡ, vi khoáng.
- Nếu hoàn cảnh kinh tế gia đình khá giả, bà mẹ có thể lựa chọn nuôi trẻ bằng thức ăn thay thế, đó là quá trình nuôi trẻ không được nuôi bằng sữa mẹ mà bằng một chế độ ăn cung cấp đầy đủ năng lượng với các thành phần dinh dưỡng hợp lý, đáp ứng nhu cầu theo tuổi của trẻ cho đến khi trẻ có thể ăn được các thức ăn cùng với gia đình.
  Tất cả trẻ em đều phải được ăn bổ sung khi tròn 6 tháng tuổi. Tuy nhiên, khi không NCBSM cũng có nhiều điều bất lợi bao gồm các nguy cơ đối với sức khỏe của trẻ. Các bà mẹ cần thường xuyên tiếp cận thông tin, thật cân nhắc khi lựa chọn cách nuôi trẻ phù hợp với hoàn cảnh của mình.
                                                            Nguồn: suckhoedoisong.vn
Ta ném mình giữa dòng đời đen bạc/ Mất mát đắng cay một thời lầm lỡ.
thanks 1 người cảm ơn Tứ phương cho bài viết.
hoanguyen_hn trên 04-06-2012(UTC) ngày
Offline Tứ phương  
#20 Đã gửi : 22/05/2012 lúc 06:33:12(UTC)
Tứ phương

Danh hiệu: Thành viên gắn bó

Nhóm: Thành viên chính thức, Hội viên Câu lạc bộ ARV
Gia nhập: 05-12-2011(UTC)
Bài viết: 208
Man
Đến từ: Nơi mẹ sinh tôi ra.

Thanks: 49 times
Được cảm ơn: 120 lần trong 83 bài viết
                               Có nên mớm thức ăn cho trẻ?

   Mớm thức ăn cho trẻ không phải là hình ảnh quá xa lạ với người phương Đông, nhưng với những cư dân các nước phương Tây, hành động này dễ bị cho là mất vệ sinh. Tuy nhiên, theo một nghiên cứu được công bố mới đây, việc mớm thức ăn cho trẻ là một phương pháp cho ăn lành mạnh.

   Theo Live Science, việc người lớn, đặc biệt là người mẹ, nhai thức ăn trước khi đút cho trẻ sơ sinh sẽ giúp trẻ sơ sinh nhận được nước bọt của bà mẹ, làm tăng hệ thống miễn dịch của trẻ. Điều này chúng không thể nhận được từ nguồn thức ăn đã nghiền thành bột, được mua sẵn ở các cửa hàng. Những lợi ích của việc mớm thức ăn gần đây mới được nghiên cứu, nhưng chúng đã sớm được phát hiện cùng với những lợi ích của việc nuôi con bằng sữa mẹ.

UserPostedImage
Mớm thức ăn giúp củng cố hệ thống miễn dịch cho trẻ. (Ảnh: Live Science)

   Trẻ em bắt đầu có nhu cầu với thực phẩm không sữa trong khẩu phần ăn của chúng khi 6 tháng tuổi, nhưng chúng lại chưa phát triển răng hàm để nhai thức ăn cho tới khi đủ 18-24 tháng tuổi. Theo nghiên cứu do Gretel Pelto, một nhà nhân học tại Đại học Cornell, làm trưởng nhóm, mớm thức ăn vẫn được sử dụng trong nhiều nền văn hóa hiện nay.

   Thay vì cho đó là cách làm thiếu vệ sinh, Pelto và nhiều nhà khoa học khác cho rằng phương pháp này giúp xây dựng hệ thống miễn dịch mà đã được bắt đầu với quá trình nuôi con bằng sữa mẹ. Khi nhận thức ăn được mớm từ người mẹ, trẻ sơ sinh sẽ nhận cả những mầm bệnh có thể có trong nước bọt của mẹ, và cơ thể trẻ bắt đầu sản xuất kháng thể, hệ thống miễn dịch của chúng cũng sẽ có quá trình “tập dượt” để đối phó với những tác nhân gây bệnh tương tự mà chúng sẽ gặp sau này. Điều này cũng sẽ ngăn ngừa bệnh hen suyễn, căn bệnh rất phổ biến trong xã hội công nghiệp.

   Phần lớn những người phản đối việc mớm thức ăn cho trẻ vì cho rằng trẻ có thể lây bệnh qua đường nước bọt. Ví dụ như, phụ nữ nhiễm HIV được khuyên không nên mớm thức ăn cho trẻ.

   Tuy nhiên, qua nghiên cứu cho thấy, các bệnh truyền nhiễm qua việc mớm thức ăn cho trẻ thực sự không nhiều như người ta vẫn thường mặc định, do các kháng thể tự nhiên trong nước bọt sẽ làm giảm đáng kể việc lây nhiễm này.

   Nghiên cứu của Samuel Baron, thuộc Khoa Miễn dịch học của Đại học Y tại Texas, đã chứng minh rằng nguy cơ lây nhiễm HIV qua đường nước bọt thực sự rất thấp, thấp hơn rất nhiều so với nguy cơ lây truyền qua đường sữa mẹ.

                                                          Theo Vietnamnet, Livescience
Ta ném mình giữa dòng đời đen bạc/ Mất mát đắng cay một thời lầm lỡ.
Rss Feed  Atom Feed
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
2 Trang12>
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.