Trang chủ HIV  |  Web Link  |  Giới thiệu |  Liên hệ  |  English 
hiv logo

Thông báo

Icon
Error

Đăng nhập


Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to last unread
Offline Miss Evers' Boys  
#1 Đã gửi : 26/06/2012 lúc 10:16:13(UTC)
Miss Evers' Boys

Danh hiệu: Thành viên gắn bó

Nhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 31-12-2010(UTC)
Bài viết: 345

Cảm ơn: 26 lần
Được cảm ơn: 77 lần trong 52 bài viết

GNO - Theo quan điểm Phật giáo, có nỗi sợ hãi lành mạnh và nỗi sợ hãi không lành mạnh.

Ví dụ, khi ta sợ một điều gì không làm hại ta, như sợ con nhện; hoặc sợ
một cái gì ta không thế tránh được, như sợ tuổi già hay bệnh tật hay tai nạn.
Tất cả những nỗi sợ hãi này đều không lành mạnh, vì nó chỉ làm cho chúng ta không vui và khiến ta bị tê liệt ý chí mà thôi.

wkhat-vong-thanh-cong.jpg

Thoát ra "chiếc bóng" sợ hãi - Ảnh minh họa

Mặt khác, khi ai đó cai thuốc lá vì họ sợ bị ung thư phổi, thì đây là
cái sợ lành mạnh, bởi vì sự nguy hiểm đó có thật, sẽ xảy ra, và chúng ta có thể đi từng bước để ngăn ngừa nó.

Nguyên nhân sợ hãi



Chúng
ta phải chọn: một là sống yếu hèn, bị khuất phục bởi mọi sức mạnh, hai là chúng
ta nhìn ra cái khả năng dễ bị tổn hại này, nhận ra rằng ta luôn ở trong nguy
hiểm, và vì thế phải tìm cho ra một con đường để ngăn chặn sự nguy hiểm đó bằng
cách dỡ bỏ cái nguyên nhân gây ra tất cả sự sợ hãi: hoang tưởng và tiêu cực.
Như vậy chúng ta có thể tự kiểm soát mình, và nếu ta đã kiểm soát được chính mình, chúng ta không phải sợ hãi nữa.

Chúng ta có rất nhiều cái sợ: sợ khủng bố, sợ chết, sợ xa
người yêu, sợ đánh mất kiểm soát, sợ bắt giam, sợ thất bại, sợ bị chối bỏ, sợ
mất việc… Danh sách này không bao giờ chấm dứt! Nhiều cái sợ bắt nguồn từ cái
mà Đức Phật gọi là “hoang tưởng”, nghĩa là ta có một cái nhìn bị bóp méo, bị
méo mó, không đúng với sự thật, khi nhìn vào chính mình hay nhìn ra thế giới chung quanh.

Nếu chúng ta
biết cách kiểm soát tâm, dần dần giảm thiểu và cuối cùng loại trừ những hoang
tưởng này, thì nguyên nhân của sợ hãi, lành mạnh hay không lành mạnh, cũng bị trừ diệt hết.

Nỗi sợ hãi lành mạnh

Tuy nhiên, ngay lúc này chúng ta cần nỗi sợ hãi lành mạnh.
Ví dụ: Không ích gì nếu một người nghiện thuốc sợ bị ung thư phổi, trừ phi mà
anh ta có thể ngăn chặn được bệnh này, nghĩa là ngưng hút thuốc. Nếu một người
nghiện thuốc lá đã biết sợ hãi bệnh ung thư phổi, anh ta sẽ tìm cách bỏ thói
quen hút thuốc đi. Ngược lại, nếu anh ta làm ngơ trước sự nguy hiểm bị ung thư
phổi, anh ta sẽ tiếp tục tạo ra nguyên nhân dẫn đến đau khổ trong tương lai và hoàn toàn chịu thua sức mạnh của thuốc lá.

Một người
nghiện thuốc lá rất dễ bị ung thư phổi. Thật ra ngay cả bây giờ, ai ai trong
chúng ta cũng dễ bị nguy hiểm và bị tổn hại: ta dễ già, dễ bệnh, và cuối cùng
là dễ chết. Sở dĩ như vậy là bởi vì tất cả chúng ta bị mắc vào cái bẫy “luân
hồi” - một trạng thái tồn tại không thể kiểm soát được, và nó cũng phản ánh cái
tâm không kiểm soát được của chúng ta. Chúng ta rất dễ bị đau đớn về tinh thần
lẫn thể xác, xuất phát từ cái tâm không kiểm soát được, như đau khổ từ những vọng tưởng, chấp ngã, giận hờn, và si mê. 

Chúng ta phải chọn: một là sống yếu
hèn, bị khuất phục bởi mọi sức mạnh, hai là chúng ta nhìn ra cái khả năng dễ bị
tổn hại này, nhận ra rằng ta luôn ở trong nguy hiểm, và vì thế phải tìm cho ra
một con đường để ngăn chặn sự nguy hiểm đó bằng cách dỡ bỏ cái nguyên nhân gây
ra tất cả sự sợ hãi: hoang tưởng và tiêu cực. Như vậy chúng ta có thể tự kiểm
soát mình, và nếu ta đã kiểm soát được chính mình, chúng ta không phải sợ hãi nữa.

Tất cả giáo
lý của Đức Phật là những phương pháp giúp con người vượt qua ảo tưởng - nguồn gốc của mọi nỗi sợ hãi.

Quân bình sợ hãi

Khi một nỗi
sợ hãi được quân bình giữa ảo tưởng và đau khổ, những đau khổ sẽ khiến ta phải
sợ hãi, và do đó nó trở nên lành mạnh: Nó giúp thúc đẩy hành động mang tích xây
dựng để tránh một sự nguy hiểm gần kề. Chúng ta chỉ cần nghĩ đến sự sợ hãi như
một bàn đạp giúp ta tiêu trừ hết những nguyên nhân khiến ta có khả năng dễ dàng bị mất mát, bằng cách tìm một nơi nương tựa bên trong, thuộc tâm linh (niệm Phật, đọc kinh sách, nghĩ đến Phật …), và dần dần cải huấn tâm mình.

Một khi ta đã
làm được điều đó, ta không còn sợ hãi nữa, vì không còn gì có thể hãm hại ta
được, như người đã đạt được giải thoát, chiến thắng ảo tưởng, như một vị hoàn toàn giác ngộ: một vị Phật.

Thủy Ngọc winkingTheo dealingwithfear.org)

Hãy luôn "tỉnh thức" để sống trong "chánh niệm" mới có cuộc sống chân chính, an lành, thanh thản và hạnh phúc.

Không sát sinh - Không trộm cắp - Không tà dâm.

Không nói dối - Không nói thêu dệt - Không nói lật lọng - Không nói lời hung dữ.

Không tham lam - Không sân hận - Không si mê.

Quảng cáo
Offline Anhtu4791  
#2 Đã gửi : 07/07/2012 lúc 11:40:54(UTC)
anhtu4791

Danh hiệu: Thành viên gắn bó

Nhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 03-11-2007(UTC)
Bài viết: 1.063
Đến từ: Earth

Cảm ơn: 51 lần
Được cảm ơn: 121 lần trong 85 bài viết

Ngày 06.07.2012, 09:00 winkingGMT+7)

Bác sĩ trò chuyện

Chánh niệm sao khó quá!

SGTT.VN - Có những lúc ta thấy cần phải “chánh niệm”
tức không suy nghĩ vẩn vơ, không để quá khứ ràng buộc cũng như tương lai
xuất hiện trong não ta lôi kéo, mà nhìn thấu, lắng nghe mọi sự như
chúng đang là trong hiện tại để giải quyết bằng những hành động đúng
đắn. Không có chánh niệm, ta cứ so sánh những cái đã qua hoặc những dự
phóng với hiện tại rồi nảy sinh suy nghĩ tiêu cực mà sợ hãi, lo âu đến
độ phải dùng thuốc an thần hoặc thậm chí cả ma tuý. Rõ ràng “chánh niệm” sao mà khó vậy!



Giải phẫu trí nhớ

Ta nên biết, cơ sở vật chất của hoạt động trí não, tức
suy nghĩ và tư tưởng, chính là bộ óc của chúng ta. Trí nhớ là một hoạt
động thần kinh, là khả năng gìn giữ những kinh nghiệm sống đã qua, để
rồi tái hiện trong ý thức khi cần thiết. Trí nhớ là quá trình phức tạp
gồm ba giai đoạn: nhận biết, lưu trữ, tái hiện. Sự phát triển của khoa
học não bộ đã chứng minh các quá trình hoạt động thần kinh, đặc biệt ký
ức tuỳ thuộc vào cấu trúc và số lượng tế bào thần kinh, tuỳ thuộc vào hoạt động của các chất sinh học gọi là chất dẫn truyền thần kinh.

Não bộ hình thành trí nhớ thông qua thể hiện các chức
năng: tiếp nhận thông tin từ bên ngoài (ánh sáng, nhiệt độ, lời phê bình
của người khác…) hoặc từ bên trong (cảm giác của các nội tạng, áp suất
máu, sự tự dày vò bản thân…); xử lý thông tin qua quá trình phân tích,
tổng hợp, đánh giá; quyết định hành động bằng cách lập chương trình,
kiểm tra và điều hoà hành động đáp ứng. Nếu sự đáp ứng là khả năng lưu
giữ thông tin từ môi trường bên ngoài tác động vào cơ thể hoặc những
phản ứng xảy ra trong cơ thể và khi cần sẽ tái hiện, đó chính là trí
nhớ. Để tiếp nhận, xử lý các thông tin và đáp ứng, não bộ nhờ đến hoạt
động của hàng trăm tỉ tế bào thần kinh. Tế bào thần kinh là đơn vị chức
năng của não bộ có nhiệm vụ kích thích, phát và dẫn truyền các xung động
thần kinh (thực chất đây là thông tin được mã hoá thành điện thế). Các
xung động lan truyền giữa các tế bào thần kinh thông qua chất dẫn
truyền. Người ta đã xác định có khoảng 40 chất dẫn truyền thông tin
trong não bộ, góp phần tạo ra và lưu trữ trí nhớ (được cho là ở vùng
amygdala và hippocampus trên não). Một số chất dẫn truyền thần kinh có
tác dụng kích thích như acetylcholin, adrenalin, noradrenalin, glutamat…
đặc biệt acetylcholin được xem là chất tham gia chủ yếu vào hoạt động trí nhớ.

Làm chủ trí nhớ

Đến đây xin trở lại vấn đề tại sao chúng ta quá khó để “chánh niệm”? Tại sao ta cứ nhớ lại những việc xưa cũ gây phiền não?

Người ta phân trí nhớ ra làm hai loại: trí nhớ dương
tính và trí nhớ âm tính. Trí nhớ dương tính có thể lập lại tư duy cũ một
cách dễ dàng. Thí dụ như ký ức về đau đớn hay ký ức về sân si, phiền
muộn rất dễ là trí nhớ dương tính. Còn ký ức âm tính là loại mà não bộ
bỏ qua không lưu giữ các thông tin được xem là không quan trọng, không
ảnh hưởng đến cái “tôi” là chủ của não bộ đó. Nếu trí não biết vận dụng,
chuyển hoá những thông tin không cần thiết, những tư duy hại mình hại
người thành trí nhớ âm tính thì quá tốt. Chánh niệm chính là thực hiện
những việc đó, xem có vẻ đơn giản nhưng cực kỳ khó khăn do bất cứ chất
sinh học nào cũng có đời sống của nó. Chất dẫn truyền thần kinh sống
cuộc đời ngắn ngủi, do bên cạnh nó có chất phân huỷ gọi là enzym (như
acetylcholin bị phân huỷ bởi enzym acetylcholin esterase). Kế tiếp, sự
tổng hợp các chất dẫn truyền thần kinh tuỳ vào điều kiện số lượng, có
thể rất nhỏ nhưng cũng có thể cực lớn. Các phân tử dẫn truyền thần kinh
vừa chết đi sẽ được thay thế bằng gấp nhiều lần số phân tử mới để kéo
dài trí nhớ dương tính. Hơn nữa, hệ thần kinh có thể làm mạnh thêm ký ức
bằng cách tổng hợp thêm các thụ thể là nơi gắn chất dẫn truyền thần kinh.



Cái “tôi” luôn thôi thúc não bộ lúc nào
cũng cảm thấy sợ hãi từ trong ý thức và vô thức, luôn tìm đến sự an toàn
bằng hành vi vô minh, lầm lạc, đầy ảo tưởng là tạo ra trí nhớ dương tính không cần thiết.


Tại sao trí não cứ luôn tạo trí nhớ dương tính không cần thiết và không
thể chuyển hoá những suy tưởng tiêu cực thành trí nhớ âm tính để không lưu trữ lâu
dài? Con người đã trải qua tiến hoá hàng vạn năm để có bộ óc
phát triển như ngày nay. Bên cạnh tâm thức phát triển vẫn còn tồn tại
bản năng sinh tồn của người vượn lúc nào cũng tìm cách duy trì và bảo vệ
cái “tôi” hoang dã. Cái “tôi” luôn thôi thúc não bộ lúc nào cũng cảm
thấy sợ hãi từ trong ý thức và vô thức, luôn tìm đến sự an toàn bằng
hành vi vô minh, lầm lạc, đầy ảo tưởng là tạo ra trí nhớ dương tính không cần thiết. Chánh niệm khó chính là vậy.

Trong dược học, người ta đã tìm ra các thuốc giúp trấn
áp trí nhớ dương tính. Như các thuốc an thần giải lo (anxiolytics) hay
các thuốc có nguồn gốc ma tuý giúp người ta tạm thời quên đi những gì
làm cho lo nghĩ, khổ sở. Khổ nỗi, hết tác dụng thuốc thì tình trạng khốn
khó lại tiếp diễn và tai hại hơn, dùng các thuốc này lâu sẽ bị nô lệ
vào thuốc (nghiện). Bên cạnh dùng thuốc như dùng dao hai lưỡi, vẫn còn
có cách mà con người áp dụng từ xưa để đạt được chánh niệm: thiền định.
Kỹ thuật chẩn đoán MRI tiên tiến đã chứng minh thiền định giúp con người
chế ngự sự đau đớn hoặc có trạng thái an nhiên tự tại với hình ảnh thay đổi rõ ràng những vùng trên não bộ.

Chánh niệm khó chỉ vì con người không biết “Đối cảnh vô
tâm mạo vấn thiền” (vô tâm trước cảnh, biết khi nào thiền – Trần Nhân
Tông) đó thôi. Trong cuộc sống dễ gây phiền não, xung đột nội tâm, hãy thử thiền định để làm chủ trí nhớ dương tính của não bộ.

PGS.TS.DS Nguyễn Hữu Đức

Mưa Thuận Gió Hòa - Quốc Thái Dân An. Với tôi, gia đình quan trọng nhất trên đời!
Rss Feed  Atom Feed
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.