Trang chủ HIV  |  Web Link  |  Giới thiệu |  Liên hệ  |  English 
hiv logo

Thông báo

Icon
Error

Đăng nhập


Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to last unread
Tu-an  
#1 Đã gửi : 10/02/2013 lúc 03:09:31(UTC)
Guest
Danh hiệu: Guest

Nhóm:
Gia nhập: 24-06-2009(UTC)
Bài viết: 25.549

Được cảm ơn: 35 lần trong 21 bài viết
Trên đồi cao, họ chạm ngõ thiên đường…

09/02/2013 - 20:47

Chiếc xe lăn bánh ước chừng gần bốn tiếng sau khi xe rời khỏi thành phố thì đến nơi. Theo con dốc ngoằn ngoèo thuộc xã Phú Văn, huyện Bù Gia Mập (tỉnh Bình Phước) một bên tựa núi, một bên thung lũng, xe đi tới bệnh viện Nhân Ái.

Tôi đi theo một đoàn từ thiện ủy lạo quà tết, thực sự trong đầu cũng nghĩ là … nhân tiện kết hợp làm một chuyến “dã ngoại” để thay đổi tầm mắt lâu nay quen với sự chật chội, ồn ào nơi đô thị.

Trên đồi cao, cảnh quan êm đềm trôi đi…

Lúc có mặt tại Bệnh viện Nhân ái, tôi đã sống trong sự ngỡ ngàng, e dè, và sau đó, xúc động. Ngồi viết bài này, tôi sống trong cảm giác của sự bừng tỉnh. Đó là vì tôi, có lẽ cũng giống như nhiều người, trong khi đang sống nhưng cứ quẩn quanh về những gì đã trôi qua và lo lắng cho những gì sắp đến. Thỉnh thoảng lắng đọng, tĩnh tại lại đôi chút, vâng, cái “thỉnh thoảng” quí giá ấy ngờ đâu lại hiện diện trong chuyến đi ủy lạo những bệnh nhân đang ngấp nghé chạm ngõ thế giới bên kia. Họ là những con người mắc phải căn bệnh HIV/SIDA.

Nụ cười nhân ái, hồn hậu của người chăm sóc cho bệnh nhân HIV/AIDS

Khung cảnh nơi bệnh viện Nhân Ái tọa lạc, có những ngọn đồi vắt giữa hồ nước thanh thiên, nhuốm màu “sương khói lãng đãng” kiểu như … phim của Kim Ki-duk (người vừa đoạt giải Sư tử vàng tại Liên hoan phim Venice 2012). Quả nhiên là “thay đổi tầm mắt” cực kỳ dễ chịu.

Bệnh viện Nhân Ái tuy nằm tuốt ở Bình Phước nhưng lại thuộc quyền quản lý của Sở Y tế TPHCM. Riêng về khâu chăm sóc trực tiếp các bệnh nhân thì có các nữ tu tình nguyện cáng đáng. Nữ tu Phan Thị Tuyết Dung, người có mặt từ những ngày đầu của năm 2004 để phục vụ bệnh nhân, cho biết: có khoảng gần hai trăm bệnh nhân nằm trong ba khoa điều trị A, B, C. Ở khoa C (bệnh nhân tới giai đoạn cuối), mỗi ngày đều chứng kiến ít nhất 1 bệnh nhân, có lúc lên tới 4 bệnh nhân qua đời. Sự vĩnh biệt cõi đời, ở nơi đây, xuất hiện trong từng ngày.

Ban đầu tôi cảm thấy sợ, và xấu hổ về nỗi sợ trào lên trong lòng, dù bên ngoài làm vẻ mặt thản nhiên. Tôi ái ngại khi nhìn thấy một bệnh nhân lở loét ngay cổ, sưng to tướng, mưng mủ. Tôi dè dặt khi bước vào những căn phòng mà các bệnh nhân ghẻ lấm tấm, da sần lên những mụn nhọt trên mặt, trên tay, chân. Mỗi phòng lau chùi, quét dọn rất sạch mà dường như vẫn thoang thoảng nặng mùi gì đó. Hay là mùi từ ký ức sợ hãi, dè dặt ám lấy tôi?

Có ba cô gái đứng nhìn, đón tôi bước tới. Tôi hỏi, có thể chụp hình được không, vì tôi e ngại họ mang nặng mặc cảm. Một cô gái cười nói, “Tại sao không, tụi em thích chụp hình lắm, để tụi em chuẩn bị tư thế chụp hình cho đẹp nghen!”.

Bên giường bệnh trong phòng cấp cứu, một bệnh nhân đang thoi thóp tìm  lấy hơi thở một cách khó nhọc. Một cô gái đứng cạnh bên chăm chút miếng cháo, miếng sữa đút vào miệng của người bệnh thân thể chỉ còn da bọc xương. Cô là vợ của người bệnh ? “Không, vợ gì mà vợ, ghẹo em hoài”. Cô gái cũng là một bệnh nhân nhiễm HIV, “đồng bệnh tương lân” nên giúp. Bởi vì có rất nhiều bệnh nhân ở bệnh viện Nhân ái bị gia đình hất hủi. Họ được gia đình đưa vào đây, hoặc chuyển từ trường, trại khác đến, để rồi rất ít thân nhân chịu khó lên thăm họ.

 Họ, những con người mắc “căn bệnh thế kỷ”, vẫn chắt chiu xâu những hạt nhựa để tạo hình những bông hoa vàng tươi tắn.

Những đoàn người đi ủy lạo, tặng quà thỉnh thoảng trong năm (đặc biệt dồn về nhiều vào cuối năm trước tết). Họ, những con người chấp chới bên bờ vực sự sống, đã bớt đi những mặc cảm xa cách trước những cuộc thăm viếng từ thiện. Hơn thế nữa, sự chăm sóc của những y tá, bác sĩ, đặc biệt là sự tận tâm và tình thương của các chị nữ tu đã vực họ thoát khỏi sự khủng hoảng tinh thần. Đôi khi có người trong họ còn dám lấy mình làm “bài học” để cảnh báo cho người thân, bạn bè khi lên thăm.

Trong những truyện xưa của Việt Nam thường nhắc tới “bến mê, cháo lú” để kể về cái ranh giới chấp chới giữa hai thế giới âm dương. Tôi lại nghĩ khác đi khi chứng kiến cô gái cười khanh khách và nói, “chụp hình cho đẹp nghen”. Tiếng cười ấy không “lú”, không “mê” nữa mà là rất tỉnh táo, dù cô gái thừa biết tiếng gõ thời gian cho đời mình cứ ngày càng ngắn dần, nhanh dần.

Đẹp? Quả nhiên họ đẹp - ở sự bình thản vừa tìm lại được trong tâm hồn ./.

VIỆT THƯ


http://phapluattp.vn/201...cham-ngo-thien-duong.htm
Quảng cáo
phù thủy áo đen  
#2 Đã gửi : 17/02/2013 lúc 01:54:54(UTC)
Guest
Danh hiệu: Guest

Nhóm:
Gia nhập: 24-06-2009(UTC)
Bài viết: 25.549

Được cảm ơn: 35 lần trong 21 bài viết
 Hãy cố sống như những người này .
Rss Feed  Atom Feed
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.