 Danh hiệu: Guest
Nhóm: Guests
Gia nhập: 24-06-2009(UTC) Bài viết: 25.549
Được cảm ơn: 35 lần trong 21 bài viết
|
Kết thúc buồn của thôn nữ mang trong mình "án tử"
Thứ sáu, 29.03.2013 16:18
(GĐVN)
Ai cũng bảo chị là bệnh nhân H (HIV) may mắn nhất trên đời này. Bởi lẽ cho đến tận ngày cuối cùng của cuộc đời, chị vẫn được một người đàn ông lịch lãm đánh xe con về tận nhà thăm
nom.
Anh vượt lên dư luận, đạp đổ mọi rào cản xã hội để trở thành người bạn tri kỉ duy nhất cùng chị vượt qua
những đau đớn, giằng xé của những ngày cuối cùng của cuộc sống.
Mối tình không đơm trái
Khi chúng tôi hỏi thăm đường về nhà chị Nguyễn Thị Vân (Thanh Ba, Phú Thọ), một bệnh nhân AIDS vừa mới qua đời, thì đều nhận được sự ngưỡng mộ đối với người đã khuất, “Cái Vân thật là hồng nhan bạc mệnh, bệnh tật như thế mà vẫn còn duyên”. Thấy chúng tôi tỏ vẻ ngạc nhiên, một phụ nữ trung tuổi giải thích “Từ ngày Vân về đây chữa bệnh, lúc nào cũng có người dưới Hà Nội lên tìm. Có anh còn đánh cả ô tô về làng, nhìn sang lắm”. Nói xong họ lại ngậm ngùi, buồn bã “Chỉ tội số phận nó ngắn ngủi, còn trẻ thế lại chết vì AIDS”. Sau đó họ nhiệt tình hướng dẫn chúng tôi
tìm đường về nhà chị Vân một cách dễ dàng, thuận lợi.
Con đường dẫn vào ngôi nhà của cha con cụ Gù (bố đẻ chị Vân) heo hút, đầy đá cuội gập ghềnh. Ngôi nhà nằm biệt lập giữa những cánh rừng keo, cách xa sự ồn ào, náo nhiệt với xóm làng nông thôn. Có người bảo đây là ngôi nhà mới của bố con cụ Gù, bởi trước đây nhà cụ ở dưới tận Trung tâm huyện. Từ khi chị Vân về đây dưỡng bệnh, cụ Gù quyết định bán nhà lấy
tiền thuốc men cho con.
Khi chúng tôi đến thăm, cụ Gù đang ngồi cô độc ở khoảng sân trống, nhìn dáng cụ liêu xiêu dưới bóng chiều tà, chúng tôi cảm nhận được sự thê lương, buồn bã của người đầu bạc tiễn kẻ đầu xanh. Thấy có người lạ, cụ cũng không tỏ ra ngạc nhiên, cụ thong thả đứng dậy, cố ưỡn người hết cỡ nhưng cái lưng gù vẫn khiến mặt cụ cứ gằm xuống đất. Nhìn dáng cụ, ai cũng bảo số phận đã gắn cái “khổ” vào đời cụ rồi. Có lẽ thế mà cái cho đến tận gần cuối cuộc đời, cụ Gù chưa một lần có được nụ cười mãn
nguyện.
 |
Ảnh minh họa
|
Cụ Gù năm nay đã 87 tuổi, cái tuổi gần đất xa trời nhưng vẫn phải hứng chịu nỗi mất mát to lớn nhất đời người. Chị Vân là con gái duy nhất, vợ cụ mất sớm, cụ cũng không có ý định tái hôn lần nữa. Bởi vì thương con, sợ con phải chịu đựng cảnh mẹ ghẻ con chồng. Chị Vân giống mẹ nên rất xinh đẹp, ai cũng bảo chị là báu vật trời cho của cụ Gù. Vì thế, dù hoàn cảnh khó khăn, nhưng cụ vẫn chu cấp cho con mọi thứ để được bằng bạn, bằng bè. 17 tuổi, bông hoa đẹp của núi rừng rộ nở, nhiều chàng trai đem lòng thương mến, nhưng vì không muốn sao nhãng chuyện học hành nên chị không đáp lại tình ý của ai. Tốt nghiệp phổ thông, chị thi trượt đại học, không muốn trở thành gánh nặng cho cha. Chị xin xuống Hà Nội tìm việc, mặc dù không muốn con vất vả, nhưng thấy sự quyết tâm của Vân, cụ Gù đành gật đầu đồng ý. Thế là vào một chiều mùa đông rét mướt, người
cha già gạt nước mắt tiễn con gái về xuôi.
Được sự giới thiệu của người người hàng xóm, chị Vân xin được chân phục vụ ở quán cà phê. Nhờ ngoại hình bắt mắt và vẻ đẹp sơn nữ thuần khiết, Vân được không ít chàng trai buông lời tán tỉnh. Thế nhưng, bỏ qua tất cả những chàng trai Hà Thành có điều kiện tốt, Vân nhận lời yêu Khoa, chàng sinh viên nghèo của Trường Đại học Kiến Trúc. Cuộc tình đơn giản, không có những toan tính vụ lợi của Vân và Khoa khiến bao người phải ngưỡng mộ, thầm mến. Được sự động viên và giúp đỡ của Khoa, Vân quyết tâm ôn thi lại đại học. Có lẽ tương lai, hạnh phúc của hai người sẽ là những viễn cảnh tốt đẹp đầy hứa hẹn, nếu như không có một ngày, Vân bất
ngờ nhận được điện thoại của người thân.
Cụ Gù mắc phải căn bệnh hiểm nghèo cần được điều trị sớm, thế nhưng với hoàn cảnh hiện tại của hai cha con thì mong ước có được số tiền gần trăm triệu đồng là một điều không tưởng. Sợ Vân lo nghĩ, cụ Gù đã từ chối mọi lời khuyên phải phẩu thuật sớm của bác sĩ, ông bỏ về nhà, đóng cửa nằm chờ chết. Thương cha, Vân trở lại Hà Nội nói lời chia tay Khoa và chấp nhận làm tình nhân cho một người đàn ông có tiền đã theo đuổi cô lâu nay. Tình yêu tan vỡ, tương lai cũng không còn, Vân trở nên trầm uất và có những suy nghĩ về cuộc đời một cách lệnh lạc. Chính cô đã tự tìm đến với ma túy, sa ngã vào những mối quan hệ xã hội phức tạp, tự tay phá
nát cuộc đời như một sự trả thù cho số phận nghiệt ngã.
Cái chết đã được báo trước
Mặc dù đã được phẫu thuật, nhưng căn bệnh ung thư phổi ác tính của cụ Gù đã di căn sang các bộ phận khác. Không đành lòng nhìn cha đau đớn, Vân quyết định bán thân cho một ông “trùm” mại dâm có tiếng ở đất Hà Thành. Đổi lại hàng tháng, ông “trùm” sẽ lo tiền thuốc thang, trợ cấp sinh hoạt cho cụ Gù, thế nhưng bù lại, Vân phải chấp nhận “bán sức” làm việc, trung bình một ngày cô phải tiếp từ 5 đến 10 lượt khách. Thậm chí có những tháng chi phí thuốc men lên cao, Vân phải “làm việc” thêm giờ mà không dám kêu ca. Để cha yên tâm chữa bệnh, Vân phải nhờ người bạn thân nói dối là chị được công ty cho đi nước ngoài làm việc, thế là trong suốt hai năm trời, Vân ở ngay đất Hà Nội mà chưa một lần được về nhà
thăm cha.
Chuyện Vân làm “gái” dưới Hà Nội hàng xóm ai cũng biết, thế nhưng khi hiểu hoàn cảnh của Vân thì ai cũng xót thương. Họ không khinh bỉ, chì chiết hay miệt thị Vân, nhiều gia đình có con em làm việc dưới Hà Nội khi về, họ đều hỏi thăm tình hình của Vân. Biết ông Gù bệnh tật, dễ xúc động nên hàng xóm cũng kín tiếng giữ miệng. Vì thế suốt mấy năm trời, ông Gù cứ tin tưởng rằng , Vân được công ty ưu ái cho đi làm việc ở nước
ngoài.
Cái nghề làm “gái” cũng bạc, nay đây mai đó, phải tùy vào sự sắp xếp của chủ chứa, thậm chí cũng phải sống theo sự yêu, ghét của những ông trùm. Nếu được lòng ông trùm thì không phải lo nghĩ chuyện mối “làm ăn”, còn nếu bị ghẻ lạnh thì chỉ có nước bị tống ra đường tự tìm mối. Vân may mắn hơn bạn bè “đồng nghiệp”, dù bị xếp vào dạng gái “già”, nhưng cô vẫn được trọng dụng, khách đến quán vẫn thích được “bầu bạn” với Vân. Nhiều người sau này nhớ đến cô, không đơn thuần là vì những ham muốn xác thịt tầm thường. Người ta gặp Vân để nghe cô kể chuyện đời, chuyện người và được thưởng thức những câu hò quan họ mượt mà mà khi còn bé cô đã được
người mẹ gốc quan họ truyền dạy.
Sống lâu trong nghề, Vân càng coi nhẹ chuyện tiền bạc, cô cũng hiểu được nỗi đau khổ của những cô gái “bán thân” mua vui. Trước đây, Vân hận bản thân, thấy mình là một thứ nhơ nhớp, bẩn thỉu, coi thường thói cạnh tranh câu khách không lành mạnh. Cứ tưởng sống trong môi trường khốc liệt ấy, cái gọi là tình người sẽ không bao giờ tồn tại. Thế nhưng khi biết hoàn cảnh khó khăn của Vân, các chị em đã góp tiền, ủng hộ để Vân được về nhà thăm cha một lần. Cái lần trở về còn nguyên vẹn ấy, khiến Vân không bao giờ quên được, để đến sau này khi biết mình mắc phải căn bệnh AIDS nghiệt ngã, Vân vẫn nở nụ cười mãn nguyện vì đã thực hiện được
ước mơ lớn nhất đời người.
Sau những tháng ngày lăn lộn từ nhà chứa này sang nhà chứa khác, sang tay từ ông chủ nọ đến ông chủ kia, cái án tử của đời gái bán hoa cuối cùng cũng rơi xuống đầu Vân. Cô biết mình bị nhiễm HIV sau lần nhập viện vì mắc bệnh sốt xuất huyết. Đón nhận cái chết đang đến, Vân lại tỏ ra bình tĩnh hơn đám bạn “đồng nghiệp”. Khi biết Vân bị bệnh, cũng đồng nghĩa với giá trị sử dụng “thương mại” không còn, ông chủ chứa tuyệt tình “vứt” cô ra đường không thương tiếc. Được bạn bè giúp đỡ, khi ra viện, Vân còn bám trụ ở đất Hà Thành thêm một năm nữa. Ban đầu cô bán trà đá ở bến xe khách Mỹ Đình, nhưng khi khách biết cô bị H thì quán trà đá trở nên ế ẩm. Không bỏ cuộc, Vân lại đổi địa điểm về khu đô thị mới Đại Kim, nhưng phần lớn đất đã bị dân bảo kê chiếm hết, nên Vân lại đành quay về mở quán ở khu vỉa hè đường Khuất Duy Tiến. Một thời gian sau, bệnh tật bùng phát, Vân không còn đủ sức khỏe để bám trụ lại ở Hà Thành
nữa, nên quyết định trở về quê.
Lúc này bệnh tình của ông Gù cũng ngày một nặng, không còn tiền chạy chữa nên hai cha con sống lay lắt qua ngày. Khi Vân trở về quê, hàng xóm đều biết cô mắc bệnh, nhưng họ không xa lánh, kì thị, mọi người đều vui
vẻ, niềm nở bắt chuyện khi gặp cô ngoài đường.
Đặc biệt điều khiến nhiều người ngạc nhiên chính là từ ngày Vân về nhà dưỡng bệnh, thỉnh thoảng có một người đàn ông ăn mặc chỉn chu, đi chiếc xe hơi sang trọng từ Hà Nội về thăm cô. Mọi người đều đoán, người đàn ông đó chính là mối tình đầu của Vân, sau khi ra trường tạo dựng được sự nghiệp riêng, Khoa vẫn không quên được Vân, cô thôn nữ hiền lành, trong sáng đầy hiếu thuận. Chính trong những ngày Vân nằm liệt giường, liệt chiếu vì ung nhọt đã vỡ ra, người đàn ông tốt bụng ấy vẫn bên cô chăm
sóc, động viên để Vân sống những ngày cuối đời một cách ý nghĩa.
Đức Nguyễn
|