  Danh hiệu: Thành viên mớiNhóm: Thành viên chính thức
Gia nhập: 26-06-2008(UTC) Bài viết: 7
Được cảm ơn: 13 lần trong 3 bài viết
|
Quảng cáo như thuốc... dân lãnh đủ(LĐ) - Số 120 -
Thứ tư 29/05/2013 22:00

Thực phẩm chức năng (TPCN) gần đây phát triển mạnh tại VN như… nấm mọc sau mưa. Khảo sát của Cục An toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) tại 2 TP Hà Nội và TPHCM đã có trên 50% số người lớn sử dụng TPCN. Chính vì không phải là thuốc nên TPCN được cấp phép dễ dàng. Lợi dụng điều này, nhiều nhà sản xuất đã thổi phồng công dụng, quảng cáo quá mức, lập lờ là thuốc, thậm chí chữa cả bệnh ung thư, HIV… Tuy nhiên, các cơ quan chức năng gần như bất lực trong việc quản lý, thu hồi.
Phát hiện vi phạm nhưng khó thu hồi…
TS Nguyễn Thanh Phong - Phó Cục trưởng Cục ATVSTP: “Không thể có chuyện TPCN chữa được ung thư hay HIV/AIDS. Chính vì tin theo quảng cáo lừa dối, bệnh nhân thay vì vào viện chữa bệnh lại tin dùng TPCN, bỏ qua “thời gian vàng” trong điều trị, mất đi cơ hội sống. Đây thực sự là một tội ác, chứ không chỉ đơn thuần là gian dối về thương
mại”. |
Mới đây nhất, Cục ATVSTP (Bộ Y tế) đã có quyết định thu hồi giấy chứng nhận tiêu chuẩn sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe Khải Việt Hương cảng canh công phu. Thực phẩm này được quảng cáo giúp cải thiện hoàn toàn vấn
đề sinh lý của nam giới.
Theo ông Trần Quang Trung - Cục trưởng Cục ATVSTP - sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe Khải Việt Hương cảng canh công phu, lô có ngày sản xuất 12.9.2011 bị thu hồi do có chứa hoạt chất Sildenafil hàm lượng 4mg/g. Sildenafil là hoạt chất của thuốc điều trị rối loạn cương ở nam giới (Viagra). Thực phẩm bổ sung có chứa hoạt chất này có thể gây nguy hiểm cho người sử dụng, vì bản thân dược phẩm chứa Sildenafil chỉ được sử dụng khi được bác sĩ kê đơn căn cứ vào tình trạng bệnh, lứa tuổi... Việc đưa trái phép chất này vào thực phẩm bổ sung có thể gây quá liều và có các tác dụng phụ không mong muốn cho người sử dụng sản phẩm mà không
được kiểm soát.
Trước đó, Cục ATVSTP cũng đã thu hồi 3 loại TPCN. Viên nang phục linh nhãn hiệu Juji (ngày sản xuất 3.3.2011, hạn sử dụng 1.3.2013), Cty cổ phần Châu Phong nhập khẩu và phân phối; TPCN Cishi (Qingguo capsule) (số lô 110318, ngày sản xuất 18.3.2011), Cty Y tế Delta VN nhập khẩu và phân phối. Cả hai bị thu hồi do không đạt chỉ tiêu về hàm lượng Sibutramine (hoạt chất dùng điều trị giảm cân, nhưng có nhiều tác dụng phụ và đã bị cấm). Ngoài ra, TPCN The Utimate Gout Forrmula, lô D176,
hạn sử dụng: 6.2015 cũng bị thu hồi vì không đạt chỉ tiêu nấm mốc.
Toàn bộ sản phẩm khi bị đình chỉ buộc phải tiến hành thu hồi, tiêu huỷ. Quy trình là thế, tuy nhiên, trên thực tế, việc thu hồi những sản phẩm đã phân phối ra thị trường là việc không dễ. Nhiều loại TPCN khi phát hiện chứa hoạt chất cấm, không đảm bảo chỉ tiêu vi sinh, hoá lý, khi ra quyết định thu hồi thì... đã vào bụng người sử dụng. Thậm chí nhiều DN vi phạm cũng không mặn mà thu hồi mà chỉ tà tà... vì sợ tốn thêm kinh
phí tiêu huỷ.
Quảng cáo gian dối: Xử phạt nhỏ giọt!
 |
Các cửa hàng thuốc tràn ngập thực phẩm chức năng. Ảnh: Giang Huy |
Thống kê của Hiệp hội TPCN VN, trong năm 2000 chỉ có 60 sản phẩm TPCN do 15 cơ sở nhập khẩu vào VN, thì đến hết năm 2010 có 3.700 sản phẩm TPCN trên thị trường, do 1.626 cơ sở nhập khẩu và sản xuất. Hiện nay, VN đã có 1.781 doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh với hơn 10.000 sản phẩm có mặt trong nước. Năm 2007 tỉ lệ TPCN nhập khẩu chiếm 65% số thị trường, thì nay, 65% số TPCN được sản xuất trong nước. TS Trần Quang Trung - Cục trưởng Cục ATVSTP - nhận định, người tiêu dùng từ chỗ làm ngơ, bây giờ
đã quen dùng TPCN.
Đình chỉ lưu hành thực phẩm chức năng Alifashtusa.
Ngày 28.5, Cục An toàn thực phẩm (ATTP - Bộ Y tế) ra Quyết định số 185/QĐ-ATTP thu hồi giấy xác nhận công bố phù hợp quy định ATTP cấp cho sản phẩm thực phẩm chức năng Alifashtusa của Cty cổ phần thương mại và thiết bị y tế HT Hoa Kỳ. Đồng thời, sản phẩm nói trên cũng bị đình chỉ lưu hành trên toàn quốc. Lý do là Cty này cho lưu hành sản phẩm không có nhãn đúng như công bố và được Cục ATTP xác nhận. Cty HT Hoa Kỳ phải nộp lại giấy xác nhận công bố cho cục trước ngày 30.5 và có trách nhiệm thu hồi toàn bộ thực phẩm chức năng Alifashtusa đang lưu hành trên
thị trường về kho để xử lý trước ngày 10.6. Ng.H |
Nhận thấy, TPCN là mảnh đất màu mỡ, nên hơn 90% số DN lâu nay đơn thuần chỉ sản xuất dược phẩm đã nhanh chóng tham gia vào hoạt động sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh TPCN. Chính vì điều này đã khiến tình trạng sản xuất, nhập khẩu TPCN trở nên bát nháo. Nổi cộm hơn là nhiều Cty thành lập cả hệ thống bán hàng đa cấp lôi kéo nhiều người tham gia, tạo nên những kênh phân phối bát nháo với hàng loạt các vụ lừa đảo đã được phát
hiện trong thời gian gần đây.
Từ thượng vàng đến hạ cám như bột, nước uống, xirô, cháo, súp, viên, trà... dành cho đủ đối tượng từ trẻ em, đến người già, phụ nữ mang thai, người suy dinh dưỡng, béo phì. Sôi động nhất là TPCN được các Cty bán hàng đa cấp quảng cáo như thần dược để thu hút người tiêu dùng. Với hình thức đa cấp, các “đại lý” dụ dỗ, tuyên truyền người khác bằng cách thổi phồng công hiệu sản phẩm có thể làm nở ngực, nở mông, trị khỏi cả viêm gan B, ung thư, HIV. Trong khi đó, phần lớn các sản phẩm này chưa đưa ra được chứng cứ khoa học về thử nghiệm lâm sàng. Để thu hút hơn nữa, nhiều DN thông qua hình thức người bệnh viết thư cảm ơn hoặc truyền hình
giới thiệu bệnh nhân đã khoẻ mạnh nhờ sử dụng loại “thần dược” này.
Để xử phạt các Cty quảng cáo thổi phồng cũng không dễ. Theo Cục ATVSTP, năm 2009 chỉ xử phạt được 1 trường hợp quảng cáo quá mức công dụng, năm 2011 cũng chỉ xử phạt được 29 trường hợp và 3 tháng đầu năm 2012 xử phạt được 17 trường hợp.
http://laodong.com.vn/y-...c-dan-lanh-du/118716.bld
|