Trang chủ HIV  |  Web Link  |  Giới thiệu |  Liên hệ  |  English 
hiv logo

Thông báo

Icon
Error

Đăng nhập


Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to last unread
Offline toivaban  
#1 Đã gửi : 10/04/2014 lúc 07:42:05(UTC)
toivaban

Danh hiệu: Administration

Medals:Công trạng: Vinh danh vì bạn đã tích cực tham gia và có nhiều cống hiến với cộng đồng
Nhóm: Administrators, Tham vấn viên Diễn đàn
Gia nhập: 17-10-2009(UTC)
Bài viết: 3.380
Man

Đến từ: Bà Rịa Vũng Tàu

Thanks: 395 times
Được cảm ơn: 2050 lần trong 1396 bài viết


Trẻ em bị nhiễm HIV vẫn được đi học bình thường, nhưng các em luôn lo sợ bị mọi người phát hiện ra bệnh của mình. Trong ảnh: Em Lê Thanh M. (phải), ở Trung tâm bảo trợ trẻ em Vũng Tàu đang sắp xếp quần áo.
Trẻ em bị nhiễm HIV vẫn được đi học bình thường, nhưng các em luôn lo sợ bị mọi người phát hiện ra bệnh của mình. Trong ảnh: Em Lê Thanh M. (phải), ở Trung tâm bảo trợ trẻ em Vũng Tàu đang sắp xếp quần áo.

Sợ người khác xa lánh

Dễ thương, xinh xắn và thông minh, nhưng Lê Thanh M. lại không mạnh dạn, tự tin và gần như trở nên khép kín khi tiếp xúc với chúng tôi. 8 tuổi, nhiễm HIV từ mẹ khi sinh, M. được gửi tại Trung tâm Bảo trợ trẻ em Vũng Tàu từ năm 1 tuổi. Sợ người khác xa lánh nên rụt rè, nhút nhát là tâm lý chung của những đứa trẻ bị nhiễm HIV mà chúng tôi đã tiếp xúc. Thấy người lạ, các em luôn đề cao “cảnh giác”. Khi được hỏi chuyện, dường như các em không muốn trả lời, chỉ khi nào có người quen động viên thì trẻ mới bắt chuyện. Đây là điều dễ hiểu, bởi các em rất sợ bị người khác xa lánh, phân biệt đối xử khi biết về căn bệnh của mình.

Gợi chuyện mãi, Lê Thanh M. mới nhỏ nhẹ kể, em vào trung tâm từ năm 1 tuổi, đến nay M. đang học lớp 2 tại một trường tiểu học ở TP. Vũng Tàu. Trong trí nhớ của em, M. không còn nhớ gương mặt của bố, mẹ và nhà ở đâu. Em chỉ nhớ loáng thoáng, bố mẹ có tới thăm nhưng thật thưa thớt và em cũng không nhớ gì nhiều về cảm giác ấm áp của một đứa trẻ có bố mẹ. Điều đọng lại trong em có lẽ là lời bố mẹ căn dặn không nói cho mọi người biết về bệnh của mình. Các cô bảo mẫu ở trung tâm cũng nhắc nhở em nhiều về điều này. Mặc dù đã biết tên về căn bệnh nhưng M. còn quá bé nên em chưa hiểu hết được sự nguy hiểm và hậu quả của việc bị nhiễm HIV. Em chỉ biết rằng mình cần dấu kín với bạn bè xung quanh, nếu không các bạn sẽ xa lánh. Em cũng không biết, vì sao em bị bệnh và lây truyền từ đâu? Dù được đi học như các bạn cùng trang lứa, nhưng M. luôn nơm nớp lo sợ các bạn biết mình bị bệnh rồi xa lánh. Ngồi vào một góc, gương mặt thoáng buồn, M. nói hiện tại, các bạn trong lớp đối xử với em bình thường, nhưng em rất sợ khi mọi người biết em nhiễm HIV thì sẽ bị coi thường, bạn bè không chơi với em. Vì vậy, M. luôn mặc cảm, tự ti và xấu hổ với bản thân. “Con rất sợ mọi người trêu chọc, chê bai khi biết con bị nhiễm HIV. Con sống ở đây đã thiếu thốn tình cảm gia đình, nếu mà bị mọi người xa lánh nữa thì con buồn lắm”, M. nói gần như thì thầm, trong khi mắt vẫn theo dõi nét mặt của cô bảo mẫu.

Nguyễn Văn H., (ở xã Phước Hòa, Tân Thành) mang trong mình căn bệnh thế kỷ từ 12 năm nay. Đó cũng là số tuổi của em. Cậu bé 12 tuổi đã phải đối mặt và chịu đựng những gì khủng khiếp nhất mà đôi khi ở người trưởng thành chưa chắc đã vượt qua về mặt tinh thần. Bố mẹ H. đều đã mất vì HIV từ lúc em còn quá bé để nhớ mặt thân sinh của mình. Em được ông bà ngoại đưa về nuôi. Do thường xuyên phải chống chọi với bệnh tật, chất lượng bữa ăn không bảo đảm khiến cơ thể H. bị suy dinh dưỡng nặng, trí nhớ kém. Trước đây, em từng đi học ở một trường tiểu học trên địa bàn xã nhưng do sức khỏe yếu, ốm đau liên tục nên em phải nghỉ học, phụ bà ngoại bán rau ngoài chợ kiếm sống. Dù đã 12 tuổi nhưng H. rất nhút nhát khi nói chuyện, và luôn giữ khoảng cách với mọi người. Em không bao giờ tiết lộ bệnh của mình cho ai biết. Nhưng điều khiến H. lo lắng nhất, đó là sợ người khác biết em bị nhiễm HIV. Huy buồn bã nói: “ Em sợ mọi người biết em bị nhiễm HIV. Khi đó, mọi người sẽ xa lánh, coi thường gia đình em, không ai còn mua rau ở chợ do bà ngoại em bán, như thế em và ông bà ngoại không biết dựa vào đâu để sống.”

Không riêng gì M., H. mà còn nhiều trẻ em khác bị nhiễm HIV đều có chung những suy nghĩ, tâm trạng lo lắng như vậy. Vì thế, các em luôn sống khép kín với mọi người xung quanh.



Dù được đi học, được các trung tâm bảo trợ xã hội chăm  sóc nhưng các em nhiễm HIV vẫn phải chịu nhiều thiệt thòi. Trong ảnh: Một em nhiễm HIV đang học bài tại Trung tâm bảo trợ trẻ em Vũng Tàu.
Dù được đi học, được các trung tâm bảo trợ xã hội chăm sóc nhưng các em nhiễm HIV vẫn phải chịu nhiều thiệt thòi. Trong ảnh: Một em nhiễm HIV đang học bài tại Trung tâm bảo trợ trẻ em Vũng Tàu.

Phải chịu nhiều thiệt thòi

Hiện tại, trên địa bàn tỉnh, số trẻ em bị nhiễm HIV/AIDS được sống trong các Trung tâm bảo trợ xã hội thường do chính quyền các địa phương và gia đình không có khả năng chăm sóc các em gửi đến, nhưng số lượng này không nhiều, số đông trẻ em bị nhiễm HIV sống tại cộng đồng và gia đình. Đa số các em nhiễm HIV có hoàn cảnh gia đình khó khăn, không có điều kiện chăm sóc con cái nên các trẻ thường đau ốm, cơ thể yếu ớt, thể lực và trí nhớ kém. Nhiều em không biết nguồn gốc gia đình của mình và vì sao mình bị nhiễm HIV. Ở lứa tuổi như các em, trẻ chưa nhận thức được sự nguy hiểm của căn bệnh. Vì thế các em vẫn sống bình thường như người khác nhưng tâm lý chung các em vẫn lo sợ, mặc cảm và buồn, sống khép kín.

Ông Lê Đức Trí, Trưởng phòng Chăm sóc, bảo vệ trẻ em (Sở LĐ-TB-XH) cho biết, các em bị nhiễm HIV rất thiếu thốn tình cảm. Phần lớn các trẻ nhiễm bệnh từ bố mẹ nhưng không ít trường hợp các em sinh ra đã mồ côi cả cha lẫn mẹ. Vì thế, những em được các trung tâm bảo trợ xã hội nhận nuôi bị tách ra khỏi người thân, ít khi được về thăm nhà nên dễ bị tánh khỏi gia đình, mất lai lịch… Một số trẻ em sống tại cộng đồng thì chất lượng cuộc sống còn nhiều hạn chế, khả năng các em bị xa lánh, phân biệt đối xử cao hơn trẻ em sống tại các trung tâm bảo trợ. Các em vẫn được đến trường như các bạn cùng trang lứa. Tuy nhiên, khi phát hiện mình bị bệnh, các em không được vui chơi thoải mái, thỏa thích như các bạn đồng trang lứa khác. Các em sống dè chừng, luôn lo sợ người khác biết bệnh của mình.

Bà Chu Thị Thư, Giám đốc Trung tâm Bảo trợ trẻ em Vũng Tàu, từng gắn bó với trẻ em nhiễm HIV từ nhiều năm nay lại cho rằng, nhìn chung, trẻ bị nhiễm HIV bị hạn chế các hoạt động và giao tiếp xã hội. Các trẻ bị nhiễm HIV đang sống trong trung tâm luôn được các cô chăm sóc tận tình, chu đáo và thường xuyên trò chuyện, tâm sự nên phần nào đó giúp các em tự tin trong giao tiếp. Cũng có nhiều trường hợp, các em bị sống cách ly và được chăm sóc riêng vì sợ gây ảnh hưởng đến người khác và do nhiều người không muốn tiếp xúc với các trẻ. Khi không bị đau yếu, bệnh tật, các em thường vui đùa, nghịch ngợm, hồn nhiên như bao trẻ em khác. Tuy nhiên, đối với trẻ sống tại cộng đồng thì các em thường bị ghẻ lạnh, bị trêu chọc, bị coi thường, bị canh chừng từ bạn bè, bà con hàng xóm...

Trẻ bị lây nhiễm HIV/ AIDS chưa hình dung ra, khi lớn lên, các em sẽ làm gì để nuôi sống bản thân. Trong khi đó, sức khoẻ lại yếu, không được học hành tới nơi tới chốn... nên rất dễ sa vào những tệ nạn xã hội. Ngoài ra, các gia đình có trẻ bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS khó hòa nhập với cộng đồng, tự ti, mặc cảm, không muốn cho ai biết con em mình bị bệnh. Vì vậy, các em rất ít được giao tiếp, thiếu tự tin trong cuộc sống. Hơn nữa, do kinh tế khó khăn nên các gia đình có trẻ bị nhiễm HIV khó thiết lập và vạch kế hoạch tương lai cho các em. Vì vậy, các trẻ nhiễm HIV rất cần sự thông cảm, sẻ chia và giúp đỡ từ cộng đồng xã hội, bởi nhiễm HIV không phải lỗi do các em. Và nhiễm HIV không phải tệ nạn xã hội mà là một căn bệnh mãn tính như bao căn bệnh mãn tính khác.

Bài, ảnh: HOÀNG HƯỜNG

Bài 2: Nỗi đau từ rào cản kỳ thị

Phone Zalo
Phone Zalo 0933 432 579

Bạn vừa có hành vi quan hệ tình dục không an toàn

Bạn lo lắng mình có nguy cơ lây nhiễm HIV!!!!

Hãy gọi 0933 432 579

72 GIỜ LO LẮNG của bạn thành 72 GIỜ VÀNG quý giá!

Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn càng sớm càng tốt.

Hãy Liên Hệ Số Điện Thoại :0933 432 579
thanks 1 người cảm ơn toivaban cho bài viết.
emvaanh trên 10-04-2014(UTC) ngày
Quảng cáo
Rss Feed  Atom Feed
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.