Trang chủ HIV  |  Web Link  |  Giới thiệu |  Liên hệ  |  English 
hiv logo

Thông báo

Icon
Error

Đăng nhập


Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to last unread
Offline toivaban  
#1 Đã gửi : 12/04/2014 lúc 10:26:10(UTC)
toivaban

Danh hiệu: Administration

Medals:Công trạng: Vinh danh vì bạn đã tích cực tham gia và có nhiều cống hiến với cộng đồng
Nhóm: Administrators, Tham vấn viên Diễn đàn
Gia nhập: 17-10-2009(UTC)
Bài viết: 3.380
Man

Đến từ: Bà Rịa Vũng Tàu

Thanks: 395 times
Được cảm ơn: 2050 lần trong 1396 bài viết

So với các tỉnh, thành khác trong cả nước, số lượng trẻ em nhiễm HIV tại Bà Rịa-Vũng Tàu không nhiều. Và để hạn chế tình trạng lây nhiễm, giúp đỡ trẻ hòa nhập với cộng đồng, các ngành chức năng trong tỉnh đã có nhiều biện pháp chăm sóc, giúp đỡ trẻ. Nhờ đó, đời sống vật chất và tinh thần của các em ngày càng cải thiện. Tuy nhiên, công tác chăm sóc trẻ nhiễm HIV còn gặp nhiều khó khăn, rất cần sự chung tay, góp sức của toàn xã hội.



Các trẻ em nhiễm HIV trong nhóm Tự lực sức sống (huyện Tân Thành) được kiểm tra sức khỏe định kỳ hàng tháng.
Các trẻ em nhiễm HIV trong nhóm Tự lực sức sống (huyện Tân Thành) được kiểm tra sức khỏe định kỳ hàng tháng.

Chăm sóc toàn diện

Nguyễn Thị Q. là một trong số những trẻ bị lây nhiễm HIV từ mẹ được điều trị bằng thuốc kháng vi rút HIV (ARV) tại phòng khám ngoại trú của Bệnh viện Lê Lợi. Sức khỏe của Q. ổn định, em phát triển bình thường và được theo dõi, xét nghiệm theo định kỳ bởi các bác sĩ của phòng khám. Đây là một trong những dịch vụ chăm sóc, điều trị người nhiễm HIV hoàn toàn miễn phí đang được triển khai tại BR-VT bởi sự tài trợ của dự án LIFE-GAP (Chính phủ Hoa Kỳ). Với các dự án đang triển khai tại BR-VT từ sự tài trợ của các tổ chức quốc tế, trẻ em nhiễm HIV đã được chăm sóc, điều trị tốt hơn, nhưng với điều kiện phải tự nguyện tham gia.

Q. cũng như 80 trong tổng số 92 trẻ nhiễm HIV của tỉnh đang được điều trị bằng thuốc ARV và có kết quả khá khả quan. Sức khỏe của Q. được đánh giá tốt, sinh hoạt bình thường như trẻ em cùng trang lứa khác, nếu không được giới thiệu trước, ít ai có thể biết em đang mang trong mình vi rút HIV. Đến với dự án, tất cả người thân trong gia đình em còn được tư vấn, hướng dẫn cách chăm sóc, dự phòng lây truyền HIV và nhiều kiến thức y khoa bổ ích khác.

Bác sĩ Bùi Văn Doanh, Trưởng khoa Chăm sóc, điều trị, Trung tâm phòng, chống HIV tỉnh cho biết, từ năm 2007 đến nay, Trung tâm Phòng, chống HIV tỉnh đã triển khai dự án Hỗ trợ, phòng chống HIV/AIDS tại Việt Nam (VAAC-US-CDC) do tổ chức PEPFAR (Mỹ) tài trợ để chăm sóc cho trẻ em nhiễm HIV. Trung bình mỗi năm, dự án này sẽ tài trợ kinh phí khoảng 576 triệu đồng để Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS tỉnh thực hiện các hoạt động chăm sóc trẻ nhiễm HIV. Từ dự án này, trẻ em nhiễm HIV sẽ được uống thuốc điều trị ARV, thuốc kháng vi rút và dự phòng các bệnh nhiễm trùng cơ hội; đồng thời, tổ chức xét nghiệm định kỳ cho các em. Đặc biệt, các em từ 0-18 tháng tuổi còn được cung cấp sữa dinh dưỡng (30 hộp/trẻ trong vòng 18 tháng) nhằm hạn chế tình trạng suy nhược cơ thể ở trẻ em khi trẻ không được bú sữa từ mẹ nhiễm HIV để phòng lây nhiễm. Mặt khác, Trung tâm còn công khai số điện thoại đường dây nóng để gia đình và người thân có trẻ nhiễm HIV tiện liên lạc xin tư vấn và hướng dẫn cách chăm sóc, điều trị...

Hiện nay trên địa bàn tỉnh đã thực hiện được nhiều mô hình kết nối dịch vụ chăm sóc toàn diện cho trẻ bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS từ nguồn ngân sách của Trung ương, của tỉnh và các DN tài trợ. Tất cả các trẻ đều được thăm hỏi, tư vấn tâm lý, giúp trẻ tiếp cận các chế độ trợ cấp của nhà nước, hỗ trợ học tập và định hướng học nghề, cũng như tạo điều kiện cho trẻ tìm việc làm phù hợp. Trong đó, Sở LĐ-TB-XH đã phối hợp với các ban, ngành, đơn vị trong tỉnh tổ chức các đợt truyền thông chống phân biệt đối xử, kỳ thị với trẻ nhiễm HIV, tư vấn và cung ấp các gói dịch vụ hỗ trợ ngăn chặn tình trạng lây nhiễm HIV tại gia đình, cộng đồng.

Còn nhiều khó khăn

Gần 10 năm qua, với sự hỗ trợ từ các dự án nước ngoài và nhiều chương trình khác, công tác chăm sóc, bảo vệ, điều trị trẻ em nhiễm HIV của BR-VT đã khả quan hơn. Nhưng bên cạnh đó vẫn phát sinh nhiều khó khăn, rào cản để giúp trẻ em nhiễm HIV có cuộc sống như những trẻ bình thường khác. Dù được tuyên truyền, vận động nhiều, nhưng sự kỳ thị của cộng đồng với trẻ em HIV vẫn còn quá nặng nề làm ảnh hưởng đến chất lượng chăm sóc, điều trị cho trẻ. Như đã đề cập, sự kỳ thị còn khiến trẻ em nhiễm HIV thiếu tự tin, mặc cảm, sống khép kín với môi trường bên ngoài nên quá trình tiếp cận, vận động các em tham gia các hoạt động xã hội trở nên khó khăn. Đa số các trẻ bị nhiễm HIV đều lây nhiễm từ bố mẹ, không ít trường hợp mồ côi từ khi mới lọt lòng. Do vậy, các em thường phải sống dựa vào các trung tâm bảo trợ xã hội hoặc ông bà. Mặt khác, những em nhiễm bệnh thường sức khỏe yếu, dễ mắc nhiều bệnh tật, kinh tế gia đình khó khăn, con đường học tập của các em phải đứt quãng, không tới nơi tới chốn nên rất khó để định hướng nghề nghiệp cho các em...

Bà Chu Thị Thư, Giám đốc Trung tâm Bảo trợ trẻ em Vũng Tàu cho biết, hiện trung tâm đang nuôi dưỡng 75 trẻ em, trong đó có 14 trẻ bị nhiễm HIV. Trong thời gian qua, việc chăm sóc, nuôi dưỡng các em đều dựa vào nguồn kinh phí do ngân sách của tỉnh cấp nên rất khó khăn. Chi phí trung bình chỉ được 1,3 triệu đồng/tháng/em, mức phí này còn quá thấp đối với trẻ em nhiễm HIV. Dẫu thế, nhưng Trung tâm bảo trợ trẻ em Vũng Tàu vẫn cố gắng tạo điều kiện tốt nhất trong khả năng để các em được học tập, vui chơi, giải trí, ăn uống đầy đủ...

Ông Lê Đức Trí, Trưởng phòng Chăm sóc, bảo vệ trẻ em (Sở LĐ-TB-XH) cũng chia sẻ, kinh phí mà ngân sách tỉnh cấp để tổ chức các hoạt động chăm sóc cho trẻ em nhiễm HIV còn ít. Việc triển khai các mô hình kết nối dịch vụ chăm sóc toàn diện cho trẻ nhiễm HIV phải dựa vào sự tài trợ của một số nhà hảo tâm, DN. Để nâng cao hiệu quả công tác chăm sóc  trẻ em nhiễm HIV rất cần sự chung tay góp sức của các cấp, các ngành và toàn xã hội. Quan trọng hơn cả, cộng đồng xã hội nên giành cho các em những sự sẻ chia, đồng cảm và giúp đỡ sẽ góp phần làm cho cuộc sống của trẻ thêm vui và ổn định.

Bài, ảnh: HOÀNG HƯỜNG



Một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến lây nhiễm HIV, đó là người bị nghi nhiễm HIV không mạnh dạn đến các cơ sở y tế để khám, xét nghiệm và tư vấn điều trị. Khi mang thai, nhiều chị em cũng chủ quan và ngần ngại không đi khám, xét nghiệm để can thiệp dự phòng lây nhiễm HIV. Vì thế, đa phần các trẻ đều lây nhiễm HIV từ bố mẹ. Cho nên, khi mang thai, phát hiện bị nhiễm HIV, chị em nên tới các cơ sở y tế để khám, tư vấn và sử dụng các biện pháp dự phòng lây nhiễm cho con. Khi đó, các bé sinh ra đều là những đứa trẻ khỏe mạnh bình thường. Hiện tại, việc sử dụng các dịch vụ y tế dự phòng lây nhiễm HIV từ mẹ sang con là biện pháp hiệu quả trong việc ngăn chặn tình trạng lây nhiễm HIV ra cộng đồng.

(Bác sĩ Bùi Văn Doanh, Trưởng khoa Chăm sóc, điều trị Trung tâm Phòng, chống HIV tỉnh).

Phone Zalo
Phone Zalo 0933 432 579

Bạn vừa có hành vi quan hệ tình dục không an toàn

Bạn lo lắng mình có nguy cơ lây nhiễm HIV!!!!

Hãy gọi 0933 432 579

72 GIỜ LO LẮNG của bạn thành 72 GIỜ VÀNG quý giá!

Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn càng sớm càng tốt.

Hãy Liên Hệ Số Điện Thoại :0933 432 579
thanks 1 người cảm ơn toivaban cho bài viết.
hoavu trên 12-04-2014(UTC) ngày
Quảng cáo
Offline haycolentoioi01  
#2 Đã gửi : 28/06/2014 lúc 08:43:17(UTC)
haycolentoioi01

Danh hiệu: Thành viên gắn bó

Nhóm: Hội viên Câu lạc bộ ARV
Gia nhập: 28-05-2007(UTC)
Bài viết: 2.775
Đến từ: Nơi cao

Cảm ơn: 161 lần
Được cảm ơn: 415 lần trong 245 bài viết
Đọc bài này sao thấy cay sống mũi.
Trẻ em nhiễm HIV ở Bắc Kan không được chăm sóc như vậy, chúng và cha mẹ phải vật lộn, phải vượt qua cái khó mưu sinh để hàng tháng về Hà Nội, hoặc Thái nguyên để nhận thuốc ARV. 
Một trung tâm làm việc về HIV/AIDS khi cần lại đến hỏi:

- Em cho anh/chị xin danh sách trẻ nhiễm do các em quản lý để...và để...báo cáo!
Dù rằng đời lắm thăng trầm đường dài phía trước,và lối đi về ghập ghềnh ai biết.Cùng hát vang lên cho xua đi bao nỗi buồn và cùng thắp lên niềm vui!
CD4: T09/2009 = 581.
CD4: T 3/2010 = 563. OX = 363
CD4: T 9/2010 - 811. OX = 473
CD4: T 5/2011:= 737
CD4: T 3/2012 = 850 .OX = 631
CD4: T8/2014 = 730. OX (T/2/2014) = 580
UserPostedImage
thanks 2 người cảm ơn haycolentoioi01 cho bài viết.
[email protected] trên 29-06-2014(UTC) ngày, anvienhponline trên 17-08-2014(UTC) ngày
Offline [email protected]  
#3 Đã gửi : 29/06/2014 lúc 12:09:01(UTC)
minhtuyenk_a@yahoo.com

Danh hiệu: Thành viên gắn bó

Nhóm: Thành viên chính thức, Hội viên Câu lạc bộ ARV
Gia nhập: 24-03-2012(UTC)
Bài viết: 1.346
Man
Đến từ: Huyện Hữu Lũng,Tỉnh Lạng Sơn.

Thanks: 974 times
Được cảm ơn: 804 lần trong 479 bài viết
Originally Posted by: haycolentoioi01 Go to Quoted Post
Đọc bài này sao thấy cay sống mũi.
Trẻ em nhiễm HIV ở Bắc Kan không được chăm sóc như vậy, chúng và cha mẹ phải vật lộn, phải vượt qua cái khó mưu sinh để hàng tháng về Hà Nội, hoặc Thái nguyên để nhận thuốc ARV. 
Một trung tâm làm việc về HIV/AIDS khi cần lại đến hỏi:

- Em cho anh/chị xin danh sách trẻ nhiễm do các em quản lý để...và để...báo cáo!

quá bức xúc ,bọn trẻ có lỗi gì chứ 
vòng tay giữ trọn ân tình
Rss Feed  Atom Feed
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.