Trang chủ HIV  |  Web Link  |  Giới thiệu |  Liên hệ  |  English 
hiv logo

Thông báo

Icon
Error

Đăng nhập


Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to last unread
Offline toivaban  
#1 Đã gửi : 27/03/2015 lúc 09:40:54(UTC)
toivaban

Danh hiệu: Administration

Medals:Công trạng: Vinh danh vì bạn đã tích cực tham gia và có nhiều cống hiến với cộng đồng
Nhóm: Administrators, Tham vấn viên Diễn đàn
Gia nhập: 17-10-2009(UTC)
Bài viết: 3.380
Man

Đến từ: Bà Rịa Vũng Tàu

Thanks: 395 times
Được cảm ơn: 2050 lần trong 1396 bài viết


KHÔNG LÂY HIV QUA NƯỚC BỌT VÀ NƯỚC TIỂU

Trong nước bọt và nước tiểu người nhiễm HIV có HIV nhưng nồng độ thấp. Vì thế, nước bọt và nước tiểu người nhiễm HIV có HIV nhưng không lây.



HIV đã được phân lập ở hầu hết các loại dịch thể của cơ thể người. Các nhà khoa học tìm thấy HIV trong huyết tương (100 - 25.000 virut HIV/ml); trong tinh dịch; trong nước não tuỷ, chất nhày cổ tử cung, âm đạo, sữa mẹ, nước bọt, nước mắt, nước tiểu (nhưng ở nồng độ thấp hơn).
Như vậy trong nước bọt và nước tiểu người nhiễm HIV có HIV nhưng nồng độ thấp. (Lưu ý với bạn, không gọi virus HIV mà chỉ gọi HIV và đây là quy định quốc tế. Vì HIV đã bao hàm virus rồi. Nó là chữ viết tắt tiếng Anh của Human immunodeficiency virus - virus gây suy giảm miễn dịch ở người).
Về phương thức lây truyền HIV/AIDS, các nghiên cứu khoa học đã đi đến kết luận bệnh nhân AIDS và người nhiễm HIV là vật chủ duy nhất truyền HIV.
Không thể tự nhiễm HIV và HIV không lây qua vật chủ trung gian. Mặt khác, tất cả mọi người đều có thể nhiễm bệnh, không có đối tượng có nguy cơ cao mà chỉ có đối tượng có hành vi nguy cơ cao.
Ngoài ra, HIV không lây nhiễm qua con đường sinh hoạt thông thường, qua các côn trùng đốt. Chính vì vậy không được phân biệt đối xử cách ly một cách quá mức khi tiếp xúc với người nhiễm HIV. Người nhiễm HIV vẫn có quyền lao động, học tập, sinh hoạt bình thường trong cộng đồng xã hội.
HIV lây truyền qua các con đường như quan hệ tình dục (giao hợp đồng giới, khác giới với người nhiễm HIV); truyền máu (dùng chung kim tiêm, nhận máu của người nhiễm HIV); và truyền từ mẹ sang con.
Các nghiên cứu nghiêm túc đã kết luận, nước bọt, nước mắt, nước tiểu, mồ hôi là những dịch thể ở cơ thể người không chứa nhiều HIV để đủ lây nhiễm cho người khác, ngay cả khi ôm hôn, tiếp xúc với mồ hôi, nước mắt và nước tiểu của người nhiễm HIV.
Vì thế ăn chung thức ăn, tắm chung bể bơi, dùng chung đồ dùng, bồn tắm, ngồi chung xí bệ không thể lây nhiễm HIV. Tuy nhiên, nếu các dịch thể này (nước bọt, nước tiểu, nước mắt…) có lẫn máu thì phải chú ý. Khi đó, nếu cơ thể có vết xây xát, khả năng lây nhiễm có thể xảy ra. 

HIV CÓ LÂY NHIỄM QUA DỤNG CỤ CẮT TÓC?

Hỏi: Xin cho biết virus HIV sống được trên kim tiêm, lưỡi dao cạo, dụng cụ ngoáy tai trong điều kiện thường bao lâu, khả năng lây nhiễm thế nào? Kể từ lúc nghi bị lây nhiễm HIV, sau bao lâu xét nghiệm máu cho kết quả chính xác? Việc xét nghiệm có phức tạp không, trong bao lâu, chi phí thế nào?

HIV không dễ lây nhiễm qua dụng cụ cắt tóc.
Trả lời: HIV lây truyền qua 3 con đường: máu, tình dục và từ mẹ sang con. Riêng về đường máu, có các nhận xét sau:
- Để lây nhiễm, máu nhiễm virus phải được đưa thẳng vào dòng máu của người lành. Qua một số nghiên cứu của nước ngoài, sự tiếp xúc trực tiếp với máu của một người nhiễm HIV qua da lành không cho nguy cơ nhiễm bệnh. HIV có thể xâm nhập qua lớp biểu bì của da (có 3 lớp biểu bì, trung bì và hạ bì) khi bị tổn thương do giẫm phải kim tiêm chích hoặc bị xây xát da do dụng cụ có máu nhiễm HIV.
- Khả năng lây nhiễm có thể xảy ra khi máu bị nhiễm HIV bắn vào mắt, niêm mạc mũi miệng hoặc trên da không lành lặn.
- Sự lây nhiễm HIV còn phụ thuộc vào số lượng virus có mặt trong các dịch thể của người bệnh, cũng như mức độ tiếp xúc với loại dịch thể đó.
- Để tồn tại, virus bắt buộc phải ký sinh trên một số tế bào sống. Khi ra ngoại cảnh, dưới tác động của môi trường và thiếu sự nuôi dưỡng, các tế bào sẽ bị huỷ hoại rất nhanh, và virus cũng bị huỷ hoại theo. Vì vậy, ở các vết máu thật sự đã khô, virus sẽ không thể tồn tại lâu. Ở nhiệt độ của phòng thí nghiệm, máu bị nhiễm HIV có thể đã khô, nhưng HIV vẫn có khả năng duy trì sự sống trong nhiều phút, thậm chí 2-3 ngày.
Khác với virus viêm gan B và vi khuẩn lao, HIV có sức đề kháng yếu. Nó có thể tồn tại rất lâu trong cơ thể, nhưng khi ra môi trường ngoại cảnh rất dễ bị tiêu diệt. Song không phải vì vậy mà khi giẫm phải một kim tiêm hoặc bị xây xát niêm mạc bởi các dụng cụ nghi bị nhiễm HIV, ta có thể bỏ qua, không làm xét nghiệm tầm soát. Ngay khi bị lây nhiễm, HIV đã có mặt trong máu, và có thể lây truyền bệnh dù kết quả xét nghiệm tầm soát HIV âm tính.

Sở dĩ như vậy là vì với điều kiện kỹ thuật hiện nay, xét nghiệm tầm soát dựa trên sự phát hiện kháng thể chống HIV do cơ thể sản xuất ra khi bị virus này tấn công. Nhưng trong 2 tháng đầu, những kháng thể này chưa được sản xuất đủ, nên xét nghiệm vẫn cho kết quả âm tính. Nhìn chung, thường sau từ 3-6 tháng, xét nghiệm mới cho kết quả chính xác.
Loại xét nghiệm tầm soát đầu tiên cần làm khi nghi ngờ lây nhiễm HIV là xét nghiệm Elisa. Xét nghiệm này thường cho kết quả vào ngày hôm sau, chi phí khoảng 50.000 đồng/lần. Trường hợp xét nghiệm này cho kết quả dương tính thì để khẳng định chẩn đoán, phải làm một số xét nghiệm có độ đặc hiệu hơn như Western Blot, phương pháp khuyếch đại gen PCR.

Sửa bởi người viết 14/05/2017 lúc 01:00:25(UTC)  | Lý do: Chưa rõ

Phone Zalo
Phone Zalo 0933 432 579

Bạn vừa có hành vi quan hệ tình dục không an toàn

Bạn lo lắng mình có nguy cơ lây nhiễm HIV!!!!

Hãy gọi 0933 432 579

72 GIỜ LO LẮNG của bạn thành 72 GIỜ VÀNG quý giá!

Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn càng sớm càng tốt.

Hãy Liên Hệ Số Điện Thoại :0933 432 579
thanks 2 người cảm ơn toivaban cho bài viết.
Don Pham trên 29-03-2015(UTC) ngày, goodbye.lullaby trên 30-11-2017(UTC) ngày
Quảng cáo
Rss Feed  Atom Feed
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.