Trang chủ HIV  |  Web Link  |  Giới thiệu |  Liên hệ  |  English 
hiv logo

Thông báo

Icon
Error

Đăng nhập


Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to last unread
Offline toivaban  
#1 Đã gửi : 03/09/2015 lúc 12:45:45(UTC)
toivaban

Danh hiệu: Administration

Medals:Công trạng: Vinh danh vì bạn đã tích cực tham gia và có nhiều cống hiến với cộng đồng
Nhóm: Administrators, Tham vấn viên Diễn đàn
Gia nhập: 17-10-2009(UTC)
Bài viết: 3.380
Man

Đến từ: Bà Rịa Vũng Tàu

Thanks: 395 times
Được cảm ơn: 2050 lần trong 1396 bài viết

HIV được chia làm 3 giai đoạn:

 

Giai đoạn 1: Được gọi là giai đoạn cửa sổ
 

- Giai đoạn này kéo dài từ 3 – 6 tháng sau hành vi nguy cơ (quan hệ tình dục không sử dụng bao cao su với gái mại dâm, dùng chung bơm kim tiêm với người bị nhiễm bệnh…).

 

- Ở giai đoạn này thì có đến 80% người bị nhiễm virus hoàn toàn không có biểu hiện gì của bệnh, 20% còn lại có một số những biểu hiện nhiễm trùng cấp như:

 

    + Sốt (38-40 độ C)

    + Đau cơ, đau khớp,

    + Vã mồ hôi, mệt mỏi, chán ăn,

    + Nôn ói, tiêu chảy,

    + Viêm họng

    + Phát ban đỏ ngoài da (xuất hiện ở 50% bệnh nhân)

    + Hạch to, lách to

    +  Một số bệnh nhân có biểu hiện thần kinh như:  viêm não, viêm màng não, viêm dây thần kinh ngoại biên…

 

Các triệu chứng này hiện diện trong vòng 5-10 ngày và tự khỏi hoàn toàn.

 

- Trong giai đoạn này, chỉ mới có sự hiện diện của kháng nguyên tức virus HIV trong máu. Lúc này hệ miễn dịch chưa phát hiện ra sự có mặt của virus trong cơ thể nên chưa sản sinh ra kháng thể

 

- Phải chờ 12 tuần sau kháng thể mới xuất hiện và lúc này mới có thể xác định được bằng các thử nghiệm xác định nhiễm HIV thông thường (huyết thanh chẩn đoán) bằng test nhanh.

 

- Đây là giai đoạn đặc biệt dễ lây  do số lượng virus trong máu rất cao nhưng người bị nhiễm HIV lại  không biết mình  đã nhiễm bệnh.  

 

Giai đoạn 2:  Được gọi là giai đoạn HIV không triệu chứng (giai đoạn nhiễm trùng không triệu chứng)

 

http://i1018.photobucket.com/albums/af303/khonggiantinhyeu102013/Kien%20Thuc/G1100khocircngtri1EC7uch1EE9ng_zps77a3a03b.jpg

Ảnh minh họa. Nguồn Internet

 

- Sau thời kỳ nhiễm trùng cấp (diễn ra ở 20% số người bị nhiễm) thì người nhiễm HIV rơi vào giai đoạn dài không có  triệu chứng lâm sàng, nhưng chẩn đoán huyết thanh (xét nghiệm test nhanh) lại khá dễ dàng, dựa vào sự hiện diện của kháng thể chống HIV có trong máu của người bị nhiễm.  

 

- Tức là trong giai đoạn này bệnh nhân sẽ có kết quả chính xác sau khi làm xét nghiệm máu để tìm kháng thể chống virus HIV.

 

- Lúc này bạch cầu chỉ bị tiêu diệt ít không đáng kể. Virus tiếp tục sinh sôi nẩy nở, nhìn bề ngoài không ai có thể biết được bệnh nhân đã bị nhiễm HIV, ngay cả chính bản thân người bệnh (nếu chưa xét nghiệm máu). Thời gian này kéo dài từ 5-10 năm.

 

- Số lượng tế bào T4 giảm, nhưng lượng T4 không giống nhau ở mỗi người và sự giảm lượng T4 cũng không tỉ lệ thuận với mức độ nặng của bệnh. Lượng kháng nguyên tăng lên phản ánh sự nhân lên của virus HIV mà hệ thống miễn dịch của cơ thể không khống chế được.

 

 Giai đoạn 3: Giai đoạn HIV có triệu chứng
 

Hội chứng hạch to toàn thân và kéo dài

 

Sau khi xét nghiệm huyết thanh dương tính, 50-70% trường hợp xuất hiện hội chứng hạch to toàn thân và kéo dài. Hội chứng này được chẩn đoán khi có đủ các điều kiện sau:

 

- Có ít nhất 2 hạch khác nhau (không kể hạch bẹn).
- Mỗi hạch thường có đường kính trên 1 cm.
- Hiện diện kéo dài trên 1 tháng
- Không giải thích được lý do nổi hạch.

 

http://i1018.photobucket.com/albums/af303/khonggiantinhyeu102013/Kien%20Thuc/G1100coacutetri1EC7uch1EE9ng2_zps0c59f8d5.jpg

Hình ảnh hạch cổ ở bệnh nhân nhiễm HIV. Nguồn Internet

 

Hay gặp nhất là hạch cổ, rồi đến hạch dưới hàm, hạch nách. Một số hạch ít gặp hơn là hạch ở khuỷu tay, trung thất (trong lồng ngực), và trong ổ bụng.

 

Những biểu hiện lâm sàng thực sự của HIV (bệnh chuyển sang giai đoạn AIDS)

 

- Tiêu chẩy > 1 tháng

- Sút 3 – 5% trọng lượng cơ thể,

- Sốt không rõ nguyên nhân kéo dài…  

 

Tiếp sau đó là người nhiễm virus HIV bắt đầu  mắc các bệnh nhiễm trùng cơ hội từ bên ngoài hay nói cách khác là do HIV đã đi đến giai đoạn cuối cùng là AIDS.

 

Với người lớn: Thời gian từ lúc bệnh nhân được xác định là bị AIDS đến lúc chết thường không quá 2 năm, trung bình là 18 tháng.

 

Riêng đối với trẻ em, thời gian này thường ngắn hơn, khoảng 10-12 tháng. Biểu hiện lâm sàng chính thường là nhiễm trùng cơ hội hoặc ung thư. Phần lớn là bệnh nhân mắc các bệnh lao đặc biệt là lao phổi, các bệnh đường tiêu hoá, bệnh liên quan đến dây thần kinh và các nhiễm trùng ngoài da.

 

Tuy nhiên, nếu được chăm sóc tốt, người bệnh có thể sống hoàn toàn khoẻ mạnh trong vòng 15-17 năm kể từ khi nhiễm HIV đến khi có các biểu hiện của HIV.

 

Ngày nay, với các tiến bộ trong thuốc điều trị, thời gian này còn khả quan hơn nhiều. Tuy nhiên, thử thách lớn nhất hiện tại là thuốc điều trị vẫn còn quá đắt và cũng thường không sẵn có.

 

Kiểm tra phát hiện HIV sau khi có hành vi nguy cơ

 

Để biết một người có bị nhiễm HIV hay không thì cách duy nhất là làm xét nghiệm máu.

 

Hiện nay xét nghiệm HIV được phổ biến rộng rãi. Nếu muốn biết mình có nhiễm HIV hay không, bạn hãy đến một trong những cơ sở xét nghiệm tư vấn HIV.

 

Bác sĩ sẽ lấy một ít máu của bạn và tìm kháng thể kháng HIV. Xét nghiệm tìm kháng thể này có nhược điểm là có khi cơ thể đã nhiễm HIV nhưng lượng kháng thể sinh ra còn quá nhỏ, xét nghiệm chưa thấy được. Tình trạng này có thể kéo dài trong 3 - 6 tháng sau khi nhiễm, gọi là “thời kỳ cửa sổ”.

 

http://i1018.photobucket.com/albums/af303/khonggiantinhyeu102013/Kien%20Thuc/phogravengHIV1_zps6568be46.jpg

Ảnh minh họa. Nguồn Internet


 

Kết quả xét nghiệm có thể là:

 

- Dương tính:

 

   + Đối với người trưởng thành: Máu có kháng thể kháng HIV, có nghĩa bạn mang HIV.

   + Chỉ có trường hợp trẻ sơ sinh là khác, vì có khi bé không có virus nhưng lại có kháng thể của cơ thể mẹ truyền sang.

   + Đối với trẻ nhỏ, phải 6-12 tháng sau khi sinh mới kết luận chính xác được.

 

- Âm tính: Máu không có kháng thể HIV thì có thể  có hai khả năng:

 

   + Hoặc bạn không nhiễm HIV

   + Hoặc bạn có HIV nhưng đang trong “thời kỳ cửa sổ”. Bạn nên xét nghiệm lại sau khoảng 3-6 tháng, và dĩ nhiên trong thời gian chờ đợi này, đừng để cho mình có nguy cơ lây nhiễm mới.

 

- Không rõ: Nguyên nhân có thể là bạn đang trong “thời kỳ cửa sổ”, cũng có thể do bạn dùng một số loại thuốc nào đó ảnh hưởng đến khả năng nhận diện kháng thể nên không xét nghiệm được rõ ràng. Bác sĩ xét nghiệm sẽ hướng dẫn bạn xét nghiệm lại.

 

Phone Zalo
Phone Zalo 0933 432 579

Bạn vừa có hành vi quan hệ tình dục không an toàn

Bạn lo lắng mình có nguy cơ lây nhiễm HIV!!!!

Hãy gọi 0933 432 579

72 GIỜ LO LẮNG của bạn thành 72 GIỜ VÀNG quý giá!

Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn càng sớm càng tốt.

Hãy Liên Hệ Số Điện Thoại :0933 432 579
Quảng cáo
Rss Feed  Atom Feed
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.