Trang chủ HIV  |  Web Link  |  Giới thiệu |  Liên hệ  |  English 
hiv logo

Thông báo

Icon
Error

Đăng nhập


Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to last unread
Offline PHUC MINH  
#1 Đã gửi : 04/07/2017 lúc 10:43:25(UTC)
PHUC MINH

Danh hiệu: Thành viên danh dự

Nhóm: Administrators, BQT, Tham vấn viên Diễn đàn
Gia nhập: 04-12-2013(UTC)
Bài viết: 6.599
Man
Đến từ: Hồ Chí Minh

Thanks: 1736 times
Được cảm ơn: 3126 lần trong 2370 bài viết

Gần đây báo chí rộ lên thông tin vì cấp cứu người bị nạn mà 24 người gồm nhân viên y tế và người dân có nguy cơ phơi nhiễm HIV. Tham khảo bài viết:
http://suckhoe.vnexpress...-giao-thong-3607716.html
Điều đáng nói là sau khi nhiều người đọc xong thì tỏ ra hoang mang lo lắng, người ta comment nhiều và phần lớn nhứng ý kiến comment lo sợ, không dám cứu người thì lại được đăng tải còn những ý kiến làm rõ nguy cơ lây nhiễm qua trường hợp trên thì lại không được đăng tải.
Có thể hiểu được rằng sự vô cảm, thờ ơ trước người gặp nạn, hay sự kỳ thì người bệnh đặc biệt là người nhiễm HIV là từ những bài báo như trên.
Trên thực tế khả năng lây nhiễm HIV của 24 người trên là cực kỳ thấp bởi vì người bệnh nhiễm HIV đã điều trị ARV lâu rồi. Những nhân viên y tế được đào tạo chuyên môn và trang bị bảo hộ phòng chống phơi nhiễm, người dân tham gia cứu người tuy không có kiến thức phòng chống HIV và bảo hộ nhưng không phải ai cũng có vết thương hở... Tất cả những người có nguy cơ đều được dùng PEP rất sớm cho nên chắc chắn mọi người sẽ an toàn với HIV. Tham khảo thêm bài viết:
http://suckhoe.vnexpress...bi-lay-benh-3607918.html
Nhớ lại thông tin mình từng biết về HIV trước đây, vì nhằm cảnh tỉnh mọi người về sự nguy hiểm của HIV mà người ta dùng những từ như: Căn bệnh thế kỷ, nhiễm bệnh là lĩnh án tử hình, căn bệnh không có thuốc chữa... rồi các băng ron biến báo là hình hài những người nhiễm HIV tiều tụy chỉ còn da và xương, họ nằm liệt giường liết chiếu, người thì lở loét thối rữa... Và mặt trái của thông tin trên là gì??? đó là sự kỳ thị của xã hội với người nhiễm HIV, nhân viên y tế cũng kỳ thị, bố mẹ cũng từ con, anh em xa lánh. Người bệnh thì giấu bệnh, không dám điều trị dẫn tới xã hội càng nhiều nguy cơ lây nhiễm hơn, người bệnh bị ruồng bỏ sống trong cô đơn tuyệt vọng, khi ra đi không có người thân bên cạnh, phải gửi thân xác cho các trung tâm chăm sóc, từ thiện... Người chưa nhiễm nhưng luôn ám ảnh, đi ra đường họ sợ đâm vào kim tiêm, giọt nước mưa họ sợ máu người đi đường văng vào, uống chung ly nước họ sợ dính máu của người khác...
Thực tế có đúng như truyền thông nói không, không hẳn như người ta nói, nó đã thổi phồng lên quá mức cần thiết. Nhiễm HIV là mắc căn bệnh mãn tính, người bệnh phải dùng ARV suốt đời, khi điều trị ARV tuổi thọ của người nhiễm gần ngang bằng người bình thường, người điều trị ARV không còn khả năng lây nhiễm cho người khác, họ vẫn khỏe mạnh lao động, cống hiến cho xã hội, vẫn xây dựng gia đình được và vẫn có con cái khỏe mạnh hạnh phúc. Mọi tiếp xúc thông thường hàng ngày đều an toàn với mọi người xung quanh. Chỉ vì thông tin không toàn diện, người viết không có kiến thức về HIV mà vô tình hoặc cố ý họ đã tạo ra sự kỳ thị của xã hội, sự ngộ nhận về HIV dần tới là sự vô cảm của người đời đối với người gặp nạn.
Đạo Phật khuyên con người " Cứu một mạng người hơn xây bẩy tòa tháp", luật pháp người đời thấy người gặp nạn không cứu là có tội. Con người chịu quy luật nhân quả, mình cứu giúp người thì sẽ có người khác cứu giúp mình, không ai từ lúc sinh ra đến khi mất đi không gặp hoạn nạn, mong rằng không vì những bài báo vô tâm mà con người quay lưng lại với nhau vô cảm trước nỗi đau của người khác.
Giúp người chính là giúp mình. Để được làm người phải tu nhiều đời nhiều kiếp, vậy thì hãy sống cho đáng sống chứ đừng sống dài nhưng chỉ là "tồn tại" thì uổng công tu trước.

PM
UserPostedImage
NHANH CHÓNG-TRÁCH NHIỆM
AN TOÀN 99+NGUY CƠ 1=CÓ NGUY CƠ

Zalo:03.999.69.440-Vui lòng không nhắn tin, điện thoại về khuya Cám ơn!
Chú ý khi có hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV:
-Hãy tới các TT y tế dự phòng, TT phòng chống HIV/AIDS, Hoặc những bệnh viện để Bác sỹ chuyên khoa về HIV tư vấn, xét nghiệm máu và hướng dẫn dùng thuốc phòng chống phơi nhiễm.
-Sử dụng PEP càng sớm hiệu quả phòng chống càng cao, Sau nguy cơ quá 72 giờ dùng PEP không còn hiệu quả
thanks 1 người cảm ơn PHUC MINH cho bài viết.
Thắng Võ trên 05-07-2017(UTC) ngày
Quảng cáo
Rss Feed  Atom Feed
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.