Làm thế nào để chế ngự những cơn giận hờn?
Ðộ 20% người trong chúng ta có cá tính hay nổi giận, 20% khác rất dễ thương dễ chịu, và phần còn lại nằm vào mức độ trung dung ở giữa. Người hay nổi giận thường xuyên có những đặc điểm chung sau đây: những cảm nghĩ tiêu cực, thái độ "hiếu chiến" và hoài nghi , yếm thế. Redtord Williams - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu y khoa hành vi ở Bắc Carolina - khuyên chúng ta nên ghi "Nhật ký tức giận" hàng ngày, lưu lại cụ thể những tư tưởng tiêu cực, những hành vi quá đáng trong những cơn "bốc hỏa". Tần số xuất hiện càng dày và cường độ càng đậm đặc của những cơn giận, càng cho thấy bạn nên quan tâm nhiều hơn nữa đến sức khỏe về sau này của mình.
Tất cả chúng ta đều phải học cách quản chế những cơn giận theo phương th ức kh oa học n hất: khôn g tì m cách chôn vùi cũng như "xả cảng" nó ra ngoài. Giải pháp cổ điển trước đây là hãy nhượng bộ, đếm tới đến 10 rút lui, rồi đi dạo bên ngoài. Điều này sẽ cho bạn vài phút để "hạ nhiệt" và lấy lại sự bình tĩnh. Tuy nhiên, thuật mới sẽ giúp bạn chuyển cơn giận từ tim lên đầu - nghĩa là từ mức độ đơn thuần cảm xúc nâng lên mức độ trí tuệ.
Hãy tự chất vấn bản thân
Mỗi khi cơn giận nổi lên, bạn hãy tự hỏi 4 câu sau đây:
- Ðiều này có quan trọng lắm không?
- Cơn giận của tôi có hợp lý không?
- Có thể thay đổi tình huống không?
- Có đáng để tôi hành động như thế này không?
Những sự đánh giá này sẽ giúp chuyển đổi cơn giận của bạn và thế là bạn đã quản chế được sự tức giận đó. Nhưng nếu như tất cả các câu trả lời đều và "có" thì bạn hãy quyết đị nh xem mình muốn kết quả theo chiều hướng nào và hãy lên kế hoạch thực hiện. Ngay khi chỉ có một câu trả lời "không", cũng có nghĩa là bạn cần phải thay đổi lối phản ứng tức giận đó và tiến lên theo hướng tích cực hơn.
Hãy biết cân nhắc những sự lựa chọn
Hành động tốt nhất mà bạn có thể thực hiện khi đang nổi cơn tức giận là hãy cân nhắc các sự lựa chọn và hậu quả cửa chúng. Jerry Deffenbacher, giáo sư tâm lý học trường Ðại học Colorado, có lời khuyên: Nếu bạn thấy rằng mình nhất thiết phải xử trí vấn đề, hãy tưởng tượng ra nhiều khung cảnh tình huống, kể cả những tình huống buồn cười nhất rồi bắt đầu suy gẫm. Sự suy gẫm kèm với nhiều câu hỏi đi theo sẽ tạo sự an bình trong tâm hồn, vì bạn đã xua được cơn giận ra khỏi trung tâm của sự chú ý và hướng về một tầm nhìn mới tích cực hơn.
Hãy viết tất cả ra giấy
Tiến trình viết ra gíây ép buộc bạn phải tổ chức lại hệ tư tưởng, phải suy nghĩ thật rõ ràng và phải dùng cái đầu để điều khiển. Mary McLaughlin, giám đốc Dịch vụ giáo dục cảm xúc ở Syra cu se (New York), cho biết: "Nếu cơn tức giận xảy ra nơi công sở và bạn ứng dụng ngay biện pháp này, bạn sẽ phát triển được kỹ năng giải quyết các vấn đề có tính hiệu quả và hệ thống trong công việc"
Hãy tập phân tích
Hãy hỏi bản thân: "Sự tức giận có đem lại lợi lộc gì cho tôi k hông?". Dĩ nhiên là việc "xả cảng" nỗi tức giận sẽ khác hẳn với việc quản chế nó. Bạn cần bỏ ra một vài khoảnh khắc để có sự lựa chọn thông minh về cách mà mình sẽ ứng xử ra sao.
Không nên cá nhân hóa
Những người hay tức giận thường có khuynh hướng không tin tưởng vào động cơ của những người khác, mà cứ áp đặt tư tưởng bản thân lên người xung quanh. Một số cố tật của người khác mà bạn cho là rất dễ ghét như sự chậm chạp, lề mề, liều lĩnh, thiếu thận trọng... sẽ chẳng ảnh hưởng gì đến hòa bình thế giới và chẳng có liên hệ gì đến bạn. Vậy tại sao bạn lại phải "nổi điên" lên vì những "nét rất riêng" của người khác? Hãy nhớ rằng bạn có thể biến đổi từ cơn giận dữ, bực bội thành thái độ trung dung, và thậm chí là sự thông cảm, thương yêu.
Một số biện pháp hỗ trợ
Nếu sự tức giận xâm chiếm mọi ngõ ngách của cuộc đời bạn - từ việc xếp hàng chờ khám bệnh cho đến việc đi làm trễ vì bị kẹt xe - thì bạn cần phải học hỏi nhiều hơn nữa về cách giữ điềm tĩnh. Các nhà tâm lý trị liệu có thể giúp bạn một số biện pháp quản chế sự tức giận bằng cách tập yoga, thiền tịnh, hít thở sâu và nhìn vào những tình huống
gây nghẹn thở bằng ánh sáng nhân hòa hơn.
(Theo Phụ Nữ)
Sửa bởi quản trị viên 14/01/2010 lúc 09:06:22(UTC)
| Lý do: Chưa rõ