<p class="MsoNormal" style="MARGIN: 0cm 0cm 0pt; TEXT-ALIGN: justify" align="right"><span style="FONT-FAMILY: Arial"> Nhưng sự công khai đã đem đen cho Mai cũng như vợ chồng Huệ nhiều hệ lụy đắng cay...<br /><em><strong> *Và những hệ lụy dắng cay của sự dũng cảm:<br /></strong></em> Kể từ ngày biết Mai bị HIV/AIDS, gánh hàng rau của cô không còn ai mua, kể cả những người xưa nay vẫn thương cảm mẹ con cô. Căn chòi của mẹ con cô, trừ một vài người thân và những cán bộ có trách nhiệm trong công tác phồng chống AIDS, không còn ai dám lui tới. Sự cô độc dường như chất chứa thêm nỗi đau cho người đnà bà đã phải chịu quá nhiều đau khổ này. Kể từ ngày không còn bán được rau, mẹ con cô không có gì để sống. Khoản tiền 200 nghìn đồng mỗi tháng bố chồng cô chắt chiu để chu cấp cho con dâu tằn tiện lắm cũng chỉ đủ mua gạo. Cô thương bố, nhiều khi không muốn cầm tiền thì<span style="mso-spacerun: yes"> </span>lấy tiền đâu để sống? Chị dâu cô cũng đã từng cho cô ra cửa hàng may để phụ việc thùa khuy, đơm cúc kiếm lấy ngày vài nghìn đồng nhưng sự có mặt của cô ở đây khiến khách hàng sợ, không dám lui tới. Sự hiểu biết thiếu đầy đủ về con đường lan truyền HIV/AIDS đã sinh ra sự kỳ thị, nhiều khi thái quá. Bây giờ, dù cơm chưa no nhưng cô rất tích cực đi tuyên truyền về AIDS và tham gia tất cả các buổi sinh hoạt, các cuộc tập huấn cho người nhiễm AIDS, bởi cô tìm thấy ở đấy sự đồng cảm và nghị lực sống. Tôi hỏi, cô mong muốn gì? Cô khóc, những giọt nước mắt ướt đẫm gương mặt hốc hác: “Em mong được sống lâu hơn với con”. “Còn trước mắt?” Cô ôm con, di di tay xuống nền nhà vẽ vô khối những vòng tròn luẩn quẩn: “Em mong có vốn để nuôi lợn, vì bây giờ em không thể ra đường buôn bán được gì”- Nghe Mai nói mà tôi thấy đắng lòng. Đứa con gái 3 tuổi hồn nhiên vùng ra khỏi vòng tay của mẹ, chạy đến bên tôi ngắm nghía chiếc máy ảnh, khanh khách cười. Con bé miệng xinh, mắt tròn như hòn bi ve nhưng đen đúa và lam lũ. Mai bảo cô không dám đem con bé đi xét nghiệm vì nếu kết quả là dương tính thì cô không biết sẽ sống ra sao. Mà dù có bị nhiễm HIV như mẹ hay chăng thì con bé vẫn cứ bị mọi người xa lánh bởi sự kỳ thị. <br /> Tôi nhớ lại câu chuyện về đứa con trai của bộ chồng Huệ- Thảo. Thàng bé 3 tuổi, xinh<span style="mso-spacerun: yes"> </span>xắn, khỏe mạnh và hiếu động nhưng suốt ngày chỉ quanh quẩn trong nhà với bố. Đám trẻ con hàng xóm không đưa nào dám chơi với nó bởi sự cảnh báo của người lớn về căn bệnh chết người mà cha mẹ nó đang mang. Thương con, Huệ đã bàn với chồng đưa con đi xét nghiệm bởi bằng sự linh cảm về sự khỏe mạnh của con, cô tin là thằng bé không nhiễm bệnh. Hai mẹ con dắt nhau lên Trung tâm Y tế dự phòng, lấy máu rồi về nhà thắc thỏm chờ đợi. Mười ngày sau, Huệ đi lấy xét nghiệm mà tim đập thình thịch. Kết quả âm tính rõ ràng trong tờ giấy làm tim cô như òa vỡ bởi niềm vui. Thảo đã bế thàng bé, chạy khắp phố mà hét lên sung sướng: “Con tôi không mắc AIDS. Niềm vui tột đỉnh<span style="mso-spacerun: yes"> </span>đã khiến anh như phát rồ dại. Rồi vợ chồng hởn hở xin cho con vào lớp mẫu giáo. Các cô giáo mầm non giang tay đón cháu, nhưng thằng bé vẫn lủi thủi cô đơn bởi sự xa lanh của những đứa trẻ cũng lớp. Lần nào tới đón con. Thảo cũng thấy con ngồi một mình. Thương con, Huệ lại cho con ở nàh, không tới lớp nữa. Bố chồng Huệ kể, trước đây nhà ông bán bún buổi sáng, đắt hàng lắm, nhưng kể từ khi đón vợ chồng Huệ về ở cùng, không ai dám đến ăn nữa, thế là quán bún phải đóng cửa. Bà mẹ chồng Huệ vốn có nghề may quần áo, bà đã già nên đã truyền nghề cho Huệ và đứng ra mở một cửa hàng may nho nhỏ để làm chỗ cho vợ chồng Huệ sinh sống. Nhưng khách đến may ít lắm, ai cũng ngại Huệ. Thậm chí có người chẳng cần ý tứ gì, nói toạc ra với mẹ chồng Huệ rằng, bà đừng để cho con bé AIDS ấy sờ vào quần áo của tôi. Bây giờ, hằng ngày Huệ vẫn cặm cụi bên bàn máy khâu mong ngày kiếm được độ chục nghìn chứ sống bám vào cha mẹ chồng mãi cũng ngại. Nhưng cô hiểu rồi cô cũng không thể đứng ở cửa hàng này bao lâu được vì ai cũng sợ lây bệnh từ cô. Giá mà cô được làm tư vấn về HIV/AIDS với mức lương ổn định, đủ sống thì tốt biết bao- nhưng đó vẫn chỉ là mơ ước...<br /> <font color="#0000ff"><strong>Ai cũng hiểu, chuyện những người mắc bệnh AIDS dám bước qua bóng tối của sự mặc cảm để công khai danh tính là một trong những biện pháp rất tốt để hạn chế sự lây lan của căn bệnh thể kỷ. Nhưng, làm thế nào để khuyến khích họ, làm thế nào để bớt đi<span style="mso-spacerun: yes"> </span>những hệ lụy mà họ sẽ không thể tránh khỏi khi công khai danh tánh thì dường như vẫn là câu hỏi chưa có lời đáp... Viết về cuộc đời của Huệ, của Mai, của Thảo... chúng tôi mong tìm được sự giúp đỡ và cảm thông của cộng đồng đối với họ để cuộc sống <span style="mso-spacerun: yes"> </span>của họ bớt nhọc nhằn hơn, bớt khổ đau hơn. Cần phải nhấn mạnh rằng, trước sự lây lan đáng báo động của đại dịch HIV/AIDS, các cơ quan phòng chống HIV/AIDS cần phải có biện pháp khuyến khích nhiều hơn nữa những nạn nhân của căn bệnh này dũng cảm bước <span style="mso-spacerun: yes"> </span>qua bóng tối...<br /></strong></font> <strong><em> ĐẶNG HUYỀN<br /> Báo An Ninh Thế Giới ngày1/7/2004</em></strong><br /></p></span>